Chứng khoán Trung Quốc bùng nổ, tuần tăng trưởng mạnh mẽ nhất thập kỷ
Trà Giang
Junior Editor
Chỉ thời gian mới trả lời được liệu loạt biện pháp kích thích tiền tệ, thanh khoản và tài khóa mà Trung Quốc triển khai tuần này có thể thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bền vững hay không. Tuy nhiên, đà tăng mạnh trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư lên những nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh ngày càng tăng.
Bất chấp những sự tồn tại của một số thách thức, Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Những rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát đã được giảm thiểu đáng kể, mở ra một triển vọng lạc quan hơn cho nền kinh tế thứ hai thế giới.
Bên cạnh đó, triển vọng Hoa Kỳ có khả năng "hạ cánh mềm" và sự linh hoạt trong chính sách tiền tệ của các NHTW, đã khiến bức tranh kinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn bao giờ hết.
Chỉ số MSCI World và S&P 500 đều đã thiết lập mức đỉnh mới vào thứ Năm tuần này.
Ở thị trường châu Á, chỉ số chứng khoán blue-chip của Thượng Hải đã chứng kiến mức tăng ấn tượng 10.8% trong tuần này, đây là tuần tăng mạnh mẽ nhất kể từ tháng 12 năm 2014. Chỉ số Shanghai Composite cũng tăng 9.7% và nếu duy trì được đà tăng này đến thứ Sáu, đây sẽ là tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2008.
Tại thị trường Hồng Kông, Chỉ số Hang Seng tăng 4% vào thứ Năm, nâng mức tăng hàng tuần lên 9%, mức cao nhất trong 13 năm. Ngoài ra, chỉ số cổ phiếu bất động sản Trung Quốc tăng mạnh 16%.
Một làn sóng chốt lời vào cuối tuần và kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc từ ngày 1-7 tháng 10 có thể là những yếu tố chính khiến đà tăng của thị trường chứng khoán chững lại.
Mặc dù tâm lý phấn khởi và tích cực đang chi phối thị trường, nhưng các nhà phân tích khuyến cáo thị trường cần thận trọng hơn.
Cam kết " sẽ làm tất cả những gì cần thiết" của Chủ tịch ECB Mario Draghi vào năm 2012, đã giảm đáng kể rủi ro về khủng hoảng tài chính và chính trị tại khu vực Châu Âu. Điều này đã khiến lợi suất trái phiếu giảm mạnh, nhưng các chính sách thực thi sau đó vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để các vấn đề kinh tế nghiêm trọng của khu vực này.
Những biện pháp mà chính phủ Trung Quốc đưa ra trong tuần này chưa đủ để chấm dứt hoàn toàn tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản, ngăn chặn giá cả tăng cao quá nhanh và giải quyết vấn đề dân số già đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để những vấn đề này cần có nhiều thời gian và nỗ lực hơn.
Một chỉ số kinh tế quan trọng của châu Á sẽ được công bố vào thứ Sáu tới là CPI tháng 9 của Tokyo, dự kiến sẽ giảm đáng kể xuống mức 2.0% so với mức 2.4% của năm trước.
Biên bản cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được công bố hôm thứ Năm cho thấy các nhà hoạch định chính sách có các ý kiến trái chiều về tốc độ tăng lãi suất, nhấn mạnh sự không chắc chắn về thời điểm tăng lãi suất trong tương lai
Reuters