MUFG Research: Cuộc chiến thương mại 2025 - EU có thể là mục tiêu tiếp theo của Trump?

MUFG Research: Cuộc chiến thương mại 2025 - EU có thể là mục tiêu tiếp theo của Trump?

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

16:03 20/12/2024

Nhận định từ Bộ phận Research của Ngân hàng MUFG.

USD: Trump đe dọa áp thuế quan, BOE có thêm phiếu bầu ủng hộ cắt giảm lãi suất

Triển vọng của đồng USD vẫn duy trì tích cực trong ngắn hạn khi các nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Mỹ từ nay đến năm 2025. Chỉ số DXY trước đó đã chạm mức cao mới kể từ tháng 11/2022 nhưng sau đó đã quay đầu giảm. Tổng thống đắc cử Trump đã có mặt trên Truth Social sáng nay và nhấn mạnh quan điểm của ông về việc hủy bỏ hoặc mở rộng nợ trần. Trump cũng đưa ra thêm bình luận về chính sách thuế quan, đe dọa EU với việc áp thuế, yêu cầu EU mua thêm dầu thô và khí đốt để giảm quy mô thâm hụt thương mại hiện tại của Mỹ với châu Âu và ông nói thêm rằng "nếu không sẽ áp thuế tất cả!!!". Chính quyền Trump đang lên kế hoạch tăng xuất khẩu LNG và hiện đã là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, vượt qua Úc và vận chuyển 11.9 tỷ feet khối mỗi ngày.

Vào tháng 1, Tổng thống Biden đã tạm dừng cấp phép cho các dự án xuất khẩu khí đốt LNG mới, nhưng chính sách này có thể sẽ bị thay đổi ngay khi có chính quyền mới. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu LNG lớn nhất của Mỹ. Mặc dù quyết định này gây ra lo ngại về tính ổn định trong chính sách thương mại Mỹ - điều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế - nhưng hai bên vẫn có thể đạt được thỏa thuận mới về mua bán LNG. Tuy nhiên, EU vẫn có thể gặp khó khăn khi ông Trump đắc cử, chủ yếu vì thâm hụt thương mại của Mỹ với khu vực này đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đáng chú ý là trong khi thâm hụt với Trung Quốc đã giảm kể từ nhiệm kỳ đầu của Trump, thì con số này với khu vực EU lại tăng khoảng 33%. Khả năng cao là Trump sẽ áp thuế lên hàng hóa châu Âu, điều này sẽ tác động xấu đến nền kinh tế khu vực EU. Trong bối cảnh này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong những tháng tới, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tạm dừng các động thái điều chỉnh.

Triển vọng kinh tế giữa Anh và Mỹ trong tương lai có vẻ không còn quá khác biệt như trước. Đây là một trong những lý do khiến đồng bảng Anh trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất trong nhóm G10 năm nay, chỉ sau đồng USD. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu gần đây của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), với tỷ lệ 6-3 giữ nguyên lãi suất, cho thấy nhiều thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ đang nghiêng về việc cắt giảm lãi suất. Dù số liệu về tiền lương tuần này khá tích cực, khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 2 vẫn rất cao. Chúng tôi dự đoán tỷ giá GBP/USD sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới, dù thặng dư thương mại của Mỹ với Anh có thể hỗ trợ đồng bảng Anh phần nào trước các áp lực về thuế quan.

Điều gây ngạc nhiên nhất tuần này là thái độ thận trọng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Điều này đã thúc đẩy xu hướng mua USD/JPY do chênh lệch chính sách tiền tệ giữa hai nước vẫn lớn hơn dự kiến trong năm tới. Dù Thống đốc BoJ Ueda không đưa ra dấu hiệu về việc tăng lãi suất vào tháng 1, khuyến khích việc mua USD/JPY, chúng tôi cho rằng đồng USD không còn nhiều dư địa tăng giá. Tỷ giá đang tiến gần đến ngưỡng có thể kích hoạt sự can thiệp của Bộ Tài chính Nhật Bản (MoF), và chúng tôi nghĩ MoF có thể sẽ hành động ngay cả trước khi có sự thay đổi chính quyền Mỹ vào tháng 1 nếu cần thiết. Hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Kato đã cảnh báo sẽ có "hành động thích hợp" nếu tỷ giá biến động quá mức, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của chính phủ Nhật Bản.

TRUMP TẬP TRUNG VÀO CÁC QUỐC GIA MÀ MỸ CÓ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI LỚN - KHU VỰC EU SẼ LÀ TRỌNG TÂM

USD: Đường cong lợi suất 2s10s tăng mạnh với hiệu suất FX hỗn hợp

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm 5 điểm cơ bản, đảo ngược một phần mức tăng 11 điểm cơ bản sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FOMC) hôm thứ Tư. Một phần nguyên nhân có thể đến từ việc Fed giảm 5 điểm cơ bản trong chênh lệch giữa lãi suất hợp đồng mua lại qua đêm (ON RRP) và mức sàn của biên độ lãi suất liên bang. Động thái này có thể giúp giảm bớt lo ngại về tình trạng thắt chặt ở các kỳ hạn ngắn vào cuối năm. Mặc dù lãi suất SOFR (Secured Overnight Financing Rate) vẫn có thể biến động, việc loại bỏ chênh lệch này có thể khiến khoảng 130 tỷ USD hiện đang nằm trong RRP được rút ra và đưa vào thị trường tiền tệ, từ đó cải thiện thanh khoản thị trường.

Ngược lại, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng 5 điểm cơ bản, phản ánh sự lo ngại đang tiếp tục của các nhà đầu tư. Gần đây, Tổng thống đắc cử Trump đã bất ngờ đề xuất đàm phán lại thỏa thuận chi tiêu, trong đó muốn đưa vấn đề giới hạn nợ vào đàm phán. Nếu điều này dẫn đến việc hoàn toàn loại bỏ giới hạn nợ, Trump sẽ có thể dễ dàng thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế của mình mà không gặp trở ngại, dù điều này có thể làm tăng thâm hụt ngân sách.

Trump và Musk kêu gọi hủy bỏ thỏa thuận ngân sách đã buộc Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson phải mở lại đàm phán. Mặc dù đảng Dân chủ có thể không mặn mà với một thỏa thuận mới thiếu những khoản chi tiêu họ yêu cầu, nhưng việc loại bỏ trần nợ - điều họ từng đề xuất - có thể là chìa khóa để đạt được thỏa thuận. Một dự luật ngân sách đề xuất đình chỉ trần nợ trong hai năm đã bị bác bỏ với tỷ lệ 235-174, trong đó có 38 nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống. Thất bại này làm tăng khả năng chính phủ sẽ đóng cửa từ tối nay và có thể gây áp lực giảm lợi suất trái phiếu 2 năm. Đợt đóng cửa chính phủ dài nhất dưới thời Trump là 35 ngày vào năm 2018-2019. Qua bình luận trên Truth Social sáng nay, Trump tỏ ra kiên quyết muốn giải quyết vấn đề trần nợ ngay lập tức. Dù sắp có đa số ghế trong Hạ viện, Trump vẫn cần sự ủng hộ của đảng Dân chủ để nâng trần nợ. Do đó, việc giải quyết vấn đề này ngay bây giờ sẽ thuận lợi hơn là đợi đến nhiệm kỳ tổng thống của ông. Về mặt kinh tế, việc đóng cửa chính phủ sẽ cản trở tăng trưởng, nhưng tác động thường không quá nghiêm trọng. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính đợt đóng cửa năm 2019 chỉ làm giảm 0,2 điểm phần trăm tăng trưởng trong quý 1, và con số này đã được bù đắp trong các quý tiếp theo. Chỉ số S&P 500 giảm mạnh vào tháng 12/2018 và USD suy yếu từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019, nhưng nguyên nhân chính không phải do việc đóng cửa chính phủ mà là do lo ngại về chính sách thắt chặt của Fed và sự điều chỉnh của cổ phiếu công nghệ.

CHÊNH LỆCH LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ MỸ 2S10S

MUFG Research

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ