Nến Harami là gì?

Trần Vân Anh
Junior Editor
Nến Harami (Harami Candlestick) hay nến mẹ bồng con, là mô hình nến đảo chiều giá, thường xuất hiện cuối các xu hướng hoặc các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng để báo hiệu xu hướng chính dần suy yếu và giá có khả năng sớm đảo chiều.

Nến Harami là mô hình nến đảo chiều giá
Nến Harami (Harami Candlestick) hay nến mẹ bồng con, là mô hình nến đảo chiều giá, thường xuất hiện cuối các xu hướng hoặc các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng để báo hiệu xu hướng chính dần suy yếu và giá có khả năng sớm đảo chiều.
Đặc điểm của mô hình nến Harami:
- Tên gọi “nến mẹ bồng con” xuất phát từ việc mô hình nến được tạo ra từ 2 cây nến xếp cạnh nhau giống như hình ảnh một người phụ nữ đang mang thai.
- Phạm vi biến động của cây nến phía sau (nến con) nằm gọn trong độ dài thân nến phía trước (nến mẹ)
- Thân nến con không vượt quá ¼ chiều dài của thân nến mẹ, khác với mô hình Inside Bar không yêu cầu về chiều dài của thân nến con.
- Khối lượng giao dịch tăng cao trong quá trình hình thành nến Harami sẽ củng cố niềm tin giá sẽ sớm đảo chiều.
Nến Harami thường hay bị nhầm lẫn với nến bao trùm (Engulfing Pattern) do đặc điểm có phần giống nhau. Tuy nhiên:
- Trong mô hình nến Harami, nến phía sau (nến con) nằm gọn trong thân nến phía trước (nến mẹ). Chiều dài của thân nến con không vượt quá ¼ thân nến mẹ. Ngoài ra, nến Harami cũng là một nhánh nhỏ của mô hình nến Inside Bar.
- Trong mô hình nến bao trùm, nến phía sau bao trùm lấy nến phía trước và không yêu cầu về độ dài của thân nến nhỏ hơn. Đặc biệt, nến bao trùm không phải một nhánh nhỏ của mô hình nến Inside Bar.
Mô hình nến Harami có 2 loại chính
Mô hình nến Harami được phân vào 2 nhóm chính: nến Harami tăng và nến Harami giảm.
Mô hình nến Harami tăng (Bullish Harami Pattern): cây nến mẹ trong mô hình là nến xanh (nến tăng) và cây nến con phía sau là cây nến đỏ (nến giảm).
Trong phiên giao dịch, phe bán nỗ lực đẩy giá xuống thấp hơn nhiều mức giá mở cửa của cây nến trước đó, sau đó phe mua trở lại và tiến hành gia tăng vị thế. Trận chiến này kết thúc khi phe mua dần lấy lại ưu thế và tạo ra mô hình nến Harami tăng và các cây nến xanh theo sau đó có giá đóng cửa ngày càng cao hơn.
Mô hình nến Harami giảm (Bearish Harami Pattern): cây nến mẹ trong mô hình là nến đỏ (nến giảm) và cây nến con phía sau là cây nến xanh (nến đỏ).
Sự xuất hiện của nến Harami giảm cuối xu hướng tăng hoặc các vùng kháng cự cứng cho thấy phe bán đang cố gắng lấy lại quyền kiểm soát, sau khi liên tục bị phe mua áp đảo trong một khoảng thời gian dài.
Giao dịch với Mô hình nến Harami
Chuyển động của các cây nến trong mô hình Harami sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư phán đoán xu hướng giá và thiết lập các lệnh giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau. Do đó, ta có thể tiến hành giao dịch như sau:
- Vào lệnh tại cây nến con trong mô hình, với lệnh Buy trong mô hình nến Harami tăng và lệnh Sell đối với mô hình nến Harami giảm. Hoặc để chắc chắn có thể chờ thêm 1-2 cây nến cùng màu khác rồi mới tiến hành vào lệnh.
- Đặt Stop loss phía trên đỉnh của mô hình nến Harami tăng hoặc 1 vài pip phía dưới đáy của mô hình nến Harami giảm.
- Take Profit có thể đặt ở kháng cự/hỗ trợ gần nhất hoặc với tỷ lệ R:R là 1:1 hoặc 1:2. Tức là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức Stop Loss phải bằng ½ khoảng cách từ điểm vào lệnh đến vị trí chốt lời của giao dịch.
Tuy nhiên, mô hình nến Harami không nên chỉ được dùng một cách đơn độc, đặc biệt là với ý nghĩa xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng mà nên có sự kết hợp giữa phân tích cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật khác như đường trendline, RSI, các đường SMA hay các mức thoái lui Fibonacci để tiến hành vào lệnh.
dubaotiente.com