Technical Analysis 101. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD (Part 2- Phần nâng cao)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào một số ứng dụng của MACD trong giao dịch. Có thể bạn sẽ không tìm thấy chúng ở những nơi khác, vậy nên tập trung nhé.
Sử dụng MACD cho giao dịch đa khung thời gian
Ý tưởng rất đơn giản. Chọn một khung thời gian giao dịch ưa thích của bạn, ví dụ D1. Sau đó, sử dụng MACD để xác định xu hướng ở khung thời gian lớn hơn (W1), và giao dịch ở khung D1 theo xu hướng đó. Cụ thể các bước như sau:
- Xác định khung thời gian bạn vào lệnh và khung thời gian lớn hơn của nó (Higher Timeframe – HTF)
- Nếu Đường MACD HTF cắt lên trên Đường Tín Hiệu MACD, thì canh Buy (ở khung thời gian bạn vào lệnh) hoặc đứng ngoài, tuyệt đối không Sell.
- Nếu Đường MACD HTF cắt xuống dưới Đường Tín Hiệu MACD, thì canh Sell (ở khung thời gian bạn vào lệnh) hoặc đứng ngoài, tuyệt đối không Buy.
Cách xác định khung thời gian lớn hơn
Giả sử khung thời gian vào lệnh của bạn là H4, thì khung thời gian lớn hơn của bạn nên là D1. Hoặc nếu khung thời gian vào lệnh của bạn là D1, thì khung thời gian lớn hơn của bạn nên là W1. Khung thời gian lớn hơn có thể gấp 4 – 6 lần khung thời gian vào lệnh của bạn. Nếu khung thời gian lớn hơn Đường MACD cắt lên trên Đường Tín Hiệu, thì canh mua (ở khung thời gian vào lệnh).
Nếu khung thời gian lớn hơn Đường MACD cắt xuống dưới Đường Tín Hiệu, thì canh bán (ở khung thời gian vào lệnh).
Sử dụng MACD để giao dịch theo break-out
Các break out mạnh thường xảy ra sau một giai đoạn thị trường tích lũy trong biên độ hẹp. Một trader mới có thể gặp khó khăn để xác định các vùng tích lũy này, và MACD Histogram có thể là một sự trợ giúp hiệu quả. Đây là cách chúng ta sẽ làm:
- Chờ giá đến sát một khu vực Kháng cự - Hỗ trợ mạnh (đường trendline, vùng MA, đỉnh-đáy cũ,…)
- MACD Histogram trông gần như “phẳng” với biên độ hẹp báo hiệu vùng giá tích lũy.
- Vào lệnh khi giá break-out xuyên qua vùng tích lũy.
Sử dụng MACD để giao dịch đảo chiều và fail break-out
Một trong những ứng dụng ít được biết đến của MACD là xác định các điểm đảo chiều và tránh các “fail break-out”. Nếu bạn là một trader thích giao dịch theo đột phá, thì có lẽ điều này không có gì là lạ. Chúng ta sẽ làm như sau:
- Chờ giá đến sát một khu vực Kháng cự - Hỗ trợ mạnh (đường trendline, vùng MA, đỉnh-đáy cũ,…)
- MACD Histogram biên độ cao cho thấy một đà mạnh .
- Đợi giá thất bại trong việc phá vỡ kháng cự/hỗ trợ trước khi giao dịch theo hướng ngược lại.
Chúc các bạn giao dịch thành công với chỉ báo MACD, cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của Dubaotiente.com nhé.
Happy trading :D