Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng trung hạn
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Những thông tin nổi bật trên thị trường trong tuần vừa qua.
Tại Úc, tuần vừa qua đã bắt đầu với triển vọng cho người tiêu dùng. Chỉ số tâm lý cho người tiêu dùng Westpac-MI cho thấy mức tăng 2,8% lên 85,0 vào tháng 8. Động lực thúc đẩy chính đến từ sự cải thiện đáng kể trong quan điểm và kỳ vọng của các hộ gia đình về tình hình tài chính, có thể liên quan đến việc cắt giảm thuế trong năm tài chính mới. Các chỉ số phụ theo dõi ‘tài chính gia đình so với một năm trước' và ‘tài chính gia đình trong 12 tháng tới' lần lượt tăng 11,7% và 5,1%. Tuy nhiên, mức tăng này dựa trên những cơ sở không hề vững chắc, và khi các cuộc khảo sát trước đó chỉ ra rằng người tiêu dùng thích xây dựng lại các khoản đệm tiết kiệm sau khi cắt giảm thuế, thì ta có thể hiểu rằng sẽ không có sự cải thiện đáng kể nào trong chi tiêu bằng thẻ hoặc ý định ‘mua các mặt hàng lớn'.
Những dấu hiệu tích cực cũng đến từ việc người tiêu dùng không quá bận tâm đến triển vọng việc làm - một nhận định được củng cố bởi dữ liệu thị trường lao động của tháng 7. Tăng trưởng việc làm mạnh hơn nhiều so với dự kiến, với gần 60,000 việc làm được tạo ra vào tháng 7 sau một loạt các mức tăng vững chắc trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, bất ngờ chính là xung quanh nguồn cung lao động, với sự gia tăng của lực lượng tham gia thị trường lao động lên mức cao nhất trong chu kỳ là 67,1%, mức cao nhất trong hơn 1 thế kỷ. Các doanh nghiệp đã “gánh" phần lớn mức tăng trưởng này; nhưng cuối cùng, sự gia tăng trong nguồn cung lao động đã làm đẩy nhẹ tỷ lệ thất nghiệp lên 4,2%.
Các yếu tố liên quan tới thu nhập cũng góp phần thúc đẩy tình hình lạc quan chung. Chỉ số giá lương tăng 0,8% (4,1% năm) trong Q2. Kiểm soát rủi ro lạm phát, tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã trải qua sự điều chỉnh đáng kể trên cơ sở hàng năm sáu tháng, từ 4,7% năm vào tháng 12 xuống 3,4% năm vào tháng 6 khi thị trường lao động chuyển sang trạng thái cân bằng. Mặc dù lạm phát hàng năm chậm hơn tốc độ tăng trưởng tiền lương, người tiêu dùng đang dần bắt đầu cảm thấy áp lực chi phí sinh hoạt mà họ đang phải chịu đã giảm bớt. Theo thời gian, điều này sẽ hỗ trợ cải thiện hơn nữa kỳ vọng tài chính gia đình và chi tiêu.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Westpac Luci Ellis và Chuyên gia kinh tế cấp cao Pat Bustamante đã lưu ý trong đầu tuần, một trong những yếu tố khó hiểu trong dự báo đã sửa đổi của RBA là nhận định rằng tổng cung thấp hơn so với suy nghĩ trước đó. Tương tự như trên, bản cập nhật lực lượng lao động tuần này thay vào đó nhấn mạnh sức mạnh liên tục của nguồn cung lao động. Trong bài viết này, chuyên gia kinh tế trưởng Luci Ellis giải thích chi tiết về ý nghĩa đằng sau dữ liệu mới nhất, cho thấy quan điểm của RBA về năng suất và hoạt động.
Quốc gia đầu tiên chúng ta tìm đến trong chuyên mục tin tức tổng hợp tuần này là New Zealand. Tại đây, RBNZ đã khiến thị trường bất ngờ khi cắt giảm lãi suất tiền mặt 25 điểm cơ bản xuống còn 5,25%. Theo chi tiết của Westpac NZ Economics, RBNZ cũng đã hạ đáng kể đường OCR, ngụ ý rằng một đợt cắt giảm khác sẽ diễn ra tại Đánh giá chính sách tiền tệ vào tháng 10, và tổng cộng 75 điểm cơ bản sẽ được thực hiện vào cuối năm 2024. Hồ sơ cập nhật của RBNZ cũng cho thấy RBNZ vẫn đặt mục tiêu đạt mức OCR trung lập khoảng 3% vào năm 2027, và đang tăng tốc dần. Dự báo tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn của RBNZ đã giảm đáng kể sau khi điều chỉnh. Khoảng cách sản lượng rộng hơn và thị trường lao động nới lỏng hơn tạo nên sự tự tin rằng lạm phát cuối cùng sẽ giảm xuống mức trung bình 2%/năm của phạm vi mục tiêu, mặc dù hiện tại, điều này sẽ không xảy ra cho đến Q2/2026.
Trong khi đó, luồng dữ liệu của Hoa Kỳ tiếp tục chỉ ra nền kinh tế Goldilocks: Lạm phát lành tính kết hợp với tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ. Giá tiêu dùng tăng 0,2% vào tháng 7, chứng kiến lạm phát hàng năm giảm xuống còn 2,9%/năm và 3,2%/năm tương ứng đối với lạm phát tiêu đề và lạm phát cơ bản. Thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ bên ngoài hộ gia đình (FAFH) và các dịch vụ không bao gồm cư trú đều lành tính, báo hiệu tiền lương không phải là mối quan tâm chính, và nhu cầu chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu vẫn ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, giá hàng hoá cơ bản thể hiện sự yếu kém trên diện rộng và dai dẳng. Trong khi nơi trú ẩn bất ngờ tăng giá vào tháng 7, với thị trường lao động hạ nhiệt và các hộ gia đình bị hạn chế về tài chính, thì đà tăng này rất khó có thể kéo dài. Trên thực tế, các biện pháp theo thời gian thực của BLS về tiền thuê nhà cho ra kết quả trung tính hoặc tiêu cực so với tốc độ hàng năm gần 5% của nơi trú ẩn vào tháng 7. Vào đầu tuần, PPI cũng có tác động tích cực đến triển vọng lạm phát, tăng 2,2% so với cùng kỳ vào tháng 7, thấp hơn kỳ vọng.
Doanh số bán lẻ tăng 1,0% vào tháng 7 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ô tô (doanh số trừ ô tô tăng +0,4% và nhóm kiểm soát hẹp hơn tăng +0,3%). Trong năm 2024 tính đến nay, mức tăng danh nghĩa nhìn chung là khiêm tốn, nhóm kiểm soát đạt mức tăng trung bình hàng năm là 0,3%, nhưng đó là kết quả phù hợp với mức tăng trưởng tiêu dùng thực tế thấp hơn một chút so với xu hướng, không phải suy thoái. Trong số các dữ liệu khác của Hoa Kỳ công bố trong tuần này, các cuộc khảo sát về sản xuất của Fed giữa các khu vực tại Mỹ cho thấy hoạt động sản xuất yếu, nhưng các tuyên bố ban đầu vẫn tiếp tục cho thấy không có dấu hiệu của việc sa thải trên toàn nền kinh tế.
Bên kia Đại Tây Dương, dữ liệu của Vương quốc Anh đã chứng minh Ngân hàng Anh tiếp tục nới lỏng chính sách của họ, mặc dù vẫn tin tưởng vào sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế. CPI tháng 7 bất ngờ giảm, giá giảm 0,2% tháng. Hiệu ứng cơ sở chứng kiến lạm phát tiêu đề hàng năm tăng từ 2,0% lên 2,2% năm, nhưng lạm phát cốt lõi hàng năm chậm lại từ 3,5% xuống 3,3%. Độ rộng của lạm phát cũng tiếp tục thu hẹp, với chỉ 54% giỏ hàng hiện đang tăng vượt mục tiêu lạm phát hàng năm của BoE là 2,0%, giảm so với mức 86% vào thời điểm này năm ngoái. Lạm phát dịch vụ hàng năm đã thấp hơn nhiều so với kỳ vọng vào tháng 7, giảm từ 5,7% xuống 5,2% (đồng thuận 5,5% năm). Đầu tuần, tiền lương không bao gồm tiền thưởng cũng giảm xuống còn 5,4% năm vào tháng 6 từ 5,7% vào tháng 5, giúp BoE tự tin hơn để tiếp tục chu kỳ cắt giảm của họ.
Giống như tại Hoa Kỳ, dữ liệu hoạt động của Vương quốc Anh vẫn cho thấy tình hình khả quan, với tăng trưởng GDP đạt mức dự kiến trong quý 2 là 0,6% (0,9% năm). Tuy nhiên, chi tiết nêu bật mức độ rủi ro giảm lớn hơn, với tiêu dùng tư nhân và đầu tư kinh doanh đều yếu. Tiêu dùng chỉ tăng 0,2%, bằng một nửa mức tăng 0,4% của Q1 và kỳ vọng đồng thuận của Q2 là 0,5%. Trong khi đó, đầu tư giảm 0,1% thay vì tăng 0,4% như dự kiến. Chi tiêu của chính phủ bù đắp, tăng 1,4% trong Q2.
Cuối cùng, chúng ta chuyển sang châu Á. GDP của Nhật Bản bất ngờ tăng trong Q2, mức tăng 0,8% bù đắp cho mức giảm 0,6% của Q1. Tiêu dùng tư nhân là động lực chính hỗ trợ tăng truổng trong quý, tăng 1,0%. Đầu tư kinh doanh cũng mạnh mẽ tương tự, tăng 0,9%. Ngược lại, dữ liệu một phần của Trung Quốc lại gây thất vọng vào tháng 7. Ở mức 5,9% ytd và 3,5% ytd, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và bán lẻ không có tiến triển so với tháng 6. Đầu tư tài sản cố định tiếp tục suy yếu, tăng trưởng tính đến nay giảm tốc từ 3,9% xuống còn 3,6%, do sự thu hẹp đầu tư bất động sản tăng tốc, từ -9,9% ytd xuống -10,2% ytd, và động lực trong các phân ngành mạnh về sản xuất công nghệ cao và tiện ích đã giảm bớt. Thêm vào sự bi quan cho triển vọng về nhà ở và tiêu dùng, giá nhà mới và nhà hiện hữu đã giảm thêm 0,7% và 0,8% vào tháng 7. Cần có thêm các chính sách hỗ trợ vào cuối năm. Để thúc đẩy tâm lý, các bước tiếp theo của chính quyền phải có cách tiếp cận tích cực hơn và khẩn trương hơn đối với người tiêu dùng và trong lĩnh vực bất động sản.
ActionForex