Chi tiêu bán lẻ đã tăng trong tháng này do thời tiết ấm hơn bình thường vào thời điểm này trong năm.
Năm nay là tháng 8 ấm nhất trong lịch sử kể từ năm 1910, chứng kiến chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng thường được mua vào mùa xuân. Bao gồm quần áo mùa hè, rượu, ăn uống ngoài trời, đồ kim khí, đồ làm vườn, đồ cắm trại và thiết bị ngoài trời.
Sự gia tăng doanh thu do thời tiết ấm hơn cũng được thúc đẩy bởi chi tiêu tùy ý cao hơn khi người tiêu dùng tận dụng các sự kiện bán hàng Ngày của Cha trong tháng.
Số liệu bán lẻ là trọng tâm, cho thấy chi tiêu hộ gia đình phục hồi. Đây sẽ là lập luận phản đối việc cắt giảm lãi suất của RBA trong thời gian tới.
Bất chấp những câu chuyện của ABS, phản ứng của thị trường đang nghiêng về việc cắt giảm giá để RBA cắt giảm lãi suất.
Chiến lược gia toàn cầu Bankim Chadha tại Deutsche Bank đã phát biểu trên Bloomberg TV vào thứ Hai rằng: Kỳ vọng SPX tăng trưởng trong ngắn hạn do:
Thu nhập quý 1 cao hơn dự kiến:
Trước đó, thị trường dự kiến về một mùa thu nhập tồi tệ nhất từ trước đến nay với mức giảm 7%. Tuy nhiên, giả thuyết này có khả năng bị loại bỏ vì tỷ lệ thu nhập hầu như luôn vượt trội ở mức 5%.
Đồng đô la Mỹ suy yếu:
Chúng tôi đã nâng dự báo tăng trưởng ở Mỹ, ở Châu Âu, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản và USD sẽ suy yếu, hỗ trợ tăng hoặc phục hồi thu nhập từ hoạt động thúc đẩy doanh thu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ
Dự đoán S&P 500 sẽ ở trên mức 4250.
Chadha cảnh báo:
Không chắc chắn về triển vọng thị trường trong tương lai
Nền kinh tế Hoa Kỳ có thể bắt đầu tăng trưởng hoặc "đột ngột sụp đổ"
Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) Agustin Carstens đã phát biểu hôm thứ Hai tại Đại học Colombia ở New York:
Để tránh việc lạm phát tăng trong dài hạn, lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao hơn và lâu hơn so với dự kiến, thậm chí phải trả giá bằng việc làm chậm lại các nền kinh tế
Mức nợ gia tăng kể từ GFC và đại dịch đang khiến công việc của các NHTW trở nên phức tạp hơn
Các NHTW đang đánh giá những khoản lỗ từ lớn, ít nhất là đối với trái phiếu đã mua vào để nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng
Điều này đồng nghĩa với việc các chính phủ không còn nhận được một phần lợi nhuận từ những giao dịch mua vào trước đó đã từng tạo ra
Bất ổn tài chính cũng là một thách thức lớn đối với các nền kinh tế
Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu Marko Kolanovic của JPM nhận định
Phần lớn đà phục hồi của chứng khoán Mỹ kể từ đầu năm 2023 đều được thúc đẩy bởi các biện pháp "bất hợp lý" như bù đắp tín dụng trong ngắn hạn và dòng vốn vào cứu trợ các hệ thống ngân hàng
Kolanovic khuyến nghị các khách hàng của JPM giữ tỷ trọng phân bổ chứng khoán ở mức thấp và dôi dư tiền mặt
Tăng tỷ trọng chứng khoán Nhật Bản
"Mặt khác, ngay cả một cuộc suy thoái nhẹ cũng sẽ khiến chứng khoán test lại mức thấp trước đó và dẫn đến giảm hơn 15%"
"Thu nhập cố định trong ngắn hạn không chỉ tránh được ảnh hưởng từ cuộc suy thoái mà còn hỗ trợ mua vào các loại tài sản rủi ro nếu suy thoái xảy ra"
Lo lắng các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn có thể đã làm ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh trong tháng này - đây là dấu hiệu cho thấy thu nhập sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới
Độ rộng thị trường (bao gồm các chỉ số đánh giá mức tăng/giảm chứng khoán) đang ở mức đáy, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư có thể “đột nhiên” thừa nhận rằng dự báo thu nhập “vẫn còn quá lạc quan”.
“Sự sụp đổ gần đây về bề ngang là cách thị trường cảnh báo rằng chúng ta rằng còn lâu mới thoát khỏi tình trạng khó khăn với thị trường xuống giá này.”
Dự báo từ CIBC Research tiếp tục duy trì xu hướng tăng đối với JPY trong những tháng tới, nhắm mục tiêu USD/JPY ở mức 125 vào cuối quý 2 và 123 vào cuối quý 3.
"Chúng tôi dự đoán ngân hàng sẽ tìm cách giảm bớt sự biến động bất thường của đường cong lợi suất (YCC) thông qua việc mở rộng biên độ dao động đối với lợi suất 10 năm. Việc điều chỉnh này có thể sẽ khuyến khích các công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước nắm nhiều hơn giữ trái phiếu trong nước, làm giảm dòng vốn nước ngoài chảy ra và đồng JPY bị bán ra tương ứng. Trước đó, BOJ đã bất ngờ điều chỉnh phạm vi của YCC vào tháng 12".
"Việc điều chỉnh YCC, cho phép lợi suất trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm cao hơn sẽ hỗ trợ làm giảm bớt một khúc mắc quan trọng trong đường cong Nhật Bản, đồng thời làm cho trái phiếu nước ngoài trở nên kém hấp dẫn hơn, ngay cả trước khi tính đến chi phí bảo hiểm rủi ro đắt đỏ hơn. Tăng mức đầu tư trong nước cùng với việc thắt chặt chính sách của Fed vào tháng 5 có thể nâng triển vọng tăng giá đối với JPY" CIBC cho biết thêm.
Những lưu ý từ CIBC về phát biểu của Tân phó thống đốc BOJ Uchida:
Tân phó thống đốc BOJ Uchida đã nhấn mạnh rằng bất kỳ dự kiến điều chỉnh nào khác liên quan đến YCC không nên được thông báo cho thị trường trước khi có quyết định chính thức
Kết quả cuộc họp chính sách tiếp theo từ BOJ sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 4 sắp tới.
Chúng ta đang chứng kiến sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu thành các khối cạnh tranh với nhau, trong đó mỗi khối cố gắng kéo phần còn lại của thế giới đến gần hơn với các lợi ích chiến lược tương ứng và các giá trị chung của mình.
Có thể thấy nhiều bất ổn hơn khi độ co giãn của nguồn cung toàn cầu suy yếu
Tính đa cực tăng khi căng thẳng địa chính trị tiếp tục gia tăng.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Kevin McCarthy đang phát biểu tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Bài phát biểu được coi là mở đầu cho cuộc chiến ngân sách sẽ diễn ra trong khoảng bảy tuần tới:
Chi tiêu công cao, ngân sách thâm hụt dưới thời Tổng thống Biden
Không nhận được tin tức nào từ Nhà Trắng kể từ cuộc gặp đầu tiên với Biden
Việc tăng giới hạn nợ không ràng buộc sẽ được thông qua
Hạ viện sẽ bỏ phiếu trong vài tuần tới về dự luật nâng trần nợ vào năm tới
Cần đưa chi tiêu quay trở lại mức năm 2022 và hạn chế tăng trưởng chi tiêu 21% trong thập kỷ tới
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn hai năm dẫn đầu đà tăng với 8.3 điểm cơ bản. Theo sau đó là lợi suất kì hạn năm năm và lợi suất các kì hạn mười năm, ba mươi năm.
Một quan chức của liên minh G7 mới đây cho biết nhóm sẽ giữ mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, bất chấp giá dầu thô toàn cầu đang tăng và một số nước kêu gọi mức giá trần thấp hơn để siết chặt nguồn thu của Nga.
Được biết tháng 12 năm ngoái, G7 và Úc đã tuyên bố áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng, nhằm giảm nguồn thu của Nga từ xuất khẩu dầu thô và ngăn chặn nguy cơ tăng vọt của giá dầu thế giới sau lệnh cấm vận của EU đối với hàng hóa từ Nga.
Hôm nay Canada sẽ công bố doanh số bán buôn với kỳ vọng -1.6% so với 2.4% của tháng trước. Chỉ số sản xuất Empire State của Fed New York cũng sẽ được công bố vào lúc 19:30 tối nay với ước tính là -17.7 so với -24.6 của tháng trước.
Tổng hợp thị trường
Vàng giao ngay đang tăng 5.30 đô la hay 0.26% ở mức 2008.82 đô la
Bạc giao ngay tăng 0.13 đô la hay 0.53% ở mức 25.46 đô la
Dầu thô WTI đang giao dịch giảm 0.54 đô la ở mức 81.97 đô la
Bitcoin giảm sâu, hiện ở mức 29.556 đô la
Các HĐTL Mỹ:
HĐTL Dow Jones tăng 50.53 điểm sau khi giảm 143.22 điểm hôm thứ Sáu
HĐTL S&P 500 tăng 4.11 điểm sau khi giảm 8.58 điểm vào thứ Sáu
Chỉ số NASDAQ giảm 2.52 điểm sau khi giảm 42.81 điểm vào thứ Sáu
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều:
HĐTL DAX -0.10%
HĐTL CAC -0.10%
HĐTL FTSE 100 +0.22%
HĐTL Ibex +0.20%
Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng:
Lợi suất kỳ hạn hai năm tăng 5.1 điểm cơ bản lên 4.154%
Lợi suất kỳ hạn năm năm tăng 3.8 điểm cơ bản, hiện ở 3.649%
Lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 2.7 điểm cơ bản lên 3.548%
Lợi suất kỳ hạn 30 năm tăng 2.6 điểm cơ bản lên 3.763%
Lợi suất trái phiếu chính phủ châu Âu cũng ghi nhân đà tăng:
Các nhà phân tích tại TD Securities cho biết họ không mong đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 4 của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ đưa ra bất kỳ điều gì bất ngờ và dự đoán rằng RBA có khả năng giữ nguyên lãi suất chính sách một lần nữa vào tháng 5:
"Trong các bài phát biểu gần đây, Thống đốc Lowe và Phó Thống đốc Bullock đã nói rõ rằng RBA muốn tạm dừng để đánh giá tác động của việc tăng lãi suất nhanh chóng và triển vọng kinh tế. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng Biên bản tháng 4 sẽ bám sát nội dung các phát biểu trên. Biên bản có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh "độ trễ dài và có thể thay đổi" của chính sách tiền tệ.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng Hội đồng Thống đốc RBA sẽ tập trung nhiều vào chỉ số CPI quý 1 trong cuộc thảo luận của họ và cho rằng RBA có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất một lần nữa vào tháng 5."
Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng 2.1 bps lên 3.543%
Vàng tăng 0.2% lên 2,007.91 USD
Dầu thô WTI giảm 0.5% xuống 82.12 USD
Bitcoin giảm mạnh, giảm 2.68% xuống $29,516
Cập nhật thị trường tiền tệ:
EUR/USD đang duy trì dưới mốc 1.1000: quanh mức 1.0970-80 trong khi GBP/USD giảm trở lại dưới mức 1.2400 đến 1.2375 trước khi giữ quanh mức 1.2410 vào lúc này.
USD/JPY tăng trở lại mức 134.00 trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng trở lại và hợp đồng tương lai quỹ Fed chứng kiến đường cong lãi suất ít ôn hòa hơn.
Với việc không dữ liệu quan trọng nào được công bố trong tuần này, phát biểu của các quan chức Fed có thể là những gì thị trường sẽ chú ý nhằm dự đoán quyết định chính sách tiếp theo trước khi thời gian tạm dừng phát ngôn của FOMC sẽ bắt đầu vào ngày 22 tháng 4.
Deutsche dự đoán lạm phát toàn phần của Anh giảm xuống 9.73% y/y vào tháng 3 trong khi lạm phát cơ bản hàng năm ước tính giảm xuống 5.85% y/y. Trước đó, ước tính của nhà kinh tế cho cả hai chỉ số lần lượt là 9.8% y/y và 6.0% y/y
Deutsche đề cập rằng vẫn còn một dấu hỏi lớn về sự tồn tại của lạm phát dịch vụ và điều đó có khả năng duy trì lạm phát ở mức cao trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ kỳ vọng đà tăng giá của các hàng hóa cốt lõi sẽ dịu đi khi chuỗi cung ứng bình thường hóa và lạm phát lương thực cũng có khả năng chậm lại từ mùa hè trở đi. Mặc dù vậy, lạm phát Anh vẫn được dự đoán sẽ duy trì ở mức cao trong phần lớn thời gian của năm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng trở lại và việc định giá Fed ít ôn hòa hơn chắc chắn đã giúp USDJPY phục hồi khi hiện đã tăng trở lại trên 134.00 - mức đỉnh kể từ ngày 15 tháng 3 vào tháng trước.
Đáng chú ý, cặp tiền này có thể sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự từ mức thoái lui Fib 50 ở 133.77, sau khi đã phá vỡ đường trung bình động 100 ngày.
Điều đó sẽ khiến mức 135.00 là mục tiêu tiếp theo, trước khi phe mua có thể đưa cặp tiền quay trở lại đường trung bình động 200 ngày hiện ở 137.12 - mức ngăn chặn đà tăng vào tháng trước trước khi tình trạng hỗn loạn ngân hàng nhấn chìm thị trường.
Tuy nhiên, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào thị trường trái phiếu và hiện tại, có vẻ như lợi suất 10 năm ở Mỹ sẽ không có nguy cơ phá vỡ xuống dưới ngưỡng quan trọng gần 3.30%. Cuộc khủng hoảng ngân hàng đã lắng xuống và nếu các nhà giao dịch bắt đầu nảy ra ý tưởng rằng Fed thực sự sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài, thì đó là sự hỗ trợ cho USD/JPY.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm tăng hơn 4 bps lên 4.148% trong ngày khi lợi suất kỳ hạn 10 năm cũng tăng hơn 1 bps lên 3.538% - gần mức đỉnh trong hai tuần.
Lợi suất tăng củng cố đà tăng của USDJPY khi cặp tiền hiện dao động quanh 134.00. Trước đó, cặp tiền này đã chạm 134.20 - mức đỉnh trong một tháng. Khi lợi suất bắt đầu tăng nhẹ, điều đó nghĩa là thị trường cũng bớt ôn hòa hơn đối với Fed.
Thứ ba: Báo cáo việc làm của Vương quốc Anh, CPI của Canada.
Tỷ lệ thất nghiệp của Vương quốc Anh dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 3.7%. Việc làm được dự báo sẽ tăng 52 nghìn trong khi Thu nhập trung bình dự kiến sẽ giảm xuống 6.2%.
CPI y/y và CPI m/m của Canada dự kiến lần lượt ở mức 4.3% và 0.5%.
Thứ tư: CPI của Vương quốc Anh
CPI y/y và CPI m/m của Vương quốc Anh dự kiến lần lượt ở mức 9.8% và 0.5%
Đồng đô la hiện đang tăng giá so với tất cả các loại tiền chính sau khi sụt giảm nhẹ ở phiên Á. Bên cạnh đó, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 1 năm tăng 2.43% lên 4.927, còn các kỳ hạn trên 2 năm lại suy yếu.
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Martins Kazaks cho biết ngân hàng trung ương có 2 lựa chọn tăng lãi suất 25 hoặc 50 điểm cơ bản trong tháng 5
Việc tăng 25 bps dường như có nhiều khả năng xảy ra hơn. Báo cáo lạm phát tiêu dùng khu vực đồng euro cho tháng 4 được công bố chỉ hai ngày trước quyết định của ECB và điều đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách.
Đồng đô la đang giảm giá so với hầu hết các loại tiền chính khác, trừ yên Nhật. Hiện DXY tiếp tục sụt giảm xuống mức 101.5 và EURUSD tăng nhẹ lên gần mức 1.100.
Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ nâng mức lãi suất tiền gửi lên 3.75% trong tháng 7 và duy trì trong suốt phần còn lại của năm.
Bên cạnh đó, họ cũng dự báo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ hoàn thành chu kỳ thắt chặt vào tháng 6, sau đó giữ nguyên lãi suất trong hơn một năm.
EUR/USD tiếp tục chịu áp lực giảm khi duy trì dưới 1.0100. USD phục hồi nhẹ trong bối cảnh khẩu vị rủi ro được cải thiện và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm trở lại.
Cần chú ý bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde vào 22:00 tối nay.
Sự lạc quan đối với chứng khoán châu Âu tiếp tục được lan tỏa khi DAX và CAC 40 sẵn sàng vươn lên mức cao nhất trong năm. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 cũng tăng 9 điểm, tương đương 0.2% vào thời điểm hiện tại.
Đa số các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) tại các cuộc họp chính sách vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 trước khi tạm dừng chu kỳ thắt chặt.
Điều đó đưa lãi suất tiền gửi lên 3.75% và sẽ duy trì trong suốt phần còn lại của năm.
Cuộc khảo sát cho thấy kỳ vọng của các nhà kinh tế phù hợp với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Lạm phát cơ bản có thể đã đạt đỉnh so với mức trung bình hàng quý, nhưng vẫn sẽ ở mức 5.5% trong quý này và sẽ vượt qua trong nửa cuối năm nay.