AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
Trong khi các ngân hàng trung ương cân nhắc việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm 1% lãi suất vào ngày hôm qua. Tại sao?
Vì niềm tin ”không chính thức” của Tổng thống Erdogan rằng lãi suất cao gây ra lạm phát.
Điều này đã khiến đồng Lira suy yếu hơn nữa. Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm mốc trên 20%.
Đây nên là một ví dụ điển hình về lý do tại sao các ngân hàng trung ương thiết lập chính sách tiền tệ nên tách biệt với việc thiết lập chính sách tiền tệ của Chính phủ. Tổng thống Erdogan hôm qua đã sa thải hai bộ trưởng tài chính. Họ phải cố gắng ổn định tình hình trước khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu của Eurostat - ngày 17/12
• Chỉ số hài hòa (HICP) cuối cùng đạt 4.9% trong tháng 11.
• HICP không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá không thay đổi, + 0.1% vào tháng trước.
• HICP không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá đạt 2.6% so với cùng kỳ năm trước + 2.6%.
Lạm phát ở mức 4.9%. ECB kỳ vọng chỉ số cơ bản sẽ tăng lên 3.2% trong năm tới trước khi giảm trở lại.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Sáu, Nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng Trung ương Anh cho biết áp lực lạm phát tạo ra trong nước có khả năng sẽ dai dẳng hơn. Khi được hỏi về những đợt tăng lãi suất sắp tới, "Tôi nghĩ điều đó đúng", Pill trả lời.
• BoE cảm thấy đã đến lúc phải hành động.
• Vào tháng 11, Anh đã thông báo sẽ hướng tới việc tăng lãi suất do thị trường lao động thắt chặt.
• Những lý do kỳ vọng thị trường lao động sẽ thắt chặt hơn nữa.
• Lo ngại về số liệu lạm phát, nhưng cần tập trung xem xét tương lai dài hạn.
Ngân hàng Trung ương Anh lo ngại về lạm phát hơn là dịch bệnh Omicron, điều đã được chứng minh bằng việc tăng lãi suất ngày hôm qua. Thêm nữa, căng thẳng diễn ra trên thị trường lao động.
Sau khi công bố Khảo sát Kinh doanh IFO của Đức, nhà kinh tế K.Wohlrabe của viện nói rằng “các dịch vụ hướng đến người tiêu dùng như khách sạn và du lịch đã giảm sút”.
Các ý kiến đánh giá cho rằng:
"Lễ Giáng sinh năm nay sẽ có ít "quà" hơn với nền kinh tế Đức, nguyên nhân là bởi không phải mọi thứ đều có thể được giao"
"Bán lẻ đang chứng kiến tác động từ coronavirus, khiến ít người mua sắm hơn"
"Ngành xuất khẩu kỳ vọng giảm nhẹ".
Chủ tịch ECB bà E.Muller tuyên bố rằng ECB sẽ sẵn sàng thắt chặt nhanh hơn nếu lạm phát vượt 2%. Không có bình luận gì mới từ bà Muller, nhưng lạm phát vẫn đang là chủ đề nóng.
Hiện tại, các dự báo sẽ chỉ mang tính tạm thời vì lạm phát sẽ quay trở lại mức dưới 2% vào năm 2023. Do đó, Villeroy đã bình luận trước đó việc "lạm phát đang tạo đỉnh"
ECB mới đây điều chỉnh tăng trong dự báo lạm phát của họ, và điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu PPI của Đức cho thấy mức tăng cao nhất kể từ năm 1951, nguyên nhân chính tới từ giá năng lượng.
Ngoài ra, ECB nhấn mạnh, lạm phát sẽ tăng một cách hệ thống bất kể nguyên nhân là gì, và nó có lẽ đang tiệm cận vùng đỉnh.
Theo đó, doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 11 tăng +1.4%, so với tháng trước chỉ là +0.8%.
Trên cơ sở hàng năm, doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh đã tăng 4,7% trong tháng 11, trong khi đó doanh số bán lẻ cốt lõi tăng 2.7%
Các điểm chính từ cuộc họp của BoE ngày hôm qua:
BoE đánh giá thị trường lao động là lý do chính tác động tới yếu tố lạm phát, và nhấn mạnh rằng cần theo dõi độ nhạy cảm của GBP với thị trường lao động. Nếu tiền lương tăng, kéo theo chi phí tăng, thì lạm phát sẽ tăng theo, và BoE sẽ không để điều đó xảy ra.
Ông Kuroda của BoJ cho rằng "Định hướng chính sách mới chỉ là tạm thời khi biến thể Omicron vẫn đang là 1 ẩn số.
Trong phát biểu mới đây, ông nói rằng :
"Chúng tôi sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ 1 cách không do dự".
"Quyết định chính sách của các NHTW khác sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của BoJ. Điều chúng tôi hướng đến là mức lương và lạm phát tăng đồng bộ".
Phản ứng với phát biểu trước cuộc họp vào thứ 6, cặp tỷ giá USD/JPY đã bật tăng từ mốc thấp trong ngày là 113.44 lên mức 113.53. Tuy nhiên, tâm lý risk-off đang đè nặng lên lợi suất, và cả cặp tỷ giá này.
Chứng khoán Hoa Kỳ đảo chiều và đi xuống khi tình trạng bán tháo trong Big Tech ngày càng nghiêm trọng. Chỉ số Nasdaq giảm hơn 2%, dẫn đầu do sự thua lỗ của các công ty như Apple và Tesla, mặc dù cổ phiếu châu Âu tăng do tâm lý lạc quan từ việc Ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách có thể làm giảm lạm phát mà không ảnh hưởng đến đà tăng trưởng. Trái phiếu kho bạc leo thang, đưa lợi suất kỳ hạn 10 năm xuống 1.43%. Đồng đô la giảm so với các đồng G-10. Giá dầu và vàng đều tăng.
Đồng USD tăng nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.04% lên 96.039.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, có thể sẽ xem xét lại gói kích thích nền kinh tế trong đại dịch Covid sắp hết hạn sau ba tháng trong khi vẫn tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế chính. Các nhà phân tích cho biết, một động thái để điều chỉnh hoặc mở rộng khoản vay cho các công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể đến trong tuần này hoặc vào tháng Giêng, khi biến thể Omicron có khả năng làm tình hình xấu đi. Hầu hết các nhà kinh tế không kỳ vọng bất kỳ thay đổi nào đối với lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương hoặc việc mua bán tài sản.
Sự tăng lãi suất bất ngờ của BOE đặt Anh cùng với các nền kinh tế khác bao gồm New Zealand và Nga vào nhóm các quốc gia đã tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc tác động của lạm phát, Covid và các biện pháp kích thích khác trên toàn cầu, nhiều NHTW đã giữ nguyên lãi suất, bao gồm cả Fed vào thứ Tư.
Các cổ phiếu công ty công nghệ đã giảm do đồn đoán rằng việc tăng lãi suất sau quyết định hôm thứ Tư của Fed sẽ làm giảm sức hấp dẫn của ngành công nghiệp vốn đã thúc đẩy thị trường chứng khoán. Trong khi đó số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng vào tuần trước - nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất của đại dịch khi thị trường lao động tiếp tục phục hồi. Lượng nhà ở Mỹ bắt đầu được xây mới vào tháng 11 tăng với tốc độ nhanh nhất trong tám tháng, trong khi sản lượng tại các nhà máy tăng mạnh.
Giá vàng bật tăng mạnh mẽ trong phiên hôm qua lên $1798/oz, tiến sát mốc $1800/oz.
Giá dầu thô tại Mỹ cũng tăng về cuối phiên lên trên $72/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Bảng Anh là tâm điểm sự chú ý khi Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất khiến GBP bật tăng mạnh.
Dù đối mặt với nhiều thách thức về khẩu vị và tâm lý giới đầu tư, đặc biệt là với Fed đang dần hawkish, vàng vẫn đang trụ vững. Sau phiên trước chạm đáy ngày tại 1,753, vàng đang hồi phục mạnh mẽ và chạm đỉnh 1 tháng tại 1,798. Hiện tại mặc dù đã giảm về 1,796, nhưng phe mua có vẻ vẫn đang chiếm ưu thế, sau khi vượt đường MA 100 ngày và hiện đang kiểm tra MA 200 ngày. Có vẻ như MA 500 ngay trên MA 200 ngày đang chặn đà tăng. Sau loạt đường MA hội tụ này, vàng sẽ đối mặt với kháng cự tâm lý 1,800.
Trong tháng Mười Một, chỉ số PMI Markit ngành dịch vụ tại Mỹ đạt 57.5 điểm, thấp hơn kỳ vọng 58.5 điểm. PMI ngành sản xuất đạt 57.8 điểm so với kỳ vọng 58.5.
Hiện tại, chỉ số DXY đã lấy lại mức 96 điểm, nhưng vẫn đang giảm 0.3% trong ngày.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang đón luồng tâm lý risk-on cùng với các chỉ số châu Âu, và mở cửa tăng điểm ngay từ đầu phiên: Chỉ số Dow Jones tăng 0.47%, chỉ số Nasdaq tăng 0.4% và chỉ số S&P 500 tăng 0.32%.
Sau cuộc họp BoE và ECB hôm nay, thị trường tiền tệ đang cực kỳ sôi động. Trong khi BoE bất ngờ tăng lãi suất lên 0.25%, ECB lại không đem tới bất ngờ nào, giữ nguyên lãi suất và điều chỉnh 2 chương trình QE. Dù vậy, cả hai đồng tiền đều đang tăng so với USD. Trên thực tế, tất cả các đồng tiền lớn đều đang tăng so với USD. Sau cuộc họp Fed, mặc dù Fed đã chuyển hướng hawkish hơn, nhưng đồng bạc xanh vẫn đang bị vùi dập:
Vàng tăng 0.7% lên 1,790. Dầu thô chưa có nhiều thay đổi ở mức $71.4/thùng.
Thống đốc Bailey cũng đang có buổi họp báo sau cuộc họp BoE:
Có vẻ như ông Bailey đã rất lo ngại về lạm phát, và đây cũng là lý do BoE tăng lãi suất bất chấp tình hình khó đoán của chủng Omicron.
Sau cuộc họp ECB, chủ tịch Lagarde đang có một số bình luận với báo giới:
Dự báo tăng trưởng GDP đã được điều chỉnh như sau:
Trong tuần trước, Mỹ ghi nhận thêm 206 nghìn đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, vượt dự báo ban đầu là 195 nghìn. Đồng đô la tiếp tục suy yếu sau tin này. Chỉ số DXY giảm về mức 95.97 điểm, tuy nhiên phần lớn là do kết quả của các cuộc họp chính sách ECB và BoE.
Như vậy, hai NHTW đã đưa ra quyết định chính sách. Trong khi BoE gây bất ngờ với việc tăng lãi suất, ECB cũng công bố tăng QE theo chương trình APP sau khi PEPP kết thúc. Hiện tại, EUR và GBP đều đang tăng lần lượt 0.5% và 0.85%. Ngoài ra, AUD và NZD cũng đang mạnh lên rất nhiều, tăng lần lượt 0.74% và 0.65%.
Thị trường chứng khoán châu Âu đều đang cực kỳ khởi sắc. Chỉ số DAX của Đức tăng 1.52%, còn chỉ số FTSE của Anh cũng đang tăng gần 1%. Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đang tăng trước phiên giao dịch hôm nay. HĐTL Dow Jones và S&P 500 tăng 0.6%, HĐTL Nasdaq tăng 0.47%.
Vàng cũng đang hưởng lợi từ việc USD suy yếu, hiện tăng 0.66% lên 1,788.
ECB không có thay đổi gì khi giữ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất cơ sở tiền gửi lần lượt ở mức 0, 0.25% và -0.5%. Quyết định này cũng là kỳ vọng ban đầu của thị trường.
Chương trình mua tài sản khẩn cấp (PEPP) sẽ kết thúc vào tháng Ba như đã được dự báo từ trước, còn chương trình mua tài sản APP sẽ được đẩy mạnh. Hiện tại, APP sẽ tiếp tục mua 20 tỷ EUR trái phiếu mỗi tháng, trong quý 2 sẽ tăng lên 40 tỷ, rồi giảm xuống 30 tỷ trong quý 3.
Ngân hàng Norges đã quyết định tăng tỷ lệ lãi suất lên 0.50% tại cuộc họp hôm nay. Đồng Krone có vẻ hấp dẫn và các nhà phân tích tại ING kỳ vọng tỷ giá EUR/NOK sẽ giảm xuống dưới mức 10.00 trong năm mới.
Ngân hàng Norges vẫn là nhân tố tăng giá đối với NOK
“Ngân hàng đã giữ nguyên dự báo lãi suất của mình không thay đổi so với tháng 9 và cho lãi suất cơ bản cho năm 2024. Lãi suất được dự báo ở mức 1.75% (từ 0.5% hiện nay) và các nhà hoạch định chính sách dự kiến ba đợt tăng lãi suất trong năm tới, với dự kiến đầu tiên vào tháng Ba. ”
“Sự lan rộng của Omicron và những tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường năng lượng sẽ tạo ra một giai đoạn đầy thách thức đối với NOK trong những tuần tới. Nhưng quan điểm cho rằng Ngân hàng Norges vẫn đang xem xét về các rủi ro mới liên quan đến đồng tiền và vẫn sẽ đi đúng hướng trong chu kỳ thắt chặt năm 2022. Điều này khả năng giữ cho NOK trở thành một đồng tiền hấp dẫn trong thời kỳ tâm lý rủi ro hạ xuống.”
“Chúng tôi kỳ vọng EUR/NOK sẽ giảm xuống dưới 10.00 trong năm mới và đặt mục tiêu 9.60 cho quý 4/2022.”
Ngân hàng Trung ương Anh đã thông báo sẽtăng lãi suất chuẩn lên 15 điểm phần trăm ở mức 0.25%. Ủy ban Chính sách Tiền tệ đã bỏ phiếu 8-1 ủng hộ việc tăng lãi suất.
Silvana Tenreyro là người bất đồng chính kiến duy nhất bỏ phiếu chống lại việc tăng lãi suất.
Trước cuộc họp, các thị trường đã định giá khoảng 60% cơ hội tăng, với tỷ lệ dự đoạn này tăng sau khi báo cáo Lạm phát giá tiêu dùng tháng 11 của Vương quốc Anh mạnh hơn dự kiến.
Phản ứng thị trường
Tỷ giá GBP/USD tăng mạnh từ khoảng 1.3280 lên mức 1.3350, nơi hiện giao dịch cao hơn trong ngày hơn 0.74%. Tỷ giá EUR/GBP giảm nhẹ từ mức trên 0.8500 xuống 0.8460, thấp hơn trong ngày khoảng 0.5%.
Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) hôm thứ Năm thông báo rằng họ đã hạ lãi suất chính sách 100 điểm cơ bản từ 15% xuống 14%. Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Với phản ứng ban đầu của thị trường, USD/TRY đã đạt mức cao kỷ lục mới là 15.67 trước khi thoái lui. Hiện tại, cặp tiền đang giao động ở mức 15.348 tăng 3.81% so với ngày hôm qua.
Những điều quan trọng trong tuyên bố chính sách:
"Sẽ tuân theo các quyết định cắt giảm lãi suất vào quý 1 năm 2022."
"Sẽ theo dõi kết quả của việc cắt giảm lãi suất trong Q1."
"Tất cả các khía cạnh của khung chính sách sẽ được đánh giá lại để tạo nền tảng cho sự ổn định giá cả bền vững."
"Khoảng trống do các yếu tố lạm phát nguồn cung để lại đã qua."
"Sự ổn định về mặt bằng giá chung sẽ thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính."
"Điều này sẽ tạo ra một nền tảng khả thi để đầu tư, sản xuất và việc làm tiếp tục phát triển một cách lành mạnh và bền vững."
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) ghét đồng Franc trở nên mạnh mẽ.
Thomas Jordan, Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ chia sẻ:
"Vì Thụy Sĩ có nền kinh tế xuất khẩu lớn, nên CHF mạnh làm cho hàng hóa của Thụy Sĩ trở nên kém cạnh tranh hơn".
Hiển nhiên, SNB muốn làm suy yếu CHF. Hỗ trợ hàng tháng quan trọng hiện đang nằm dưới mức giá, nhưng động lượng đang tăng lên hàng ngày, cố gắng tạo ra một dao động gia tăng ngắn hạn
• Chỉ số PMI sản xuất trong tháng 12 của Vương quốc Anh là 57.6, phù hợp với dự báo, tuy nhiên thấp hơn so với tháng trước là 58.1.
• Chỉ số dịch vụ chỉ đạt 53.2, thấp hơn nhiều so với dự kiến tịa 57.0.
• Chỉ số tổng hợp cũng chịu ảnh hưởng tương tự với 53.2 so với 56.4 dự kiến.
Các hạn chế đi lại nghiêm ngặt, cũng như ít tương tác do đại dịch COVID, đang tấn công mảng dịch vụ ở Anh. Chỉ số Sản xuất đứng vững, nhưng với các trường hợp COVID tăng mạnh, điều này có vẻ khó khăn đối với Vương quốc Anh.
Báo cáo sơ bộ từ Markit cho thấy lĩnh vực sản xuất của Đức đã đẩy nhanh tốc độ mở rộng vào tháng 12. Bằng chứng là chỉ số PMI sản xuất tại Đức đạt 57.9 trong tháng này so với dự kiến là 56.8, đạt mức cao nhất trong ba tháng trở lại đây.
Phó Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit cho rằng: "Sự phục hồi kinh tế của Đức đã gặp trở ngại trong tháng 12 do sự bùng phát trở lại của đại dịch. Tuy nhiên, bất chấp con số hơi ảm đạm, có một số kết quả tích cực hơn từ cuộc khảo sát vào tháng 12, bao gồm sự gia tăng trong tăng trưởng sản xuất và niềm tin kinh doanh phục hồi".
Phản ứng với điều này, cùng với tâm lý hậu Fed, EUR/USD đã bật tăng 0.18% và hiện giao dịch quanh mốc 1.1300.
SNB đã không điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình vào tháng 12, duy trì lãi suất tiền gửi ổn định ở mức -0.75% trong khi giữ nguyên lãi suất mục tiêu Libor 3 tháng trong khoảng từ -1.25% đến -0.25% như dự kiến .
SNB phát biểu rằng:
Các trường hợp ở Nam Phi và Vương quốc Anh gửi tín hiệu đáng ngại, có rất nhiều điều khủng khiếp xung quanh biến thể mới này mặc dù những báo cáo cho rằng số ca tử vong là số ít.
Sự lây lan của biến thể Omicron dường như là không thể tránh khỏi. Các báo cáo cho rằng nó có khả năng truyền nhiễm cao hơn tới 4 lần so với biến thể Delta và các trường hợp mắc đang tăng gấp đôi cứ sau 2 ngày.
Điều này một lần nữa là mối lo ngại lớn đối với sự đứt gãy chuỗi cung ứng có thể xảy ra, mặc dù độc dược của biến thể này chưa xác định rõ ràng.
Dữ liệu đầu tuần này cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tăng cao hơn dự kiến và chạm mức cao nhất trong 10 năm là 5.1% vào tháng 11. Tiền lương và lượng việc làm tăng cũng là những yếu tố mà Babk phải quan tâm đến ngày nay.
Trước khi có dữ liệu CPI, tỷ lệ đặt cược vào việc tăng lãi suất BoE đã giảm xuống do các ca nhiễm Covid tăng nhanh chóng và các biện pháp giãn cách được áp dụng.
Ngày 3 tháng 12, thành viên chủ chốt của MPC, Michael Saunders, một trong hai thành viên trong số chín thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE, đã bỏ phiếu để tăng lãi suất Ngân hàng lên 0.25% vào tháng 11, cho biết "chúng ta nên chờ thêm thông tin xác nhận về tác động của Omicron"
Biến thể Omicron lại một lần nữa khiến ngành hàng không "hạ cánh ở mặt đất". Các chuyến bay thương mại đã quay trở lại mức 15% so với số liệu những ngày đầu tháng 12 năm 2019, theo FlightRadar24. Nhưng sau nhiều hạn chế đi lại, con số đã trở lại quanh mức 18% so với mức được thấy vào năm 2019. Trong khi đó, IEA cắt giảm dự báo nhu cầu nhiên liệu máy bay trong quý đầu tiên của năm 2022 với gần 600.000 thùng/ngày vào thứ Ba - dự kiến sẽ có sự sụt giảm mạnh hơn về số liệu các chuyến bay so với những gì quan sát được từ dữ liệu.
Đồng USD đang tăng giá khá ổn định khi chỉ số DXY tăng 0.09% lên 96.411.
ECB và BOE đang tổ chức một cuộc họp. Các chuyên gia dự kiến ECB sẽ tăng cường chương trình mua trái phiếu khẩn cấp thêm 15 tỷ euro mỗi tháng trong quý đầu tiên của năm tới, họ có thể sẽ không công bố con số chính xác do lo ngại về virus. Trong khi đó, quyết định của BOE là một đòn chí mạng cho cuộc họp thứ hai liên tiếp. Trong khi dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng, sự không ổn định về tình hình Covid đang tạm thời kìm hãm mọi thứ lại.
Số ca nhiễm hằng ngày được ghi nhận đã đạt kỷ lục mới ở Nam Phi và Vương quốc Anh.
Chứng khoán Mỹ bật tăng khi nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ chống lại giá cả tăng cao một cách hiệu quả mà không làm cản trở tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ định giá mức tăng ba phần tư điểm phần trăm của lãi suất vào cuối năm 2022 theo tín hiệu của các quan chức. Các dự báo mới cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 và thêm 2 đợt nữa vào năm 2024. Fed sẽ tăng gấp đôi tốc độ mà họ thu hẹp QE lên 30 tỷ đô la một tháng, đưa cơ quan này đi đúng hướng để kết thúc chương trình vào đầu năm 2022, thay vì vào giữa năm như kế hoạch ban đầu.
Giá dầu thô WTI tăng 1.2% lên $71.58/thùng
Giá vàng tăng 0.4% lên $1.777/ounce
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD kết thúc phiên với đà giảm khi chỉ số DXY giảm 0.2% xuống 96.34.
Trong tuần trước, trữ dầu tại Mỹ giảm 4.584 triệu thùng, gấp đôi kỳ vọng ban đầu là 2.082 triệu thùng. Đây cũng là mức giảm rất mạnh so với con số của tuần trước nữa là 240 nghìn thùng. Ngoài ra, trữ xăng cũng giảm 719 nghìn thùng, trong khi đó kỳ vọng là tăng 1.6 triệu thùng.
Dầu hiện vẫn chưa có nhiều biến động sau tin này, hiện giảm nhẹ xuống $70/thùng.
Theo Deutsche Bank, lạm phát cao nhưng giá vàng không tăng là một tín hiệu không tốt với vàng, và có vẻ như vàng sẽ không có một năm 2022 êm đềm. Deutsche Bank dự báo vàng sẽ chốt năm 2022 ở mức 1,750. Trước đó, Credit Suisse cũng nhận định vàng sẽ suy yếu trước sức mạnh của đồng đô la, và nếu phá 1,759 có thể hướng tới kiểm tra 1,691. Và phá 1,691 có thể đưa vàng xuống dưới vùng 1,561.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang mở cửa khá trầm lắng khi giới đầu tư chờ đợi kết quả của cuộc họp Fed, khi Fed được kỳ vọng sẽ hawkish hơn, đẩy nhanh tốc độ thắt chặt và tăng triển vọng nâng lãi suất. Chỉ số Dow Jones giảm 0.28%, chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi và chỉ số Nasdaq giảm 0.05%.
Sau báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ và CPI Canada, thị trường tiền tệ vẫn chưa có nhiều biến động khi cuộc họp Fed vẫn đang là tâm điểm. Chỉ số DXY gần như không đổi trong ngày. Đa phần các đồng tiền đều biến động nhẹ, trừ một số đồng high-beta:
Vàng giảm 0.2% xuống 1,766. Dầu giảm 0.4% xuống $70/thùng.
Nhìn chung, hai tin CPI Canada và doanh số bán lẻ Mỹ không có quá nhiều ảnh hưởng khi tâm điểm chính của phiên Mỹ vẫn là cuộc họp FOMC. Chỉ số DXY tiếp tục biến động quanh 96.5 điểm. AUD đang là đồng tiền mạnh nhất phiên khi tăng gần 0.6%. CAD tiếp tục ở quanh mức giảm 0.17% so với USD. Dầu đã hồi phục lại đôi chút và lấy lại mốc $70.