AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
MSCI Trung Quốc ở mức định chạm đáy kỷ lục, đã giảm 10% so với đầu năm, hoạt động kém hơn thị trường toàn cầu 8% và hiện đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 8.2 lần - ngang bằng với mức đáy trước đó đạt được kể từ năm 2014.
Trong lịch sử, nếu các nhà đầu tư mua vào chỉ số MSCI Trung Quốc ở mức định giá này, họ sẽ tạo ra lợi nhuận trung bình là 12% trong một tuần.
Do chứng khoán toàn cầu được hưởng lợi từ kỳ vọng lãi suất thấp hơn, MSCI Trung Quốc hiện cũng đang giao dịch với mức chiết khấu kỷ lục so với MSCI World và EM.
Mặc dù các chỉ số kinh tế gần đây không cho thấy sự cải thiện đáng kể nhưng chắc chắn chúng không cho thấy mức độ suy thoái như thị trường chứng khoán đã thế hiện.
Nhìn vào thị trường ngoại hối, hàng hóa và thu nhập cố định, có vẻ như các nhà đầu tư cổ phiếu đang định giá theo quan điểm bi quan hơn về nền kinh tế trong nước so với các nhà đầu tư ở các thị trường khác.
Bà chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ phát biểu:
Hôm nay không có người phát ngôn của Cục Dự trữ Liên bang, trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) ngày 30 và 31 tháng 1:
Ngân hàng Mizuho cho biết Nhật Bản sẽ chấp nhận sự sụt giảm của đồng Yên trong thời gian tới, hy vọng nó sẽ tăng lên khi ngân hàng thắt chặt chính sách, có thể sớm nhất là vào quý 2.
Ngoài ra, Ngân hàng Mizuho nói rằng trong khi Fed, ECB và BoE vẫn chưa hoàn toàn thừa nhận rằng việc cắt giảm lãi suất sắp diễn ra, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản muốn tránh đưa ra một sự thay đổi đột ngột vì nó có thể gây áp lực tăng giá lên JPY một cách không tương xứng. Việc giảm lợi suất và lợi nhuận sẽ phối hợp với nhau để khuếch đại các động thái ngoại hối (sức mạnh của đồng yên). Do đó, BoJ sẽ không vội vàng điều chỉnh chính sách có thể được hiểu là thắt chặt và kết luận:
Các nhà phân tích tại J.P. Morgan cho biết:
Tạp chí Phố Wall đã theo dõi vấn đề này với các đoạn trích từ các nhà phân tích ngân hàng khác:
Dầu thô WTI hiện ở $73.21/ thùng trong khi dầu thô Brent ở $78.16/ thùng:
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Công ty phân tích dữ liệu vận chuyển Sea-Intelligence cho biết sự gián đoạn trong vận chuyển do các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ đã gây thiệt hại cho chuỗi cung ứng nhiều hơn so với đại dịch COVID-19:
Chủ tịch Fed San Francisco Daly cho biết:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 đã phá vỡ cả kỷ lục trong ngày và kỷ lục đóng cửa kể từ tháng 1 năm 2022 khi tăng 59 điểm lên mức cao nhất mọi thời đại: 4,839. Công nghệ nổi bật trong số các lĩnh vực thuộc S&P 500, tăng 2.35% trong ngày và 4% trong tuần. Sức mạnh của Phố Wall dường như sẽ phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có hạ cánh mềm hay không. Dữ liệu từ Công cụ FedWatch của CME Group tính đến thứ Sáu cho thấy các nhà đầu tư hiện đang định giá khoảng 47% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3, giảm mạnh so với mức 81% một tuần trước đó.
Trên thị trường FX, USD giảm nhẹ. CAD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. GBPUSD tăng lên 1.2702 từ 1.2660 trước đó và EURUSD tăng 25 pip lên 1.0894. CAD hồi phục bất chấp giá dầu giảm khi doanh số bán lẻ khả quan. USD/CAD kết thúc tuần giảm 56 pip xuống 1.3427. USD/JPY tăng lên 148.50 vào đầu phiên Mỹ nhưng lại giảm xuống và đóng cửa ở mức 148.11.
Vàng tăng $6 lên $2,028. Bitcoin duy trì dưới $42K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.4 bps xuống 4.13%. Dầu giảm nhẹ vào thứ 6, nhưng hướng tới mức tăng hàng tuần do căng thẳng ở Trung Đông, sự gián đoạn sản lượng dầu do thời tiết lạnh giá ở Mỹ cùng với những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu. Dầu thô WTI giảm 26 cents xuống $73.82/ thùng
Mặc dù dự kiến doanh số bán lẻ tháng 12 tốt hơn, nhưng vẫn có một khoảng cách lớn - và có thể đang ngày càng lớn hơn - giữa người tiêu dùng Canada và Mỹ. Đồng USD/CAD ban đầu giảm sau báo cáo nhưng nhanh chóng hồi phục về mức cũ.
Các tin chính:
Thị trường:
Sau phiên giao dịch sôi động với lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh hôm qua, hôm nay các đồng tiền chính giao dịch thận trọng. Các nhà giao dịch chưa có niềm tin mạnh mẽ vào bất kỳ hướng nào.
Cặp USD/JPY tăng mạnh lên 148.80 vào đầu phiên nhưng nhanh chóng giảm xuống và dao động quanh mức 148.10-20 trong phần lớn thời gian. Điều này diễn ra cùng với việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 4.17% xuống 4.13%.
Bên cạnh đó, đồng bảng Anh nhận được nhiều sự chú ý sau khi dữ liệu bán lẻ của Anh tháng trước gây thất vọng. Dữ liệu này cho thấy mức giảm doanh số bán lẻ mạnh nhất kể từ thời kỳ đại dịch và khiến cặp GBP/USD giảm từ 1.2695 xuống 1.2665, trước khi chững lại gần mức đáy trong phiên.
Mặc dù chứng khoán Trung Quốc không mấy sôi động, đồng đô la Úc vẫn tăng giá nhờ tâm lý tích cực hơn đối với rủi ro trên thị trường chứng khoán Châu Âu và Mỹ. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.4%, cho thấy chỉ số có thể sẽ cố gắng vượt mốc 4,800, góp phần cải thiện tâm lý chung của thị trường hôm nay.
AUD/USD tăng 0.4% lên 0.6595, đi ngược với xu hướng tăng giá của đồng đô Mỹ trong đầu tuần. Điều này cho thấy các loại tiền tệ hàng hóa nói chung đang thách thức sức mạnh của đồng đô la.
Vàng cũng đang tăng, tiến gần mức 2,033 USD sau khi vượt qua các mức quan trọng trong ngắn hạn. Bitcoin đang tìm cách ổn định sau khi giảm xuống gần 40,000 USD hôm qua. Hiện tại, giá Bitcoin đang quanh quẩn mức đáy của giai đoạn giữa tháng 12 và tháng 1.
Fitch Ratings đã đưa ra nhận định về việc các NHTW thay đổi chính sách lãi suất trong năm nay:
Giá dầu thô đang tăng vọt sau khi Reuters đưa tin Ukraine đã tấn công một kho dầu chiến lược gần St Petersburg và nhằm vào các kho dầu quan trọng được sử dụng một phần để cung cấp nhiên liệu cho mặt trận chiến tranh của Nga. Về phía mình, Nga không xác nhận các cuộc tấn công, mặc dù thừa nhận rằng một số máy bay không người lái đã bị bắn hạ từ trên trời bằng hệ thống phòng thủ của Nga.
Trong khi đó, Chỉ số DXY đang gặp khó khăn trên biểu đồ kỹ thuật. Trong khi đó, kỳ vọng cắt giảm lãi suất dần hạ nhiệt khi thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên từ tháng 3/2024 hiện đã lùi sang tháng 5. Điều này khiến đồng tiền có thể mạnh lên một chút nhưng không đủ đáng kể để thoát khỏi mức hiện tại.
Dầu thô WTI hiện giao dịch ở mức $73.85 và Dầu Brent giao dịch ở mức $78.98 tại thời điểm viết bài.
Christine Lagarde, Chủ tịch ECB, đang có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Davos. Sau khi tham gia hai cuộc tọa đàm trong tuần này vào thứ Năm, bà tiếp tục tham gia cuộc tọa đàm về chủ đề "Triển vọng Kinh tế Toàn cầu" ngày hôm nay.
Cuộc thảo luận này sẽ đưa ra quan điểm về cách các nhà hoạch định chính sách cân bằng mục tiêu tăng trưởng và lạm phát bằng cách áp dụng các công cụ phù hợp, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài. Lagarde cho biết lạm phát đang giảm xuống ở Eurozone và trên toàn thế giới, trong khi thị trường việc làm đang dần hồi phục. Tuy nhiên, bà đã tránh bình luận cụ thể về chính sách tiền tệ trong quá trình nhận xét về triển vọng kinh tế vì ECB đã bước vào "giai đoạn im lặng" trước cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Vào thứ Tư, Lagarde đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg và thể hiện rằng "ECB có thể cắt giảm lãi suất vào mùa hè". Những nhận xét của Christine Lagarde đã khiến thị trường giảm bớt kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất sớm. Các nhà hoạch định chính sách của ECB tiếp tục phản bác trước những kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, và thể hiện sự quan trọng của các dữ liệu kinh tế sắp tới.
ECB đã duy trì lãi suất trong hai cuộc họp liên tiếp vào tháng 12 trong khi hạ thấp dự báo tăng trưởng và lạm phát. “Các quyết định trong tương lai sẽ đảm bảo rằng lãi suất được đặt ở mức thắt chặt vừa đủ trong thời gian cần thiết,” họ cho biết trong thông cáo đi kèm
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích triển vọng của vàng và bạc trong thời gian tới:
Đồng USD hiện đang hồi phục, tuy nhiên chuyên gia chiến lược Scotiabank, Shaun Osborne, dự báo đồng USD sẽ suy yếu từ quý 2 trở đi:
Tổng mức cắt giảm lãi suất trong năm 2024 hiện được dự báo ở mức khoảng 118bp so với mức 111bp sau báo cáo CPI Vương quốc Anh vượt kỳ vọng vào đầu tuần.
Tuy nhiên, với dữ liệu Doanh số bán lẻ bi quan trong tháng 12, thị trường vẫn giữ nguyên kỳ vọng về lần cắt giảm đầu tiên diễn ra vào tháng 6, trong khi xác suất hạ lãi suất vào tháng 5 giảm nhẹ xuống 56% so với mức 58% được ghi nhận sau báo cáo CPI hôm thứ Tư.
Vậy dữ liệu doanh số bán lẻ cho ta biết điều gì về nền kinh tế Anh và triển vọng lãi suất?
Đây rõ ràng là một cuộc chiến dai dẳng giữa các hộ gia đình và hoạt động tiêu dùng tại Anh. Lạm phát ở mức cao tiếp tục đề nặng lên người tiêu dùng. Trừ khi áp lực giá giảm bớt, BoE sẽ phải chật vật cân bằng mọi thứ và "câu giờ" càng lâu càng tốt trước khi nền kinh tế rạn nứt. Dùa sao thì dữ liệu PMI tháng 12 vẫn cho thấy nền kinh tế nhìn chung đang ổn định, họ vẫn còn cơ hội để xử lý vấn đề trước khi chuyển sang trạng thái cắt giảm lãi suất một cách tuyệt vọng, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.