AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
Các quan chức ở Nigeria đã phát hiện ra một đường ống dẫn dầu bất hợp pháp tại một cảng xuất khẩu dầu lớn của nước này. Đáng nói là đường ống này hoạt động suốt 9 năm mà không bị phát hiện. Dài 4 km từ cảng xuất khẩu Forcados, nơi thường xuất khẩu khoảng 250.000 thùng dầu mỗi ngày (bpd) ra biển, cảnh sát đã mất 6 tuần để tìm ra đường ống này.
___________________
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 11 CLEX22 🟢+0.01%
Nhà đầu tư tỏ ra khá tích cực ngay đầu phiên Âu, hỗ trợ các chỉ số chính hồi phục sau đà giảm hôm qua.
Theo số liệu từ hải quan nước này, xuất khẩu Ngô tháng 9 của Brazil đạt 6.8 triệu tấn, cao nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê từ năm 1997. So với tháng trước, xuất khẩu ngô giảm 9% nhưng tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Tây Ban Nha, Nhật Bản, Iran và Ai Cập là các nước nhập khẩu ngô hàng đầu từ Brazil trong tháng 9.
Ngược lại, xuất khẩu đậu tương giảm mạnh 11% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh.
___________________
Hợp đồng kỳ hạn Ngô tháng 12: ZCEZ22 🔴-0.11%
Hợp đồng kỳ hạn Đậu tương tháng 11: ZSEX22 🔴-0.24%
Theo Bộ trưởng Mohammed Al-Fares:
Dầu WTI hiện đang giao dịch ở mức $87.6 - mức thấp nhất trong ngày.
Chỉ số DXY tăng nhẹ sau đà giảm liên tiếp ở phiên Á, lên mức 110.98 nhưng vẫn còn lưỡng lự chưa thể quay lại 111.
Lĩnh vực công nghiệp của Đức tiếp tục chịu áp lực lớn trước lo ngại suy thoái và cuộc khủng hoảng năng lượng bao trùm.
Mỹ đang chuẩn bị giảm quy mô trừng phạt đối với Venezuela để cho phép Chevron Corp. tiếp tục bơm dầu, tạo cơ hội mở cửa trở lại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết các chi tiết vẫn đang được thảo luận và nói rằng thỏa thuận có thể được thông qua.
Nếu thỏa thuận được thông qua và Chevron, cùng với các công ty dịch vụ dầu mỏ của Mỹ, được phép hoạt động trở lại ở Venezuela, nước này sẽ chỉ cung cấp một lượng dầu mới với số lượng hạn chế ra thị trường thế giới trong ngắn hạn. Venezuela từng là nhà sản xuất dầu lớn, bơm hơn 3.2 triệu thùng/ngày trong những năm 1990, nhưng ngành công nghiệp nhà nước đã sụp đổ trong thập kỷ qua vì thiếu đầu tư, tham nhũng và quản lý yếu kém. Các biện pháp trừng phạt do chính quyền Trump san lấp càng làm sụt giảm sản lượng và buộc các công ty phương Tây phải rời khỏi đất nước.
Giá nhà ở dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay và 15% nữa trong thời gian tới, so với mức cuối năm 2021, các nhà phân tích bao gồm Gurpreet Singh Sahi cho biết.
Bên dưới vùng đầm lầy rải rác cối xay gió của Hà Lan là nơi dự trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu. Cánh đồng Groningen rộng lớn có đủ sức chứa chưa được khai thác để thay thế phần lớn nhiên liệu mà Đức từng nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, khu vực này đang trong quá trình đóng cửa và Hà Lan đang từ chối lời kêu gọi bơm thêm, ngay cả khi châu Âu chuẩn bị cho mùa đông có lẽ là khắc nghiệt nhất kể từ Thế chiến II. Vì việc khoan đã dẫn đến các trận động đất lặp đi lặp lại, các quan chức Hà Lan không hề muốn thất hứa và khiến cư dân phản ứng dữ dội.
Robertson cho biết:
NZD/USD trong phiên giao dịch:
Đồng bạc xanh giảm điểm, hiện đang giao động quanh mức 110.900. Trong khi đó AUD, NZD hồi phục, đang là đồng tiền mạnh nhất. EUR, GBP đều tăng nhẹ so với USD, còn JPY biến động không lớn, vẫn đang bị đe dọa cán mốc 145.00.
Dữ liệu thặng dư thương mại của Australia hôm nay cũng cho thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng mạnh mẽ (chứng tỏ nhu cầu trong nước tăng mạnh), tạo ra một luồng gió mới cho đồng AUD.
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng chính quyền Biden đang xem xét khả năng nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela để cho phép Chevron xuất khẩu nhiều dầu hơn ra khỏi đất nước. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này đạt được, có lẽ sẽ phải mất nhiều năm nữa Chevron mới có thể bơm được đủ lượng dầu cần thiết ra khỏi đất nước. Dầu giảm trong phiên giao dịch tại đây.
Thị trường chứng khoán khu vực biến động trái chiều, HĐTL Mỹ tăng nhẹ.
Lợi nhuận quý III của Samsung Electronics Co Ltd dự kiến giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm đầu tiên trong gần ba năm, do suy thoái kinh tế làm suy yếu nhu cầu đối với các thiết bị điện tử và chip cung cấp năng lượng. Trên toàn cầu, lạm phát đang gia tăng, các ngân hàng trung ương đang mạnh tay tăng lãi suất, lo ngại về suy thoái đang gia tăng và sự không chắc chắn về hậu quả từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vẫn luôn hiện hữu. Kết quả là, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đã tiết kiệm chi tiêu hơn.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Mohammed Al-Fares hôm 05/10 cho biết quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ sẽ có tác động tích cực đến thị trường dầu mỏ, hãng thông tấn nhà nước đưa tin. Ông cho biết OPEC+ hoạt động để phục vụ nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải đe dọa nó. Ông nói: “Chúng tôi hiểu mối quan tâm của người tiêu dùng về việc giá cả có khả năng tăng nhưng điều thúc đẩy chúng tôi đến (OPEC +) là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu”. Ông cho biết OPEC + không bao giờ đưa ra quyết định với mục đích thực thi "quyền bá chủ", mà thay vào đó, OPEC + luôn quan tâm đến việc cung cấp đủ nguồn cung cho thị trường với giá cả hợp lý không gây hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Trong phiên hôm qua, trước sức ép từ USD và lợi suất trái phiếu Mỹ, BTC đã bị đạp tương đối mạnh về gần $19,000. Hiện tại, có vẻ như tâm lý đã ổn định hơn rất nhiều và cả tiền điện tử đang hồi trở lại. BTC do đó cũng hồi phục về trên $20K.
Hầu như tất cả các trang báo đều theo dõi vấn đề này. Tổng thống Venezuela Maduro sẽ không sớm cho phép bất kỳ cuộc đàm phán nào với phe đối lập. Ý kiến phản đối chính thứ hai là ngay cả khi ông ta làm vậy thì cũng sẽ mất nhiều năm trước khi Chevron có thể bơm thêm một lượng dầu thực sự có ý nghĩa.
Phó Thủ tướng New Zealand và Bộ trưởng Tài chính Robertson nhận xét rằng:
Nhận xét của Robertson được đưa ra sau đợt tăng lãi suất ngày hôm qua từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand.
AUD và NZD đang là 2 đồng tiền mạnh nhất phiên hôm nay.
JPY chưa có nhiều thay đổi, còn lại các đồng tiền khác đều tăng khoảng 0.2% so với USD.
Theo SocGen:
Cập nhật giá dầu lúc này:
Cán cân thương mại của Úc trong tháng 8 thặng dư 8.324 tỷ đô la Úc, thấp hơn so với dự kiến 10.0 tỷ đô la Úc
Xuất khẩu tăng 2.6% so với tháng trước
Nhập khẩu tăng 4.5% so với tháng trước
Chỉ báo của ANZ về xu hướng giá đối với 17 mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã rất nỗ lực hồi phục về cuối phiên, tuy vậy vẫn đã chốt phiên giảm điểm khi thị trường đánh giá hai báo cáo PMI và biên chế lao động ADP tại Mỹ. PMI dịch vụ dù có giảm từ 56.9 xuống 56.7 nhưng vẫn cao hơn kỳ vọng 56.0, còn biên chế lao động ADP tăng 208 nghìn, sát với dự báo 200 nghìn.
Sau vài phiên nhường sân khấu cho các đồng tiền khác, USD đã tăng trở lại khi báo cáo PMI dù có cho thấy hoạt động kinh tế hạ nhiệt, từng đó vẫn là chưa đủ để kỳ vọng vào việc Fed xoay trục chính sách. Ngoài ra, một số bình luận hawkish từ chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cũng phần nào củng cố kỳ vọng Fed diều hâu. Hiện tại, thị trường đang định giá 67.8% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp.
Vàng giảm hơn $9/oz, nhưng cũng đã hồi phục từ đáy trước sức ép của USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Lợi suất Mỹ khắp các kỳ hạn đã tăng từ 5-13bp, trong đó lợi suất 10 năm tăng mạnh nhất, chạm mức 3.75% trong phiên hôm qua. Dầu tăng 1.43% lên $87.76 sau khi OPEC+ tuyên bố cắt sản lượng 2 triệu thùng/ngày, đồng thời tồn kho dầu tại Mỹ giảm mạnh.
BofA nhận định về USDJPY tới quý I/2023:
Các hợp đồng đáo hạn đáng chú ý hôm nay:
Theo Goldman Sachs
Bloomberg có nhận định về các quỹ phòng hộ sử dụng thuật toán:
Các nhà phân tích tại ngân hàng kỳ vọng:
Dự báo:
Fitch đã thay đổi dự báo của mình về triển vọng nền kinh tế Anh:
PMI xây dựng của Úc tháng 9 đạt 46.5 (trước đó là 47.9).
Theo thông tin từ Wall Street Journal:
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphel Bostic phát biểu:
Chính quyền Mỹ không hài lòng với quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + . Trước đó OPEC + đã ra quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày.
"Sau khi RBA bất ngờ dovish, nhiều người kỳ vọng RBNZ cũng sẽ như vậy. Nhưng họ đã gây bất ngờ khi tăng 50bp, thậm chí còn thảo luận về việc tăng 75bp.
"Nhìn chung, việc họ cân nhắc tăng lãi suất mạnh cùng với việc khó chịu trước NZD yếu sẽ hỗ trợ đồng kiwi trong ngắn hạn, cùng với khẩu vị rủi ro được cải thiện khi thị trường đánh giá khả năng Fed xoay trục."
Đội dầu tại Goldman Sachs đã rất bullish trong một thời gian nên đây không phải là một bất ngờ lớn nhưng sau quyết định hôm nay của OPEC+, họ đã nâng dự báo quý IV từ $100 lên $110/thùng.
Nhà Trắng đưa ra bình luận nói rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ là một dấu hiệu 'rõ ràng' cho thấy khối này đang 'liên kết với Nga'.
Lướt qua cuộc họp OPEC+ ở Vienna là một sự thật bất thành văn: ngoài Nga, nhiều nước thành viên coi thường trần giá dầu của G7. Đối với họ, đó là một tiền lệ vớ vẩn về việc người tiêu dùng muốn định đoạt giá dầu. Nó có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán, nhưng nó có thật.
Nếu bạn là Mohammed bin Salman - người vẫn đang quay cuồng với thảm họa Khashoggi - thì tại sao bạn lại chấp nhận giới hạn giá? Nếu bị áp lên Nga, tại sao nó không thể áp được lên bạn? OPEC có rất nhiều quốc gia không thân với Mỹ và việc cho phép áp trần giá dầu Nga sẽ đặt ra một tiền lệ khủng khiếp cho họ.
Vì vậy, câu hỏi tiếp theo là: Mục tiêu chính xác của họ là gì?
Có thể họ chỉ đơn giản muốn tạo một mức sàn quanh 80-90 USD/thùng. Điều đó sẽ đảm bảo Nga có thị trường để bán dầu của mình nhưng vẫn có ưu thế.
Trường hợp xấu nhất là họ đang đứng về phía Nga trong một cuộc chiến năng lượng. Ai cũng cần dầu và bằng cách gây sức ép lên thế giới, họ có thể sắp xếp lại chính trị châu Âu để lấy ưu thế.
GDPNow Fed Atlanta đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP quý III từ 2.4% lên 2.7%.
Nhà Trắng cho biết họ không xem xét việc xả thêm dầu từ dự trữ chiến lược nhưng đó có thể đang chơi bài cây gậy và củ cà rốt để OPEC không cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố từ Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese:
Tổng thống thất vọng trước quyết định thiển cận của OPEC+ trong việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất khi nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực tiếp tục từ chiến tranh Ukraine. Vào thời điểm mà việc duy trì nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu là điều tối quan trọng, quyết định này sẽ có tác động tiêu cực nhất đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vốn đang quay cuồng với giá năng lượng tăng cao.
Tổng thống cũng kêu gọi các công ty năng lượng Mỹ tiếp tục hạ giá năng lượng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa giá khí đốt bán buôn và bán lẻ.
Theo hành động hôm nay, Chính quyền Biden cũng sẽ tham vấn Quốc hội và cơ quan chức năng về các công cụ để giảm bớt sự kiểm soát của OPEC+ lên giá năng lượng.
Đồng bảng Anh có một ngày khó khăn khi giảm sâu tới hơn 200 pips, hiện GBP/USD đang ở ngưỡng 1.12508