AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas, Esther George cho biết:
JPM đã đưa ra các dự báo mới nhất về tăng trưởng tại Trung Quốc:
Nếu có một từ để nói về phiên hôm qua thì đó là sự lạc quan. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh sau bình luận rằng tổng thống Biden sẽ đánh giá lại thuế quan áp đặt lên Trung Quốc trong thời kỳ tổng thống Trump. Các cổ phiếu lĩnh vực tài chính và năng lượng tăng mạnh nhất trong phiên. S&P 500 Energy tăng 2.68% và tăng hơn 50% từ đầu năm tới giờ, tiếp tục là mảng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khi chỉ số chung S&P 500 đã giảm khoảng 17%.
Tuy nhiên, tới giờ, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ lại tiêu cực trở lại sau khi Snap Inc. cho rằng tình hình vĩ mô xấu đi đã có ảnh hưởng rất nhiều tới công ty và họ sẽ khó đạt dự báo doanh thu trước đó. Meta, công ty mẹ Facebook cũng đã giảm sau phiên giao dịch chính.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tại các kỳ hạn đều đã tăng trở lại sau một phiên giảm sâu.
Dù lợi suất trái phiếu tăng, đồng đô la lại sập rất mạnh, đặc biệt sau những bình luận có phần hawkish từ chủ tịch ECB Christine Lagarde, khi bà dự báo lãi suất sẽ tăng 50bp cho tới tháng 9/2022. Ngoài ra, một số bình luận từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ rằng sẽ không ngần ngại thắt chặt để kiềm chế lạm phát cũng đã gây thêm sức ép lên USD. Trong phiên hôm qua:
Vàng tưởng như có một phiên thăng hoa, chạm đỉnh ngày tại $1,865, tuy nhiên đã đảo chiều trong phiên Mỹ về 1,853 và cuối cùng đóng cửa quanh mức này. Hiện vàng hầu như chưa có nhiều thay đổi. Dầu WTI có một phiên khá biến động khi quét mạnh 2 chiều, sau đó đóng cửa giảm nhẹ, và tới sáng nay tiếp tục giảm thêm 0.7% xuống $109.6/thùng. Dầu Brent sau khi đóng cửa tăng khoảng nửa USD tới sáng nay cũng bắt đầu thoái lui nhẹ, giảm 0.5% xuống $112.77/thùng.
Trên thị trường crypto, Bitcoin đã có một phiên giao dịch không mấy lạc quan và giảm 4%, một lần nữa mất mốc $30K. ETH cũng đã mất mốc $2K.
Tuần này sẽ tiếp tục là một tuần bận rộn. Hãy điểm qua một số sự kiện chính trong hôm nay tới thứ Sáu:
Theo các nhà phân tích định lượng tại JPMorgan:
Theo Morgan Stanley
Theo ông Raphael Bostic:
Theo ông Raphael Bostic:
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đóng cửa khởi sắc, trừ FTSE MIB của Ý chỉ tăng nhẹ:
Theo ông Francois Villeroy:
Theo ông Andrew Bailey:
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết:
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy cho biết:
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc, ông Andrew Baily cho biết:
GBP/USD hiện vẫn chưa có tín hiệu nào bất thường sau phát ngôn tới từ ông Baily, hiện cặp tiền đang giao dịch tại mốc 1.2573.
Hôm nay là ngày giao dịch khá sôi động của vàng:
Thị trường chứng khoán Mỹ mở đầu phiên giao dịch ngày 23 tháng 05 trong sắc xanh. Dow Jone và S&P 500 tăng nhẹ sau khả năng về việc Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét lại thuế quan do chính quyền Trump áp đặt trước đó với hàng hóa Trung Quốc.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tiếp tục suy yếu, tạo điều kiện cho các đồng tiền trong G7 thể hiện sức mạnh. EUR và CHF là 2 đồng tiền chú ý nhất trong hôm nay, sau phát ngôn tới từ các quan chức của ECB và SNB về vấn đề suất thời gian tới.
Cập nhật các đồng tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Bộ ngoại giao Nga đã đưa ra những phát biểu mới nhất về cuộc chiến tại Ukraine:
FED Chicago ghi nhận chỉ số hoạt động quốc gia trong tháng 4 đã tăng lên 0.47 so với mức 0.36 tháng trước.
Andrea Maechler, nhà kinh tế học và thành viên của Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) cho biết:
Tin tức đang được lan truyền rằng đã có một âm mưu ám sát Tổng thống Putin cách đây vài tháng từ trong nội bộ nhưng bất thành, tờ Pravda của Nga đưa tin.
Bất chấp sự phục hồi muộn màng trong những giờ giao dịch cuối cùng vào tuần trước, chứng khoán Mỹ vẫn trải qua một tuần khó khăn và đóng cửa giảm tuần thứ bảy liên tiếp. "Bong bóng" cổ phiếu công nghệ có vẻ đã xuất hiện và nếu vậy, bất kỳ dấu hiệu phục hồi nào có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Đồng Rúp của Nga đã tăng khoảng 4% so với đồng USD và EUR vào thứ Hai, hướng tới mức cao nhất trong nhiều năm đạt được vào tuần trước, được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát thị trường ngoại hối của Nga.
Lúc 17h50 đồng Rúp đã tăng 4% khi chỉ số USD/RUB giảm xuống 57.85, không xa so với mức 57.0750.
Đồng USD tiếp tục suy yếu trước khi bước vào phiên Mỹ khi chỉ số DXY hiện giảm 0.86% xuống sát mốc 102.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng:
“Không ai được đánh giá thấp ý chí kiên định, kiên cường và khả năng của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Rõ ràng đây là những lời "cảnh báo" hướng tới Mỹ khi ông Biden đưa ra bình luận trước đó.
Không có nhiều thay đổi đối với lượng tiền gửi nhìn chung nhưng xu hướng vẫn khá rõ ràng. SNB sẽ không thay đổi quan điểm can thiệp ngoại hối và điều đó chắc chắn sẽ được duy trì.
Tỷ giá EUR/USD đang tăng tăng mạnh và hướng tới 1.0700, khi đồng euro tận dụng chỉ số IFO lạc quan của Đức và các bình luận hawkish từ bà Lagarde. Bà Lagarde cho biết ECB có khả năng thoát khỏi mức lãi suất âm vào cuối quý 3. Đồng đô la Mỹ bị bán tháo nhiều khi tâm lý risk-on bao trùm thị trường.
Đồng EUR được hỗ trợ từ những bình luận diều hâu gần đây của ECB, khi các nhà hoạch định chính sách ẩn ý về một đợt tăng lãi suất vào tháng Bảy. Cuối tuần qua, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết lần tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ có thể đến vào tháng Bảy và hạ thấp khả năng tăng 50bps.
Đồng euro hiện đang bật tăng mạnh trong khi đồng USD sụt giá.
Thị trường chứng khoán khởi sắc đầu phiên Âu cũng gây áp lực lên đồng đô la, vốn đã giảm mạnh vào tuần trước.
EUR/USD hiện tăng gần 1% sau khi bà Lagarde có những bình luận khá hawkish:
Các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài và điều đó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực công nghiệp của Đức trong những tháng tới.
Đồng đô la Mỹ hiện đang là đồng tiền yếu nhất khi bắt đầu tuần mới.
Đồng đô la đã chứng kiến sự sụt giảm hàng tuần đầu tiên trong bảy tuần vừa qua. Hai đồng Antipodeans đang dẫn đầu mức tăng ngày hôm nay, giữ hơn 1% so với đồng bạc xanh.
Trong khi đó, GBP/USD tăng 0.6% lên 1.2570:
Mức cao nhất ngày 4 tháng 5 tại 1.2638 sẽ là kháng cự quan trọng cần theo dõi.
AUD/USD giao dịch trở lại trên 0.7100 và nhắm mục tiêu đến mức thoái lui 38.2 Fib tại 0.7147:
NZD/USD trong tình trạng tương tự khi cặp tiền này tăng hơn 1% lên 0.6470:
Giá dầu tăng trong ngày thứ Hai do nhu cầu nhiên liệu của Mỹ tăng, nguồn cung thắt chặt và đồng đô la Mỹ yếu hơn một chút, khi Thượng Hải chuẩn bị mở cửa trở lại sau hai tháng phong tỏa làm dấy lên lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại.
HĐTL dầu Brent tăng 97 cent lên 113.52 USD/thùng vào lúc 06:51 GMT, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 80 cent, tương đương 0.73% lên 111.08 USD/thùng, bổ sung vào mức tăng nhỏ của tuần trước.
Đây là một khởi đầu khá vững chắc và tích cực cho thị trường chứng khoán châu Âu. HDDTL S&P 500 tăng 1.1%, HĐTL Nasdaq tăng 1.3% và HĐTL Dow Jones tăng 0.9% vào hiện tại.
Đồng đô la đang sụt giá và hai đồng Antipodean dẫn đầu mức tăng.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Hai cho biết ông sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, thể hiện sự ủng hộ trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á kể từ khi nhậm chức, và cũng thể hiện sự phản đối của Hoa Kỳ trước những hành động của Trung Quốc trong khu vực.
Đây là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ của họ với Hoa Kỳ, khi Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình.