AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
Giáo hoàng Francis cho biết ông đang thúc đẩy một cuộc gặp với Vladimir Putin ở Moscow để cố gắng kết thúc chiến tranh, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga vào thứ Ba (03/05) lần đầu tiên sau hơn một tháng.
Các động thái ngoại giao diễn ra khi Tổng thống Joe Biden có kế hoạch thúc đẩy tầm quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bằng chuyến thăm tới nhà máy sản xuất tên lửa chống tăng Javelin của Tập đoàn Lockheed Martin . Trong khi đó, Thủ tướng Ý Mario Draghi kêu gọi đại tu lại các cơ chế của Liên minh châu Âu để đối mặt với những thách thức liên quan đến cuộc xâm lược của Nga.
Thị trường:
• AUD mạnh nhất, USD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tăng nhẹ; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.1%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 3.5 bps xuống 2.959%
• Vàng cố định ở mức $1,863
• Dầu thô WTI giảm 1.2% xuống 103.90 USD
• Bitcoin tăng 0.7% lên 38,569 USD
Phiên giao dịch Châu Âu bắt đầu với việc RBA nâng lãi suất tiền mặt, thêm 25 bps lên 0.35%. Điều này đã làm cho đồng Aussie tăng nhẹ từ 0.7090 lên 0.7147 trước khi bị kìm hãm bởi sức mạnh của Dollar.
Ngân hàng trung ương Úc đã sẵn sàng cho chính sách thắt chặt hơn nữa và tăng lãi suất nhiều hơn trong những tháng tới. Tuy nhiên, thị trường dường như đã chuẩn bị cho các kịch bản này.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu phiên hôm nay bứt phá với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng 3% và lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức chạm 1% lần đầu tiên kể từ năm 2015.
Tỷ giá EUR/USD trước đó giằng co tại 1.0500 trước khi tăng nhẹ lên 1.0550. Thêm nữa, tỷ giá USD/JPY chủ yếu dao động quanh 130.00-10 trước khi giảm xuống 129.90 ở thời điểm hiện tại.
AUD/USD đã chứng kiến mức tăng 1% trong ngày, trở lại lên mức 0.7110-20.
Nhìn chung, tâm trạng thị trường khá ảm đảm. Mọi sự tập trung đang hướng về cuộc họp FOMC trong ngày mai.
Thành phố Trịnh Châu (nằm ở tỉnh Hà Nam và có 10 triệu dân) vừa công bố các biện pháp phong tỏa COVID-19 mới, có hiệu lực từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 5!
Chính sách “zero-Covid” vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.
"Tại thời điểm này, người ta phải tự hỏi liệu Trung Quốc có ước tính được chi phí kinh tế của chính sách “zero-Covid” hiện tại hay không.”
Đối với thị trường, điều này chỉ có nghĩa là chuỗi cung ứng chắc chắn bị gián đoạn nhiều hơn và lạm phát sẽ dai dẳng hơn!”
EUR/USD đang giao dịch trong một phạm vi hẹp, trong bối cảnh các nhà đầu tư thận trọng trước thềm cuộc họp FOMC. Tỷ giá hiện đang chạm mốc 1.0516, tăng 0.12% trong ngày!
Xu hướng hiện tại của cặp tiền dường như sẽ là đi xuống với mục tiêu là mốc 1.0470 (mức đáy ngày 28/4). Nếu cặp tiền vi phạm mốc kể trên, tỷ giá có thể lao xuống mức thấp nhất năm 2017 là 1.0340 (ngày 21 tháng 4).
Cuộc họp của Fed là điểm nóng trong tuần nhưng đừng quên rằng BOE cũng sẽ công bố quyết định của mình trong tuần này. Trước đó:
• BOE tăng lãi suất ngân hàng thêm 25 bps từ 0.50% lên 0.75%
• Đồng bảng Anh lao dốc khi các nhà giao dịch cảm thấy sự lưỡng lự của BOE
Ở khía cạnh nào đó, sự thiếu niềm tin vào 1 BOE diều hâu đã góp phần vào đà lao dốc gần đây của đồng bảng Anh (cùng với đô la Mỹ tăng mạnh) với tỷ giá GBP/USD đã giảm từ mức 1.3200 xuống mức 1.2500 trong vài phiên qua.
BOE là một trong những người đầu tiên cho rằng việc tăng lãi suất là cần thiết để chống lại lạm phát và kể từ đó, sự gia tăng lạm phát cho thấy nhận định của BOE là chính xác. Tuy nhiên, chính nền kinh tế và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đặt họ vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, vì cho rằng việc tăng lãi suất sẽ không có tác dụng gì nhiều để giải quyết vấn đề lạm phát.
Không có nhiều chuyển động đáng chú ý trên bảng điện trong ngày hôm nay. Các nhà giao dịch dồn hết sự quan tâm cho cuộc họp Fed vào ngày mai.
Tùy thuộc vào kết quả của cuộc họp FOMC và phản ứng của thị trường, thị trường có thể chứng kiến khối lượng các hợp đồng ngoại hối đáo hạn lớn hơn vào thứ Năm và thứ Sáu.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy đồng Dollar tiếp tục chiếm ưu thế trước cuộc họp của Fed. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ lợi suất trái phiếu 10 năm đang tăng nhẹ.
Trọng tâm sẽ xoay quanh cuộc họp FOMC vào ngày mai. Hiện tại, các đồng tiền chính không cho thấy nhiều biến động.
Tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ xuống khoảng 1.0500 trong khi USD/JPY đang tìm cách giữ trên 130.00. Trong khi đó, GBP/USD tăng nhẹ quanh mức 1.2530 khi phe Bò đang cố gắng giữ lấy hỗ trợ quan trọng tại 1.2500.
Tuy nhiên, AUD đã có một động thái bứt phá trước đó trong ngày lên 0.7142 nhưng hiện đã thoái lui xuống 0.7097 sau RBA.
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Ba đã cáo buộc Israel ủng hộ phe tân Phát xít Ukraine, leo thang thêm căng thẳng khi trước đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Adolf Hitler có gốc gác Do Thái. Đây là một bình luận khá vô lý, khi Israel là một quốc gia Do Thái.
Israel đã chỉ trích ông Lavrov, nói rằng tuyên bố của ông - nói về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gốc Do Thái - là một sự giả dối "không thể tha thứ".
Các nhà lãnh đạo từ một số quốc gia phương Tây đã lên án những bình luận của Ngoại trưởng Lavrov và tổng thống Zelenskiy cáo buộc Nga đã quên những bài học trong Thế chiến hai.
Trong tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đạt 6.8%, giảm 0.1% với tháng trước và đạt đúng bằng kỳ vọng.
PMI sản xuất tháng 4 tại Anh đạt 55.8, cao hơn so với số liệu sơ bộ 55.3.
Bất chấp áp lực lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất ở Anh vẫn tăng nhẹ. Báo cáo nhận thấy một số khó khăn như số đơn hàng mới giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng và nhu cầu ngoại quốc giảm do chiến sự Ukraine-Nga.
Về mặt giá cả, chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh thứ hai kể từ khi báo cáo PMI được công bố.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ lại tăng lên 3% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm của Đức lần đầu tiên chạm mức 1% kể từ tháng 6 năm 2015. Nhiều khả năng xu hướng tăng của lợi suất sẽ tiếp tục trước thềm cuộc họp Fed.
Điều này sẽ có ảnh hưởng quan trọng với USDJPY, hiện tiếp tục giữ trên mức 130. Vùng đáng chú ý tiếp theo cho cặp tiền này sẽ là 135.
Fed sẽ bắt đầu họp vào ngày hôm nay và công bố quyết định lãi suất lúc 1h sáng ngày 5/5. Đến 1h30, chủ tịch Powell sẽ có buổi họp báo sau cuộc họp. Thị trường đang định giá 98.7% khả năng Fed tăng 50bp. Kỳ vọng lúc này còn bao gồm việc công bố kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán. Như vậy ta có thể tính đến các trường hợp sau:
USD đang chịu chút sức ép trước tâm lý risk-on hiện tại, khi chứng khoán hầu hết đang tăng, nhưng điều này có thể thay đổi trong khoảng 36 tiếng nữa.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu phần lớn đều rất khởi sắc đầu phiên hôm nay, sau khi chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ vào cuối phiên, sau phiên hôm qua suy yếu trước luồng tin tức từ Trung Quốc và Đức, cùng pha "flash crash" của chỉ số OMX 30 của Thụy Điển do lỗi kỹ thuật. Duy nhất có chỉ số FTSE 100 của Anh đang giảm. Tâm điểm thị trường tuần này sẽ là cuộc họp của các ngân hàng trung ương.
Trên thị trường tiền tệ, sau quyết định tăng lãi suất 25bp có phần gây bất ngờ của RBA, AUD hiện là đồng tiền mạnh nhất trong ngày, tuy nhiên đã giảm đáng kể từ đỉnh và đã quay trở lại mức trước khi RBA đưa ra quyết định. Một phần cho việc này có thể là kỳ vọng Fed sẽ là chú diều hâu bự hơn RBA. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất trong khi bầu cử liên bang diễn ra là một nước đi táo bạo. Phần lớn thị trường dự báo tăng 15bp hoặc giữ nguyên lãi suất. Dù vậy, áp lực từ USD là vẫn còn trước khả năng Fed tăng 50bp vào đêm thứ Tư, và lợi suất trái phiếu 10 năm vượt 3%.
Vàng giảm 0.5% xuống $1,855/oz. Áp lực từ lợi suất tăng, đặc biệt là lợi suất thực chuyển dương vẫn đang đè nặng lên kim loại quý không sinh lãi này. Dầu Brent giảm 0.8% và dầu WTI giảm 0.5%. Trong thời gian sắp tới, EU có thể sẽ công bố lệnh cấm dầu Nga. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của lệnh trừng phạt này, dầu đều có khả năng tăng hoặc giảm.
Nhìn chung, có vẻ như châu Âu đang tiếp nối đà tăng cuối phiên Mỹ hôm qua trên phố Wall.
Phản ứng trước việc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến vào thứ Ba, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng người dân Úc đã chuẩn bị cho việc tăng lãi suất trong thời gian qua.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi RBA tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm lên 0.35% so với kỳ vọng của thị trường là tăng 15 điểm cơ bản.
Đảng bảo thủ của Thủ tướng Morrison đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 21 tháng 5. Với việc tăng lãi suất trước cuộc bầu cử, RBA đã cố gắng duy trì sự tín nhiệm của mình với tư cách là một tổ chức độc lập.
Những dữ liệu kinh tế được công bố chiều nay trong phiên Âu:
Số vị thế mở trên thị trường vàng tương lai đã giảm 585 hợp đồng vào đầu tuần theo báo cáo từ CME Group. Mặt khác, khối lượng đã tăng trong phiên thứ hai liên tiếp, lần này là khoảng 17.3 nghìn hợp đồng.
Sự sụt giảm rõ rệt của giá vàng hôm thứ Hai trong bối cảnh số vị thế mở bị thu hẹp, điều này phần nào làm chậm tốc độ của xu hướng giảm. Tuy nhiên kim loại màu vàng dự kiến sẽ tiến tới vùng hỗ trợ mạnh $1850 trong ngắn hạn.
Đà tăng của đồng Aussie đã không được giữ vững sau khi cặp tiền bứt phá 50 pips lên 0.7140 với sự thúc đẩy từ động thái tăng lãi suất "hawkish" của RBA.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Úc tăng lên mức cao nhất trong 7 năm trở đây ở 3.338% sau đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA).
Ngân hàng trung ương Úc đã gây bất ngờ với mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 0.35%. Ngoài việc tăng lãi suất, tuyên bố của RBA cũng gây áp lực đối với trái phiếu chính phủ Úc, do đó thúc đẩy lợi suất.
Các tuyên bố như: “Thật thích hợp để rút kích thích tiền tệ sau đại dịch,” cũng như, “Chúng tôi không có ý định tái đầu tư doanh thu từ trái phiếu chính phủ đáo hạn”, dường như có lợi cho lợi suất.
Sau quyết định tăng lãi suất 25 điểm cơ bản của RBA, AUDUSD đã tăng liền 40 pips.
Thông báo từ RBA:
Nhóm nghiên cứu của Barclays đưa ra những kỳ vọng của họ về quyết định chính sách của Fed đêm mai.
Các quan chức EU cho biết đã có thêm nhiều ngân hàng Nga rời khỏi mạng lưới SWIFT, AFP đưa tin. Hiện chưa có thông tin cụ thể về các ngân hàng này.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde và ông Fabio Panetta thuộc Ban Điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu tham gia cuộc họp Eurogroup hôm nay.
Tôi hy vọng chúng ta sẽ nhận được các bình luận về chính sách tiền tệ và / hoặc triển vọng kinh tế từ bài phát biểu này.
Quyết định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ được công bố vào lúc 11h30 ngày 3 tháng 5 theo giờ Việt Nam. Các dự đoán từ các nhà phần tích phần lớn đồng tình mức tăng lãi suất 15bp. Mục tiêu lãi suất tiền mặt hiện tại là 0.10%. Đã hơn 11 năm kể từ lần tăng lãi suất tiền mặt gần đây nhất:
Hôm nay thị trường tài chính đóng cửa ở Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc, khiến thanh khoản ngoại hối giảm sút. Đã có một số động thái mạnh, đáng chú ý là mức tăng đối với AUD, NZD và CAD. GBP, EUR và JPY cũng tăng nhẹ. Có rất ít tin tức mới về tác động và do đó không có chất xúc tác liên quan đến tin tức rõ ràng để giải thích cho mức tăng nhanh chóng của AUD, NZD và CAD.
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Vàng chưa ghi nhận biến động còn dầu thô tăng, đặc biệt là dầu Brent tăng gần 3% chạm mốc $109/thùng, dầu WTI tăng nhẹ vượt mốc $105/thùng.
Lưu ý ở mức 129.75 (640 triệu USD) và 130.50 (373 triệu USD)
85 triệu USD ở mức 1.2900 với USD/CAD cũng cần chú ý.
Trong tháng này, các hạn chế về coronavirus sẽ được nới lỏng hơn nữa ở Hồng Kông.
Sẽ bao gồm:
Theo Bloomberg:
Không rõ có phải Jack Ma của Alibaba hay không. Nhưng cổ phiếu BABA giảm khoảng 9% trong phiên
Chỉ số OMX30 của sàn Stockholm có một pha giảm 5% trong 5 phút vào thứ Hai ngày 2 tháng 5.
CNBC trích dẫn:
Yahoo trích dẫn phát ngôn từ Citi Bank:
Vì Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đang trong kỳ nghỉ lễ nên CNY là đồng nhân dân tệ nội địa không được giao dịch.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch biến động. Các chỉ số điều chỉnh đầu phiên một phần do ảnh hưởng từ số liệu PMI tháng 4 của Mỹ. Tuy nhiên, lực bắt đáy mạnh đã kéo các chỉ số xanh trở lại trong 2 giờ cuối.
Apple có khả năng đối mặt với khoản tiền phạt nặng từ châu Âu khi không cho phép các đối thủ cạnh tranh truy cập công nghệ thanh toán của mình, vi phạm luật chống độc quyền.
Trung Quốc tiếp tục “vật lộn” với dịch bệnh khi Thượng Hải đã ghi nhận ca nhiễm mới vào hôm qua sau 14 ngày “zero Covid”.
Trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mốc 3%, mức cao nhất đạt được kể từ 2018. Hiện đang điều chỉnh về 2.977%.
Trên thị trường Fx, DXY hôm qua đã hồi phục sau phiên điều chỉnh cuối tuần trước, tạo vùng sideway quanh 103.1-103.7. Các đồng tiền khác tiếp tục giảm so với USD:
Tại châu Âu, các bộ trưởng của Liên minh châu Âu đã tập trung tại Brussels để thảo luận về yêu cầu thanh toán khí đốt của Vladimir Putin và tăng cường dự trữ khí đốt của khối. Hungary đe dọa sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào của châu Âu dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu năng lượng cho nước này từ Nga.
Dầu thô có một phiên giao dịch biến động, giá thấp nhất ở $100.28 và hồi phục mạnh mẽ lên $105.94/thùng vào cuối phiên. Vàng giảm mạnh hơn 300 pips về $186x/oz. Đây là phiên giảm mạnh nhất của vàng trong 1 tuần trở lại đây, có vẻ như phe gấu đang áp đảo.
Một vài đoạn trích từ các ngân hàng không phải của Úc
Standard Chartered
TD
Société Générale
Citi
Tờ Wall Street Journal trích dẫn bài báo của một cựu nhân viên kỳ cựu của Fed:
Hôm nay vẫn là ngày nghỉ lễ của thị trường ở châu Á, thanh khoản trên thị trường ngoại hối đang giảm dần. Điều này đang góp phần tạo nên những bước giá có biên độ bất thường.
Dữ liệu lạm phát tại Hàn Quốc tháng 4 năm 2022
Bộ trưởng tài chính cho biết áp lực lạm phát cao hơn sẽ tiếp tục trong một thời gian. Giá tăng bởi giá năng lượng và thực phẩm tăng