Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ đã tăng lên 4.336% từ mức thấp 4.306% trong một giờ qua.
Hợp đồng tương lai của cổ phiếu đang phải đối mặt với một số áp lực nhưng nó đã có thể chống lại bằng cách không ngừng mua vào NVDA trước báo cáo ngày mai.
Các nhà giao dịch đang định giá xác suất cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là ~65%.
Gánh nặng đang đè lên vai của Fed. Họ có một quyết định rất, rất quan trọng cần đưa ra ngày hôm nay. Việc cắt giảm lãi suất gần như chắc chắn, nhưng câu hỏi lớn là cắt giảm bao nhiêu? Họ đã gợi ý về khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản kể từ Jackson Hole, nhưng thị trường dường như không mấy tin tưởng. Ngay cả khi đó là mức cắt giảm được "dự báo" theo ước tính của các nhà kinh tế, nhưng các nhà giao dịch vẫn đang tiếp tục kỳ vọng cho việc cắt giảm 50 điểm cơ bản.
Vậy, Fed sẽ làm gì vào cuối ngày hôm nay?
Dù bằng cách nào, thị trường chắc chắn sẽ thất vọng. Và như trường hợp khi cảm xúc đó lan tỏa trên thị trường, hãy chuẩn bị cho những phản ứng và biến động mạnh mẽ trên thị trường
Lập luận cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Fed đã vạch ra kể từ Jackson Hole. Quá trình suy yếu của lạm phát đang bắt đầu diễn ra nhưng vẫn diễn ra khá chậm. Và có một số dấu hiệu hạ nhiệt trong điều kiện thị trường lao động, nhưng nó vẫn phần lớn phù hợp với kịch bản "hạ cánh mềm" của họ.
Vậy, tại sao cần phải thúc đẩy việc cắt giảm 50 điểm cơ bản?
Thị trường đang cố gắng ép buộc các nhà hoạch định chính sách của Fed làm theo ý mình bằng cách chứng tỏ rằng Fed đang hành động chậm trễ. Họ đã cố gắng gây áp lực vào đầu tháng 8 và điều đó đã không hiệu quả. Vì vậy, có rủi ro là đợt tháo chạy khỏi carry trade có thể tái diễn nếu Fed gây thất vọng cho một số bộ phận nhà đầu tư
Nick Timiraos, người theo dõi sát sao NHTW này, đã góp phần vào sự thiếu quyết đoán trên thị trường với bài viết của ông vào tuần trước. Và ông ấy đã bổ sung thêm thông tin vào ngày hôm qua.
Lập luận cho việc cắt giảm 50 điểm cơ bản là Fed có thể cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu với một động thái táo bạo hơn một chút. Thứ nhất, nó sẽ xua tan những ý kiến cho rằng họ đang tỏ ra chậm chạp và cần phải làm nhiều hơn nữa. Thứ hai, nếu dữ liệu kinh tế trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới, ít nhất điều này sẽ thể hiện rằng họ đang cố gắng giải quyết vấn đề đó một cách kịp thời hơn. Hành động này sẽ trái ngược với việc cắt giảm 25 điểm cơ bản và sau đó không đưa ra nhiều gợi ý về động thái tiếp theo vào tháng 11.
Tuy nhiên, Fed vẫn còn nhiều "đạn dược" trong tay. Vì vậy, nói rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội khi không cắt giảm 50 điểm cơ bản ngày hôm nay và rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ là không đúng cho lắm.
Thực tế, điều kiện thị trường lao động ở Mỹ đã cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt với một hoặc hai dấu hiệu đáng chú ý gần đây. Nhưng các dữ liệu kinh tế khác không cho thấy dấu hiệu suy thoái đáng kể. Do đó, kịch bản "hạ cánh mềm" vẫn rất khả thi.
Nếu Fed giữ vững lập trường, tôi cho rằng sẽ có rất nhiều phản ứng tiêu cực trước khi tuần kết thúc. Nhưng ngay cả khi họ đưa ra quyết định để cố gắng xoa dịu thị trường, sẽ có sự bất mãn, nhưng có lẽ không nhiều như hiện tại. Nếu có, đó sẽ là những người ủng hộ đồng USD, những người sẽ nguyền rủa vận may của mình khi nghĩ rằng Fed có đủ can đảm để hành động khi cần thiết.
Nhưng hãy xem Fed sẽ làm gì vào rạng sáng mai. Dù bằng cách nào, sự thất vọng vẫn sẽ xuất hiện trên thị trường bất kể kết quả ra sao.
EUR/USD: tăng cao hơn trong các phiên giao dịch châu Á và đầu phiên châu Âu. Tỷ giá đã vượt lên trên mức MA 200 giờ, đạt 1.0916 và mức thoái lui 38.2% tại khu vực 1.0930.
Mục tiêu tiếp theo là đưa giá xuống dưới MA 100 giờ tại 1.0885.
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ đã tăng lên 4.336% từ mức thấp 4.306% trong một giờ qua.
Hợp đồng tương lai của cổ phiếu đang phải đối mặt với một số áp lực nhưng nó đã có thể chống lại bằng cách không ngừng mua vào NVDA trước báo cáo ngày mai.
Barkin nói rằng: "Tôi cho rằng nó có thể ít nghiêm trọng hơn, một phần vì Fed có 500 điểm cơ bản để chống lại nó."
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa khi Phố Wall cố gắng tạo động lực sau những phiên giao dịch tích cực đối với Nasdaq Composite và S&P 500.
Hôm qua, Nasdaq Composite ghi nhận mức tăng lớn nhất trong tháng 8: 1.6% trong khi S&P 500 cũng tăng gần 0.7%. Dow Jones giảm 0.1%.
USD giảm nhẹ khi khẩu vị rủi ro được cải thiện. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa với hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.5% và hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.7%.
EUR/USD tăng lên mức đỉnh ở 1.0930 trước khi giảm trở lại mức 1.0885.
USD/JPY đang giao dịch ở khoảng 145.70 so với 146.00 trước đó do đà giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc.
AUD/USD tăng 0.5% lên 0.6445 và NZD/USD tăng 0.6% lên 0.5960 trong ngày bất chấp sự yếu đi của đồng nhân dân tệ (ngay cả khi Trung Quốc nỗ lực bảo vệ đồng tiền của mình)
Loạt dữ liệu PMI tháng 8 sơ bộ ở khu vực đồng Euro sẽ được công bố vào ngày mai. Lĩnh vực sản xuất đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng và việc lĩnh vực dịch vụ chậm lại cũng đang báo hiệu sự tăng trưởng yếu của Eurozone trong Quý 3.
Trong khi ECB vẫn chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ lạm phát, các nhà hoạch định chính sách cũng không thể bỏ qua sự phát triển kinh tế, đặc biệt là khi Eurozone dường như đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tín dụng.
Hiện tại, thị trường đang định giá khoảng 68% khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng tới. Dữ liệu ngày mai có thể sẽ có một số tác động. Nhưng các thị trường cần cảnh giác trước sự xuất hiện của chủ tịch ECB Lagarde ở Jackson Hole và quan trọng hơn là dữ liệu lạm phát được công bố vào tuần tới.
Sản lượng nhà máy của Vương quốc Anh giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm với số dư sản lượng ròng trong ba tháng tính đến tháng 8 ở mức -19 từ mức +3 trong tháng 7, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020. Việc số lượng đơn đặt hàng tiếp tục giảm cho thấy một viễn cảnh ảm đạm đối với lĩnh vực sản xuất ở Anh - giống như phần còn lại của Châu Âu.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức đỉnh kể từ năm 2007 và mặc dù có giảm nhẹ vào ngày hôm nay, nhưng nó vẫn ở trên mốc 4.30%. USD/JPY giảm khi USD suy yếu, hiện giao dịch quanh khoảng 145.52 so với khoảng 146.00 trước đó.
Cần theo dõi chặt chẽ thị trường trái phiếu. Nếu trái phiếu tiếp tục có xu hướng bị bán tháo, đó có thể là một động lực thúc đẩy USD/JPY tăng trở lại.
Việc Fed dường như đang hướng tới việc tạm dừng lãi suất trong khi BOJ không gợi ý gì nhiều sau khi điều chỉnh chính sách vào tháng Bảy khiến USD/JPY có thể giảm xuống mức 145.00.
Có ý kiến cho rằng Tokyo sẽ can thiệp nếu cặp tiền ở mức khoảng 150.00 - tương tự như tháng 10 năm ngoái - nhưng thời điểm tốt nhất để can thiệp là khi thị trường mất cảnh giác, cũng như trong thời gian thanh khoản thấp.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt giảm trên mọi kỳ hạn, tạo áp lực lên USD, hiện DXY đang ở mức 103.033
Hợp đồng tương lai của Mỹ hiện cũng đang tăng cao hơn ngay sau khi mở cửa phiên Âu. Hợp đồng tương lai S&P 500 và hợp đồng tương lai Nasdaq đều tăng 0.2% trong khi hợp đồng tương lai Dow tăng 0.1% trong ngày.
USD tiếp tục suy yếu trong phiên Âu, hiện DXY đang ở mức 103.113.
Phía dưới là biểu đồ của đồng CNY và CNH:
Trong đợt suy yếu mới nhất, đồng nhân dân tệ đã giảm xuống mức đáy kể từ khoảng thời gian tháng 10 tới đầu tháng 11 của năm ngoái. Đó cũng là thời điểm mà Bắc Kinh quyết định can thiệp để chặn đứng đà giảm. Câu hỏi được đặt ra là liệu việc can thiệp này sẽ kéo dài trong bao lâu. Cần phải chú ý rằng kinh tế Trung Quốc đang thể hiện rõ những dấu hiệu suy yếu chưa từng thấy.
Điểm đáng lưu ý tại cuộc họp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ueda và Thủ tướng Kishida
Thống đốc BoJ và Thủ tướng Nhật Bản thường sẽ có các cuộc hội đàm thường kỳ để thảo luận về kinh tế. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên của ông Ueda với Thủ tướng trong nhiệm kỳ hoạt động đầu tiên của mình.
Cập nhật FX: USD/JPY đã giảm nhẹ sau tin tức này.
Lịch trình các bài phát biểu của các quan chức Fed vào Thứ Ba, ngày 22 tháng 8 năm 2023 bao gồm:
Một cuộc khảo sát của NHTW (BoK) hôm thứ Ba cho thấy Niềm tin tiêu dùng tháng 8 của Hàn Quốc đã lần đầu suy yếu sau 6 tháng, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp tại quốc gia này.
Đánh giá của người tiêu dùng về điều kiện kinh tế hiện tại và triển vọng tương lai đã trở nên tồi tệ hơn, kéo chỉ số toàn phần xuống thấp hơn.
Một quan chức của BOK cho biết trong một cuộc họp báo:
Kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng trong 12 tháng trung bình ở mức 3.3%, không đổi so với tháng trước.
Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ đã chạm mức đỉnh kể từ năm 2007 trong phiên Mỹ thứ Hai. Dù vậy, USD vẫn giảm nhẹ trên diện rộng và các chỉ số chứng khoán đã tăng cao hơn. Trong bối cảnh đó, chứng khoán châu Á đã mở phiên ở mức cao hơn và USD tiếp tục trượt giá trong phạm vi giao dịch hẹp.
Trên thị trường FX:
Không có nhiều luồng tin tức đáng chú ý từ Trung Quốc sáng nay. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thiết lập tỷ giá tham chiếu USD/CNY thấp hơn nhiều so với ước tính (7.1992 so với dự báo 7.3097) - mức chênh lệch lớn nhất được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Cần nhớ rằng, mục tiêu của PBoC là làm chậm lại tốc độ suy yếu của NDT, thay vì ngăn cản nó giảm trong bối cảnh gia tăng chênh lệch lợi suất trái phiếu 10 năm đối với Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á:
BNP nhận định NDT sẽ tiếp tục rớt giá:
Tương tự đối với TD: