PMI dịch vụ của New Zealand tháng 2 đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2023
Chỉ số Hiệu suất Dịch vụ (PSI) của BusinessNZ trong tháng 2 là 53.0 - mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2023
Tháng 1: 52.2 (được điều chỉnh tăng từ 52.1)
Theo BNZ:
- “PMI và PSI cho thấy dấu hiệu mạnh mẽ rằng tốc độ tăng trưởng sẽ quay trở lại vào cuối năm nay. Sự thay đổi diễn ra mạnh hơn một chút và sớm hơn chúng tôi dự báo, nhưng dù thế nào đi nữa, đó cũng là một dấu hiệu đáng khích lệ”.
Các chỉ số kinh tế tháng 1 - tháng 2 của Trung Quốc cao hơn dự kiến
- Sản lượng công nghiệp: +7.0% y/y
- Dự kiến: +5.0%
- Trước đó: +6.8%
- Doanh số bán lẻ: +5.5%
- Dự kiến: 5.2%
- Trước đó: 7.4%
- Đầu tư tài sản cố định: +4.2% y/y
- Dự kiến: 3.2%
- Trước đó: +3.0%
- Tỷ lệ thất nghiệp: 5.3%
- Trước đó: 5.1%
Lĩnh vực tài sản bị thiệt hại do nợ, đầu tư bất động sản trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 giảm 9.0% y/y
Putin vẫn nắm quyền sau cuộc bầu cử Tổng thống Nga
Putin sẽ có thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa giữ vị trí Tổng thống Nga.
Ông đã có một bài phát biểu trong đó tiếp tục hứa chiến tranh, và phải phòng thủ bằng vũ khí.
Ông Vladimir Vladimirovich Putin, sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, Tổng thống Liên bang Nga, bị cáo buộc chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh, trục xuất trái phép người dân (trẻ em) và chuyển người dân (trẻ em) trái phép từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga.
Quan chức ECB de Cos: ECB có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6
Thống đốc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha, Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu Pablo Hernandez de Cos đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tây Ban Nha El Periodico.
- Ông kỳ vọng lạm phát sẽ giảm và do đó sẽ cắt giảm lãi suất:
- Cắt giảm lãi suất sớm và tháng Sáu có thể là một thời điểm tốt để bắt đầu
- "mức độ đồng thuận hiện tại là rất cao và tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục như vậy"
Reuters cho biết thêm:
Khi được hỏi liệu có hợp lý khi mong đợi ba lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm nay hay không, De Cos không muốn bình luận “quá rõ ràng về mô hình thời gian của lãi suất” nhưng nói rằng điều kiện thị trường tương thích với việc đáp ứng mục tiêu lạm phát trung hạn của ECB là 2%.
MUFJ: BOJ có thể sẽ bỏ lãi suất âm và kiểm soát đường cong lợi suất vào tuần này
Ngân hàng trung ương Nhật Bản họp vào ngày 18 và 19 tháng 3. Luồng tin tức về khả năng thắt chặt chính sách của BoJ vẫn chưa ngừng lại.
Theo Nikkei:
Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ chấm dứt lãi suất âm vào thứ Ba với lãi suất tăng lên 0.00-0.10%
Theo Bloomberg:
- Naomi Muguruma, nhà chiến lược trái phiếu trưởng tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, cho biết: “Với kết quả đàm phán về lương tốt hơn mong đợi, BOJ có thể sẽ bỏ lãi suất âm và kiểm soát đường cong lợi suất vào tuần tới”.
- Bà nói: “BOJ có thể đợi đến tháng 4 nếu kết quả cuộc đàm phán về lương không mạnh đến mức này. Nhưng với việc thị trường đã cho rằng có khả năng BoJ sẽ thoát khỏi chính sách cũ, sẽ thực sự bất ngờ nếu ngân hàng từ bỏ việc giảm lãi suất âm vào tuần này”.
Từ một báo cáo riêng, Rengo, một liên đoàn các công đoàn, cho biết các thành viên của họ cho đến nay đã có được các cuộc đàm phán đạt mức trung bình 5.28%, một con số vượt xa 3.8% ban đầu so với một năm trước và dễ dàng là mức cao nhất trong 30 năm:
- Taro Saito, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Viện nghiên cứu NLI, cho biết: “Điều này xóa bỏ rào cản cuối cùng đối với BOJ và tôi nghĩ ngân hàng sẽ loại bỏ lãi suất âm vào tuần này và chuyển sang hướng bình thường hóa chính sách”. “Nếu họ đứng yên lúc này, thị trường sẽ biến động và đồng yên có thể lao dốc”.
Reuters cũng có các nguồn tin cho rằng sau khi thoát khỏi chính sách lãi suất âm, BOJ cũng sẽ bỏ quyền kiểm soát lợi suất trái phiếu và ngừng mua các tài sản rủi ro như quỹ ETF.
ANZ: Nhu cầu vàng vật chất phục hồi đáng ngạc nhiên
ANZ nhấn mạnh khả năng phục hồi bất ngờ của nhu cầu vàng vật chất bất chấp giá tăng vọt, nhờ mức tiêu thụ toàn cầu ổn định do sự quan tâm mạnh mẽ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
ANZ gợi ý rằng mặc dù xu hướng này thể hiện sức mạnh nội tại và sự hấp dẫn của vàng như một khoản đầu tư, nhưng tiềm năng tăng trưởng nhu cầu đáng kể có thể bị hạn chế trừ khi có sự thay đổi đáng chú ý trong xu hướng giá cả. Nhu cầu dự kiến sẽ ổn định, phản ánh sự cân bằng giữa động cơ bảo toàn giá trị và độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15.03: USD vẫn ổn định sau khi các chỉ số kinh tế Mỹ thấp hơn dự kiến
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh Chỉ số Sản xuất Empire State và Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Mỹ thấp hơn dự kiến. Ba chỉ số chính đóng cửa giảm cả trong ngày và trong tuần giao dịch. Sự sụt giảm được dẫn đầu bởi chỉ số NASDAQ:
- Dow Jones: -190.91 điểm tương đương -0.49% xuống 38714.76
- S&P 500: -33.37 điểm tương đương -0.65% xuống 5117.10
- Nasdaq: -155.37 điểm tương đương -0.96% xuống 15973.16
Trong cả tuần giao dịch, chỉ số trung bình công nghiệp Dow gần như đi ngang. Chỉ số NASDAQ yếu nhất trong ba chỉ số:
- Dow Jones: -0.02%.
- S&P 500: -0.13%
- NASDAQ: -0.70%
Trên thị trường FX, EUR mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.08% lên 103.38 nhờ thị trường trái phiếu cũng như sự tập trung vào BoJ và Fed tròng tuần này. Hai ngân hàng trung ương này đang đi theo hai hướng trái ngược nhau nhưng sẽ không biết liệu USD/JPY có tăng trở lại hay không. Tỷ giá này dường như sẽ phụ thuộc nhiều vào những thay đổi cơ cấu thị trường trái phiếu từ BOJ hơn là chênh lệch lãi suất. Điều đó đã đẩy lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ kiểm tra lại mức đỉnh năm. USD/JPY đã tăng lên mức đỉnh tại 149.17 trong phiên giao dịch Hoa Kỳ và kết phiên tại 148.32. AUDUSD giảm 0.3% xuống 0.6580. USDJPY tăng 0.51%, đóng cửa ở 148.32. Thị trường hiện chờ đợi quyết định chính sách của BoJ vào ngày mai và của Fed vào thứ năm.
- DXY: +0.08%
- EURUSD +0.06%
- GBPUSD -0.13%
- AUDUSD -0.3%
- NZDUSD -0.72%
- USDJPY +0.51%
- USDCHF -0.05%
- USDCAD +0.08%
Vàng giảm $4 xuống $2,156. Bitcoin giảm xuống dưới $69,184.8. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 2.3 bps lên 4.33%. Dầu thô WTI giảm $0.28 xuống $80.98.
Quan chức ECB Makhlouf: Bức tranh vĩ mô sẽ rõ ràng hơn vào tháng 6
Quan chức ECB Makhlouf cho biết:
-
Quan điểm hiện tại là bức tranh vĩ mô sẽ rõ ràng hơn vào tháng 6 để giúp ECB có đủ niềm tin trong việc thực hiện chính sách tiền tệ ít hạn chế hơn.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ
-
S&P 500 giảm khi cổ phiếu công nghệ chịu áp lực do lo ngại lạm phát vẫn là trọng tâm trước cuộc họp chính sách của Fed vào tuần tới.
-
Dow Jones giảm 52 điểm, tương đương 0.17%.
-
Nasdaq Composote giảm 0.65%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đạt đỉnh trong năm
Lợi suất trái phiếu kho bạc bật tăng sau khi dữ liệu CPI tháng 2 vẫn ở mức cao.
Nhiều người trên thị trường trái phiếu đang theo dõi các động thái của BoJ và đó là lý do tại sao báo cáo doanh số bán lẻ yếu hơn của ngày hôm qua không có nhiều tác động.
Quan chức ECB Lane: Thị trường lao động đang yếu đi về nhiều mặt
Quan chức ECB Lane cho biết:
- Thị trường lao động đang yếu đi về nhiều mặt
Đây dường như là một hiệu ứng toàn cầu và tôi tự hỏi liệu đó có phải là kết quả của:
- Giá nhà/tiền thuê nhà cao hơn do sở thích làm việc tại nhà
- Một số ảnh hưởng từ đại dịch
- Dân số già đi
- Chi tiêu chính phủ cao trong/sau đại dịch.
Nhưng các doanh nghiệp không còn lo thiếu lao động
Vàng tăng trở lại lên trên $2,163
Sau khi giảm xuống dưới $2,160 khi dữ liệu sản xuất Empire State được công bố, vàng hiện hồi phục lên trên $2,163 khi dữ liệu niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 2 của Đại học Michigan cao hơn dự kiến.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 2 thấp hơn dự kiến
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ: 76.5 (Dự kiến: 77.1)
- Điều kiện hiện tại: 79.4 so với 79.2 dự kiến (trước đó: 79.4)
- Kỳ vọng: 74.6 so với 75.1 dự kiến (trước đó: 75.2)
- Kỳ vọng lạm phát một năm: 3.0% so với 3.0% trước đó
- Kỳ vọng lạm phát 5 năm: 2.9% so với 2.9% trước đó
Những con số kể trên đều gần với kỳ vọng. Báo cáo cho biết:
-
"Những cải thiện nhỏ về tài chính cá nhân đã được bù đắp bằng sự sụt giảm khiêm tốn về kỳ vọng đối với điều kiện kinh doanh. Sau mức tăng mạnh từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024, quan điểm của người tiêu dùng đã ổn định, người tiêu dùng nhận thấy rất ít tín hiệu chỉ ra rằng nền kinh tế hiện đang cải thiện hoặc xấu đi. Thực tế là , nhiều người đang từ chối nhận xét về quỹ đạo của nền kinh tế, đặc biệt là về lâu dài, chờ kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 này."
Quan chức ECB Vujcic: Việc nền kinh tế yếu hơn có thể đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất
Quan chức ECB Vujcic cho biết:
- Kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất 25 bps nhưng việc nền kinh tế yếu hơn có thể đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất
Dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 2 của Mỹ: +0.1% so với 0.0% dự kiến
- Dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 2 của Mỹ: +0.1% so với 0.0% dự kiến
- Trước đó: -0.1% (được điều chỉnh thành -0.5%)
- Sản lượng sản xuất: +0.8% so với +0.3% dự kiến
- Trước đó: -0.5% (được điều chỉnh thành -1.1%)
- Công suất sử dụng: 78.3% so với 78.5% dự kiến
Dầu thô giảm nhẹ trong ngày giao dịch thứ 6 sau khi tăng 2 phiên liên tiếp
Giá dầu thô giảm nhẹ vào thứ Sáu sau khi ghi nhận mức tăng trong hai phiên liên tiếp. Dầu thô WTI và dầu thô Brent đã tăng 3.5% từ đầu tuần đến nay.
OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế hiện đều đang mong đợi một thị trường dầu thô thắt chặt trong năm nay. IEA đã điều chỉnh triển vọng của mình cho năm 2024, dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ thay vì thặng dư. Dự báo của cơ quan có trụ sở tại Paris hiện phù hợp hơn với dự đoán của OPEC.
Các cuộc tấn công của Ukraine trong tuần này vào các nhà máy lọc dầu của Nga cũng nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh ở Đông Âu gây ra cho sản xuất dầu thô và nguồn cung cấp nhiên liệu.
USD tăng nhẹ, thị trường chờ đợi dữ liệu niềm tin người tiêu dùng Mỹ
DXY tăng 0.05% lên 103.42 sau công bố chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ
Thị trường tiếp tục chờ đợi dữ liệu niềm tin người tiêu dùng Mỹ công bố lúc 21:00 tối nay
Doanh số bán buôn tháng 1 của Canada cao hơn dự kiến
- Doanh số bán buôn tháng 1 của Canada: +0.1%
- Dự kiến: -0.6%
- Trước đó: +0.3% (được điểu chỉnh thành -0.3%)
Chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ tháng 3 thấp hơn dự kiến
- Chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ tháng 3: -20.90
- Dự kiến: -7.00
- Trước đó: -2.40
- Số đơn đặt hàng mới: -17.2 so với -6.2 trước đó
- Việc làm: -7.1 so với -0.2 trước đó
- Giá mua: +28.7 so với +33.0 trước đó
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng JPY suy yếu mặc dù tăng trưởng lương tại Nhật Bản ở mức đỉnh 33 năm
Tin tức chính:
- Đồng JPY chật vật đi lên dù BOJ có dấu hiệu thay đổi chính sách
- Công đoàn lớn nhất của Nhật Bản: Mức tăng lương trung bình trong năm nay là 5.28%
- BOJ đang hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để thoát khỏi chính sách lãi suất âm vào tuần tới
- Bitcoin giảm giảm 6% trong ngày
- Quan chức ECB Rehn: Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm lãi suất
- Chỉ số CPI chính thức tháng 2 của Pháp tăng 3.0% so với cùng kỳ (Sơ bộ: 2.9%)
- Chỉ số CPI chính thức tháng 2 của Italy tăng 0.8% so với cùng kỳ
- Trung Quốc: Tăng trưởng cung tiền M2 tháng 2 ở mức 8.7% so với cùng kỳ năm ngoái
- PBOC không có ý định chủ động rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng
Thị trường:
- CHF mạnh nhất, NZD yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu Châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.273%
- Vàng tăng 0.2% lên $2,167 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.3% xuống $80.71
- Bitcoin giảm 5.0% xuống $67,800
Phiên giao dịch với tâm điểm chính là sự suy yếu của đồng JPY.
Sự thất vọng từ BOJ vào năm ngoái là một lời nhắc nhở về việc định giá sự xoay trục chính sách của NHTW này quá sớm không phải lúc nào cũng hiệu quả. Do đó, sau những diễn biến tích cực hơn trong các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân và các báo cáo cho biết BOJ đang thực hiện các bước cuối cùng để chấm dứt lãi suất âm vào tuần tới, đồng JPY vẫn suy yếu với tỷ giá USD/JPY hiện ở mức 148.67.
Đồng USD vẫn đang giữ vững đà tăng sau khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng vọt ngày hôm qua. Đồng AUD và NZD là những đồng tiền đi đầu trong nhóm tiền tệ suy yếu do ảnh hưởng từ đồng CNY, sau động thái của PBOC nhằm hút thanh khoản thông qua hoạt động cho vay trung hạn lần đầu tiên trong 16 tháng.
Thị trường chứng khoán vẫn giữ được tâm lý thận trọng sau phiên giảm điểm hôm qua. Các chỉ số của Châu Âu đang đi ngang tại mức đỉnh kỷ lục trong khi HĐTL S&P 500 cũng đang tăng nhẹ trước giờ thị trường Mỹ mở cửa.
Ở thị trường tiền điện tử, Bitcoin cũng tiếp tục giảm sâu hơn sau áp lực bán gia tăng vào cuối phiên Mỹ hôm qua. Hiện tại, Bitcoin giảm gần 5.3% xuống $67,500 USD.
ING: Đồng JPY sẽ không tăng mạnh cho đến khi Fed giảm lãi suất
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng JPY:
-
Khả năng đồng JPY tăng giá bền vững sẽ phụ thuộc nhiều vào việc Fed giảm lãi suất điều hành thay vì việc BoJ tăng lãi suất. Hiện tại, chúng ta có thể đang thấy rõ điều đó khi mà lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng vào thứ Năm đã hạn chế đáng kể các vị thế mua JPY. Điều này không chỉ rõ ràng ở cặp USD/JPY mà còn ở các cặp tiền tệ chéo như EUR/JPY, hiện vẫn đang giao dịch quanh mức 161.50.
-
Chúng tôi duy trì quan điểm rằng JPY sẽ khó giữ được đà tăng mạnh cho đến khi lãi suất điều hành tại Mỹ giảm. Sự biến động mạnh xoay quanh một đợt tăng lãi suất sẽ là kịch bản duy nhất giúp đồng tiền này tăng giá.
ING: Chỉ số DXY sẽ quay lại mức 104.00 trước cuộc họp của Fed
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh:
- Tác động của các dữ liệu kinh tế trong tuần tới có thể sẽ ảnh hưởng lớn hơn so với những quan điểm mà Fed đưa ra trước đó. Dữ liệu tích cực gần đây của Mỹ khó có thể khuyến khích đà bán tháo đồng USD.
- Chỉ số DXY hiện đang ở mức 103.38. Chúng tôi không thấy lý do gì để chỉ số này không thể trở lại mức 104.00 trước cuộc họp của Fed bởi điều này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố cơ bản về lãi suất hiện có, mà không nhất thiết đòi hỏi những dự báo quyết liệt từ tuyên bố của cuộc họp FOMC.
Commerzbank: Giá vàng có thể quay trở lại đỉnh cũ sau dữ liệu niềm tin người tiêu dùng Mỹ
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích triển vọng của kim loại quý này:
- Dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây khá gây thất vọng, ảnh hưởng đến triển vọng lạm phát trong trung hạn.
- Đồng thời, vàng vẫn đang ở gần mức đỉnh kỷ lục đạt được vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, với phản ứng của thị trường gần đây đối với dữ liệu của Mỹ, không thể loại trừ khả năng giá vàng quay trở lại các mức đỉnh gần đây, nhất là khi dữ liệu niền tin người tiêu dùng Mỹ sẽ được công bố trong tối nay
BOE: Người dân kỳ vọng lạm phát ở mức 3% trong năm 2024
Theo kết quả khảo sát hàng quý của BoE được công bố hôm nay:
- Lạm phát kỳ vọng của người dân Anh cho năm 2024 ở mức 3.0% trong tháng Hai, so với mức 3.3% được dự báo trong tháng 11/2023
- Lạm phát kỳ vọng của 12 tháng sau đó không đổi ở mức 2.8%.
- Lạm phát kỳ vọng trong 5 năm tới ở mức 3.1%
- Niềm tin của người dân vào khả năng kiểm soát lạm phát của BoE giảm 5.0% so với trước đó (Dự báo: -14%)
Quan chức ECB Rehn: Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm lãi suất
Quan chức ECB Olli Rehn cho biết:
- ECB đã bắt đầu thảo luận về việc giảm bớt sự thắt chặt của chính sách tiền tệ
- Chúng tôi cũng thảo luận về thời điểm thích hợp để bắt đầu cắt giảm lãi suất
- Nếu lạm phát tiếp tục giảm, có thể dần nới lỏng chính sách tiền tệ
Bitcoin có mức giảm 6% trong phiên hôm nay
Phe bán đang tìm cách khiến giá Bitcoin trở lại dưới mốc $70,000 trước cuối tuần
Tâm lý lạc quan đối với đồng tiền điện tử này đang bắt đầu giảm bớt khi giá đồng tiền này đã giảm về mức $66,000 trong ngày mặc dù đã hồi phục về $67,595 ở thời điểm hiện tại. Xét đến đà tăng mạnh mẽ của Bitcoin chỉ trong một tháng vừa qua, đợt điều chỉnh này có thể khiến nhà đầu tư khó chịu.
Mặc dù Bitcoin cũng đã giảm 6.6% trong phiên giao dịch thứ Ba tuần trước, nhưng điểm khác biệt ở đây là các mức hỗ trợ ngắn hạn đang bị phá vỡ và mẫu nến đang được hình thành đang báo hiệu vùng đỉnh. Vậy liệu đà tăng nóng của Bitcoin đã kết thúc?
JPY tiếp tục giảm bất chấp tín hiệu BoJ xoay trục chính sách
Xu hướng tăng giá của JPY suy yếu trong tuần này do BoJ không có động thái nào tiếp theo sau khi tiến hành can thiệp vào tuần trước. Ngay cả khi nhận được tín hiệu tích cực từ các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân, nhưng có vẻ thị trường vẫn chú ý đến sự thận trọng của Thống đốc Ueda.
Tương tự bài học vào năm ngoái, các nhà đầu cơ giá lên sẽ chỉ thực sự vào cuộc khi BoJ xác nhận xoay trục chính sách chứ không phải lập lờ về thời điểm cụ thể như các bình luận thận trọng trước đó. USDJPY hiện đã hồi hơn phân nửa đà giảm từ đầu tháng, phản ánh thị trường đang thiếu niềm tin vào BoJ.
CPI tháng 2 của Ý duy trì ở mức 0.8% so với cùng kỳ
- CPI: +0.8% so với cùng kỳ (dự báo: 0.8%, trước đó: 0.8%)
- HICP: +0.8% so với cùng kỳ (dự báo: 0.8%, trước đó: 0.9%)
Dữ liệu chính thức phù hợp với dự báo, với lạm phát cơ bản được dự đoán sẽ giảm nhẹ xuống 2.4% từ mức 2.7% trong tháng 1.
Cung tiền M2 tháng 2 tại Trung Quốc thấp hơn dự kiến
- Cung tiền M2: +8.7% so với cùng kỳ (dự báo: 8.8%, trước đó: 8.7%)
- Các khoản vay bằng NDT mới: 1.45 nghìn tỷ NDT (trước đó: 4.92 nghìn tỷ NDT)
Sau khi chạm đỉnh mọi thời đại trong tháng 1 khi Bắc Kinh gửi thông điệp tăng cường hỗ trợ nền kinh tế, các khoản vay ngân hàng mới của Trung Quốc đã giảm trở lại trong tháng 2. Được biết vào năm ngoái, tổng lượng tiền cho vay tại Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục là 22.75 nghìn tỷ NDT.
INSEE: CPI tháng 2 tại Pháp cao hơn dự kiến
- CPI: + 3% so với cùng kỳ (dự báo: 2.9%, trước đó: 3.1%)
- HICP: +3.2% so với cùng kỳ (dự báo: 3.1%, trước đó: 3.4%)
Mặc dù dữ liệu CPI tăng cao hơn dự kiến nhưng vẫn khẳng định sự sụt giảm liên tục trong giá tiêu dùng của Pháp. Thêm vào đó, lạm phát cơ bản hàng năm giảm xuống 2.7% so với mức 3% trong tháng 1.
Jiji Press: Xuất hiện thông tin BoJ có thể loại bỏ chính sách lãi suất âm vào cuộc họp tuần tới
JPY không có biến động gì chú ý sau thông tin này, tương tự một bài đăng khác trên kênh truyền thông này vào sáng ngày hôm qua. USDJPY hiện tăng 0.04% trong ngày và tăng 0.8% trong tuần, phản ánh nhu cầu mua JPY tăng mạnh trong tuần này.
Công đoàn hàng đầu Nhật Bản Rengo: Báo cáo sơ bộ cho thấy mức tăng lương trung bình là 5.28% trong năm nay
So với mức 3.8% được ghi nhận trong năm tài chính 2023, dữ liệu sơ bộ gần nhất ghi nhận tốc độ tăng lương mạnh nhất trong hơn 30 năm.
Một loạt tín hiệu tích cực từ kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân đang giúp BoJ có thêm cơ sở để sớm xoay trục chính sách, nhưng trọng tâm vẫn là thời điểm nào và điều này cần được xem xét kỹ lưỡng thông qua các bình luận thận trọng hơn của Thống đốc Ueda trong cuộc họp tuần tới.
Thị trường FX giao dịch trầm lắng trước giờ mở cửa phiên Âu
USD phục hồi cùng với lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt sau loạt dữ liệu vĩ mô Hoa Kỳ trong phiên thứ Năm. Lợi suất 10 năm tăng 10bp lên 4.30% và hiện đã thoái lui xuống chỉ còn 4.28%. Điều này cũng đồng thời làm giảm khẩu vị rủi ro trên thị trường chứng khoán. JPY vẫn là đồng tiền nhận được nhiều sự chú ý trước khi BoJ họp vào tuần tới. Xu hướng tăng của JPY đã dần suy yếu khi USDJPY phục hồi lên 148.
Các đồng tiền hàng hóa cũng suy yếu vào cuối tuần:
- AUDUSD giảm 0.2% và phe bán đang hướng tới kiểm tra đường MA 200 ngày ở mức 0.6560
- NZDUSD giảm 0.5% xuống 0.6100, với mục tiêu tiếp theo là đường MA 200 ngày ở mức 0.6080
Trong phiên Âu, không có dữ liệu kinh tế EU quan trọng nào được công bố. Do vậy, khẩu vị rủi ro và biến động trên thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục là 2 nhân tố chi phối tâm lý thị trường.
- 14:45 - Báo cáo CPI tháng 2 của Pháp
- 16:00 - Báo cáo CPI tháng 2 của Ý
Financial News: PBOC không có chủ ý thắt chặt chính sách tiền tiền tệ đột ngột
- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) duy trì lãi suất cho vay trung hạn (MLF) nhưng lần đầu tiên sau 16 tháng cắt giảm cung tiền thông qua hoạt động này.
- Điều này dấy lên lo ngại rằng chính sách PBOC đang hướng tới là giảm thanh khoản để hạn chế "tiền nhàn rỗi".
- Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết PBOC không có chủ ý thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột và sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
GBP/USD giảm xuống tiệm cận mức thấp nhất trong tuần
- GBP/USD giảm phiên thứ 2 liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, giao dịch quanh mức 1.2734
- Bối cảnh nền kinh tế Mỹ củng cố vai trò đồng tiền trú ẩn của USD:
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ cao hơn dự kiến, khiến kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất sớm giảm bớt.
- Lợi suất TPCP Mỹ tăng cao.
- Thị trường chứng khoán có nguy cơ suy yếu.
- Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự kiến tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao, giúp hạn chế đà giảm của GBP/USD.
Chỉ số chứng khoán S&P/ASX 200 của Úc ghi nhận tuần giảm mạnh nhất
- S&P/ASX 200 dự kiến giảm khoảng 2.5% trong tuần này, mức tồi tệ nhất kể từ tháng 9.
- Nguyên nhân chính của đà giảm:
- Lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đè nặng lên thị trường hàng hóa do thiếu các biện pháp mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh
- Khả năng Fed đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất
- Cổ phiếu khai thác khoáng sản và ngân hàng giảm mạnh nhất, kéo chứng khoán Úc tụt dốc.
- Cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế Mỹ và việc hạ xếp hạng các ngân hàng Úc của Macquarie.