Các nhà phân tích của Bitfinex cho biết, biến động của Bitcoin có thể sẽ gia tăng trước và sau quyết định lãi suất của Fed vào ngày 18 tháng 9: "Tùy thuộc vào mức cắt giảm lãi suất là 25 điểm cơ bản hay 50 điểm cơ bản, hành vi của thị trường có thể dao động giữa sự lạc quan về triển vọng giá và tâm lý thận trọng để ứng phó với những biến động kinh tế vĩ mô. Mức độ biến động có thể được phản ánh vào trạng thái của các ETF và thị trường giao ngay".
Bitcoin hiện vẫn chưa thể phục hồi về mức $60,000 sau đà giảm mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, Bitfinex dự báo rằng hành động giá gần đây của Bitcoin cho thấy đồng tiền này đã chạm đáy ở mức $52,000.
Theo dữ liệu mới nhất từ công cụ CME FedWatch, xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản hiện ở mức 33%, trong khi xác suất cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là 67%.
Việc cắt giảm lãi suất, kết hợp với các mô hình biểu đồ lịch sử trước đó, có thể tạo tiền đề cho Bitcoin tăng giá trong ba tháng sắp tới và chạm mốc $92,000, do tháng 10, tháng 11 và tháng 12 trong quá khứ là những tháng tăng giá đối với BTC.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa hôm nay để nghỉ lễ nhưng HĐTL đã giảm một chút. Thứ Sáu tuần trước, S&P 500 đã tăng 1.05% sau khi kết thúc nửa đầu năm buồn nhất.
Hôm nay, Goldman Sachs và CIBC đều công bố các báo cáo nêu bật sự tích cực trong tháng Bảy.
Goldman lưu ý rằng khoảng thời gian tốt nhất cho cổ phiếu là hai tuần đầu tiên của tháng Bảy.
Tuần trước AUDJPY, AUDUSD, EURJPY, EURUSD, GBPJPY và GBPUSD đều đã giảm trong tuần. Sự tiêu cực bao trùm lên toàn thị trường trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7, với AUDUSD đóng cửa dưới mức hỗ trợ tháng 0,6826.
Biểu đồ AUDJPY hàng ngày:
Hỗ trợ tháng tại 90.72 và 90.29, kháng cự tại 97.29.
Hỗ trợ tuần tại 87.28, kháng cự tại 94.31, 95.73 và 96.87
Hỗ trợ ngày tại 91.95 và 91.16, mức kháng cự tại 92.64 và 94.02
Giá đã giảm xuống từ vùng kháng cự 94.02-31 vào tuần trước. Liệu giá có tiếp tục giảm và kiểm tra lại các mức hỗ trợ tháng 90.72-29 trong tuần?
Biểu đồ AUDUSD hàng ngày :
Hỗ trợ tháng tại 0.6722 và 0.6671, kháng cự tại 0.6826, 0.6967 và 0.6991.
Hỗ trợ tuần tại 0.6722, kháng cự tại 0.6828.
Hỗ trợ ngày tại 0.6722, kháng cự 0.6850 và 0.6869.
Giá đã phá vỡ dưới mức hỗ trợ hàng 0,6826 vào tuần trước. Phải chăng giá sẽ tiếp tục giảm và kiểm tra các mức hỗ trợ hàng tháng 0.6722 và 0.6671 trong tuần này?
Biểu đồ EURJPY hàng ngày:
Hỗ trợ tháng tại 137.49 và 134.12, kháng cự tại 141.04 và 145.68.
Hỗ trợ hàng tuần tại 139.99 và 137.52, kháng cự tại 144.24.
Hỗ trợ hàng ngày tại 139.38 và 138.31, kháng cự tại 141.39.
Giá đã hình thành ba đỉnh ở mức kháng cự 144.24 hàng tuần vào tuần trước. Liệu tuần này giá có tiếp tục giảm và kiểm tra lại mức hỗ trợ hàng ngày 138.31?
Biểu đồ EURUSD hàng ngày:
Hỗ trợ tháng tại 1.0340, kháng cự tại 1.0462, 1.0522 và 1.0635.
Hỗ trợ tuần tại 1.0349, kháng cự tại 1.0727 và 1.0787.
Hỗ trợ ngày tại 1.0359, kháng cự tại 1.0469, 1.0601 và 1.0627.
Giá đã giảm xuống từ mức kháng cự hàng ngày 1.0601 vào tuần trước. Liệu giá có tiếp tục giảm và kiểm tra mức hỗ trợ hàng tháng 1.0340 trong tuần này?
Biểu đồ GBPJPY hàng ngày:
Hỗ trợ tháng tại 158,21, kháng cự tại 168,01.
Hỗ trợ tuần tại 159,98 và 158,06, kháng cự tại 168,42 và 168,72.
Hỗ trợ ngày tại 161,85 và 161,00, kháng cự tại 164,64 và 166,93.
Giá đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ 164,64 hàng ngày trong tuần trước. Liệu GBPJPY có kiểm tra mức hỗ trợ hàng tuần 159,98 trong tuần này?
Biểu đồ hàng ngày của GBPUSD:
Hỗ trợ hàng tháng ở mức 1.1986, 1.1958 và 1.1645.
Hỗ trợ hàng tuần tại 1.2074 và 1.1933, kháng cự tại 1.2155, 1.2195, 1.2251 và 1.2667.
Hỗ trợ hàng ngày tại 1.1933, kháng cự tại 1.2161, 1.2332 và 1.2407.
Giá đã giảm và kiểm tra lại mức hỗ trợ hàng tháng 1.1986 vào tuần trước. Liệu giá có tiếp tục giảm và kiểm tra mức hỗ trợ hàng tuần 1.1933 trong tuần này không?
Bitcoin giảm 9.2% trong tuần qua, kết thúc ở mức 19,400 USD và giao dịch gần 19,000 vào sáng thứ Hai. Ethereum đã mất 13.3% trong bảy ngày qua, trong khi các altcoin trong top 10 đã giảm từ 8.6% (BNB) xuống 18% (Solana). Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử đã giảm 9% trong tuần xuống còn 865 tỷ USD. Chỉ số thống trị của Bitcoin giảm 0.3 điểm xuống 42.2%.
Chỉ số RSI trên biểu đồ hàng tuần vẫn đang trong tình trạng quá bán, đây là một điều bất thường trong lịch sử. Thật không may, đây không phải là dấu hiệu của thời điểm tốt hơn để nhập cuộc. Cuối quý 2 năm 2022 là thời điểm tồi tệ nhất đối với bitcoin trong 11 năm.
Nhà đầu tư Michael Bury, người đã dự đoán cuộc khủng hoảng thế chấp năm 2007, thừa nhận rằng tình hình thị trường hiện tại chỉ là giữa chu kỳ giảm giá đối với BTC và chứng khoán.
Hơn 80,000 nhà đầu tư Bitcoin không còn là triệu phú do đà suy thoái của thị trường tiền điện tử trong năm nay.
Vào ngày 12 tháng 11, chỉ vài ngày sau khi Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại tại 69,000 đô la, có tổng số 108,886 địa chỉ ví BTC ghi nhận có số dư lớn hơn 1 triệu đô la, theo dữ liệu từ BitInfoCharts.
Nhưng tới nay, khi giá Bitcoin đang vật lộn để giữ trên mốc 20,000 đô la, chỉ có 26,284 địa chỉ được báo cáo có giá trị hơn 1 triệu đô la, đồng nghĩa số lượng triệu phú "trên giấy" đã giảm hơn 75% trong suốt chín tháng qua.
Rào cản lớn nhất của hệ sinh thái Ethereum là phí giao dịch (thường được gọi là phí gas) cực kỳ cao. Tuy nhiên, với phí gas trung bình của Ethereum giảm xuống còn 0.0015 Ether (ETH), câu chuyện sẽ thay đổi.
Phí giao dịch trung bình trên chuỗi khối Ethereum đã giảm xuống còn 0.0015 ETH hoặc 1.57 đô la - con số từng thấy vào tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 1 năm 2021, phí gas của Ethereum đã tăng cao, do sự phổ biến của các giao dịch NFT và DeFi
Trong gần hai năm, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022, phí gas trung bình mà mạng Ethereum yêu cầu là khoảng 40 đô la, ngày 1 tháng 5 năm 2022 ghi nhận chi phí gas cao nhất là 196 đô la.
Nguyên nhân cho sự sụt giảm đột ngột của phí gas gần đây, có thể đến từ việc doanh số bán NFT hàng ngày giảm xuống mức thấp nhất trong một năm. Hệ sinh thái NFT đã ghi nhận hoạt động tồi tệ nhất trong năm vào tháng 6 vừa qua, khi tổng số giao dịch hàng ngày giảm xuống còn khoảng 19 nghìn, với giá trị ước tính 13.8 triệu đô la.
Theo CME Group, open interest trên thị trường HĐTL dầu thô giảm hơn 2,700 hợp đồng, cùng xu hướng, khối lượng giao dịch giảm 188 nghìn hợp đồng.
Hỗ trợ ban đầu xuất hiện ở mức $101.50. Giá thùng WTI đã cố gắng phục hồi sau hai phiên giảm vào thứ Sáu. Động thái này diễn ra trong bối cảnh open interest và khối lượng giao dịch đang giảm dần, cho thấy đà tăng nhiều khả năng sẽ không kéo dài ý tưởng rằng ít nhất những lợi nhuận tiếp theo còn thiếu sự thuyết phục trong thời gian rất gần.
Phó chủ tịch ECB de Guindos sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh tài chính Euro Frankfurt. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang chuẩn bị thắt chặt. Một số manh mối có thể được tiết lộ từ vị phó chủ tịch, đáng chú ý cũng trong tuần này, biên bản của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho cuộc họp tháng 6 sẽ được công bố vào thứ Năm.
Open interest trên thị trường HĐTL vàng giảm hơn 600 hợp đồng, trong khi khối lượng giao dịch tăng 68.4 nghìn hợp đồng.
Vàng có pha hồi phục ngoạn mục từ đáy 1,784 giữa tình hình open interest giảm nhẹ, cho thấy rằng đà tăng trong ngắn hạn có vẻ sẽ không kéo dài lâu. Hỗ trợ trước mắt của vàng sẽ là đáy năm nay tại $1,780.
Theo kết quả sơ bộ từ CME Group, hợp đồng mở trên thị trường vàng tương lai ghi nhận mức giảm ngày thứ hai liên tiếp vào thứ sáu tuần trước xuống còn 330 hợp đồng còn khối lượng đã tăng phiên thứ ba liên tiếp vào khoảng 68.4 nghìn hợp đồng.
Vàng có vẻ được hỗ trợ ở khoảng 1,780 USD. Sự sụt giảm của vàng hôm thứ sáu tuần trước xuống gần mức thấp nhất năm 2022 tại 1,780 USD cho thấy khả năng tăng mạnh hơn là không cao. Trong khi mức thấp nhất từ đầu năm đến nay là 1,780 USD vào ngày 28/1 dự báo xu hướng giảm sẽ được giữ trong thời điểm hiện tại.
Các nhà giao dịch đang tiếp cận Bitcoin và các altcoin cho đến khi BTC vượt qua mức hỗ trợ 20,000 USD thành công.
Phe gấu đang cố gắng đẩy BTC xuống dưới 19,000 USD để củng cố thêm lợi thế của họ trên thị trường tiền điện tử. Theo phân tích điểm MVRV-Z, Bitcoin dự kiến sẽ giảm sâu hơn nữa trước khi chạm đến đáy.
Tuy nhiên, nhà kinh tế, nhà giao dịch và doanh nhân Alex Krueger đã chỉ ra rằng khối lượng của Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 6, dự kiến tạo ra đáy lớn. Nếu Bitcoin tuân theo mô hình lịch sử của thị trường gấu năm 2018, Krueger hy vọng đáy sẽ hình thành vào tháng Bảy.
Bóng nến dài trên cây nến ngày 1/7 của Bitcoin cho thấy phe gấu tiếp tục bán khi BTC tăng gần mức 21,396 USD.
Phe gấu đã kéo giá xuống dưới 19,637 USD còn phe bò đang cố gắng đẩy giá trở lại trên mức này. Nếu họ thành công, cặp BTC/USDT một lần nữa có thể tăng về phía đường EMA 20 ngày. Việc phá vỡ trên 22,000 USD có thể cho thấy một sự thay đổi xu hướng tiềm năng. Sau đó, cặp tiền này có thể cố gắng tăng lên mức trung bình động đơn giản 50 ngày (25,938 USD).
Ngược lại, nếu giá giảm so với mức hiện tại, điều đó cho thấy phe gấu vẫn đang nắm quyền kiểm soát. Phe bán sau đó sẽ cố gắng kéo giá xuống dưới 18,626 USD. Nếu họ làm điều đó, cặp tiền có thể trượt đến vùng hỗ trợ quan trọng 17,960 USD - 17,622 USD. Đây là khu vực quan trọng để phe bò bảo vệ vì nếu không BTC/USDT có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo của xu hướng giảm và có thể trượt xuống 15,000 USD.
Nhìn chung, chưa có quá nhiều biến động đáng chú ý trong ngày. USDJPY tiếp tục giảm từ đầu phiên, tiếp cận 135.00. Ngoài ra, các đồng tiền cũng chỉ biến động nhẹ.
Hôm nay Mỹ sẽ nghỉ lễ Quốc khánh, nên thanh khoản cũng sẽ là một vấn đề đáng lưu ý.
Kazuo Momma là người đứng đầu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Tóm lại, ông khẳng định những gì Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda đã nói rằng chính sách nới lỏng sẽ được duy trì:
Có khả năng duy trì nới lỏng tiền tệ hiện tại "trong nhiều quý tới" để đảm bảo phục hồi kinh tế
Theo đuổi mục tiêu lạm phát bền vững 2%
"BOJ có thể tiếp tục kiểm soát đường cong lợi suất hiện tại trong phần còn lại của năm nay hoặc thậm chí sau đó"
Chương trình YCC đang chịu nhiều áp lực. Trong khi Ngân hàng đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Nhật Bản 10 năm và sẽ tiếp tục làm như vậy, lợi suất của các kỳ hạn khác đã tăng cao hơn.
Theo ông Bezos, vấn đề lạm phát quá quan trọng để Nhà Trắng xử lí chỉ bằng những lời bóng gió như trên twitter của tổng thống. Ông nói rằng chính quyền Biden đang có định hướng sai lệch hoặc hiểu sai hoàn toàn lạm phát.
Sau nửa đầu năm tệ nhất trong nhiều thập kỷ, chứng khoán Mỹ đã có một phiên chào quý III khởi sắc khi cả 3 chỉ số đều hồi phục mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn chốt tuần giảm điểm. Dù vậy, có vẻ đợt tăng cuối tuần trước chỉ có thể coi là một pha tăng “relief rally” sau khi đã bị bán tháo rất mạnh, và phải xem tâm lý nhà đầu tư có tiếp tục ổn định không sau kỳ nghỉ Quốc khánh Mỹ để có thể nói thêm về triển vọng ngắn hạn.
Chỉ số Dow Jones tăng 1.05%
Chỉ số S&P 500 tăng 1.05%
Chỉ số Nasdaq tăng 0.90%
Tuy vậy, tâm điểm phiên hôm qua phải thuộc về thị trường trái phiếu. Có vẻ như các trader trái phiếu đang bắt đầu định giá khả năng suy thoái, đưa lợi suất khắp các kỳ hạn giảm rất mạnh. Lợi suất 2 năm giảm gần 12bp (đã có lúc giảm tới 22bp) về 2.84%, còn lợi suất 10 năm giảm 13bp (đã có lúc giảm tới 23bp) về 2.89%. Một phần của việc này đến từ thị trường pricing lại khả năng Fed tăng lãi suất, với kỳ vọng lãi suất dài hạn hiện chỉ còn 3.21%, giảm rất sâu từ mức hơn 4% trong 2 tuần trước.
Dù lợi suất giảm, dòng tiền trú ẩn lại hỗ trợ USD, đặc biệt trước các đồng tiền high-beta. JPY cũng là đồng tiền khác đáng chú ý giữa những lo ngại suy thoái hiện tại. Tất cả các đồng tiền hàng hóa đều giảm sâu, trừ CAD có chút hỗ trợ từ dầu:
Chỉ số DXY tăng 0.36% lên 105.1 điểm (trước đó có tăng lên 105.6 điểm, nhưng thoái lui khi chứng khoán hồi phục)
EURUSD -0.54%
GBPUSD -0.68%
AUDUSD -1.24%
NZDUSD -0.55%
USDJPY -0.31%
USDCHF +0.47%
USDCAD +0.08%
Vàng có một phiên cực kỳ biến động, khi giảm xuống đáy năm 2022 mới tại $1,784.7 trước việc USD mạnh lên, tuy nhiên sau đó đồng bạc xanh suy yếu lại kích cầu vàng, đưa kim loại quý này về $1,810, đóng cửa tăng $3/oz. Dầu WTI tăng 2.52%. Bitcoin cũng có một cuối tuần buồn, hiện giao dịch quanh mức $19,000.
Trong tuần này, các sự kiện đáng chú ý bao gồm:
Thứ Hai: Cán cân thương mại của Đức
Thứ Ba: Tuyên bố từ RBA, Đơn đặt hàng lâu bền Mỹ
Thứ Tư: Biên bản cuộc họp FOMC, PMI dịch vụ Mỹ, Báo cáo cơ hội việc làm JOLTS
Thứ Năm: Biên bản cuộc họp ECB, Cán cân Thương mại Úc, Thất nghiệp Thụy Sĩ, Cán cân thương mại Canada, Biên chế Việc làm ADP
Thứ Sáu: Bảng lương phi nông nghiệp, Biên chế lao động Canada
Theo Chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Đức (DGB), trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild am Sonntag:
“Vì tắc nghẽn nguồn khí đốt, nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ sụp đổ vĩnh viễn: nhôm, thủy tinh, công nghiệp hóa chất.”
Nga đã giảm 60% lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream và đường ống này dự kiến ngừng hoạt động hoàn toàn trong tháng này để bảo trì. Đức nghi ngờ rằng Nord Stream sẽ tiếp tục cung cấp sau đó.
Một đề xuất để cho ngành công nghiệp tiền điện tử được giới thiệu vào tháng 6 - sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang cấp cái gọi là tài khoản chính cho một số công ty tiền điện tử có nhu cầu. Các tài khoản này cung cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào hệ thống thanh toán của Fed, cho phép họ giải quyết các giao dịch cho khách hàng mà không liên quan đến một ngân hàng riêng biệt.
“Rủi ro rõ ràng nhất và khả dĩ nhất là Nga không tham gia giới hạn dầu G7 đặt ra và thay vào đó trả đũa bằng cách giảm xuất khẩu”.
“Nhiều khả năng chính phủ có thể trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng để gây sức ép lên phương Tây. Sự thắt chặt của thị trường dầu mỏ toàn cầu đang đứng về phía Nga”.
Tác động về giá:
Việc cắt giảm sản lượng 3 triệu thùng/ngày sẽ đẩy giá dầu Brent lên 190 USD
Trường hợp xấu nhất là 5 triệu thùng/ngày, đẩy giá lên 380 đô la
Thứ hai: Cán cân thương mại của Đức (tháng 5), Chỉ số EZ Sentix (tháng 7)
Thứ ba: Tuyên bố chính sách RBA, PMI tổng hợp (Tháng 6), Đơn đặt hàng lâu bền của Hoa Kỳ (Tháng 5).
Thứ tư: Biên bản họp FOMC tháng 6, Đơn hàng công nghiệp của Đức (tháng 5), Doanh số bán lẻ (tháng 5), PMI dịch vụ của Mỹ (tháng 6).
Thứ năm: Biên bản cuộc họp ECB, Cán cân Thương mại Úc (Tháng 5), Chỉ số Thất nghiệp Thụy Sĩ (Tháng 6), Cán cân Thương mại Canada (Tháng 5), Biên chế Việc làm ADP của Hoa Kỳ (Tháng 6).
Thứ sáu: Báo cáo NFP Hoa Kỳ (Tháng 6), Báo cáo Thị trường Lao động Canada (Tháng 6).