Bitcoin đang hồi phục sau pha giảm mạnh trong ngày giá vàng lập đỉnh kỷ lục mới
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Mỹ đang chuyển đại sứ quán Ukraine từ Kyiv sang vùng phía tây, tại thành phố Lviv. Lviv cách biên giới phía tây của Ukraine với Ba Lan khoảng 50 dặm (80 km). Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói rằng có một "sự tăng tốc đáng kể trong việc xây dựng lực lượng quân đội của Nga". Quyết định được đưa ra vì quan tâm đến sự an toàn của nhân viên.
Sản lượng dầu Permian của Mỹ dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3. Dự báo đến từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) trong một báo cáo hôm thứ Hai. Trang Reuters cho biết: Tổng sản lượng tại các bể chứa dầu đá phiến lớn của Mỹ sẽ tăng 109,000 thùng/ngày lên 8,707 triệu thùng/ngày vào tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Đồng BTC đang trên đà tăng mạnh khi BTCUSDT tăng 2.38% lên 43550.00.
Đồng USD sụt giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.04% xuống 96.247 sau phát biểu của ông Bullard.
CBA dự báo RBA sẽ có một đợt tăng lãi suất vào tháng 6, dự báo trước đó là vào tháng 8. Có khả năng việc tăng lãi suất tiền mặt sẽ tiếp tục sau đó, dự đoán là 1.25% vào Q1 2023.
Nga hiện đang tham gia một cuộc tập trận quân sự song phương với Belarus. Belarus là một con đường có thể giúp Nga đến Ukraine, và tất nhiên không phải là con đường duy nhất.
Chứng khoán Mỹ đã có một phiên điều chỉnh mạnh khi các nhà đầu tư đánh giá những căng thẳng địa chính trị mới nhất trong bối cảnh lo ngại về các chính sách sai lầm của Cục Dự trữ Liên bang. Các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến tốc độ tăng lãi suất kể từ cuộc họp vào tháng Giêng của Fed, đặt cược vào sáu hoặc bảy đợt tăng thay vì ba đợt như dự báo hồi tháng Mười Hai. Trong khi đó Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis cho biết ngân hàng trung ương cần đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất để củng cố thêm độ tin cậy trong cuộc chiến chống lạm phát của mình vào hôm thứ Hai.
Chỉ số S&P 500 có phiên giảm thứ ba liên tiếp với mức giảm 0.4%.
Chỉ số Nasdaq 100 tăng 0.1%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 2% lên $95/thùng.
Giá vàng tăng 1.7% lên $1,873.80/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.2%.
Cặp EUR/USD giảm 0.5% xuống mức 1.1296.
GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.3525.
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.1% xuống 115.58.
Theo ông Mohammed Barkindo:
Ông Thomas Barkin nói rằng mình sẽ để mắt tới chi phí, giá cả mảng dịch vụ trong vài tháng sắp tới. Ông tiếp tục cho thấy nỗi lo về khả năng thị trường tiếp tục thiếu hụt lao động suốt thập kỷ này. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng vẫn đang mạnh, và đã đến lúc bình thường hoá chính sách.
Hai trong ba chỉ số chính tại Mỹ đều mở cửa đỏ chót phiên hôm nay, đúng với tinh thần ngày Valentine, khi giới đầu tư vẫn đang khá lo lắng về tình hình tại Ukraine. Một số bình luận từ Ngoại trưởng Nga có giúp lấy lại chút lạc quan, tuy nhiên bình luận hawkish từ phía chủ tịch Fed St. Louis (vẫn cấp thiết tăng lãi suất) lại khiến mọi thứ ảm đạm trở lại.
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục củng cố sức mạnh nhờ vào dòng tiền trú ẩn, cùng với những kỳ vọng Fed thắt chặt:
Vàng tăng 0.26% lên 1,863. Dầu WTI giảm 0.75% xuống $93.2/thùng.
Sau những bình luận của ông Bullard (nhấn mạnh lại sự cấp thiết của tăng lãi suất 100bp trước tháng Bảy), các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ lại đỏ trở lại sau một lúc chuyển xanh. Đồng đô la bứt phá, chỉ số DXY tăng 0.23% lên 96.25. Lợi suất trái phiếu 10 năm quay đầu tăng trở lại lên 1.984%.
Và một lý do nào đó (có vẻ do ông Bullard có nói đến lạm phát), vàng từ đỏ đã chuyển sang tăng 0.17% lên 1,862, mức cao nhất kể từ tháng Mười Một.
Ông James Bullard, chủ tịch Fed St. Louis đã có một số bình luận:
Sau những bình luận của Ngoại trưởng Nga. Có vẻ như thị trường đã tìm lại được ánh sáng le lói của hoà bình và ổn định. Trước tình hình đó, các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ tới giờ đã hồi phục trở lại và gần như đang không đổi. Yên Nhật, đồng tiền vốn hưởng lợi từ bất ổn toàn cầu, đã đánh mất đà tăng. USDJPY tạo một cây nến ngày rút chân với đáy 115. Dầu WTI giảm từ đỉnh ngày tại $94.9/thùng xuống $92.6 (khủng hoảng từ Nga có thể làm dịu bớt vấn đề dầu khí).
Theo ông Sergey Lavrov:
Những bình luận của ông đã được thị trường tiếp nhận một cách rất tích cực.
Bộ trưởng Tài chính Christos Staikouras cho biết Hy Lạp sẽ hoàn trả các đợt cuối cùng của khoản vay cứu trợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuối tháng 3, trước hai năm so với kế hoạch.
Quốc gia này, đã nhận được hơn 260 tỷ euro khoản vay cứu trợ từ Liên minh châu Âu và IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài hàng thập kỷ của mình, đã chỉ dựa vào thị trường trái phiếu cho nhu cầu tài chính của mình kể từ khi thoát gói cứu trợ thứ ba vào năm 2018.
Goldman Sachs đã điều chỉnh triển vọng đối với chỉ số S&P 500 xuống dưới mốc 5,000 trong năm nay do lạm phát gia tăng có nguy cơ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Dự báo điều chỉnh là 4,900 điểm, giảm gần 4% so với ước tính trước đó, nhưng vẫn cao hơn 11% so với mức đóng cửa hôm thứ Sáu của S&P 500 là 4,418.64.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết: “Có rất nhiều sự không chắc chắn liên quan đến đường đi của lạm phát và chính sách của Fed”.
Hoa Kỳ mới đây cho rằng, Nga có thể xâm lược Ukraine bất cứ lúc nào và có thể tạo cớ cho một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời tái khẳng định sẽ bảo vệ "từng tấc đất" của NATO.
Tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan cho biết một cuộc xâm lược có thể bắt đầu "bất cứ ngày nào".
Đồng tình với Mỹ rằng một cuộc xâm lược có thể xảy ra "bất cứ lúc nào", Chính phủ Anh cho biết Anh đã sẵn sàng hỗ trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho Ukraine trong những ngày tới.
Các Bộ trưởng Tài chính của G7 hôm thứ Hai đã cảnh báo Nga về những hậu quả kinh tế "khủng khiếp" nếu nước này quyết định xâm lược Ukraine, nền kinh tế mà họ cũng hứa sẽ hỗ trợ..
"Việc Nga liên tục tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine là gây nhiều quan ngại. Chúng tôi sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine", G7 viết trong một tuyên bố chung.
Họ nói thêm: "Bất kỳ hành động xâm lược quân sự nào của Nga đối với Ukraine đều sẽ được đáp lại một phản ứng nhanh chóng, có phối hợp và mạnh mẽ". "Chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính có thể gây ra những hậu quả to lớn và tức thì đối với nền kinh tế Nga."
Căng thẳng Ukraine - Nga đang lên tới cao trào, và điều này là một trong những động lực thúc đẩy đà tăng của USD những ngày gần đây lên mức cao nhất trong 2 tuần.
Cùng với USD còn có Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ khi thị trường đang đổ xô về các đồng trú ẩn. Chỉ số DXY tăng 0.4% lên 96.328, mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 2.
Các nhà phân tích của ING cho biết: “USD, JPY cũng như CHF sẽ vẫn còn hấp dẫn cho đến khi nào, và nếu, có dấu hiệu cho thấy một giải pháp ngoại giao được đưa ra vào đầu tuần mới ”.
Cổ phiếu ở châu Âu tiếp bước đà lao dốc từ thứ Sáu tuần trước trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang. Cụ thể:
• Chỉ số Eurostoxx giảm -1.5%.
• Chỉ số DAX và CAC 40 đều tụt dốc -2.2%.
• Chỉ số FTSE giảm nhẹ nhất -1.2%.
• Chỉ số IBEX lao dốc mạnh nhất với -2.7%.
Sự suy thoái ở Phố Wall trong ngày thứ Sáu diễn ra sau khi thị trường tại châu Âu đóng cửa, vì vậy động thái sụt giảm trong phiên giao dịch hôm nay liên quan một phần đến sự kiện đó. Nhưng nói chung, tâm trạng thị trường vẫn đang trên bờ vực sụp đổ và điều này đang đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư.
Trên thị trường ngoại tệ, DXY tiếp tục bật tăng lên mốc 96.202, tăng 0.18% trong phiên giao dịch hôm nay. Động thái này khiến USD trở thành đồng tiền mạnh nhất trong rổ tiền tệ. Bên cạnh đó, Yên Nhật - được xem là hầm trú ẩn cũng được hưởng lợi từ sự kiện Nga-Ukraine. Ngược lại, bảng Anh là yếu nhất, với mức giảm 0.36% trước đồng bạc xanh.
Giá vàng đang sụt giảm nhẹ sau phiên giao dịch bùng nổ trong ngày thứ 6 tuần trước, xuống còn 1,858.37 USD/oz, giảm nhẹ 0.05%. Động thái tương tự cũng xảy ra đối với dầu thô, giảm gần 1% xuống mốc 91.25 USD/thùng.
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Thống kê Liên bang công bố ngày 14 tháng 2 năm 2022 cho thấy mức tăng nhẹ 0.6% so với -0.1% tháng trước.
Trong khi đó, giá sản xuất và nhập khẩu tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước
Giá sản xuất tiếp tục tăng mạnh hơn ở Thụy Sĩ, giống như phần còn lại của khu vực châu Âu - tái khẳng định áp lực lạm phát mạnh hơn. Đáng chú ý, xăng dầu và khí đốt tự nhiên có giá cao hơn trong tháng. Tin tốt cho SNB là điều này chưa dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về lạm phát, không giống như đối với ECB.
Giá vàng đang giao dịch quanh mức 1,850 Dollar, rút lui từ mức cao nhất trong ba tháng là 1,866 Dollar, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá gần đây. Nhưng như chuyên gia Dhwani Mehta của FXStreet lưu ý, XAU/USD được thiết lập để tiếp tục xu hướng tăng.
“Căng thẳng địa chính trị đang rình rập giữa Nga và Ukraine sẽ vẫn là rủi ro lớn nhất đối với các thị trường, điều mà sẽ tiếp sức cho vàng bứt phá”.
“Hỗ trợ gần nhất ở mức $1,846, mức Fibonacci Retracement 23.6% của đà tăng giá từ ngày 28 tháng 1 (đạt đỉnh vào thứ Sáu tuần trước). Nếu tỷ giá xuống sâu hơn nữa, mức cao nhất vào ngày 10 tháng 2 là $1,842 sẽ được kiểm tra, dưới mức giá này có thể mở ra hướng tới mức Fibo 38.2%.”
“Nếu người mua lấy lại sự bình tĩnh, thì mức kiểm tra cao nhất trong nhiều tháng ở 1,866 USD sẽ là điều không thể tránh khỏi. Vùng kháng cự quan trọng tiếp theo được nhìn thấy xung quanh vùng giá $1,870 - $1,872, mức đỉnh của tháng 11 ”.
Các báo cáo sơ bộ của CME Group đối với thị trường dầu thô tương lai lưu ý rằng các nhà giao dịch đã thu hẹp vị thế xuống khoảng 19.3 nghìn hợp đồng vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đã tăng phiên thứ ba liên tiếp, hiện nay là khoảng 328.2 nghìn hợp đồng, mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2021.ư
Sự tăng trưởng quan trọng vào ngày thứ Sáu của WTI là do tỷ lệ số lượng các hợp đồng mở thu hẹp, ám chỉ rằng động thái điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong thời gian ngắn. Quan điểm này được hỗ trợ bởi tình trạng mua quá mức của hàng hóa, khi chỉ báo RSI dao động quanh mức 75.00. Trong khi đó, đà phục hồi của dầu thô hiện chuyển mục tiêu sang mốc tâm lý 100.00 USD/thùng.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) khó có khả năng cắt giảm lãi suất cho vay lần thứ hai liên tiếp, theo một cuộc thăm dò của Reuters đối với 22 tổ chức tài chính.
Những nội dung chính:
“Mười chín trong số 22 tổ chức tài chính được khảo sát cho biết họ dự kiến PBOC sẽ phát hành 200 tỷ nhân dân tệ (31.45 tỷ USD) cho các khoản vay trung hạn (MLF) đáo hạn vào thứ Ba, tương ứng với số tiền đáo hạn vào thứ Sáu. . ”
“Ba tổ chức còn lại cho biết họ kỳ vọng đợt phát hành sẽ vượt nhẹ giá trị của các khoản vay đáo hạn trong tuần này như một dấu hiệu cho thấy lập trường nới lỏng của PBOC.”
“Tất cả những người trả lời khảo sát cho biết họ mong đợi tỷ lệ MLF sẽ duy trì ổn định”.
Bất chấp áp lực tăng lãi suất ngày càng gia tăng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bảo vệ thành công mục tiêu lợi suất trái phiếu vào thứ Hai, duy trì cam kết về chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Hai đồng Antipodean đang chịu áp lực trong phiên hôm nay trong khi đồng USD đi ngang.
Cảnh sát Canada đã mở cửa cây cầu cho xe tải lưu thông trở lại sau khi những người biểu tình phong tỏa nó kể từ thứ Hai tuần trước
Cầu Ambassador là một cửa khẩu quan trọng. Giao thông xe tải ngừng hoạt động, khiến các tài xế phải chuyển hướng từ ba đến bốn giờ và sản xuất ô tô trong khu vực bị chậm lại.
New Zealand sẽ đưa ra những sự thay đổi trong quản lý đại dịch từ 11 giờ 59 phút tối thứ Ba ngày 15 tháng 2 theo giờ địa phương
Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Olli Rehn đã cảnh báo phản ứng thái quá đối với lạm phát của ngân hàng trung ương có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế.
Trong khi Hoa Kỳ và EU phải vật lộn với chỉ số lạm phát cao, Trung Quốc thì không. Vào thứ Tư, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu lạm phát của tháng Giêng.
Theo KiwiBank, RBNZ được kỳ vọng sẽ nâng tỷ giá tiền mặt với mọi cơ hội trong năm nay (bảy cuộc họp). Chúng tôi kỳ vọng RBNZ sẽ tăng 25 điểm cơ bản, để đưa tỷ giá tiền mặt lên 2.5% vào tháng 11.
Việc tăng lương đang được thảo luận thậm chí sẽ không theo kịp tốc độ lạm phát. Các khoản thanh toán lương trung bình hàng năm được lên kế hoạch vào năm 2022, bao gồm của cả các nhà tuyển dụng tư nhân và nhà nước, đã tăng lên 3.0% từ 2.0% ba tháng trước đó, mức cao nhất kể từ khi CIPD (Điều lệ viện nhân sự và phát triển) bắt đầu sử dụng phương pháp hiện tại vào mùa đông 2012/13. Jonathan Boys, một nhà kinh tế của CIPD, cho biết: “Mặc dù các doanh nghiệp dự đoán sẽ trả lương kỷ lục cho nhân viên của họ trong năm nay, nhưng hầu hết các nhân viên đều thấy mức lương thực tế của họ giảm trong bối cảnh lạm phát tăng cao”.
Đồng USD tăng giá nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.04% lên 96.076.
Đài Loan đang xem xét mở văn phòng đại diện tại Tây Úc. Bộ Ngoại giao Đài Loan đã có bốn văn phòng như vậy ở Úc, tại thủ đô Canberra và ở Sydney, Melbourne và Brisbane. Tây Úc là nơi xuất khẩu quặng sắt lớn nhất của nước này (cùng với các loại khoáng sản khác). Trong khi văn phòng Đài Loan không phải là văn phòng đầu tiên, nó có khả năng làm dấy lên sự phẫn nộ của Trung Quốc đại lục. Quan hệ giữa Trung Quốc và Úc vốn đã căng thẳng.
Theo BBC:
Chứng khoán Mỹ giảm, trong khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn ở trái phiếu chính phủ khi Mỹ cảnh báo rằng Nga có thể sẽ tấn công Ukraine vào đầu tuần này. Các tài sản rủi ro tài sản rủi ro nới rộng đà giảm khi Anh và Mỹ khuyến cáo người dân rời Ukraine do gia tăng căng thẳng với Nga. Giá dầu tăng vọt khi một cuộc tấn công của Nga có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ. Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc về kế hoạch xâm lược Ukraine. Một số nhà giao dịch dự đoán việc tăng lãi suất có thể xảy ra trước cuộc họp tiếp theo được lên lịch vào tháng 3. Những lo lắng đó đã được chấm dứt vào thứ Sáu khi Fed báo hiệu rằng họ sẽ vẫn tiếp tục mua trái phiếu như kế hoạch cho tới khi chương trình kết thúc.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 4.3% lên $93,78/thùng.
Giá vàng tăng 1.5% lên $1.864,60/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.2%.
EUR/USD giảm 0.8% xuống 1.1341.
Cặp GBP/USD dao động quanh mức 1.3551.
Tỷ giá USD/JPY tăng 0.6% lên 115.31.
John Stevens và Diana Hancock, cả hai hiện là phó giám đốc cấp cao trong bộ phận nghiên cứu và thống kê của Fed, đã báo cáo trong bản công bố tài chính chính thức về một loạt các giao dịch vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020.
Tiết lộ của Hancock bao gồm việc bán hơn 1 triệu USD từ một quỹ giao dịch nắm giữ cổ phần của các công ty được chọn vào ngày 27 tháng 2. Cô đã báo cáo việc mua từ 500,001 USD đến 1 triệu USD cổ phiếu trong cùng ngày 18 tháng 3 năm 2020.
Chứng khoán Mỹ mở đầu phiên giao dịch tăng nhẹ khi giới đầu tư vẫn đang tranh cãi về việc Fed sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ như thế nào. Các chỉ số chính là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 đồng loạt tăng 0.1%.
Trong khi đó trái phiếu Kho bạc tiếp tục bị bán tháo dữ dội bởi đà tăng bất ngờ trong dữ liệu CPI Hoa Kỳ. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống mốc 2.00%, lợi suất Kho bạc kỳ hạn 2 năm giảm xuống mốc 1.56%.
Đồng USD ngày hôm nay đã dần hạ nhiệt sau khi tăng mạnh nhờ dữ liệu CPI hôm qua, chỉ số DXY tăng 0.25% lên 95.793. Dẫn đầu các đồng tiền chính là đồng CAD với đà tăng 0.17%, tiếp đó là GBP và NZD là 3 đồng có sắc xanh duy nhất. Các đồng AUD, JPY, CHF và EUR giảm lần lượt là 0.06%, 0.10%, 0.17% và 0.38%.
Thị trường hàng hóa với đà hồi phục ấn tượng của dầu khi tăng 1.00 lên mốc $90.93/thùng, vàng tăng 0.2% lên mốc $1,830.39
Trong một tuyên bố đưa ra khi kết thúc các cuộc thảo luận với Nam Phi, IMF cho biết sự phục hồi của nước này sau đại dịch COVID-19 đã nhanh hơn dự kiến, nhưng độ bền của nó vẫn chưa chắc chắn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết: "Tăng trưởng kinh tế của Nam Phi vẫn còn mong manh và dự kiến sẽ giữ dưới mức 2% trong trung hạn do sự không chắc chắn về chính sách, nợ công cao và những ràng buộc trong lĩnh vực đầu tư".
Ngân hàng trung ương Nga đã tăng mạnh lãi suất lên mốc 9.5% vào thứ Sáu, đẩy chi phí vay vốn lên 100 điểm lần thứ hai liên tiếp.
Thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiullina cho biết: "Chúng tôi không thể nói rằng chu kỳ tăng lãi suất đã hoàn tất trong ngày hôm nay. Chúng tôi giữ triển vọng tăng lãi suất cơ bản tiếp theo trong các cuộc họp sắp tới".