Bitcoin đang hồi phục sau pha giảm mạnh trong ngày giá vàng lập đỉnh kỷ lục mới
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Trong cuộc khảo sát hàng quý mới nhất của Reuters với hơn 500 nhà kinh tế được thực hiện trong suốt tháng Giêng, các nhà kinh tế đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 của họ 46 nền kinh tế.
Trong khi áp lực giá cả vẫn được kỳ vọng sẽ giảm bớt vào năm 2023, triển vọng lạm phát đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với ba tháng trước.
Đồng thời, các nhà kinh tế hạ cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu của họ. Sau khi tăng 5.8% vào năm ngoái, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại 4.3% vào năm 2022, giảm so với mức 4.5% được dự đoán vào tháng 10, một phần do lãi suất và chi phí sinh hoạt cao hơn. Tăng trưởng được ghi nhận là chậm lại lần lượt xuống còn 3.6% và 3.2% vào các năm 2023 và 2024.
Thống đốc BOJ Kuroda:
Vào tháng 11, chính quyền Hoa Kỳ đã bán các hợp đồng thuê mỏ dầu khí ở Vịnh Mexico - các hợp đồng thuê dầu khí này đã bị thu hồi theo phán quyết này. Theo tờ Washington Post: Một thẩm phán liên bang đã vô hiệu hóa hợp đồng cho thuê mỏ dầu khí ngoài khơi lớn nhất trong lịch sử quốc gia vào hôm thứ Năm, phán quyết rằng chính quyền Biden đã vi phạm luật liên bang khi dựa trên một phân tích thiếu sót nghiêm trọng về tác động biến đổi khí hậu của việc khoan dầu ở Vịnh Mexico.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, chiến tranh với Ukraine là điều không tưởng. Điện Kremlin chỉ trích các đề xuất an ninh của Mỹ và NATO nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng, nhưng vẫn để ngỏ cơ hội cho các cuộc đàm phán tiếp theo và cho biết Vladimir Putin sẽ phản hồi đầy đủ. Biden dự kiến sẽ nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào thứ Năm. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng các lực lượng chiến đấu của Nga gần biên giới với Ukraine và Belarus trong 24 giờ qua, và họ sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine.
Đồng USD dao động quanh ngưỡng mở cửa khi chỉ số DXY biến động quanh mức 97.203.
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng một cách bất ngờ. GDP đạt mức tăng 6.9% hàng năm trong quý trước từ mức 2.3% trước đó, được thúc đẩy bởi việc tổ chức lại hàng tồn kho và ghi nhận là năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ những năm 1980. Mức tiêu dùng cá nhân tăng 3.3%, phù hợp với ước tính, cho thấy đã có sự giảm nhiệt so với nửa đầu năm 2021.
Một Fed khó suy đoán hơn đang giúp đồng USD tăng mạnh. Chỉ số DXY đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần vào thứ Năm và thị trường quyền chọn cho thấy các nhà giao dịch đang kỳ vọng đà tăng này sẽ tiếp tục. Các vị thế quyền chọn theo chiến lược risk reversal cho thấy việc đặt cược bullish trong tháng tới sẽ giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 11.
Chứng khoán Mỹ tăng lên đáng kể, đồng USD bật tăng mạnh mẽ và vàng lao dốc khi các nhà đầu tư tiếp tục định giá lại tài sản do chính sách hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang. Giá trị cổ phiếu đã giảm hơn 5 nghìn tỷ USD trong năm nay khi các nhà giao dịch vật lộn đánh giá triển vọng lãi suất. Thị trường đã cân nhắc đến 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2022, nhưng dự đoán này được chỉnh lên 5 lần sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ rằng nền kinh tế và thị trường lao động có thể quen với tốc độ nhanh hơn nếu được cam kết.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm 0.3% xuống $87.07/thùng.
Giá vàng giảm 1.9% xuống $1,796.70/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.7%.
Nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong gần 4 thập kỷ vào năm 2021 sau khi chính phủ bơm hàng nghìn tỷ USD cho cứu trợ COVID-19, và được cho là sẽ cạn kiệt trong năm nay bất chấp những trở ngại từ đại dịch, chuỗi cung ứng căng thẳng cũng như sự lạm phát cao.
Báo cáo của Bộ Thương mại hôm thứ Năm cho thấy nền kinh tế tăng tốc trong quý IV khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho cạn kiệt để đáp ứng nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm ngoái là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang đặt ra các kế hoạch cho mức lãi suất nằm trong mục tiêu
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên giao dịch ấn tượng, các chỉ số chính đều tăng điểm sau đợt bán tháo do áp lực từ chính sách diều hâu của Fed trước đó. Cụ thể, bộ 3 chỉ số Nasdaq, Dow Jones và S&P500 tăng lần lượt là 0.47%, 0.51% và 0.61%.
Thị trường trái phiếu biến động cùng chiều, khiến cho lợi suất Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản về mốc 1.82%
Đồng USD tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tiền tệ, chỉ số DXY hôm nay bật tăng mạnh +0.54%. CAD là đồng tiền trụ vững nhất và dẫn dắt các đồng tiền chính khi tăng +0.03%.
Vàng kéo dài chuỗi giảm 2 ngày liên tiếp về mốc $1,807/oz (-0.66%), dầu bật tăng 0.74% và giao dịch ở mốc $87.78/thùng
Mastercard đã vượt qua kỳ vọng về kết quả hoạt động kinh doanh khi chi tiêu trong nước thông qua thẻ của mình tăng lên và khối lượng xuyên biên giới tăng theo đà tăng của du lịch quốc tế. Doanh thu ròng của Mastercard tăng 27% lên 5.2 tỷ USD, cao hơn mức ước tính 5.16 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Michael Miebach cho biết: “Chúng tôi đã có một quý 4 mạnh mẽ khi xu hướng chi tiêu tiếp tục được cải thiện, với chi tiêu ngoại biên trong quý 4 tăng trên mức trước đại dịch”.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã tăng tốc trong ba tháng cuối năm ngoái, được thúc đẩy bởi hàng tồn kho và sự gia tăng tiêu dùng.
Theo ước tính sơ bộ của Bộ Thương mại cho thấy, tăng trưởng GDP đạt 6.9% YoY. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân không bao gồm thực phẩm và năng lượng được các quan chức Fed theo dõi chặt chẽ, đã tăng 4.9%YoY trong quý trước.
ECB đã khởi động một cuộc kiểm tra căng thẳng vào thứ Năm để đánh giá các ngân hàng đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với những cú sốc tiềm tàng từ biến đổi khí hậu.
ECB từ lâu đã cảnh báo rằng các tổ chức cho vay của khu vực đồng euro đang không đáp ứng được các mục tiêu quản lý rủi ro khí hậu, đồng thời liên tục kêu gọi họ điều chỉnh các tiêu chuẩn của mình một cách nhanh chóng hơn.
ECB cho biết: "Đây không phải là một bài tập đạt hay không đạt, cũng không có tác động trực tiếp đến mức vốn của các ngân hàng. Nó nhằm mục đích xác định các lỗ hổng và những thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt khi quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu".
Trung Quốc đang dựa vào chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại của mình, nhưng việc kiểm soát rủi ro nợ của chính quyền địa phương và lợi nhuận đầu tư giảm có thể cản trở sự thúc đẩy mới, những người trong chính sách và các nhà kinh tế cho biết.
Khi áp lực gia tăng từ thị trường bất động sản ngày càng giảm sâu và chính sách không COVID nghiêm ngặt của nước này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc một lần nữa đang chuyển sang cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng. Động thái này diễn ra một năm sau khi họ tập trung vào việc kiềm chế nợ và rủi ro nhà ở.
Tỷ giá EUR/USD vẫn chịu áp lực giảm giá vào thứ Năm và giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020 gần 1.1180.
Sức mạnh của đồng USD dựa trên triển vọng chính sách diều hâu của Fed đang khiến cặp tiền này kéo dài mức trượt giá trước các dữ liệu kinh tế vĩ mô chuyên sâu từ Mỹ.
Sau quyết định không thay đổi các quyết định chính sách của Fed, Chủ tịch FOMC Jerome Powell đã báo hiệu rằng họ sẽ bắt đầu lên kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán sau đợt tăng lãi suất đầu tiên, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Ba. Ông Powell lưu ý thêm rằng họ còn "khá nhiều dư địa" để tăng lãi suất mà không làm ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Theo FedWatch Tool của CME Group, các thị trường đang định giá 66% khả năng Fed tăng lãi suất chính sách lên 50 điểm cơ bản vào tháng Năm.
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Slovakia, Peter Kazimir, hôm thứ Năm cho biết lạm phát ở khu vực đồng euro dự kiến sẽ đạt đỉnh trong những tháng gần nhất trước khi bắt đầu giảm, theo báo cáo của Reuters.
Kazimir cho biết thêm: “Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu ổn định trên các thị trường cung ứng toàn cầu.
Cặp tiền này đã được loại bỏ dễ dàng hỗ trợ tại mức thoái lui 38.2% của xu hướng tăng giá tháng 12 đến tháng 1 ở mức 1.3532. Các nhà phân tích tại Credit Suisse nhận thấy phạm vi tiếp tục suy yếu đối với đường neckline đến mức cơ sở tháng 12 ở mức 1.3376.
Mức kháng cự mạnh 1.3526.
“Mức kháng cự ngắn hạn di chuyển lên 1.3470, sau đó là 1.3492, với rủi ro sẽ hạ sâu trong khi dưới 1.3526. Mức đóng cửa ở trên 1.3526 có thể xác nhận sức mạnh trở lại 1.3556/67.”
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ chuyển sang tích cực trong thời điểm hiện tại.
Những người nhà đầu tư bắt đáy đã tập trung trong phiên giao dịch buổi sáng ở châu Âu, và nhiều cổ phiếu đã được mua trở lại.
Các chỉ số châu Âu hiện đang đảo chiều với trung bình chỉ giảm xuống khoảng 0.1% đến 0.4% trái ngược với tâm trạng ảm đạm giảm hơn 1% khi mở cửa.
Trong khi đó, hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang xoay chuyển tình thế để đưa mức giảm nhẹ đầu phiên thành tích cực ở thời điểm hiện tịa. Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.3%, Nasdaq tăng 0.5% và DowJones tăng 0.1%.
Ít nhất là trong thời điểm hiện tại, tâm trạng rủi ro được cải thiện cũng khiến giá dầu chỉ giảm nhẹ 0.1% ở mức 87.40 USD và tiền tệ hàng hóa cũng hồi phục từ đáy trước đó. AUD/USD tăng từ 0.7065 lên 0.7095 trong khi USD/CAD giảm xuống còn 1.2670.
Nga bày tỏ rằng căng thẳng hiện tại gợi nhớ đến Chiến tranh Lạnh.
• Sẽ mất thời gian để Moscow xem xét phản ứng của Mỹ.
• Nga sẽ không vội vàng đưa ra đánh giá.
• Nhưng rõ ràng là các nhu cầu bảo mật chính, các mối quan tâm đã không được tính đến.
• Có thể tiếp tục đối thoại, đó là lợi ích của cả hai bên..
Một điểm tích cực là Nga đưa ra quan điểm rằng sẽ có các cuộc trò chuyện ở cấp độ làm việc và sau đó Putin và Biden sẽ quyết định xem họ có cần gặp mặt hay không. Tuy nhiên, Điện Kremlin nói rằng vẫn chưa có thỏa thuận về thời điểm Blinken và Lavrov có thể gặp nhau tiếp theo.
Dầu Brent đã vượt qua mức đỉnh năm 2018 và tháng Mười năm ngoái, xác nhận sức mạnh của đà tăng. Theo Société Générale, chỉ báo MACD đồ thị tuần đang tạo phân kỳ âm, tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều điều chỉnh. $85.00/84.70, mức Fibonacci thoái lui 23.6% từ tháng Mười Hai sẽ là hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn. Giữ trên mức này, đà tăng sẽ tiếp tục lên các mức mức $92.50 và $95.00/96.30.
EURUSD đã tiếp tục giảm xuống dưới vùng 1.12 sau cuộc họp FOMC đêm qua. Theo các chuyên gia tại Société Générale, rủi ro đang nghiêng về khả năng cặp tiền này sẽ xuống kiểm tra các mức đáy và trendline nhiều năm tại 1.1185/1.1160 và 1.1040. Nếu cặp tiền bật tăng trở lại, kháng cự đầu tiên sẽ là 1.1295.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1198.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu chào phiên thứ Năm trong sắc đỏ sau khi cuộc họp FOMC thứ Tư cho thấy khả năng Fed có thể sẽ hawkish hơn nhiều. Trước đó, chứng khoán Mỹ cũng đã đảo chiều giảm, chứng khoán châu Á ảm đạm khi ảnh hưởng của Fed bắt đầu lan ra toàn thế giới:
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la tiếp tục củng cố sức mạnh, tăng lên mức cao nhất trong năm 2022 và có vẻ như đang chuẩn bị kiểm tra đỉnh năm 2021. Dư âm từ Fed là rất lớn và mọi đồng tiền G7 khác đều đang chịu rất nhiều áp lực:
Vàng giảm 0.4% xuống 1,812. Dầu WTI tăng 0.25% lên $87.37/thùng.
Theo BNP Paribas, sau buổi họp báo của chủ tịch Powell hôm qua (ông có nói rằng có thể tăng lãi suất mạnh mà không ảnh hưởng đến thị trường lao động), ngân hàng hiện tại đang dự báo tới 6 lần tăng lãi suất từ Fed trong năm 2022, từ 4 lần. Với việc Fed chỉ còn 7 cuộc họp nữa trong năm nay, điều đó đồng nghĩa rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong hầu hết các cuộc họp. Sau cuộc họp tháng Một, rất nhiều các ngân hàng đã nâng dự báo lãi suất của mình, từ mức ít nhất là 100bp (1%) lên khoảng 150bp (1.5%).
Đến phiên hôm nay, sức ép sau cuộc họp của Fed đã được cảm nhận trên toàn cầu. Sau khi chứng khoán châu Á đỏ lửa, tới giờ, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng đều đang giảm sâu, báo hiệu một phiên giao dịch đổ máu. HĐTL chỉ số CAC của Pháp đang giảm sâu nhất tại lục địa già, còn các cổ phiếu công nghệ tại Mỹ tiếp tục là những đối tương bị đạp mạnh nhất, khi HĐTL Nasdaq 100 giảm sâu hơn HĐTL hai chỉ số còn lại.
Theo Nomura, chủ tịch Powell có vẻ như liên tục tạo ra khác biệt giữa chu kỳ tăng lãi suất lần này và các đợt bình thường hóa lãi suất trong quá khứ. Nomura dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 50bp trong cuộc họp tháng Ba (tăng từ 25bp), cùng 3 lần tăng 25bp liên tiếp trong các tháng 5-6-7/2022. Nomura cũng kỳ vọng thêm một lần tăng lãi suất nữa vào tháng Mười Hai.
Số liệu từ CME trên thị trường HĐTL vàng ghi nhận số hợp đồng open interest đã giảm 17.8 nghìn trong phiên thứ Tư. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 158.7 nghìn hợp đồng.
Đợt bán tháo phiên thứ Tư đi kèm với open interest giảm cho thấy khả năng vàng điều chỉnh sâu hiện đang khá hạn chế. Tuy nhiên, khối lượng tăng cũng có thể khiến vàng suy yếu thêm, nhưng sẽ gặp hỗ trợ mạnh tại 1,800.
Đồng USD đang tiếp tục đà tăng của mình sau FOMC khi chỉ số DXY tăng 0.18% lên 96.65.
Nomura dự báo Fed sẽ tăng 50 điểm phần trăm lãi suất trong tháng 3 và sau đó là 25 điểm phần trăm vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 12
Ông Powell đã không hoàn toàn phủ nhận triển vọng tăng 50 điểm phần trăm lãi suất trong cuộc họp tiếp theo. Do đó, Nomura đã sửa đổi dự báo của họ.
Những điều chính mà các nhà đầu tư cần lưu ý là: các đợt điều chỉnh là lành mạnh và bình thường; trong trường hợp không có suy yếu mới, thị đà giảm có thể bị hạn chế; bán cổ phiếu sau khi giảm giá khiến cổ phiếu bị thua lỗ; những cú pullback tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua chúng với giá rẻ hơn; cổ phiếu tiếp tục mang lại dòng thu nhập hấp dẫn; cổ phiếu thường tạo đáy tại thời điểm các nhà đầu tư "bearish" nhất; và cuối cùng, để tránh không thực hiện được chiến lược đầu tư dài hạn, tốt nhất bạn nên lọc nhiễu.
Sản lượng ô tô của Anh năm 2021 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1956. Lý do bao gồm sự thiếu hụt lớn về chất bán dẫn, sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 lan rộng và việc đóng cửa nhà máy Honda.
Hiệp hội Các nhà Sản xuất và Kinh doanh động cơ của Vương quốc Anh (SMMT) cho biết:
Các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và Nga đã đồng ý tăng cường phối hợp trong các vấn đề liên quan đến châu Á, dấu hiệu mới nhất cho thấy hai nước láng giềng đang thân thiết hơn trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây. Thỏa thuận đã đạt được vào thứ Ba trong cuộc họp online giữa Liu Jinsong, người đứng đầu đơn vị phụ trách vấn đề châu Á tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Ovchinnikov Alexey Mikhailovich, người đứng đầu bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Nga.
Thông tin mới nhất về tình hình Ukraine: Antony Blinken cho biết Mỹ đã đưa ra phản hồi trước các yêu cầu an ninh của Nga. Các đặc phái viên Nga và Ukraine đã đồng ý gặp lại nhau vào 2 tuần sau tại Berlin, sau tám giờ hội đàm tại Paris với sự tham gia của đại diện Pháp và Đức. Chính quyền Biden kêu gọi người Mỹ rời Ukraine, do "mối đe dọa gia tăng từ hoạt động quân sự của Nga." Đại sứ Vương quốc Anh tại Hoa Kỳ Karen Pierce nhấn mạnh lại rằng Vladimir Putin sẽ phải đối mặt với "các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc" nếu có một cuộc xâm lược xảy ra.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.10% lên 96.584, sau khi cuộc họp FOMC diễn ra.
Dầu Brent đạt mức 90 USD/thùng trong một thời gian ngắn, lần đầu tiên kể từ năm 2014, bắt nguồn từ căng thẳng nguồn cung gia tăng do tranh cãi Nga - Ukraine. Dầu WTI đóng cửa tại mức cao hơn 2%. Trong khi đó, tồn kho dầu thô tại kho dầu lớn nhất của Mỹ đã giảm 1.8 triệu thùng trong tuần trước - giảm tuần thứ ba liên tiếp. Tổng lượng dầu dự trữ trong nước tăng nhẹ. Cơ cấu thị trường dầu đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, báo hiệu nguồn cung bị thắt chặt.
Bitcoin đã bật lên mạnh mẽ khỏi sự sụt giảm gần đây, nhưng sự tăng trưởng có lẽ sẽ gặp khó khăn để thu hút nhiều lực kéo hơn. Tiền điện tử đã giảm xuống dưới mức 33,000 USD vào thứ Hai và được giao dịch quanh mức 37,800 USD vào thứ Tư, và đang tiếp cận hai khu vực quan trọng của vùng kháng cự. Một mức nằm ở khoảng 39,600 USD, khi chỉ số của tháng 9 và tháng 1 đã chạm đáy; mức còn lại tạo ra từ một đường nối giảm từ mức cao kỷ lục, và đã được Bitcoin thử nghiệm vào tuần trước ngay trước khi lao dốc.
Chứng khoán Mỹ giảm, mất hết lãi và lợi tức trái phiếu tăng đột biến sau khi Jerome Powell báo hiệu Cục Dự trữ Liên bang sẽ hủy các biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch do cần chống lại lạm phát gia tăng. Powell cho biết ngân hàng trung ương đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất vào tháng 3 và không loại trừ việc thay đổi trong mọi cuộc họp để giải quyết lạm phát cao kỷ lục trong một thế hệ. Trong một tuyên bố riêng, Fed cho biết họ hy vọng quá trình cắt giảm bảng cân đối kế toán sẽ khởi động sau khi nó bắt đầu tăng. Việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2018, với nhiều nhà phân tích dự báo mức tăng một phần tư điểm vào tháng 3 và sau đó là ba điểm nữa trong năm nay và thêm nhiều động thái sau đó.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 1.7% lên $87.06/thùng.
Giá vàng giảm 1.9% xuống mức $1,819.50/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong một tháng khi chỉ số DXY tăng 0.5%.
Nga cảnh báo rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân Tổng thống Vladimir Putin sẽ không gây tổn hại cho ông nhưng sẽ "phá hoại về mặt chính trị", sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ cân nhắc một động thái như vậy nếu Nga xâm lược Ukraine
Nga cho biết cuộc khủng hoảng đang được thúc đẩy bởi các hành động của NATO và Mỹ, đồng thời yêu cầu phương Tây đảm bảo an ninh, bao gồm cả lời hứa của NATO không bao giờ thừa nhận Ukraine. Moscow coi Ukraine là vùng đệm giữa Nga và các nước NATO.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa có chút tích cực khi nhóm cổ phiếu công nghệ đã có lực cầu mạnh, tuy nhiên lo ngại về chính sách lãi suất diễn ra sớm hơn dự kiến vẫn đang bao phủ thị trường. Các chỉ số chính như Down Jones tăng 0.8%, S&P500 và Nasdaq tăng lần lượt là 1.5% và 2.4%.
Thị trường trái phiếu mở đầu phiên giao dịch khá ảm đạm. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm gần như không thay đổi và được giao dịch ở mốc 1.77%
Sức mạnh đồng USD đã dần hạ nhiệt, chỉ số DXY tăng 0.1%. Ngày hôm nay sắc xanh đã trở lại với phần lớn các đồng tiền, mạnh nhất là CAD tăng 0.33%.
Dầu hôm nay tiếp tục bứt phá tăng 2.34% lên mốc $87.19/thùng, vàng giảm mạnh về mốc $1,837/oz