Bitcoin đang hồi phục sau pha giảm mạnh trong ngày giá vàng lập đỉnh kỷ lục mới
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Dầu WTI hiện đã rớt xuống khoảng $69/thùng, tương ứng với mức giảm 3.4% trong ngày. Nguyên nhân chính của đợt giảm mạnh này là OPEC+ tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề về sản lượng.
Việc dầu giảm cũng đang kéo theo ba đồng tiền nhạy cảm với giá dầu là NZD, AUD và CAD, hiện đang lần lượt giảm 0.82%, 1.06% và 1.32%.
Cùng với các chỉ số tại châu Âu, 3 hợp đồng tương lai tại Mỹ đang ghi nhận mức giảm đáng kể trước lo ngại dịch Covid và lạm phát. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 tiếp tục giảm xuống dưới 1.26%. Trong khi đó, USD đang mạnh lên. Chỉ số DXY hiện đang sát mức 93 điểm. Dầu thô giảm sâu sau khi OPEC+ tìm được tiếng nói chung.
Ngày tự do tại Anh biến thành một ngày hỗn loạn khi số ca nhiễm tại đây tăng mạnh nhất thế giới. Các lệnh tự cách ly đang khiến các công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhà dịch tễ học Neil Ferguson nói rằng số ca nhiễm tăng thêm 100,000 một ngày là điều không thể tránh khỏi.
Tại Mỹ, số ca nhiễm tăng hơn 60% so với tuần trước, chiếm 16% ca bệnh mới toàn cầu. Theo cựu giám đốc FDA, số ca nhiễm biến thể delta thậm chí còn cao hơn những con số báo cáo.
Cặp tiền này rơi xuống đáy ngày tại 1.3700, mức thấp nhất trong vòng 13 tuần trở lại đây, trước tâm lý risk-off và sự mạnh lên của đồng đô la. Ngoài ra, một số bình luận dovish của nhà hoạch định chính sách BoE Jonathan Haskel phần nào cũng đang gây áp lực đồng Bảng Anh.
USDCAD đang tiếp tục tăng mạnh sau khi breakout khỏi đường MA 200 ngày trong phiên hôm nay. Tâm lý risk-off lúc này đang rất ủng hộ cho đồng bạc xanh, tạo đà giúp USDCAD tăng lên mức 1.2807 trong ngày, cao nhất kể từ đầu tháng Hai. Ngoài ra, việc giá dầu giảm sâu (dầu WTI giảm hơn 2%, xuống dưới $70/thùng) đang gây áp lực rất lớn cho CAD, vốn nhạy cảm với giá dầu.
Hiện tại, cặp tiền này đang gặp kháng cự tại 1.2800.
Nhà hoạch định chính sách này đang có những phát biểu rất trái chiều so với ông Saunders tuần trước:
Những bình luận của ông có vẻ đang tạo thêm sức ép cho GBP, khi đồng tiền này đang giảm xuống 1.3720.
Theo Credit Suisse, việc đánh mất hỗ trợ 1.3734 đã đưa hỗ trợ tiếp theo xuống 1.3697, trùng với đường MA 200 ngày, và thấp hơn nữa là đáy tháng Tư tại 1.3669/48. Nhiều khả năng tại vùng này sẽ có động lực mua, nhưng nếu tiếp tục break tại đây, hỗ trợ tiếp theo sẽ lại đi xuống 1.3567 và 1.3514. Kháng cự hiện tại đang ở mức 1.3801/05, và cao hơn mức này sẽ là 1.3863.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức1.3727.
Tâm lý thị trường đang trở nên vô cùng tồi tệ ngay phiên giao dịch đầu tuần khi số ca nhiễm Covid trên toàn cầu tăng mạnh dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các chỉ số chứng khoán từ châu Á đến châu Âu và các hợp đồng tương lai tại Mỹ đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm gần 2% tại rất nhiều nơi.
Vàng cũng chịu chung cảnh bán tháo với các tài sản rủi ro, giảm 0.45% xuống $1,804/oz.
Dầu thô có lẽ là một trong những tài sản yếu nhất trong ngày, giảm 1.93% xuống 70 USD/thùng sau thỏa thuận tăng sản lượng của OPEC+.
Tâm lý risk-off cũng thể hiện rất rõ ràng trên thị trường FX với đồng USD tăng trên diện rộng ngoại trừ JPY và các đồng beta cao giảm rất mạnh. USD/CAD là cặp tiền đáng chú ý nhất cho đến lúc này, mất tới 1.2%, tương đương 150 pips trong bối cảnh tâm lý rủi ro suy yếu, giá dầu giảm sâu và thị trường đã “pricing” toàn bộ việc “taper” của BoC trong một khoảng thời gian khá dài rồi. Với một tuần thiếu vắng các sự kiện quan trọng, các yếu tố kỹ thuật và tâm lý rủi ro sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Tâm lý lo ngại rủi ro đang chiếm lĩnh hoàn toàn trong giao dịch châu Âu, với việc giá dầu tiếp tục giảm sâu ngay phiên đầu tuần.
Hiện dầu WTI chỉ còn 69.87 USD/thùng sau khi giảm sau khi OPEC + chính thức đạt được một thỏa thuận tăng sản lượng vào cuối tuần.
Tiền gửi nội địa đạt 636.5 tỷ CHF so với 637.5 tỷ CHF trước đó
Có một chút thay đổi về tiền gửi nhìn chung, mặc dù tỷ giá EUR/CHF đã tăng trở lại sau khi chạm mức gần 1.0800 vào tuần trước. SNB có thể đang gặp khó khăn nhưng chắc chắn hiện tại họ đang hoạt động kém tích cực hơn so với năm ngoái.
Không có gì quá đáng chú ý trong ngày vì các quyền chọn hết hạn khối lớn đều đang ở quá xa so với giá giao ngay hiện tại để thực sự có tác động.
Có một vài lượng quyền chọn đáo hạn lớn cho EUR/USD vào cuối tuần, ngoài ra, không có quá nhiều lưu ý trong thời điểm hiện tại.
Do việc thiếu vắng các sự kiện kinh tế quan trọng, các yếu tố kỹ thuật và tâm lý rủi ro được cho là hai yếu tố chính quyết định hành động giá trong những ngày tới.
Nhận xét của người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citi, Ed Morse:
Điều này diễn nối tiếp bối cảnh giao dịch trầm lắng ở châu Á, với chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 1.3%, Hang Seng giảm 1.9% và Shanghai Composite giảm 0.5%.
Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng giảm nhẹ với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.3%.
Theo Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UOB, PBoC được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách vào cuối tuần này.
“Với việc tiêu dùng cá nhân tiếp tục tụt hậu, PBoC có thể sẽ từ chối thắt chặt chính sách tiền tệ trên diện rộng ngay cả khi tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục chậm lại”.
“Chúng tôi duy trì dự báo LPR 1 năm chuẩn ở mức 3.85% trong nửa năm còn lại 2021.”
Lĩnh vực dịch vụ ở New Zealand tiếp tục mở rộng trong tháng 6 và với tốc độ nhanh hơn. Cuộc khảo sát mới nhất từ BusinessNZ công bố Chỉ số Hiệu suất Dịch vụ đạt 58.6.
Con số này tăng so với mức 56.3 vào tháng 5. Trong số các thành phần riêng lẻ, đơn đặt hàng mới (66.1), hoạt động / doanh số (62.5), việc làm (56.5) và cổ phiếu (50.9) tăng cao trong khi giao hàng của nhà cung cấp (46.2) vẫn ở mức thấp.
Giám đốc điều hành Kirk Hope của BusinessNZ cho biết: “Mặc dù các chỉ số chính cho thấy sự mở rộng bền vững, nhưng sự thiếu hụt nguồn cung và nguồn lao động vẫn là vấn đề đáng quan tâm.
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times (NYT) hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen bày tỏ lo ngại về thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ, với lý do một số mức thuế của Hoa Kỳ gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Ngược lại, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng vào tuần trước, “giai đoạn đầu của thỏa thuận có lợi cho Trung Quốc, tốt cho Hoa Kỳ và tốt cho toàn thế giới”.
Phản ứng thị trường
Nhận xét của Yellen về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có ít hoặc không ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, do nó vẫn bị đè nặng bởi những lo ngại về đại dịch. Chỉ số đô la Mỹ đang kiểm tra mức cao nhất trong nhiều ngày gần 92.75 trong khi hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.50% trong ngày. AUD/USD suy yếu ở mức thấp hàng năm gần 0.7370.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), nhà hoạch định nhà nước của Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai, rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức. Uỷ ban cũng cho biết thêm:
“NDRC sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ứng phó với các tình huống mới trong phục hồi kinh tế và hoàn toàn tự tin đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội hàng năm.”
“NDRC sẽ sắp xếp hợp lý việc giải phóng kẽm, đồng, nhôm sắp tới từ nguồn dự trữ nhà nước.”
“NDRC sẽ tăng cường quy định khi cần thiết để ngăn chặn những biến động lớn về giá lợn hơi, giá thịt lợn”.
Thủ hiến bang Victoria Andrews xác nhận lệnh phong tỏa 5 ngày sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa.
Để bạn dễ hình dung, lần phong tỏa trước đó ban đầu được cho là trong 7 ngày thì đã kéo dài khoảng một tháng!
Credit Suisse nâng dự báo giá dầu Brent và WTI vì các yếu tố cơ bản về cung/cầu tiếp tục được cải thiện. Ngân hàng này dự báo dầu WTI sẽ tăng lên khoảng $67/thùng trong năm 2021
Trong khi đó Goldman Sachs cũng cho rằng thỏa thuận OPEC+ vào cuối tuần qua sẽ hỗ trợ giá dầu
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp, gần chạm mức thấp nhất kể từ tháng Hai. Lợi suất đã giảm xuống khi các nhà giao dịch trái phiếu thoát khỏi các vị thế "reflation trade" trong bối cảnh sự gia tăng của các biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn. Đường MA 200 ngày hiện gần 1.25%, sẽ là mục tiêu chính.
Một thỏa thuận giữa Ả Rập Xê-út và UAE đã mở đường cho OPEC+ tăng nguồn cung dầu thô thêm 400,000 thùng/ngày kể từ tháng 8, tiếp tục cho đến khi toàn bộ sản lượng 5,8 triệu thùng/ngày được hồi phục. Thỏa thuận giữa Ả Rập Xê Út và UAE chấm dứt một cuộc xung đột ngoại giao đã làm dấy lên suy đoán rằng UAE có thể sẵn sàng rời khỏi OPEC.
Các chỉ số chứng khoán châu Á đều giảm điểm khi các nhà đầu tư theo dõi giá dầu và vẫn giữ tâm lý lo ngại với làn sóng COVID bùng phát trở lại.
Trong bối cảnh các ca nhiễm mới gia tăng, Vương quốc Anh đã đưa ra triển vọng khôi phục một số hạn chế, chỉ ba ngày trước khi có kế hoạch gỡ bỏ các quy định hạn chế. Goldman Sachs, JPMorgan và KPMG đều đã yêu cầu nhân viên Vương quốc Anh của họ đeo khẩu trang khi trở lại văn phòng vào ngày 19/7.
Số trường hợp ca nhiễm mới hàng ngày của Indonesia đã vượt qua Brazil để trở thành quốc gia có ca nhiễm hàng ngày nhiều nhất trên thế giới, đạt mức kỷ lục 56,757 vào thứ 5 khi biến thể delta rất dễ lây lan hoành hành khắp đất nước.
Theo báo cáo mới nhất của Fed NewYork: Dự kiến nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng lần lượt 3.2% và 4.2% trong quý 2, quý 3/2021
Phản ứng thị trường:
Báo cáo này dường như không có tác động đáng chú ý đến đồng USD, chỉ số DXY đã tăng 0.14% giao dịch ở mức 92.68.
Tỷ giá EUR/USD có vẻ đang chật vật trong việc tìm hướng đi khi các nhà đầu tư ít chú ý đến các công bố dữ liệu mới nhất từ Mỹ. Hiện tại, cặp tiền này giảm 0.07% xuống mức 1.1803 và vẫn đang trên đà đóng cửa tuần thấp nhất kể từ cuối tháng 3.
Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ đã công bố doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 0.6% so với tháng 5, vượt kỳ vọng của thị trường. Mặt khác, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Michigan tháng 7 đã giảm xuống 80.8 từ mức 85.5 trong tháng trước, thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 86.5. Ngoài ra, ấn phẩm của UoM cho biết thêm triển vọng lạm phát 1 năm đã tăng lên mức cao nhất trong gần 13 năm là 4.8%.
Sau khi công bố dữ liệu này, Chỉ số Đô la Mỹ giao dịch quanh mức 92.70
Triển vọng EUR/USD:
Sau khi mở cửa sắc xanh lan tỏa trên phố Wall, áp lực bán diễn ra trên diện rộng cho dù báo cáo doanh số bán lẻ tích cực, bộ ba chỉ số DowJones, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 0.39%, 0.25%, 0.22%
Chỉ số DXY tăng 0.13% lên mức 92.685. Các đồng tiền hàng hóa và đồng Bảng Anh ở gần mức thấp nhất trong ngày. Tỷ giá AUD/USD giảm 28 pips, đã cắt qua mức thấp nhất của tháng 7 xuống mức tồi tệ nhất kể từ tháng 12.
Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Hoa Kỳ tăng 1 điểm cơ bản lên mức 1.31%
Chỉ số tâm lý tiêu dùng Michigan trong tháng 7 của Hoa Kỳ đạt mức 80.8, thấp hơn so với dự báo ở mức 86.5, đồng thời thấp hơn so với tháng 6 (85.5)
Tỷ lệ lạm phát một năm của Hoa Kỳ trong tháng Bảy dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 4.8%, mức cao mới kể từ tháng 8 năm 2008, cao hơn so với dự báo 4.2% trước đó
Dự báo tỷ lệ lạm phát 5-10 năm đạt 2.9% cao hơn so với 2.8% trước đó
Sắc xanh lan tỏa trên phố Wall cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo kinh doanh từ việc mở cửa kinh tế trở lại và triển vọng hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang khi đối mặt với lạm phát cao. Các cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng là nhóm cổ phiếu hỗ trợ đà tăng của S&P 500. DowJones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.18%, 0.22%, 0.43%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng 2 điểm cơ bản lên 1.325
Duy trì đà tăng ngày hôm qua, chỉ số DXY tăng 0.11% lên 92.669. Trên thị trường tiền tệ, đồng Kiwi đang là đồng tiền mạnh nhất khi tỷ giá NZD/USD tăng 0.41%, ở chiều ngược lại đồng Yên Nhật đang giảm gần 0.4% so với USD.
Trên thị trường hàng hóa:
Phản ứng của thị trường đối với doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ ngày hôm nay không quá nổi bật, trừ phản ứng của tỷ giá USD/JPY. Tỷ giá này hiện tăng 0.44% lên giao dịch tại 110.29
Bán lẻ tại Mỹ tăng 0.6% lên $621.3 tỷ trong tháng Sáu, sau khi tháng Năm ghi nhận giảm 1.7%, vượt xa hoàn toàn kỳ vọng ban đầu là -0.4%. Ngoài ra, tổng giá trị bán lẻ từ tháng Tư đến tháng Sáu tăng 31.5% so với cùng kỳ năm ngoái
Tổng thống Biden đang tính tới việc dỡ bỏ lệnh cấm di chuyển tới châu Âu. Ngoài ra, cổ phiếu các công ty hàng không tại châu Âu cũng tăng mạnh. Tại Quận Los Angeles, tất cả người dân phải đeo khẩu trang dù đã tiêm vắc xin hay chưa, kể từ ngày mai. Canada sẽ cho phép nhập cảnh hành khách đã tiêm đủ hai mũi từ tháng Chín. Singapore và Anh nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục phong tỏa.
Bitcoin vẫn đang tích lũy trong vùng $30,000-40,000, nhưng cứ mỗi ngày, viễn cảnh cho đồng tiền ảo này lại càng u ám. Kể từ đợt giảm mạnh trong tháng Năm, có hai lần Bitcoin kiểm tra mức $40,000, nhưng đều thất bại và lao dốc. Những đợt hồi phục tiếp theo thì lại gây thất vọng. Điều này đã tạo ra mô hình đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn trong vài tuần trở lại đây, và vẫn chưa có tín hiệu cho đà tăng thực sự.
Giá đóng cửa của tuần này sẽ rất quan trọng: đóng cửa dưới $30,000 sẽ tạo động lực bán mạnh, và nhiều khả năng sẽ xóa toàn bộ mức tăng năm 2021 (Bitcoin mở cửa năm nay tại $29,000).
Các chỉ số tại Mỹ đang khá lạc quan, trái ngược với tình hình trái chiều của chứng khoán châu Âu lúc này. Cả ba hợp đồng tương lai chỉ số lớn tại Mỹ đang ghi nhận các mức tăng khác nhau. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo cho các nhà đầu tư sẽ là sô liệu bán lẻ tại Mỹ.
Sau một ngày tăng mạnh, hôm nay USDCHF đang tiếp tục tăng 0.26%, và tiến đến kiểm tra kháng cự 0.9200. Trước đó, cặp tiền này đã kiểm tra kháng cự này 2 lần trong tháng Bảy, tuy nhiên đều thất bại và giảm sâu. Hiện tại USDCHF vẫn đang kiểm tra 0.9200. Trong trường hợp breakout thất bại, hỗ trợ gần nhất sẽ là 0.9180, và dưới mức đó sẽ là 0.9165.
Kim loại quý này tiếp tục ở thế thủ trong phiên Âu, và hiện đang giao dịch quanh mức $1,822-1,823. Việc lợi suất trái phiếu hồi phục trở lại đang gây áp lực lên vàng. Tuy vậy, nhu cầu cho đồng đô la hiện giờ vẫn chưa cao, ngăn không cho vàng giảm sâu hơn nữa. Thị trường sẽ để mắt tới dữ liệu bán lẻ tại Mỹ để có thêm xúc tác và quyết đoán hơn với kim loại này.
Hiện tại kháng cự gần nhất, cũng là kháng cự quan trọng nhất với vàng là đường MA 200 ngày. Một cú breakout khỏi đây sẽ là tiền đề để vàng quay trở lại $1,900.
Bảng Anh đang được giao dịch trên mức 1.38 khi các nhà đầu tư đợi Anh mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần sau. Tuy nhiên, tâm lý risk-off hoàn toàn có thể đẩy giá GBP xuống thấp hơn nữa.
Chủng virus Delta đang tiếp tục hoành hành tại đây với hơn 48 nghìn ca ghi nhận trong thứ Năm. Điều này hoàn toàn có thể hãm lại đà tăng trưởng, gây ảnh hưởng tới GBP. Hơn nữa, kinh tế chậm lại sẽ khiến một số thành viên hawkish trong BoE thay đổi lập trường. Bất cứ bình luận dovish nào cũng có khả năng đạp GBP xuống.
Về phía Mỹ, dữ liệu bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng sắp tới của đại học Michigan sẽ có ảnh hưởng nhất định tới GBPUSD. Ngoài ra, trong báo cáo sơ bộ niềm tin người tiêu dùng tháng 7, thị trường sẽ tập trung vào kỳ vọng lạm phát. Bất cứ tín hiệu nào cho thấy giá cả leo thang có thể đẩy cao đồng đô la.
Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3820.
Kazimir vẫn rao giảng sự thận trọng bất chấp triển vọng mùa hè lạc quan
Tỷ giá EUR/USD cho đến nay ít thay đổi, giao dịch không đổi ở mức 1.1810 và trong phạm vi chỉ 18 pips.
Xuất khẩu điều chỉnh theo mùa đã giảm 1.5% so với tháng trước trong khi nhập khẩu tăng 0.7%, thặng dư thương mại giảm trong tháng 5 so với tháng 4. Quá trình điều chỉnh vẫn tiếp tục do các điều kiện thương mại vẫn đang được bình thường hóa kể từ sau đại dịch.
Không có gì thay đổi so với các ước tính ban đầu vì lạm phát cơ bản chỉ giữ ở mức dưới 1%, điều đó có thể cung cấp cho ECB thêm dư địa để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn nữa.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ đã xóa bỏ mức lỗ đầu ngày và chứng khoán châu Âu tăng điểm khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập tăng vọt nhờ việc mở cửa kinh tế trở lại và sự đảm bảo của Cục Dự trữ Liên bang về việc tiếp tục chính sách hỗ trợ.
Giá vàng giảm nhẹ trong ngày hôm nay xuống $1,822/oz, tương đương 0.35% sau 3 ngày liền diễn biến tích cực.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng hồi phục đôi chút lên 1.32% khi tâm lý thị trường đã ổn định trở lại.
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô đang chìm sâu quanh mức 71.56 USD/thùng và hướng đến tuần hoạt động kém nhất kể từ tháng 4. Khả năng OPEC+ đạt được một thỏa thuận tăng sản lượng đang ngày một trở nên rõ ràng hơn và những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu cũng đang đè nặng lên giá dầu.
Đồng USD không biến động nhiều và các đồng tiền chính khác cũng vậy. Sự chú ý có lẽ nằm ở đồng NZD khi có lúc tăng hơn 0.5% sau tin CPI tại New Zealand tăng vượt dự báo. JPY và CHF cũng yếu đi khá nhiều do sự phục hồi của lợi suất Mỹ và tâm lý lo ngại rủi ro đã mờ dần.
Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, duy trì xu hướng tiêu cực đối với USD/JPY. Mục tiêu là mức thấp nhất trong tháng 7 ở mức 109.54 - một nhịp giảm xuống dưới mức này sẽ mở ra con đường suy yếu hơn nữa.
Mức kháng cự tuần này tại 110.97.