Bitcoin đang hồi phục sau pha giảm mạnh trong ngày giá vàng lập đỉnh kỷ lục mới
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Bitcoin đã hồi phục lên gần 69,800 USD sau khi giảm từ 70,200 USD xuống 69,000 USD trong ngày.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc:
Trung Quốc đang trong quá trình gỡ bỏ các hạn chế Covid 19 và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng được mong đợi từ Hội nghị.
Hy vọng đã được nâng lên do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giữ nguyên lãi suất trong tháng thứ tư liên tiếp, đồng thời bơm thêm 150 tỷ nhân dân tệ quỹ mới vào hệ thống ngân hàng.
Hôm nay, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với một môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy yếu, đòi hỏi phải nỗ lực hết sức để thúc đẩy sự phục hồi liên tục, theo Reuters.
NDRC cho biết thêm rằng:
Thị trường lúc này:
AUD/USD: Mặc dù tin tức cho thấy sẽ có nhiều khoản đầu tư hơn từ đất nước sử dụng hàng hóa lớn nhất thế giới - Trung Quốc ( đồng thời là một khách hàng lớn của Úc), nhưng sự bi quan chung đã ảnh hưởng đến AUD/USD: Cặp tiền này giảm từ mức cao trong ngày xuống 0.6715, giảm mức tăng hàng ngày xuống 0.15% vào thời điểm thông tin trên được công bố.
Reuters cho biết:
Trước thông tin trên, tính đến thời điểm hiện tại, USD đang mất giá hơn nữa trong phiên Á khi mất 0.18% và đang ở mức 104.32
KiwiBank bày tỏ quan điểm về chỉ số GDP được New Zealand công bố ngày hôm qua:
Ngân hàng này gợi ý rằng việc GDP tăng có thể đồng nghĩa với việc mức tăng lãi suất cơ bản sẽ lớn hơn vào tháng 2 tới.
GDP của New Zealand đã tăng 2% trong ba tháng tính đến tháng 9, đây là tốc độ tăng trưởng cao hơn so với Úc, Mỹ, Anh và EU.
Nhà kinh tế trưởng của Kiwibank Jarrod Kerr nói rằng việc GDP tăng không làm thay đổi triển vọng kinh tế ảm đạm của nước này mà dự báo của Bộ Tài chính và Ngân hàng Dự trữ New Zealand về một cuộc suy thoái vào năm tới:
"GDP tăng trưởng mạnh mẽ đơn giản có nghĩa là chúng ta có một nền kinh tế lớn hơn chúng ta nghĩ, điều này thật tuyệt vời, nhưng triển vọng kinh tế ảm đạm vẫn không thay đổi. Ngân hàng Dự trữ đang cố tình tạo ra một cuộc suy thoái để giảm lạm phát."
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố kế hoạch thực hiện các hành động tiếp theo để kiểm soát và ngăn chặn COVID ở các vùng nông thôn.
Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm thứ Năm về việc các dịch vụ thị thực của họ tại Trung Quốc sẽ bị hạn chế do tình hình COVID-19 trên khắp Trung Quốc. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thượng Hải hiện chỉ cung cấp dịch vụ hộ chiếu cho các trường hợp khẩn cấp
Quặng sắt là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Úc sang Trung Quốc. Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc (CMRG), được thành lập với tư cách là người mua quặng sắt trung tâm của Trung Quốc trong năm nay.
Về cuộc họp tháng 12 của Ngân hàng Dự trữ Úc:
Cùng với chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á cũng đang đỏ lửa trong phiên 16/12 trước lo ngại suy thoái toàn cầu. Cổ phiếu Nhât Bản hiện đang giảm sâu nhất.
Fed Philadelphia công bố đánh giá bảng lương phi nông nghiệp.
Nói ngắn gọn, biên chế tại Mỹ đã bị phóng đại ít nhất 1 triệu, nếu không muốn nói là nhiều hơn.
Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua.
Thượng viện hiện đang bỏ phiếu về dự luật tài trợ tạm thời của chính phủ đến ngày 23/12. Điều này sẽ ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa vào cuối tuần. Điều này sẽ cho các nhà đàm phán thời gian để soạn thảo một dự luật chi tiêu tổng hợp trước hạn chót vào tuần tới để tài trợ cho chính phủ đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023.
Mức đóng cửa trước đó là 6.9760.
USDCNH (M15):
JPMorgan:
Dữ liệu xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Singapore cho tháng 11 năm 2022:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm sâu nhất trong nhiều tuần trước lo ngại cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Doanh số bán lẻ tại Mỹ cùng khảo sát hoạt động sản xuất của Fed New York kém hơn kỳ vọng cũng đã phần nào củng cố nỗi lo đó. Ngoài ra, phiên thứ Sáu tuần này sẽ là phiên “quadruple witching,” với lượng quyền chọn cổ phiếu, HĐTL chỉ số và quyền chọn HĐTL chỉ số chứng khoán trị giá 4 nghìn tỷ USD đáo hạn, do vậy, không khó hiểu khi thị trường sẽ biến động thất thường hơn:
Trên thị trường tiền tệ, nỗi lo Fed hawkish sẽ gây suy thoái tiếp tục củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh. Chỉ số DXY đã có phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 10. Tâm điểm của phiên hôm qua là 3 cuộc họp ngân hàng trung ương SNB, BoE và ECB. Cả 3 đều đã tăng lãi suất đúng như thị trường kỳ vọng, tuy nhiên, cả 3 lại đều suy yếu sau quyết định. Nhìn chung, khẩu vị với USD vẫn sẽ chi phối thị trường trong phần còn lại của năm nay, dù SNB và ECB cũng đã tương đối diều hâu với cam kết chống lạm phát của mình, còn triển vọng của GBP vẫn rất ảm đạm:
Sức ép từ USD cũng đã khiến vàng giảm mạnh hơn $31/oz xuống $1,776.5 bất chấp lợi suất tại Mỹ diễn biến trái chiều. Lợi suất 2 năm tăng 2bp lên 4.24%, nhưng lợi suất 10 năm lại giảm 3bp xuống 3.45%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm tiếp tục duy trì quanh mức 80bp, báo hiệu suy thoái đến gần. Dầu WTI cũng đã giảm hơn $1/thùng xuống $76.1.
Societe Generale nâng dự báo lãi suất dài hạn của ECB từ 3% lên 3.75% sau quyết định và tuyên bố của ECB vào thứ Năm.
Con đường tăng lãi suất của ECB cho đến nay:
Số liệu PMI sơ bộ của Úc:
Cuộc họp tiếp theo của RBA sẽ vào ngày 7 tháng 2.
Con đường tăng lãi suất từ RBA cho đến nay:
Goldman Sachs long USD/JPY, mục tiêu 143.
JPMorgan cho rằng ECB đã diều hâu hơn và nâng dự báo lãi suất dài hạn của ECB từ 2.5% lên 3.25%.
PMI sản xuất New Zealand giảm từ 49.3 xuống 47.4.
Theo ANZ:
Dự báo của ANZ về lãi suất RBNZ:
Đã có một chút yên tĩnh trên mặt trận Ukraine trong vài ngày qua. Hy vọng rằng đó là một điều tốt.
Ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai theo cách tốt nhất có thể, khó mà thấy được việc bình thường hóa thương mại giữa Nga và châu Âu trong một thời gian dài.
Thông thường, sẽ cần vài ngày để thị trường cười vào mặt dự báo của Cục Dự trữ Liên bang nhưng không phải vào lúc này.
Fed đã đưa ra và dự báo lãi suất cuối năm 2023 ở mức 5.00-5.50% với chỉ 2 trong số 19 người dự báo thấp hơn mức đó. Tuy nhiên, thị trường hợp đồng tương lai lãi suất Fed đang định giá ở mức cao nhất chỉ 4.89% và mức cuối năm là 4.41%. Đó là chênh lệch tới 80 điểm cơ bản.
Điều đó phản ánh sự thiếu tin tưởng hoàn toàn vào các dự báo của Fed.
Nick Timiraos của WSJ đã phỏng vấn Lee Ferridge, chiến lược gia kinh tế cấp cao tại State Street Global Markets.
“Thành thật mà nói, có vẻ như những dự đoán mới chưa từng xảy ra. Và tôi ngạc nhiên là thị trường lại tự tin bỏ qua nó như vậy,” Ferridge nói. “Kỳ vọng là dữ liệu kinh tế sẽ kém” vào cuối quý đầu tiên “đến mức Fed sẽ ngừng tăng lãi suất.”
Và có 2,5 tình huống có thể xảy ra:
1) Thị trường đúng và nền kinh tế nhanh chóng đi xuống
2) Fed đúng, các dự báo tuân theo mô hình của họ và lãi suất tiếp tục tăng
2.5) Bằng cách nào đó, nền kinh tế ổn định và lạm phát giảm đủ nhanh để khiến Fed không phải tăng lãi suất vượt +5%
Đây là một mức lãi suất rất hạn chế
Peso Mexico đã tương đối ổn định so với USD trong năm nay.
GDPNow Fed Atlanta hạ dự báo tăng trưởng GDP quý IV từ 3.2% xuống 2.8% sau báo cáo doanh số bán lẻ gây thất vọng.
Nguồn từ ECB:
Báo cáo cho thấy nội bộ ECB đang có xu hướng diều hâu hơn.
Thông điệp từ bà Christine Lagarde hôm nay là nền kinh tế châu Âu sẽ trở nên tồi tệ trong một thời gian.
Bà sẵn sàng đón nhận một cuộc suy thoái nhẹ nhưng cũng ám chỉ mạnh mẽ về việc lãi suất tăng trên 3% và đây là một nền kinh tế đang phải vật lộn với chi phí năng lượng cao.
Theo thời gian, nó cũng sẽ phải vật lộn với gánh nặng nợ nần chồng chất. Lợi suất 10 năm của Ý đã tăng 25bps lên 4.11% và sẽ rất khó để bất kỳ nơi nào trong Eurozone giảm thâm hụt cho đến khi vấn đề năng lượng được giải quyết. Dòng thời gian cho điều đó chưa thể xác định được nhưng nếu giải pháp là nhiều khí đốt hơn, thì phải đến năm 2025 mới có được nguồn cung cấp toàn cầu đáng kể.
Lãi suất cao hơn là điều tốt cho đồng tiền nhưng nếu phải chọn giữa tăng trưởng của Mỹ hoặc Châu Âu, không khó để chọn Mỹ. Tất nhiên, đó không phải là hai lựa chọn duy nhất và có mọi lý do để tiền đổ vào Trung Quốc khi mở cửa trở lại.
Chứng khoán toàn cầu phản ứng tiêu cực với làn sóng tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương cũng như cảnh báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng tới từ FED và ECB. Không nằm ngoài làn sóng tiêu cực ấy, thị trường chứng khoán Mỹ cũng mở đầu phiên ngày thứ năm trong sắc đỏ.
Đồng bạc xanh có những tín hiệu phục hồi, hiện ở ngưỡng 104.274. EUR/USD chạm đỉnh sáu tháng sau quyết định tăng 50 bp từ ECB nhưng cũng quay đầu giảm sau đó. USD/JPY lại có động thái tăng điểm tích cực.
Vàng rơi vào đà giảm mạnh, giảm hơn 29 USD/Oz, quay về mức 1,778.79 USD/Oz
Những sự kiện gần đây trên thị trường tiền điện tử gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. BTC rơi vào đà giảm, hiện ở ngưỡng 17,440 USD.
Dầu WTI và dầu Brent cũng chìm trong sắc đỏ, lần lượt giao dịch tại 76.47 USD/thùng và 82 USD/thùng
Trích phần hỏi đáp cùng bà Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB):
Lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Ý tăng 26.8 bp trong hôm nay, lên mức 4.125%, ngay sau quyết định từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Với lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Hoa Kỳ giảm 4 bp trong hôm nay, xuống 3.46%, mức chênh lệch là +66 có lợi cho BTP. Đó là điều tích cực đối với đồng euro.
Cặp tiền chạm đỉnh phiên tại 1.0735. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 9/6.
ECB đã tăng các lãi suất điều hành 50bp, đồng thời nói rằng lãi suất cần tiếp tục tăng trong thời gian tới để lạm phát về đúng mục tiêu 2%. Thị trường hiện định giá đỉnh lãi suất ở mức 3.13%, tăng 22bp so với trước cuộc họp.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Lagarde đã đưa ra những bình luận ban đầu sau quyết định tăng lãi suất: