Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Khảo sát Kinh doanh từ Ngân hàng Quốc gia Úc (NBA) vào tháng 10 năm 2023:
Nhận định từ NAB:
Chứng khoán đi ngang trong phiên thứ Ba. Chứng khoán biến động trái chiều khi thị trường hướng sự tập trung vào báo cáo CPI tháng 10 được công bố tối nay và các nhà đầu tư theo dõi cuộc chiến gia hạn thời gian trả nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Nếu báo cáo phù hợp với dự kiến, thị trường sẽ tăng kỳ vọng vào tiềm năng Fed xoay trục chính sách ôn hòa sau những thành công trong cuộc chiến chống lạm phát. Ngược lại, nếu dữ liệu kém kỳ vọng sẽ làm dấy lên lo ngại Fed một lần nữa cân nhắc Fed thắt chặt chính sách. Các nhà đầu tư cũng tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán nợ công nhằm ngăn chặn việc chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối tuần này, trong bối cảnh Moody’s có khả năng sẽ hạ xếp hạng tín dụng Hoa Kỳ trước những lo ngại về thâm hụt ngân sách và phân cực chính trị trong nội bộ chính phủ. Trước đó, Moody’s đã xác nhận xếp hạng cao nhất là AAA cho Mỹ, nhưng chuyển triển vọng tín dụng sang tiêu cực. Cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà tăng, trong khi lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu và bất động sản giảm nhiều nhất trong các nhóm ngành. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD hồi lại lên gần đỉnh ngày thứ Năm tuần trước sau nhịp giảm nhẹ đầu ngày giao dịch. Giá quay đầu giảm mạnh hơn 35pip trong phiên Mỹ và USD đóng cửa giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ được công bố trong ngày. Kết phiên, GBP và AUD dẫn đầu đà tăng, trong khi NZD yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
Vàng phục hồi lên gần $1950/oz trong phiên Mỹ, nhờ lợi suất TPCP đồng loạt giảm, sau khi liên tục trồi sụt trong biên độ từ $1932 - $1942 xuyên suốt phần lớn ngày giao dịch. Kết phiên, vàng tăng $7.8 lên gần $1946/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm giảm 3bp xuống 5.04%, trong khi đó các lợi suất dài hạn đóng cửa giảm nhẹ trong ngày sau khi xóa bỏ hoàn toàn đà tăng đầu phiên khi bước vào phiên Mỹ. Dầu thô tăng gân $1.1 lên $78.26/thùng - ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong tuần.
S&P 500 giảm 0.4%
Nasdaq giảm 0.5%
DJIA giảm 0.2%
Sự chú ý sẽ đổ dồn vào lợi suất trái phiếu, vốn đang tiếp tục tăng chậm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 5.6 bps.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng và USD/JPY hiện tăng 33 pips lên 151.85.
Mức đỉnh năm 2022 là 151.94. Hãy nhớ rằng, đợt tăng giá đó đã khiến BOJ phải can thiệp và USD/JPY cuối cùng đã giảm xuống 128,00. Dưới đây là biểu đồ USD/JPY từ năm 1989 khi bong bóng bất động sản Nhật Bản vỡ.
Có vẻ như sẽ không có Q&A và đây là lần duy nhất quan chức Fed phát biểu trong chương trình nghị sự hôm nay.
Đây là một hội nghị thú vị về việc sử dụng AI trong kinh tế và phân tích dữ liệu.
Sau khi đóng cửa vào thứ Sáu, Moody's đã hạ xếp hạng triển vọng tín dụng chủ quyền của Mỹ từ ổn định sang tiêu cực. Động thái này không gây ngạc nhiên lớn vì Mỹ đã bị S&P và Fitch hạ bậc ( lần hạ bậc gần nhất là vào tháng 8).
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3.8 bps lên 4.67% và vẫn tiếp tục đà tăng để hỗ trợ đồng đô la nhưng gần như không có tác dụng.
Phản ứng khiêm tốn cho thấy việc hạ bậc của Fitch vào tháng 8 không phải là lý do chính đằng sau sự bán tháo trái phiếu sau đó. Thị trường biết rõ về nợ của Mỹ và hiểu rằng đó là một vấn đề. Quy mô đấu thầu trái phiếu tăng nhưng nhu cầu từ phía người mua giảm.
Không có đấu giá trái phiếu trong tuần này nhưng tuần tới, chúng ta sẽ có các cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 2 năm, 10 năm và 20 năm.
Về mặt kỹ thuật, có một số lý do để lo lắng trên biểu đồ 10 năm. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tích lũy trong phạm vi 4.50 - 4.67% kể từ mức giảm mạnh vào đầu tháng. Nếu mức cao bị phá vỡ, lợi suất 10 năm có thể kiểm tra lại mức 4.75 - 4.80% và gây ra một số lo lắng về lợi suất. Điều này có thể làm suy yếu sự lạc quan gần đây đối với cổ phiếu và giúp đẩy USD/JPY lên mức cao mới trong 32 năm.
Tin tức:
Thị trường:
Đây là một khởi đầu yên tĩnh cho tuần mới vì các nhà đầu tư châu Âu không được cung cấp nhiều thông tin trong phiên giao dịch. Không có báo cáo dữ liệu lớn nào được công bố, điều này khiến thị trường thận trọng hơn và chờ đợi các báo cáo dữ liệu quan trọng của Mỹ trong những ngày tới.
Các đồng tiền chính không biến động nhiều khi đồng đô la giữ vững, USD/JPY duy trì quanh mức 151.70 - mức đỉnh kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, tâm trạng giao dịch có phần trái chiều khi cổ phiếu châu Âu bắt đầu phục hồi sau mức tăng vào ngày thứ Sáu trên Phố Wall và hợp đồng tương lai Mỹ hiện đang giảm. Có thể đà tăng đã bị chững lại sau khi Moody's hạ xếp hạng triển vọng kinh tế Mỹ.
Thị trường trái phiếu cũng đang tự kiểm tra, điều này không cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin cho đến khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào ngày mai.
OPEC cho biết nội tại của thị trường dầu vẫn mạnh mẽ và bác bỏ những quan điểm tiêu cực gần đây:
OPEC cho biết nội tại của thị trường dầu toàn cầu vẫn mạnh mẽ. Mặc dù có sự bi quan về nhu cầu dầu của Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của nước này vẫn rất tốt.
Về giá cả, OPEC cho biết giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây là do hành vi đầu cơ trên thị trường.
Quan điểm của họ có thể hướng đến việc tăng lãi suất trong thời gian tới. Tuy vậy, khi nền kinh tế tiến đến bờ vực suy thoái, việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ có thể không phải là giải pháp phù hợp.
Nền kinh tế nước này lạc quan hơn dự báo đã hỗ trợ cho đồng GBP. GBP/USD đang cố gắng phục hồi mặc dù triển vọng tăng trưởng khá tiêu cực khi các khoản đầu tư mở rộng sản xuất của các công ty giảm đáng kể do nhu cầu trong nước và nước ngoài suy yếu kém.
Trong khi đó, các quan chức BoE Huw Pill và Katherine Mann lo lắng về những tác dụng phụ của mức lãi suất cao trong cuộc chiến chống lại lạm phát kéo dài, cho thấy khả năng họ sẽ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất sớm hơn.
Dữ liệu thị trường lao động tại Anh sẽ cung cấp manh mối cho vị thế của nhà đầu tư. Ngoài ra, các số liệu về tuyển dụng và mức tăng lương cũng cần được chú ý.
Giá vàng (XAU/USD) đã giảm xuống mức khoảng $1,940 và phải đối mặt với áp lực giảm giá đến từ nhiều yếu tố. Kim loại quý này đã mất đi sự hấp dẫn do không có sự leo thang đáng kể nào trong căng thẳng Trung Đông cùng với những quan điểm từ quan chức Fed, cũng như tâm lý thị trường trước dữ liệu chỉ số CPI Mỹ tháng 10 được công bố vào ngày mai.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu rằng ông không tự tin rằng chính sách lãi suất hiện tại là đủ để kiểm soát lạm phát. Hành động sắp tới của thị trường sẽ được quyết đinh bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ do đây là yếu tố quan trọng nhằm quyết định xem liệu có cần thêm các đợt tăng lãi suất khác hay không.
Các đồng tiền chính không quá biến động khi tâm lý thị trường thận trọng trong phiên bắt đầu tuần mới. Lợi suất trái phiếu giữ ở xung quanh mức tham chiếu trong khi thị trường chứng khoán biến động trái chiều. Chỉ số Châu Âu tăng điểm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Moody’s giảm triển vọng tín nhiệm của Mỹ.
Những điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường ngoại hối khi đồng đô la tiếp tục đi ngang trong thời điểm hiện tại. USD/JPY tiếp tục giữ vững ở mốc 151.73 trong khi EUR/USD có mức tăng 0.1% lên 1.0688.
Tâm điểm thị trường sẽ là việc phát hành các số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, Châu Âu và Anh Quốc, trong đó báo cáo CPI Mỹ vào ngày mai là một trong những báo cáo quan trọng cần theo dõi.
Dữ liệu tín dụng mới nhất của Trung Quốc cho tháng 10 năm 2023 đã được công bố:
Thị trường tài chính đã bắt đầu tuần mới khá bình yên khi các nhà đầu tư thể hiện tâm lý thận trong trước khi dữ liệu kinh tế quan trọng được phát hành. Báo cáo việc làm Anh Quốc sẽ được phát hành vào ngày mai. Bên cạnh đó, GDP quý 3 của khu vực Eurozone và CPI Mỹ tháng 10 cũng sẽ là tâm điểm của thị trường trong ngày thứ ba.
Sau khi kết thúc tuần trước với sắc xanh, chỉ số DXY tích lũy dưới vùng 106.00 vào hôm nay khiến cặp tiền chính dao động trong các phạm vi nhỏ.
Do vậy, cặp EUR/USD tiếp tục đi ngang quanh mốc 1.0700. Bình luận về chính sách tiền tệ sắp tới, Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết rằng cnền kinh tế khu vực đồng euro có thể tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bắt đầu tái cơ cấu nội các của mình vào thứ Hai sau khi sa thải bộ trưởng Bộ Nội vụ Suella Braverman. Theo thông tin mới nhất, David Cameron sẽ được Sunak đề cử cho vị chí này. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng giá vào phiên hôm nay và có mức tăng 0.7% trong ngày. Trong khi đó, GBP/USD tăng lên mức 1.2250 nhờ tâm trạng risk-on được cải thiện.
USD/JPY đạt mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 10 năm 2022 là 152.00 trước khi có nhịp điều chỉnh. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Sunichi Suzuki đã có hành động can thiệp bằng lời nói khi nhắc lại rằng các biến động đột ngột ở thị trường ngoại hối là điều họ không mong muốn và tỷ giá nên được phản ánh bởi thị trường.
Với vàng, kim loại quý này XAU/USD cũng đi ngang ở mức $1.940 sau khi mất 2.5% trong tuần.
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
Bây giờ tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu và điều đó áp dụng cho tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu, trừ BOJ. Đối với ECB, họ không thực sự ở thế linh hoạt bất chấp tất cả những nhận xét gần đây của các nhà hoạch định chính sách. Nền kinh tế khu vực đồng euro đang trên bờ vực suy thoái và với các điều kiện tín dụng có vẻ khá căng thẳng, ECB không đủ khả năng để thắt chặt chính sách vào lúc này.
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
Thị trường chứng khoán châu Âu đã có khởi đầu tích cực cho tuần giao dịch mới, khi các nhà đầu tư chờ đợi các dữ liệu kinh tế cũng như cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khoảng một năm.
Giá dầu giảm vào thứ Hai, đảo ngược đà tăng hôm thứ Sáu tuần trước, do những lo ngại mới về nhu cầu suy yếu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư tập trung hơn vào vấn đề nhu cầu suy yếu ở Mỹ và Trung Quốc khi lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung do xung đột Israel-Hamas đã phần nào giảm bớt”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) tuần trước cho biết sản lượng dầu thô ở Hoa Kỳ trong năm nay sẽ tăng ít hơn một chút so với dự kiến trước đó trong khi nhu cầu sẽ giảm.
Dữ liệu kinh tế yếu kém vào tuần trước từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cũng làm gia tăng lo ngại về nhu cầu sụt giảm. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc cũng yêu cầu nguồn cung ít hơn từ Saudi Arabia, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, trong tháng 12.
Tình trạng thiếu nguyên liệu trong lĩnh vực sản xuất của Đức đã giảm bớt nhưng điều kiện nhu cầu vẫn đáng lo ngại
Chỉ có 18.2% công ty cho biết đang gặp kho khăn trong cuộc khảo sát mới nhất của Ifo vào tháng 10 - giảm từ mức 24.0% trong tháng 9. Theo Ifo:
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị khai mạc Tuần lễ Tài chính Euro
Đồng yên suy yếu trong phiên giao dịch, USDJPY hiện tăng lên gần mức 151.70. Thêm vào đó, dữ liệu PPI trong tháng 10, lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% kể từ tháng 2 năm 2021. Với việc chỉ số CPI có khả năng không bền vững trên 2%, có vẻ như chính sách tiền tệ của BOJ sẽ vẫn nới lỏng trong thời gian tới.
EUR/JPY đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. USD/CAD cũng tăng trong phiên
Một quan chức RBA lưu ý rằng lạm phát ở Úc sẽ giảm chậm hơn so với dự báo trước đó, đồng thời cho biết mức cầu vẫn còn mạnh đã cho phép các doanh nghiệp vượt qua việc tăng chi phí. AUD/USD ít biến động
Điều khiến Trung Quốc quan tâm là Fitch Ratings cho biết họ có kế hoạch rút toàn bộ xếp hạng đối với Country Garden Services Holdings Company Limited. Country Garden là một nhà phát triển bất động sản khổng lồ đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ nần.