Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Ngân hàng Trung ương Singapore, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào thứ Hai, ngày 14/10. Khác với nhiều ngân hàng trung ương khác, công cụ chính sách tiền tệ chủ đạo của Singapore là quản lý tỷ giá hối đoái, chứ không phải lãi suất.
Theo khảo sát của Reuters, 9/10 nhà phân tích dự đoán MAS sẽ giữ nguyên chính sách trong cuộc họp này. Lý do chính bao gồm:
UOB là ngân hàng duy nhất có quan điểm khác, dự báo MAS có thể giảm nhẹ độ dốc của tỷ giá S$NEER trong tuần tới. Lần cuối MAS thắt chặt chính sách là vào tháng 10/2022 sau 5 lần liên tiếp.
Hôm nay, Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông đóng cửa nghỉ lễ, trong khi thị trường Trung Quốc tiếp tục giao dịch sôi nổi.
NHTW Hàn Quốc (BoK) tuyên bố cắt giảm lãi suất 25bps từ 3.50% xuống 3.25% như kỳ vọng.
Chỉ số S&P 500 chững lại sau đợt tăng giá đưa chỉ số lên mức đỉnh lịch sử mới. Cổ phiếu giảm sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tăng cao hơn dự kiến và thị trường lao động chậm lại, làm gia tăng cuộc tranh luận về hướng đi tiếp theo của Fed vào tháng tới. Cụ thể, CPI toàn phần và CPI lõi lần lượt tăng 0.2% và 0.3% so với tháng trước, cao hơn dự báo 0.1 và 0.2%. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 258,000, tăng mạnh hơn dự báo 231,000 và mức 225,000 của tuần trước đó. Mặc dù các số liệu kinh tế không quá xấu, nhưng chắc chắn đã làm nổi bật thách thức của Fed trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không làm thị trường việc làm nguội đi quá nhiều. Hiện tại, thị trường lãi suất vẫn tiếp tục kỳ vọng rằng NHTW sẽ giảm tốc độ cắt giảm xuống còn 25bps vào tháng 11. Cả ba nhà hoạch định chính sách của Fed, bao gồm Chủ tịch Fed New York Williams, Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee và Chủ tịch Fed Richmond Barkin đều không tỏ ra nao núng trước dữ liệu CPI cao hơn dự báo, cho thấy các quan chức có thể tiếp tục ủng hộ hạ lãi suất, trong khi Chủ tịch Fed Atlanta Bostic trong các dự báo được công bố vào tháng 9, ông đã kêu gọi cắt giảm thêm 25bps trong năm. Kết phiên:
Chỉ số DXY không đổi. Trên thị trường FX, USD quét 2 chiều trong biên độ 50pip sau công bố các dữ liệu kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ trong phiên thứ Năm. Chỉ số dường như tăng giá nhờ báo cáo CPI nóng hơn dự kiến và đảo chiều giảm trở lại do dữ liệu thất nghiệp hàng tuần bi quan. Kết phiên, USD đóng cửa không đổi, với JPY và các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng, trong khi CAD yếu nhất trong số các đồng tiền chính. GBP giảm mạnh sau khi trang The Guardian đưa tin về đề xuất của Đảng Lao động nhằm tăng thuế thu nhập từ vốn lên tới 39%.
Vàng phục hồi sau 6 ngày liên tiếp giảm khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất tăng lên sau dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ. Báo cáo CPI không quá bất ngờ và số liệu việc làm cho thấy thị trường lao động suy yếu cho thấy Fed đang đi đúng hướng trong việc cắt giảm lãi suất. Kết phiên, vàng tăng 22.70 USD lên gần 2,630 USD/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 6.7bp và 1bp xuống 3.96% và 4.06%. Dầu WTI tăng 2.6 USD lên 75.85 USD/thùng. Giá dầu thô tăng vọt hơn 3.5% do nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại Hoa Kỳ tăng đột biến trước khi cơn bão Milton đổ bộ vào Florida, lo ngại xung đột Israel-Iran, kết hợp với các dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng có thể tăng ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện tại, mọi con mắt đang đổ dồn về Israel trong bối cảnh có khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào Iran, ngay trước lễ Shabbat và Yom Kippur.
Dự báo của Williams cho thấy ông sẽ sẵn sàng nới lỏng chính sách mạnh mẽ hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 4.5% hoặc có xu hướng như vậy.
Đồng GBP lao dốc trong phiên hôm nay khi đồng USD mạnh lên sau báo cáo CPI nóng hơn dự kiến. Cặp tiền này đang giao dịch quanh mức 1.3040.
Đồng GBP cũng chứng kiến hiệu suất kém hơn một chút so với đồng EUR và có thể một phần là do báo cáo mới trên The Guardian cho biết chính phủ mới đang cân nhắc tăng thuế lãi về vốn lên tới 39%.
Quốc gia này đang phải đối mặt với một "lỗ hổng" trong ngân sách và đang cố gắng giải quyết khi cân nhắc tăng thuế thuế lãi vốn lên khoảng 33-39%, và việc tăng thuế thừa kế cũng được thảo luận. Mức thuế hiện tại là 24% - 28% và mang lại nguồn thu khoảng 15 tỷ GBP mỗi năm. Các biện pháp này cho thấy sự cải thiện khiêm tốn của mức thuế suất cao hơn do khả năng chuyển hoạt động ra nước ngoài và nguy cơ trốn thuế.
Giá vàng biến động mạnh, giật 2 chiều trong phiên do dữ liệu thị trường việc làm và lạm phát CPI của Hoa Kỳ. Giá vàng hiện đang "giằng co" quanh mức 2625 USD/oz trên biểu đồ khung H4, tuy nhiên kim loại quý này vẫn duy trì được đà tăng hơn 200 pip trong phiên.
Cặp USD/CAD duy trì đà tăng trên 1.3750 trong phiên tăng thứ 7 liên tiếp. Dữ liệu lạm phát và thị trường lao động của Hoa Kỳ không tác động quá mạnh đến cặp tiền này, động thái giảm của đồng bạc xanh khiến USD/CAD điều chỉnh xuống 1.3730, sau đó lại bật tăng trở lại.
Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm trên Phố Wall, trong khi các cổ phiếu theo chu kỳ tiêu dùng cho thấy khả năng phục hồi.
Tâm lý thị trường hôm nay bị lu mờ bởi các đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ, nhưng động lực trong các cổ phiếu theo chu kỳ về tài chính và tiêu dùng đã ra tạo ra sự cân bằng. Sự thận trọng của nhà đầu tư là dễ hiểu, phản ánh sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế và các vấn đề cụ thể của từng ngành. Mặc dù vậy, đà tăng trong một số lĩnh vực như tiêu dùng và năng lượng vẫn thúc đẩy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.
Chỉ số DXY giằng co quanh mốc 102.75 sau khi chạm đỉnh trong phiên tại 103.10 và chạm đáy tại 102.73. Biến động của đồng bạc xanh bị ảnh hưởng sau dữ liệu làm phát và CPI của Mỹ.
Cả hai điểm dữ liệu đều không phải là tín hiệu tích cực đối với Cục Dự trữ Liên bang. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho thấy thị trường lao động yếu hơn dự kiến - điều này khiến đồng USD suy yếu, trong khi CPI lõi và CPI toàn phần cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng - điều này lại khiến đồng bạc xanh tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại có vẻ như tác động của hai dữ liệu này khá cân bằng nhau.
Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ vào thứ Năm, với chỉ số S&P 500 và Dow Jones giảm từ mức đỉnh kỷ lục sau khi dữ liệu kinh tế trái chiều tại Mỹ cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nóng hơn dự kiến.
Chỉ số S&P 500 mất 0.3%, chỉ số Dow Jones giảm 90 điểm, tương đương 0.2%, chỉ số Nasdaq mất 0.5%.
Hiện tại, chưa thể xác định rõ Washington có sức ảnh hưởng như thế nào đến Israel. Nhưng rõ ràng là phần lớn các khu vực, ngoài trừ Israel, không mong muốn họ tấn công các mỏ dầu của Iran.
Iran đã cam kết sẽ tấn công các mỏ dầu trên toàn khu vực nếu ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này bị tấn công.
Giá dầu thô đang tăng cao trở lại vào hôm nay, giá dầu WTI tăng 1.40 USD lên 74.65 USD.
Giá vàng biến động 2 chiều do dữ liệu trái chiều của Hoa Kỳ, hiện giá vàng đang quay đầu giảm xuống quanh 2620 USD/oz.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng vọt vào tuần trước giữa những gián đoạn do cơn bão Helene và tình trạng cắt giảm nhân sự ở Michigan. Helene xảy ra ngoài tuần tham chiếu cho báo cáo bảng lương tháng 10 nhưng một số ảnh hưởng của cơn bão này vẫn có thể kéo dài sang tuần tham chiếu.
Tuy nhiên, cơn bão Milton đã đổ bộ trong tuần tham chiếu, vì vậy báo cáo việc làm tháng 10 có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của hai cơn bão này.
Chỉ số DXY hiện đang giằng co quanh mức 102.80.
Giá vàng hiện đang duy trì đà tăng trên 2625 USD/oz, trong bối cảnh đồng USD sụt giảm sau dữ liệu kinh tế trái chiều tại Mỹ.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nóng hơn dự kiến cho thấy thị trường lao động suy yếu - điều này khiến đồng USD suy yếu và thúc đẩy vàng tăng giá, trong khi CPI lõi và CPI toàn phần cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng - điều này lại khiến đồng bạc xanh tăng cao và đè nặng lên giá vàng. Tuy nhiên, hiện tại có vẻ dữ liệu việc làm đang tác động mạnh hơn đến thị trường.
Chỉ số DXY đã giảm xuống 102.72 trước khi tăng lên tiệm cận 102.30, và chỉ số này sau đó lại lao dốc xuống 102.75. Động thái quét 2 chiều của DXY được cho là phản ánh tâm lý của nhà giao dịch khi dữ liệu việc làm và dữ liệu làm phát được công bố cùng thời điểm.
Cả hai điểm dữ liệu đều không phải là tín hiệu tích cực đối với Cục Dự trữ Liên bang. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho thấy thị trường lao động yếu hơn dự kiến - điều này khiến đồng USD suy yếu, trong khi CPI lõi và CPI toàn phần cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng - điều này lại khiến đồng bạc xanh tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại có vẻ dữ liệu việc làm đang được cân nhắc hơn và tác động mạnh hơn đến thị trường.
Các nhà giao dịch trái phiếu dường như không chắc chắn liệu có nên xem xét kỹ số liệu lạm phát nóng hơn dự kiến hay số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tệ hơn dự kiến. Có vẻ dữ liệu thị trường lao động đang được cân nhắc hơn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đang chạm đáy trong phiên và đồng USD đang suy yếu.
Cả hai điểm dữ liệu đều không phải là tín hiệu tích cực đối với Cục Dự trữ Liên bang. Số đơn xin trợ cấp cho thấy thị trường lao động yếu hơn dự kiến - điều này cho thấy lợi suất sẽ thấp hơn, trong khi CPI lõi và CPI toàn phần cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng - điều này lại cho thấy lợi suất có thể sẽ cao hơn.
Tin tức:
Phiên giao dịch châu Âu diễn ra khá ảm đạm do không có dữ liệu kinh tế nào được công bố. Mọi người đều đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào lúc 19h30. Thị trường đã có một số động thái trước thềm CPI, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD tăng điểm.
Rõ ràng là có một số lo ngại rằng dữ liệu sẽ tăng bất ngờ, do đó, việc phòng ngừa rủi ro trước một báo cáo quan trọng như vậy trước thềm quyết định của Fed vào tháng 11 là điều dễ hiểu.
Thị trường đang kỳ vọng mức cắt giảm 43 điểm cơ bản vào cuối năm, với xác suất 20% Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 11. Đối với năm 2025, thị trường dự kiến Fed sẽ nới lỏng thêm 90 điểm cơ bả. Những kỳ vọng này có phần "hawkish" hơn so với dự báo mới nhất của Fed.
Các điểm chính:
Theo Philip Wee, chuyên viên phân tích từ DBS, xu hướng ngắn hạn của đồng USD sẽ phụ thuộc vào dữ liệu CPI của Mỹ công bố tối nay:
Philip Wee, chuyên viên phân tích của DBS, lưu ý:
Cục Thống kê Lao động (BLS) sẽ công bố dữ liệu CPI Mỹ vào lúc 19h30 tối nay.
Dữ liệu này được dự báo sẽ tăng ở mức 2.3% so với cùng kỳ trong tháng 9 (Trước đó: 2.5%). Trong khi đó, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, dự báo sẽ đi ngang ở mức 3.2%. So với tháng trước CPI và CPI lõi dự kiến sẽ tăng lần lượt 0.1% và 0.2%
Các chuyên viên phân tích từ TD Securities cho biết: “Động lượng của lạm phát có vẻ đã suy yếu. Dữ liệu chi tiết sẽ cho thấy lạm phát nhà ở có thể đã hạ nhiệt một cách khiêm tốn, kéo lạm phát dịch vụ xuống thấp hơn.”
Nhà đầu tư cần "thắt dây an toàn", vì bất kỳ bất ngờ nào từ báo cáo lạm phát của Mỹ có thể tác động đáng kể đến việc thị trường đánh giá triển vọng lạm phát từ Fed trong phần còn lại của năm.
Trung Quốc đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ba công ty quân sự của Mỹ do liên quan đến hành động bán vũ khí cho Đài Loan. Các biện pháp đối phó này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay.
Ngoài ra, 10 pháp nhân khác tại Mỹ cũng bị trừng phạt như một phần của các biện pháp nhằm đối phó với vấn đề tương tự
Phân phối dự báo cho dữ liệu CPI
CPI Y/Y
CPI M/M
CPI lõi Y/Y
CPI lõi M/M
Có thể bỏ qua CPI chính vì thị trường sẽ tập trung vào các số liệu lõi. Có thể nhận thấy rằng xu hướng thiên về phía giảm, do đó, một sự nhảy vọt trong số liệu sẽ có tác động lớn hơn đến thị trường.
Đã có một chút nhầm lẫn trong thông điệp từ BoJ vào tháng 8. Sự việc xảy ra khi hoạt động tháo gỡ carry trade diễn ra quá mức và BoJ đã cố gắng xoa dịu thị trường trong bối cảnh biến động. Phó thống đốc Uchida đã lên tiếng nói rằng sự biến động của thị trường rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch của BoJ và điều đó đã gây ra một chút xáo trộn như đã đề cập ở đây tại thời điểm đó. Một số người cho rằng Uchida có suy nghĩ khác với thống đốc Ueda nhưng tất cả những điều đó đã được làm sáng tỏ. Tóm lại, đó thực sự là một cuộc náo loạn không vì điều gì cả.
Hiện tại, BoJ đang "cho và nhận". Một mặt, họ tuyên bố rằng thị trường vẫn còn bất ổn. Nhưng mặt khác, họ không muốn loại trừ rõ ràng việc tăng lãi suất thêm nữa. Tỷ giá USD/JPY hiện giảm 0.2% xuống mức 148.95, cho đến nay vẫn chưa có nhiều biến động trong ngày.
Chỉ số châu Âu cho thấy dấu hiệu ảm đạm, với HĐTL của Hoa Kỳ cũng phản ánh tâm lý tương tự. HĐTL S&P 500 giảm 0.1%. Trên thị trường FX, các đồng tiền lớn được hỗ trợ bởi tâm lý tích cực hơn của Trung Quốc ngày hôm nay. Tất cả đang đổ dồn vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào cuối ngày.
JPY phục hồi một chút so với USD, USD/JPY chạm mức đỉnh kể từ đầu tháng 8 ở mức 149.00 vào đầu ngày thứ Năm. Dữ liệu chính thức được công bố hôm nay cho thấy Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Nhật Bản vẫn không đổi trong tháng 9 và tỷ giá hàng năm tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng được báo cáo. Đổi lại, điều này được coi là cung cấp một số hỗ trợ cho JPY.
Mặt khác, USD củng cố mức tăng mạnh gần đây lên mức cao nhất trong tám tuần khi các nhà giao dịch chọn cách chờ đợi công bố số liệu lạm phát tiêu dùng mới nhất của Hoa Kỳ. Đổi lại, điều này thúc đẩy các nhà giao dịch giảm bớt các đặt cược bullish của họ đối với cặp USD/JPY. Tuy nhiên, sự không chắc chắn xung quanh các kế hoạch tăng lãi suất của BoJ, cùng với khẩu vị rủi ro được cải thiện, có thể hạn chế đà tăng của JPY và hạn chế sự sụt giảm cho cặp tiền tệ này trước cuộc bầu cử bất ngờ của Nhật Bản vào ngày 27 tháng 10.
19:30 theo giờ Việt Nam - CPI tháng 9 của Hoa Kỳ
CPI Y/Y của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 2.3% so với 2.5% trước đó, trong khi dữ liệu M/M được dự kiến ở mức 0.1% so với 0.2% trước đó. CPI lõi Y/Y dự kiến ở mức 3.2% so với 3.2% trước đó, trong khi dữ liệu M/M được dự kiến ở mức 0.2% so với 0.3% trước đó.
Báo cáo thị trường lao động Hoa Kỳ gần đây nhất đã tốt hơn nhiều so với dự kiến và mức định giá của thị trường cho việc cắt giảm 50 bps vào tháng 11 đã nhanh chóng sụt giảm. Cuối cùng, thị trường hiện đã định giá phù hợp với dự báo của Fed về việc nới lỏng 50 bps vào cuối năm.
Quan chức Fed Waller đã đề cập rằng họ có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn nếu dữ liệu thị trường lao động xấu đi hoặc nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục yếu hơn dự kiến của thị trường. Ông cũng nói thêm rằng lạm phát tăng trở lại cũng có thể khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm.
Hôm qua, biên bản cuộc họp của FOMC cho thấy rằng Chủ tịch Fed Powell về cơ bản đã thúc đẩy động thái cắt giảm 50 bps vào tháng 9.
Với báo cáo NFP gần đây và biên bản của FOMC, ngay cả khi dữ liệu CPI không đạt kỳ vọng, Fed sẽ không xem xét việc cắt giảm 50 bps vào tháng 11 bất chấp những bình luận của quan chức Waller. Động thái cắt giảm có thể diễn ra trong cuộc họp tháng 12 nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục thấp hơn kỳ vọng.
Mặt khác, một báo cáo quá tích cực có thể sẽ giữ nguyên mức cắt giảm 25 bps vào tháng 11, nhưng có thể thấy thị trường định giá trong một khoảng dừng vào tháng 12 hoặc thậm chí cắt giảm lãi suất ít hơn cho năm 2025.
19:30 theo giờ Việt Nam - Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ tiếp tục là một trong những bản phát hành quan trọng nhất cần theo dõi hàng tuần vì đây là chỉ báo kịp thời hơn về tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp lần đầu vẫn nằm trong phạm vi 200,000-260,000 được tạo ra kể từ năm 2022, trong khi số đơn xin tiếp tục trợ cấp sau khi tăng bền vững trong mùa hè đã cải thiện đáng kể trong những tuần gần đây.
Tuần này, số đơn xin trợ cấp lần đầu dự kiến ở mức 230,000 so với 225,000 trước đó, trong khi số đơn xin tiếp tục trợ cấp được dự kiến ở mức 1,830,000 so với 1,826,000 trước đó. Lần này, tất cả sẽ đổ dồn vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ, vì vậy sẽ không mấy ai quan tâm đến dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Bài phát biểu của quan chức NHTW
Sự sụt giảm này đi kèm với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng cho thấy tâm trạng ảm đạm hơn, giảm 0.1% trong ngày. Nhìn về châu Á, cổ phiếu Trung Quốc đang phục hồi sau sự sụt giảm ngày hôm qua với chỉ số CSI 300 tăng 2.5% và Shanghai Composite tăng 2.8%. Cả hai chỉ số đều trở lại sau kỳ nghỉ lễ với mức chênh lệch cao hơn đáng kể nhưng đã chứng kiến mức chênh lệch tương ứng của chúng bị xóa bỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Cơ quan thống kê Đức đã tạm dừng công bố dữ liệu kể từ tháng 6 do "sự cố CNTT" nhưng hiện đang tiếp tục theo lịch trình thông thường.
Nhìn chung, không có nhiều thay đổi trong nhận thức so với cuộc khảo sát tháng 6.
USD vẫn giữ vững sức mạnh trong tuần qua khi thị trường đã dần chuyển sang kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 11. Kịch bản hạ cánh mềm ngày càng có vẻ chắc chắn hơn.
Khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản cho tháng tới hiện ở mức ~85% và động thái cắt giảm 50 điểm cơ bản đã hoàn toàn bị đẩy lùi. Điều này xảy ra sau báo cáo việc làm nóng hơn vào thứ Sáu tuần trước.
Báo cáo CPI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Lạm phát không phải là trọng tâm quá lớn trong hai đến ba tháng qua. Quá trình giảm lạm phát vẫn đang tiếp tục diễn ra nhưng chỉ có một vài trở ngại trên con đường này.
Trọng tâm chính đã chuyển sang thị trường lao động và cách nền kinh tế Mỹ đang duy trì. Và cho đến nay, tình hình không tệ như lo ngại vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. USD đang hưởng lợi từ điều này.
Quay lại với lạm phát, các con số ngày hôm nay sẽ không gây nhiều biến động nếu khớp với các ước tính. Lạm phát cơ bản hàng năm dự kiến sẽ vẫn ở mức 3.2% trong khi lạm phát toàn phần dự kiến sẽ giảm tốc xuống 2.3% từ mức 2.5% trước đó.
Miễn là lạm phát không tăng trở lại, Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất tại các cuộc họp tới. Câu hỏi duy nhất sẽ là tốc độ cắt giảm lãi suất.
Do đó, trừ khi có bất ngờ, báo cáo ngày hôm nay sẽ củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất vào tháng 11.
Điều này sẽ giúp USD ổn định hơn, thị trường chứng khoán giữ vững vị thế. Cổ phiếu dường như đã "miễn nhiễm" với những thay đổi nhỏ, và nhà đầu tư có thể tin tưởng vào sự ổn định này từ cuối năm ngoái đến nay.
Mặc dù vậy, hãy chú ý theo dõi thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm có thể đang có sự phục hồi mạnh mẽ gần đây, hiện đang hướng đến đường MA100 ngày, gần 4.065%: