Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Đường cong lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược và chênh lệch lợi suất đang ở mức 27bp. Mức chênh lệch cao nhất trong năm nay là khoảng 32bp, đồng thời là mức cao nhất kể từ bong bóng dot-com năm 2000.
Cặp tiền một lần nữa kiểm tra mức 132, hiện giao dịch gần 131.90, giảm 120 pip trong phiên (-0.93%). USD đang tiếp tục suy yếu trong phiên Mỹ, chỉ số DXY đã về 105.4.
Chính phủ của Olaf Scholz đã chậm phản ứng khi Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt. Hiện các thành phố của Đức đang phải cắt giảm hệ thống chiếu sáng và nước nóng nhằm ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra vào mùa đông.
Phủ tổng thống ở Berlin không còn được thắp sáng vào ban đêm, thành phố Hanover đang tắt nước ấm trong vòi hoa sen của các hồ bơi và phòng tập thể dục. Và đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng sẽ hoành hành khắp châu Âu.
Hiện nay vẫn là thời điểm cao điểm của mùa hè, nhưng Đức còn rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông này, điều chưa từng có đối với một quốc gia phát triển. Phần lớn châu Âu đang cảm nhận được căng thẳng khi Nga siết cung cấp khí đốt tự nhiên, tuy nhiên không quốc gia nào bị ảnh hưởng như nền kinh tế Đức, nơi gần một nửa số nhà ở đang dựa vào nhiên liệu để sưởi ấm.
Giá dầu WTI tiếp tục suy yếu trong phiên hôm nay, chạm đáy ngày tại $94.82/thùng, nhưng hiện tại đã hồi phục nhẹ lên $96/thùng trước thềm cuộc họp OPEC+. Có nguồn tin cho rằng OPEC+ sẽ cân nhắc tăng sản lượng trong cuộc họp thứ Tư tuần này. Ngoài ra, lo ngại suy thoái, đặc biệt sau số liệu sản xuất có phần gây thất vọng tại Trung Quốc cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giảm xuống vào thứ Hai sau một đợt tăng mạnh vào tuần trước, với các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu hoạt động của nhà máy sau các cuộc khảo sát tương tự từ Trung Quốc và Eurozone lo ngại về suy thoái kinh tế.
Hiện HĐTL S&P 500 đang giảm 0.23%.
Trong buổi đánh giá CPI bán niên, Cơ quan Thuế Úc đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của bia thêm 4% để điều chỉnh lại công thức tính CPI, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 21 năm. Đây là mức tăng thuế bia mạnh nhất trong 30 năm nay. Úc cũng là một trong những nước đánh thuế đồ uống có cồn rất nặng.
Một cốc bia 500ml tại Úc có giá 15 AUD. Tại Việt Nam, cùng tầm giá, một người nhậu có thể mua 1 két bia Hà Nội, tức khoảng 8 lít bia.
Trung Quốc một lần nữa cảnh báo rằng quân đội của họ sẽ hành động nếu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, trước đồn đoán ở Đài Bắc rằng bà có thể đến đó sớm nhất là vào thứ Ba.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa “sẽ không ngồi yên” nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, lặp lại các bình luận tương tự của Bộ Quốc phòng tuần trước.
"Vị thế lãnh đạo cao thứ 3 tại Mỹ của bà đồng nghĩa với việc chuyến đi này sẽ cực kỳ nhạy cảm," ông nói thêm.
Thị trường:
USD chào tháng mới với một áp lực bán mạnh sau FOMC . Tỷ giá USD/JPY đã giảm 0.7% xuống mức 132.20 vào thời điểm hiện tại.
Còn 3 giờ nữa số liệu PMI Mỹ sẽ được công bố.
Châu Âu mở cửa phiên đầu tuần tương đối tích cực, sắc xanh lan tỏa các chỉ số chứng khoán, chênh lệch lợi suất Ý-Đức, nỗi ám ảnh của cặp EUR/USD, đã thu hẹp còn 221 điểm cơ bản, một dấu hiệu cho thấy những rủi ro về chính trị đã tạm lắng xuống.
Cặp EUR/USD sau nhiều lần trụ vững và tạo một rounded bottom quanh vùng 1.01/02, hiện nay đang cố gắng phá qua vùng kháng cự quan trọng 1.025/26. Nếu break dứt khoát qua đây, cặp tiền có thể thoải mái tiến lên vùng 1.030.
Tuy nhiên, đây là vùng kháng cự cứng và đã trụ vững suốt nửa tháng qua, một cú breakout cần đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa từ phe mua EUR/USD
Hiện USD/JPY đang rơi xuống mức 131.99
Vàng đang lên mức cao nhất trong ngày, $1,772/oz
Việc USD bị bán ra vẫn tiếp tục diễn ra trong phiên Âu ở nhiều nơi:
Hiện tại, Spread đang giảm mạnh, rơi xuống 221 bps trong bối cảnh khủng hoảng chính trị Ý có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá vàng giao ngay hiện đang ở mức cao nhất trong ngày $1,770/oz.
Trái phiếu của Ý được đấu giá vào đầu tuần với lợi suất thấp hơn tuần trước sau khi Giorgia Meloni, người hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua tới vị trí thủ tướng, nói rằng bà sẽ tuân thủ các chính sách của EU. Điều đó ít nhất cũng mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho các nhà đầu tư, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc bầu cử sẽ khiến Italy ngày càng xa EU.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm 9 bps xuống 1.319% hiện tại và chúng tôi đang thấy lợi suất chênh lệch giữa trái phiếu Ý và trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm thu hẹp xuống còn 222 bps.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 ở Eurozone là 6.6%, không đổi so với dự kiến và tháng 5.
Dữ liệu này tiếp tục tái khẳng định rằng các điều kiện thị trường lao động đang được duy trì ở châu Âu trong thời điểm hiện tại.
Đầu phiên Âu, các chỉ số chứng khoán chính tăng một cách khiêm tốn.
Tuy nhiên, sau tin PMI, chứng khoán châu Âu tăng mạnh với các chỉ số chính đều tăng trên 0.20%, dẫn đầu vẫn là IBEX 35 (tăng 0.55%).
Trên khung H1, vàng đã phục hồi tích cực trong suốt phiên Âu do USD suy yếu.
XAU/USD hiện giao dịch ở mức 1,766.205.
Kháng cự intraday hiện đang ở quanh vùng 1767 USD/oz, nếu phá qua mốc này, giá vàng có thể tăng lên các mốc cao hơn.
EUR/USD mở đầu tháng 8 bằng sự phục hồi tích cực, tăng lên mốc 1.02525 - mức cao nhất trong nhiều ngày qua sau thông tin về PMI sản xuất chính thức tháng 7 ở châu Âu.
Dư âm từ cuộc họp Fed rằng ngân hàng trung ương này có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới tiếp tục đè nặng áp lực lên USD. Chỉ số DXY đã giảm xuống 105.5 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7. Đa phần các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD. JPY đang là đồng tăng mạnh nhất, một phần cũng nhờ nỗi lo suy thoái và lợi suất trái phiếu đã giảm tương đối.
Con số PMI chính thức nhấn mạnh sự tiêu cực của sản xuất ở Anh. Sản lượng sản xuất sụt giảm lần đầu tiên trong 2 năm qua, phản ánh việc các ngành hàng tiêu dùng và hàng trung gian thắt chặt. Trong khi đó, niềm tin trong kinh doanh không đổi so với tháng 6, vốn đã chạm mức thấp nhất trong vòng 2 năm.
Giống như các nước còn lại trong khu vực, ngành sản xuất Ý suy yếu trong tháng 7 do sản lượng nhà máy giảm mạnh. Các kỳ vọng sản lượng năm tới cũng giảm đi đáng kể và niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp.
PMI sản xuất chính thức không thay đổi nhiều so với PMI sơ bộ (49.6), tái khẳng định sự sụt giảm sản lượng sản xuất với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu đại dịch năm 2020. Áp lực lạm phát vẫn tồn tại, kéo theo điều kiện nhu cầu cũng như đơn đặt hàng mới giảm đáng kể.
PMI sản xuất cuối cùng tháng 7 gần như không thay đổi so với ước tính ban đầu do ngành sản xuất của Đức lần đầu tiên bị thu hẹp trong hơn hai năm với sự suy giảm mới về số lượng đơn đặt hàng mới. Triển vọng các doanh nghiệp ngày càng bi quan hơn do lạm phát tăng cao liên tục và sự bất ổn kinh tế tiếp tục đè nặng.
Theo các nhà phân tích của JP Morgan, các khách hàng mới nhất của họ cho biết ECB có thể tăng lãi suất thêm 50bp vào tháng 9 trước khi tạm dừng thay vì tăng 2 lần lãi suất thêm 25bp lần lượt vào tháng 9 và 10.
Họ không nghi ngờ gì về việc ECB sẽ điều chỉnh dự báo lạm phát cao hơn đáng kể vào cuộc họp ngày 8/9 tới.
Người đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin không tin rằng bất kỳ nỗ lực hiện tại nào của các tập đoàn trong việc tạo ra một Metaverse sẽ có kết quả, anh cho rằng Meta là một trong những nỗ lực mà anh tin rằng sẽ "thất bại".
Trả lời một tweet từ người đồng sáng lập Dialectic Dean Eigenmann, Buterin nói rằng mặc dù anh ấy tin rằng "Metaverse sẽ xuất hiện", nhưng anh không nghĩ rằng những nỗ lực từ các công ty như Meta của Mark Zuckerberg sẽ "mang lại gì đó"
Metaverse thường được mô tả là một thế giới trực tuyến 3D có tính tương tác cao tập trung vào kết nối xã hội, được hỗ trợ bởi thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR).
Nhận xét của Buterin được đưa ra bất chấp một số dự án metaverse thành công gần đây đã được khởi chạy trên công nghệ blockchain như Decentraland (MANA) và The Sandbox (SAND). Tuy nhiên, Buterin nói rằng các ứng dụng thực tế của nó vẫn chưa rõ ràng
Sản xuất của Tây Ban Nha rơi vào tình trạng thu hẹp lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi, do đó các đơn đặt hàng sụt giảm trong tháng qua, cho thấy điều kiện nhu cầu xấu đi trong bối cảnh áp lực lạm phát cao và bất ổn kinh tế.
Trong một bài đăng trên blog của mình, Tether đã dẫn ra một podcast của Tạp chí Phố Wall ngày 28 tháng 6, trong đó người dẫn chương trình Luke Vargas và khách mời Caitlin McCabe đã thảo luận rằng thị trường tiền điện tử giảm giá và những lo ngại về tài sản đảm bảo của Tether là lý do khiến nhiều quỹ muốn short USDT. Nhà phát hành của USDT nói rằng các quỹ đầu cơ đã cố gắng bán khống stablecoin này sau khi Terra sụp đổ đang sử dụng một luận điểm “cực kỳ sai lệch”
“Nói tóm lại, luận điểm cơ bản của giao dịch này đang dựa trên các thông tin sai lệch. Nó được hỗ trợ thêm bởi một niềm tin mù quáng vào các thuyết âm mưu về Tether."
Trước đó, Tether đã cố gắng tái khẳng định sức mạnh của khả năng đảm bảo về tài chính của công ty, đồng thời nhắc lại rằng họ không nắm giữ thương phiếu Trung Quốc và đã cắt giảm 88% tổng số thương phiếu nắm giữ từ 30 tỷ USD xuống còn 3.7 tỷ USD. trong năm qua.
Một thị trấn du lịch nhỏ ở Honduras đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin như một phần của sáng kiến “Thung lũng Bitcoin”, được thiết kế để tăng doanh thu du lịch cho 60 doanh nghiệp địa phương.
Một số người dân địa phương ở Santa Lucia hy vọng sáng kiến này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các cửa hàng trong khu vực và “thu hút nhiều người muốn sử dụng loại tiền này hơn”
Các chủ doanh nghiệp địa phương hy vọng "Thung lũng Bitcoin" sẽ kích thích lại chi tiêu cho du lịch sau khi nước này chịu ảnh hưởng lớn trong đại dịch Covid-19. Honduras thu về khoảng 556 triệu đô la từ du lịch hàng năm vào năm 2019, trước khi giảm mạnh xuống còn 189 triệu đô la năm 2020
Ngay khi bắt đầu phiên Âu, một vài chỉ số chứng khoán chính giảm nhẹ nhưng đã nhanh chóng hồi phục khiến sắc xanh bao trùm. Dẫn đầu là chỉ số IBEX 35 của Đức tăng đến 0.74%.
Trên thị trường tiền tệ, Đô la Mỹ suy yếu đã hỗ trợ cho một loạt các đồng tiền chính tăng giá. Đáng chú ý, sức mạnh đồng Yên tiếp tục được cải thiện, dẫn đầu mức tăng.
Tuy nhiên, Đô la mất giá không hỗ trợ nhiều cho vàng. Sau khi giảm nhẹ 0.01% đầu phiên, giá vàng hiện đã tăng 0.02% lên $1,766/oz.
Giá dầu Brent giảm mạnh đến 0.44%, xuống còn $103.50/thùng.