Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Sự khan hiếm của các đợt IPO, giá cổ phiếu lao dốc và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang hạ triển vọng về doanh thu tại các ngân hàng đầu tư toàn cầu sau một năm 2021 đầy áp lực về kinh tế.
Cuộc chiến Nga - Ukraine và chính sách thắt chặt tiền tệ đáng kể đã dẫn đến sự bất ổn trên thị trường tài chính trong năm nay. Mặc dù điều đó có thể giúp tăng khối lượng giao dịch, nhưng nó đã làm chậm các đợt IPO và các giao dịch của SPAC (các công ty mua lại với mục đích đặc biệt).
Theo ông Villeroy:
Tuy nhiên mới chỉ có một đợt tăng lãi suất 50 bps được ghi nhận.
Theo thông báo của Bộ Tài chính: Cuộc họp sẽ được tổ chức lúc 07:00 GMT và có sự tham gia của các quan chức cấp cao từ BOJ, MOF và FSA. Sau khi cuộc họp kết thúc, nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, Masato Kanda, sẽ có mặt để thông báo trước giới truyền thông.
Tâm lý risk-off đã quay trở lại thị trường vào ngày hôm qua với sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu ngoại vi châu Âu. Lợi suất trái phiếu Ý 10 năm tăng 22 bps lên mức 3.68% khi tình trạng bán tháo trái phiếu gia tăng trong khu vực.
S&P500 có vẻ đã xác nhận phá qua hỗ trợ sau thời gian dài tích luỹ:
Trọng tâm ngày hôm nay sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ:
Theo Citi:
Theo IDC:
Các công ty khai thác cảm thấy rằng nỗ lực của cơ quan lập pháp New York nhằm đưa thợ đào Bitcoin ra khỏi bang sẽ phản tác dụng về lâu dài khi các bang khác mời những người khai thác giúp cải thiện lưới năng lượng của họ.
Hai công ty khai thác Bitcoin nói rằng nếu dự luật cấm khai thác bằng PoW trong hai năm ở New York trở thành luật, sẽ dẫn đến một cuộc di cư của các công ty khai thác khỏi tiểu bang này và chưa chắc đã giải quyết được các mục tiêu dự kiến của lệnh cấm .
Giám đốc điều hành GEM Mining, John Warren nói rằng ông và các thợ mỏ khác hiện coi New York là một nơi không thân thiện.
Tính bền vững về môi trường là trọng tâm trong lập luận của chính quyền bang New York chống lại việc khai thác PoW (Bằng chứng công việc). Dự luật gây tranh cãi này sẽ cấm bất kỳ hoạt động khai thác mới nào trong bang trong hai năm tới. Bang cũng sẽ từ chối gia hạn giấy phép cho những mỏ đào đã hoạt động trừ khi họ sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
GEM Mining gần đây đã nhận xét rằng dự luật sẽ không chỉ không đạt được mục tiêumà còn không khuyến khích các công ty khai thác mới, dựa trên năng lượng tái tạo kinh doanh tại tiểu bang.
Giá vàng tiếp tục đi ngang và chưa thoát khỏi biên độ 1835-1865. Trong phiên Á sáng nay, vàng giao dịch quanh vùng 1840, các chỉ báo động lượng chưa cho thấy xu hướng nào rõ ràng.
Nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu CPI Mỹ (công bố tối nay lúc 7:30 theo giờ Việt Nam). Biến động mạnh khiến giá break qua biên độ hiện nay sẽ làm rõ hơn xu hướng tiếp theo
Chứng khoán Châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 10 tháng 06 với sắc xanh đỏ lẫn lộn. Công bố CPI tháng 05 từ Trung Quốc cũng như thông tin về lệnh phong tỏa mới của giới chức Thượng Hải khiến cho tâm lý giới đầu tư trở nên lo ngại.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
DXY suy yếu là tâm điểm của thị trường tiền tệ trong sáng nay. Thị trường đã dần ổn định trở lại sau những biến động mạnh ở Phiên Bắc Mỹ tối qua. NZD mạnh nhất, USD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại bất chấp việc DXY suy yếu. Kim loại quý đang giao dịch ở mức 1,845 USD/ounce.
Dầu Brent và dầu WTI giảm nhẹ trong Phiên Châu Á - tác động chủ yếu tới từ thông tin liên quan tới phong tỏa trở lại 6 quận để kiểm tra Covid-19 tới từ Thượng Hải. Dầu Brent giao dịch ở mốc 122 USD/thùng, dầu WTI biến động xung quanh ngưỡng 121 USD/thùng.
Chỉ số DXY suy yếu trong phiên giao dịch Châu Á ngày 10 tháng 06 sau khi tăng mạnh trong phiên giao dịch Bắc Mỹ ngày 09 tháng 06 trước đó.
NZD đang đứng đầu trong các đồng tiền G7, JPY yếu nhất.
Cập nhật các chỉ số chính:
Giá dầu đang chịu áp lực giảm trở lại sau tin tức Thượng Hải quay trở lại tình trạng Lockdown.
Dầu Brent giảm gần 1% về mốc 121.97 USD/thùng trên khung D1.
Chuyên gia của Reuters cho biết:
CPI Trung Quốc tháng 05 +2.1% so với cùng kỳ năm trước
PPI tháng 05 giữ nguyên so với cùng kỳ năm trước
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki:
PPI tháng 5 của Nhật Bản tăng lên +9.1% so với cùng kỳ năm trước
PPI hàng tháng giữ nguyên
Thị trường Chứng khoán Mỹ ngày 09 tháng 06 đóng cửa trong sắc đỏ. Áp lực bán gia tăng về cuối phiên đã khiến cho các chỉ số chính giảm về mức sâu nhất trong ngày. Tâm lý risk-off đang dần hình thành thấy rõ trước thềm công bố số liệu CPI trong tháng 05. Các quan chức Nhà Trắng phát biểu trong đêm qua rằng CPI của Hoa Kỳ đang chịu áp lực lớn vì vần đề giá năng lượng - qua đó tạo ra tâm lý lo ngại với giới đầu tư. Thị trường đang tiến hành định giá lại trước khi FED và FOMC bắt đầu bước vào cuộc họp về chính sách tiền tệ trong tháng 06 - với mức tăng lãi suất 50 bps.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
DXY tiếp tục tăng mạnh sau cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB. Chỉ số đồng Đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong tuần (103.260) - tăng 0.670 điểm (+0.65%) chỉ riêng trong phiên Bắc Mỹ - qua đó đã tạo áp lực lớn lên các đồng tiền khác trong G7. Kết thúc phiên Mỹ, USD mạnh nhất - AUD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Chỉ số DXY tăng cao cùng với đó là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 07 liên tiếp đã tạo áp lực lên giá vàng. Đã có lúc kim loại quý này giảm về còn 1,840 USD/ounce (-12 USD/ounce). Kết phiên, vàng đóng cửa ở mức 1,846 USD/ounce (-6 USD/ounce so với tham chiếu).
Dầu Brent và dầu WTI gặp áp lực bán ở ngưỡng kháng cự 123 - bất chấp các tin tức liên quan đến nhu cầu tiêu thụ dầu và sản lượng dầu thực tế đều đang ủng hộ giá việc tiếp tục tăng. Tin tức mới nhất về việc Iran đang làm khó tiến trình thỏa thuận hạt nhân, qua đó khiến cho thêm Mỹ đau đầu trong việc tìm cách giảm giá năng lượng cũng không hỗ trợ quá nhiều cho giá vàng đen. Dầu Brent và dầu WTI lùi nhẹ về mốc 122 USD/thùng và 121 USD/thùng.
Cập nhật Bitcoin:
Đồng tiền kỹ thuật số này đã mất mốc 30,000 vào cuối phiên giao dịch hôm qua, trong bối cảnh lo ngại rủi ro tăng cao sẽ khiến cho các tài sản high-beta trở nên kém hấp dẫn. Hiện Bitcoin giao dịch quanh mức 29,700. Nếu tiếp tục mất mốc này - hỗ trợ tiếp theo cho đồng tiền kỹ thuật số sẽ là 28,600.
Một quan chức y tế địa phương cho biết hôm thứ Năm:
Doanh thu sản xuất trong quý 01 của New Zealand -3.5% so với quý trước
Dữ liệu giao dịch thẻ điện tử:
Các quan chức tới từ Nhà Trắng cho biết:
Bộ trưởng bộ tài chính Hoa Kỳ đã có một số phát biểu như sau:
Sự cố UST-Luna đã giáng một đòn mạnh vào Bitcoin, đưa đồng tiền này, vốn đã nhiều áp lực từ tháng 12 năm ngoái, giảm mạnh xuống đáy của 2 năm. Tuy nhiên vùng hỗ trợ kể từ mùa hè năm 2021 vẫn được giữ vững sau khi đà bán tháo tạm kết thúc bằng một cây Doji.
Giá đang đi trong biên độ giảm dần, hình thành một mô hình tích lũy ngay phía trên vùng hỗ trợ quan trọng. Nếu break qua 32.5k, giá có thể thẳng tiến lên vùng 35-36k. Tuy nhiên, cuộc họp Fed đang phủ đám mây đen lên toàn bộ các loại tài sản, trong đó có cả Bitcoin và tiền điện tử nói chung. Mặc dù các chỉ báo đang cho thấy lực bán trước đó đã vơi dần và có dấu hiệu tích lũy, nhưng đà tăng của Bitcoin chỉ có thể rộng cửa hơn nếu đồng tiền này chịu được áp lực của cuộc họp Fed vào tuần sau. Ngoài ra, một kịch bản tăng đột biến như năm ngoái sẽ là điều khó xảy ra, khi điều kiện tài chính năm nay đã thắt chặt hơn rất nhiều.
Thị trường đang định giá khá đầy đủ kịch bản Fed tăng 50bps.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong lần xuất hiện gần đây đã nhấn mạnh rằng Fed sẽ tiếp cận theo hướng data-dependent (ra quyết định dựa trên số liệu thực tế). Vì vậy dữ liệu lạm phát tối mai sẽ cung cấp thêm góc nhìn cho nhà đầu tư về quan điểm của Fed trong các kỳ họp tiếp theo.
Ông Macklem - thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada đưa ra một số phát biểu:
Tiếp tục là một phiên giao dịch không nhiều yếu tố mới đối với giá vàng. XAU/USD vẫn đi trong biên độ $1830 - $1860 nhiều ngày qua. Dường như thị trường đang chờ đợi hai sự kiện chính: Số liệu CPI của Mỹ vào tối mai, và cuộc họp Fed giữa tuần sau.
Trên đồ thị H4, chúng ta thấy rõ vàng đang đi trong biên độ, MACD cũng đang thể hiện một xu hướng không rõ ràng. Nhà đầu tư đang trong tâm lý wait-and-see: chờ đợi số liệu phía trước, và chờ đợi một cú breakout dứt khoát qua biên độ hiện nay.
Với lợi suất 10 năm của Ý tăng 18.6bp, có lẽ họ sẽ cần giải quyết tình trạng phân mảnh sớm thôi.
EUR/USD đã chứng kiến rất nhiều biến động lên xuống và lên xuống thất thường kể sau tin lãi suất của ECB. Đợt tăng giá cuối cùng đã đưa giá lên mức cao nhất trong ngày là 1.0773, cùng là vùng kháng cự 1.0748 - 1.0763 (màu vàng trên đồ thị)
Tuy nhiên, giá đã quay trở lại giảm, break qua cả 1.0700 và hiện giao dịch ở mức 1.065. Các nhà giao dịch nhìn xuống mức trung bình động 200 giờ 1,07159 và mức trung bình động 100 giờ 1,07086.
Nếu tiếp tục duy trì phía dưới các đường trung bình động 200 giờ (1.07159) và 100 giờ (1.0708), áp lực bán sẽ mạnh lên và phe mua sẽ khó giành kiểm soát.
Hỗ trợ gần nhất hiện nay quanh vùng 1.0640 và 1.0630 (màu vàng trên đồ thị)
Trong cuộc họp báo, bà Christine Lagarde đã được hỏi nhiều lần về "sự phân mảnh" trong thị trường trái phiếu khu vực đồng euro hiện nay. Bà thậm chí đã bỏ kịch bản để đi sâu vào chủ đề hơn.
Từ khóa thực sự ở đây là chi phí đi vay ở Ý, Hy Lạp và các nước khu vực đồng euro mắc nợ cao khác đang tăng nhanh hơn so với các nước giàu, là Đức và Pháp
Bà liên tục nhấn mạnh vào điểm này, nhưng có lẽ sự lặp đi lặp lại này làm tăng thêm sự lo lắng, bởi vì không có kế hoạch mới nào được đưa ra. Đồng euro đảo ngược đà tăng. ECB hôm nay cho biết họ sẽ kết thúc việc mua tài sản ròng vào tháng Bảy. Hoạt động mua tài sản vẫn tiếp tục (mặc dù không phải là "mua ròng") và bà nhấn mạnh vào sự linh hoạt, điều này chắc chắn có nghĩa là việc tái đầu tư sẽ được chuyển sang các quốc gia mắc nợ.
Nhưng đây là một giới hạn và cũng có khả năng sẽ đưa ra các giới hạn tài khóa của khu vực đồng euro, có thể sẽ được đẩy lên năm 2024 nhưng cuối cùng sẽ gây ra một số quyết định tài khóa rất khó khăn và không được ưa chuộng, làm tăng thêm rủi ro tăng trưởng.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Ý tăng 17.9 điểm cơ bản hôm nay và 260 điểm cơ bản kể từ tháng 12. Lãi suất đi vay ở mức 3.6% đối với chính phủ Ý thay vì 1% là một sự khác biệt lớn trong tổng chi phí. Nhưng với việc ECB chỉ mới bắt đầu chu kỳ thắt chặt và ngừng QE, đây mới chỉ là dạo đầu.
Hy Lạp đang phải trả 4.15% lãi suất cho khoản vay 10 năm mới, tăng 16.3 bps hôm nay.
Lợi suất của Đức cũng tăng nhưng mức chênh lệch đang mở rộng. Hôm nay lợi suất kỳ hạn 10năm của Đức tăng 5.2 bps.
Những gì thị trường muốn thấy là kế hoạch của ECB để ngăn chặn điều này, nếu không nó sẽ quay trở lại vở kịch sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và đó là một cơn bão lớn đối với đồng euro.
Vì vậy, sau phản ứng tích cực ban đầu sau tin của đồng euro, giờ đây EUR/USD đã giảm qua mốc 1.07
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 09/06 trong sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính. Tuy vậy áp lực bán đầu phiên là không quá đáng kể. Dow Jone ghi nhận sắc xanh quay trở lại thời điểm hiện tại.
Không có quan chức nào của FED phát biểu trong ngày hôm nay. Các nhà giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng trước các viễn cảnh của nền kinh tế Mỹ. Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tháng 05 mới được công bố vào lúc 8h tối ghi nhận cao hơn mức dự kiến (229 nghìn so với 220 nghìn) cho thấy tình hình thực tế của thị trường lao động không thực sự khả quan. Điều nay có thể khiến cho tăng trưởng của các doanh nghiệp Mỹ chậm lại thời gian tới - khi mà lạm phát vẫn đang ở mức cao, áp lực tiền lương đang trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY đã có mức hồi phục ấn tượng sau áp lực bán mạnh - khi mà tuyên bố sau cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 06 của ECB được công bố. USD đang là đồng tiền dẫn đầu nhóm G7, AUD đang là đồng tiền yếu nhất.
EUR đang giảm mạnh trước các thông tin về có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công mới tại Châu Âu - đây là điều tồi tệ không ai mong muốn.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Chỉ số DXY chịu nhiều biến động mạnh trong phiên giao dịch Châu Âu và Bắc Mỹ ngày hôm nay. DXY giảm điểm mạnh ngay sau khi biên bản cuộc họp chính thức về chính sách tiền tệ trong tháng 06 của ECB được công bố (6h30 tối) - EUR trở thành đồng tiền dẫn dắt nhóm G7 ngay sau đó.
Tuy vậy áp lực từ phe gấu đang khiến cho EUR suy yếu. DXY cũng hồi phục trở lại về mốc 102.355 sau chịu áp lực bán mạnh trước đó (mốc thấp nhất của chỉ số Đồng Đô la Mỹ ghi nhận trong ngày hôm nay là 102.157). EURUSD giảm trở về mức trước cuộc họp, giao động ở mức 1.0733 (giảm 41 pips so với mức cao nhất trong ngày).
Hiện tại EUR vẫn đang là đồng tiền mạnh nhất, AUD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính: