Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- ETH cũng giảm xuống dưới $3,370.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Chứng khoán Nga ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ số MOEX của Nga đã giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục trong tháng 10 do lo ngại rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ tấn công Ukraine, làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và NATO, dẫn đến các lệnh trừng phạt. Các chiến lược gia của Morgan Stanley dự báo chỉ số MSCI của Nga sẽ giảm 27% trong trường hợp chiến sự leo thang nghiêm trọng.
Chứng khoán Mỹ giảm, đánh dấu tuần tệ nhất kể từ khi đại dịch bùng nổ, với cổ phiếu nhóm ngành công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề do bán tháo liên tục, trong bối cảnh thu nhập các công ty giảm và Hoa Kỳ được dự đoán sẽ tăng lãi suất. Mùa báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cho đến nay đang thể hiện sự không đồng đều, thị trường cũng đang chuẩn bị cho việc nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn ba năm - vào tháng 3 và sớm thu hẹp bảng cân đối kế toán sau đó. Căng thẳng địa chính trị cũng gây thêm lo lắng. Một báo cáo cho biết Washington đang cho phép một số quốc gia Baltic gửi vũ khí do Mỹ sản xuất tới Ukraine, làm dấy lên lo ngại về mối quan hệ bất hòa với Nga.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm 0.7% xuống mức $84.91/thùng.
Giá vàng giảm 0.7% xuống $1,832.70/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giảm nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.1%.
Sau 4 phiên giảm liên tiếp, và sau ghi gãy hỗ trợ MA 100 ngày, chỉ số S&P 500 hiện giờ đang tiếp tục kiểm tra MA 200 ngày tại 4,429.49. Tại đây, lực mua có vẻ đã trở lại, hình thành một cây nến rút chân. Tuy nhiên, nếu hỗ trợ này tiếp tục gãy, rất có thể S&P 500 sẽ giảm về vùng 4,300. Kể từ đỉnh, chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 7%, còn 3% nữa để được cho là một đợt điều chỉnh (giảm 10-20%).
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong Khu vực đồng Euro ít thay đổi ở mức -8.5 vào tháng 1/2022 (tháng trước -8.4), mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021 và cao hơn kỳ vọng của thị trường là -9.0. Nhìn chung trong Liên minh châu Âu, chỉ số giảm 0.4 điểm xuống -10.
Tâm lý risk-off bao trùm tiếp tục ảnh hưởng nặng nề lên thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay, và mục tiêu chính của phe gấu vẫn là các cổ phiếu công nghệ, tăng trưởng, cần lãi suất thấp. Do đó, triển vọng hawkish của Mỹ (tới giờ đã có những kỳ vọng 7 lần tăng lãi suất) sẽ khiến các cổ phiếu này bị đạp mạnh nhất (tiêu biểu là Netflix, như đồ thị, đã giảm tới 20% ngay từ lúc mở cửa).
Về phần còn lại, chỉ số Nasdaq bị đạp mạnh nhất, sau đó là S&P 500 và Dow Jones:
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang chịu sức ép khá lớn, đặc biệt là từ EUR và JPY. Đây có thể là do chứng khoán Mỹ suy yếu, nhà đầu tư không còn hấp dẫn bởi thị trường, qua đó, nhu cầu USD cũng đang giảm. Tuy nhiên, các đồng tiền risk-on, high-beta đều đang bị đạp mạnh.
Vàng chưa có nhiều thay đổi tại 1,840. Dầu cũng chưa có nhiều thay đổi gần mức $85/thùng. Bitcoin giảm xuống $38,000, còn ETH lần đầu tiên phá mốc $3,000 kể từ tháng Chín.
Theo Credit Suisse, chứng khoán suy yếu tiếp tục hỗ trợ cho JPY nhờ đồng tiền trú ẩn, đẩy USDJPY xuống đường Fibonacci thoái lui 38.2% của đợt tăng tháng Chín tại 113.58/48. Phá xuống dưới đường này sẽ mở cửa cho cặp tiền xuống các mức 113.15 và 113.15. Nếu tiếp tục suy yếu, đường uptrend từ tháng 1/2021 và đường MA 200 ngày có thể bị đe dọa.
Theo thống đốc Haruhiko Kuroda, không như Mỹ và châu Âu, BoJ phải tiếp tục duy trì chính sách siêu nới lỏng hiện tại. Đại dịch đã có ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế Nhật Bản, đồng thời có thể chịu áp lực chậm tăng trưởng do các trường hợp biến thể Omicron tăng. Ông Kurodo tiếp tục nói rằng BoJ không sợ lạm phát vì nó đang quá thấp, đồng thời kiên quyết rằng BoJ sẽ quyết tâm đạt được mức lạm phát 2.0% càng sớm càng tốt.
Bình luận của ông chưa có nhiều ảnh hưởng tới USDJPY, hiện giao dịch quanh mức 113.76, nhưng với những gì ông nói, đây có phải cơ hội để short JPY?
Trong tháng Mười Một, doanh số bán lẻ Canada tăng 0.7% so với tháng trước, không đạt kỳ vọng 1.2%. So với năm ngoái, doanh số bán lẻ tăng 4.4%. Sau khi báo cáo được công bố, USDCAD đang tăng từ đáy ngày 1.2498 lên 1.2524.
Bà Christine Lagarde đang có một số bình luận về EU và lạm phát cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới:
Giá dầu giảm hôm thứ Sáu, chịu áp lực bởi sự gia tăng bất ngờ lượng tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ cùng với lực chốt lời của nhà đầu tư khi giá dầu đã chạm mốc cao nhất 7 năm trong tuần.
Giá dầu Brent giao ngay giảm 1.55 USD, tương đương 1.7% về mốc $86.83/thùng. Giá dầu WTI giảm 1.62 USD, tương đương 1.8%, xuống $83.93/thùng.
Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết: “Đợt giảm giá mới nhất rất có thể là do sự kết hợp giữa áp lực chốt lời trước cuối tuần và sự thiếu vắng các chất xúc tác tăng giá mới"
Trích lời từ thủ tướng Lý Khắc Cường mới đây đã phát biểu rằng: Trung Quốc sẽ tăng cường các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế một cách thích hợp khi nước này phải đối mặt với khủng hoảng một lần nữa.
Nhưng ông Li, trong phát biểu hôm thứ Năm, nhắc lại rằng chính phủ sẽ không dùng đến các biện pháp kích thích như "cơn lũ lụt".
Ngân hàng trung ương Nga hôm thứ Năm đã đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử trên lãnh thổ Nga, với lý do đe dọa đến sự ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ của nước này.
Đây là động thái mới nhất trong cuộc đàn áp tiền điện tử toàn cầu khi các chính phủ từ châu Á đến Hoa Kỳ lo ngại rằng các loại tiền kỹ thuật số do tư nhân vận hành và có độ biến động cao có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của họ đối với các hệ thống tài chính và tiền tệ.
Tập đoàn công nghệ Intel hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ đầu tư 20 tỷ đô la để xây dựng hai nhà máy mới ở Ohio
Intel cho biết mục đích xây dựng nhằm phát triển và sản xuất chip bán dẫn tiên tiến, đồng thời có thể chạy đua và tạo sự cạnh tranh với các tập đoàn khác trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên những người trồng các mặt hàng chủ lực như ngô và lúa mì phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng phân bón thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng, và các lệnh trừng phạt thương mại khiến việc xuất khẩu bị hạn chế.
Theo ước tính của VTB Capital, nhu cầu phân đạm châu Âu có thể thâm hụt khoảng 9%YoY trong nửa đầu năm. Lương thực thậm chí có thể đắt hơn nếu mùa màng thất bát hoặc giá cây trồng tăng.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, BoE sẽ tăng lãi suất vào tháng tới vì lạm phát ngày càng nóng lên và đã "chạy trước" mức mục tiêu đề ra.
Vào tháng trước, BoE đã trở thành nhà điều hành đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu, gây ngạc nhiên cho thị trường và nhiều nhà kinh tế.
Lạm phát được báo cáo vào thứ Tư ở mức cao gần 30 năm vào tháng 12, sẽ đạt đỉnh vào quý tới trước khi bắt đầu giảm vào quý ba và sẽ không đạt được mục tiêu 2% của BoE cho đến quý hai năm sau.
Giá dầu giảm vào thứ Sáu sau khi tăng lên mức cao nhất trong bảy năm sau những áp lực chốt lời thu được từ lượng tồn kho tăng mạnh tại Mỹ.
Tatsufumi Okoshi, nhà kinh tế cấp cao của Nomura Securities, cho biết: “Sự gia tăng bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời".
Theo EIA, dự trữ xăng tại Hoa Kỳ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tăng 5.9 triệu thùng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2021.
'
Nội các Trung Quốc hôm nay tuyên bố rằng quốc gia này có thể đạt tăng trưởng trung bình 5.5% trong năm 2022, và không loại trừ khả năng lên 6%. Cố vấn Nội các cũng nói rằng việc Fed tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể có tác động rất mạnh tới thị trường, đặc biệt là các thị trường mới nổi.
Nhìn chung, sắc đỏ đang bao trùm phần lớn các HĐTL. Giảm sâu nhất lúc này là HĐTL CAC và MIB lần lượt của Pháp và Ý. HĐTL DAX cũng giảm tới hơn 1%
Tại Mỹ, tình hình tương tự cũng đang diễn ra. Các cổ phiếu công nghệ tiếp tục là mục tiêu bị bán tháo mạnh khi HĐTL Nasdaq 100 giảm sâu nhất. Duy nhất có HĐTL Dow Jones hiện trong sắc xanh.
Trong tháng Mười Hai, doanh số bán lẻ tại Anh giảm tới -3.7% so với tháng trước, cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng ban đầu giảm 0.6%. So với năm trước, doanh số bán lẻ cũng giảm 0.9%. Ngoài ra, doanh số không tính nhiên liệu giảm 3.6% MoM (-3.0% YoY).
Sau tin này, GBPUSD giảm từ đỉnh ngày 1.3600 xuống 1.3580.
Phân tích dữ liệu từ CME cho thấy phiên thứ Năm có thêm 16.9 nghìn hợp đồng open interest trên thị trường HĐTL dầu thô. Khối lượng giao dịch cũng tăng 3.2 nghìn.
Sau khi không thể vượt $88 cách đây 2 phiên, phiên thứ Năm chứng kiến đợt giảm mạnh nhất kể từ đầu năm nay. Hành động giá tiêu cực giữa tình hình cả open interest và khối lượng tăng cho thấy đà giảm có vẻ vẫn chưa kết thúc.
Số hợp đồng mở đối với thị trường vàng tương lai đã tăng phiên thứ tư liên tiếp vào thứ Năm, lần này là khoảng 9.2 nghìn hợp đồng theo số liệu sơ bộ từ CME Group. Thay vào đó, khối lượng đã giảm phiên thứ hai liên tiếp, hiện bằng khoảng 91,3 nghìn hợp đồng.
Vàng ghi nhận mức đỉnh mới gần mức $1,850/ounce vào thứ Năm trước khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn một chút. Trong bối cảnh số hợp đồng mở đang tăng lên, điều này có thể báo hiệu sự giảm giá tiếp tục trong thời gian rất gần. Nhìn vào bức tranh rộng hơn, kim loại quý tiếp tục nhắm đến mục tiêu mức cao nhất trong tháng 11 là $1,877/oz (ngày 16 tháng 11).
Chuyên gia tại UOB bình luận: "Chúng tôi kỳ vọng EUR sẽ giao dịch đi ngang trong phạm vi 1.1320/1.1370 ’vào ngày hôm qua. EUR sau đó đã tăng lên 1.1368 trước khi giảm xuống 1.1301 trong phiên giao dịch New York. Đà giảm đã được cải thiện phần nào và EUR có thể giảm xuống nhưng việc giảm liên tục xuống dưới mức hỗ trợ chính tại 1.1285 là khó có thể xảy ra. Vùng kháng cự ở mức 1.1335, việc phá vỡ 1.1360 sẽ cho thấy áp lực hiện tại đã giảm bớt. ”
Hai đồng Antipodean đang chịu áp lực lớn trong phiên hôm nay khi các tài sản rủi ro bị bán tháo.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra bình luận:
Ngoại trưởng Antony Blinken và Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ có cuộc gặp mặt để thảo luận về tình hình tại Ukraine.
Nhiều quan chức Mỹ (và các đồng minh) đã đưa ra cảnh báo trong những ngày qua khi lo ngại về việc Nga sắp xâm lược hoặc xâm lược Ukraine.
Khảo sát về khả năng Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất vào ngày 3 tháng 2. 29 trong số 45 chuyên gia được khảo sát bởi Reuters dự đoán mức tăng lên 0.5%. 16 người còn lại cho biết lãi suất sẽ không thay đổi. Một số quan điểm từ các chuyên gia:
Giá năng lượng tăng cao và lạm phát gia tăng đang khiến các nhà hoạch định chính sách đau đầu trên toàn cầu, nhưng ở Anh, chính phủ lại đang tăng thuế. Các nhà phân tích dự đoán rằng sẽ có một "khủng hoảng mức sống".
Biden cho biết, Nga sẽ phải "trả giá đắt" nếu bất kỳ lực lượng nào của họ di chuyển vào Ukraine, làm rõ quan điểm trước đó của ông rằng các đồng minh phương Tây có thể sẽ phải vật lộn để phản ứng trước một cuộc tấn công quy mô nhỏ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng đưa ra lời cảnh báo chống lại sự tấn công của Nga sau cuộc gặp với những người đồng cấp từ Pháp và Anh. Trong khi đó, Washington đã trừng phạt 4 người Ukraine được cho là đang làm việc với Moscow để gây bất ổn cho đất nước của họ.
Fedcoin - liệu có khả thi hay không? Fed đã thực hiện một bước quan trọng trong quy trình phát hành tiền kỹ thuật số - bằng cách lấy ý kiến phản hồi thông qua một bài thảo luận về đồng tiền được chính phủ hậu thuẫn, được gọi là CBDC. Nhưng Ngân hàng Trung ương không đưa ra kết luận chính thức nào về việc liệu Hoa Kỳ có nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số này hay không, và các quan chức đã làm rõ rằng họ không có ý định tiến hành mà không có sự ủng hộ chắc chắn từ Nhà Trắng và Quốc hội.
Dầu ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2014, sau khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng với mức khiêm tốn 515,000 thùng vào tuần trước, trong bối cảnh Joe Biden mới cam kết sẽ kiềm chế giá. Quan chức Nhà Trắng Brian Deese cho biết quốc gia của ông có thể đẩy nhanh việc giải phóng các nguồn dự trữ chiến lược. Trong khi đó, Mỹ sẽ phải vận động nhiều hơn để có thêm nguồn cung từ OPEC+, theo RBC.
Đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm 0.04% xuống mức 95.731, sau khi báo cáo yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp được công bố.
Một số nhà hoạch định chính sách của ECB đã cảnh báo tại cuộc họp vào tháng 12 rằng lạm phát "cao hơn với thời gian dài hơn" so với dự kiến là một rủi ro lớn. Nhưng họ đồng ý rằng việc tăng tốc hiện tại phần lớn là do các yếu tố tạm thời có thể sẽ giảm, theo biên bản cuộc họp. Christine Lagarde vẫn giữ nguyên quan điểm đó trong một cuộc phỏng vấn, nói rằng Ngân hàng Trung ương có "mọi lý do" để không phản ứng mạnh mẽ như Fed. Ở những nơi khác, Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy giữ nguyên tỷ giá; đồng Ukraine đã tăng mạnh hơn dự kiến.
IEA đang cố gắng tìm hiểu 200 triệu thùng dầu đã thất lạc đã đi đâu. Cố vấn cho biết vào hôm thứ Tư, lượng tồn kho đã giảm hơn 600 triệu thùng vào năm ngoái. Nhưng theo ước tính, lượng giảm đáng lẽ chỉ nên là 400 triệu. Luôn có một sự chênh lệch giữa hai dữ liệu này, nhưng sự khác biệt có nghĩa là thị trường dầu mỏ có thể đang chặt hơn so với dự kiến. Đây có thể là kết quả của việc tổng hợp lượng cầu quá thấp hoặc tổng hợp lượng cung quá cao.
Sự biến động các thị trường tài chính trong năm nay đã khiến chứng khoán Mỹ chững lại, với sự sụt giảm cuối phiên khiến chỉ số Nasdaq 100 tiếp tục điều chỉnh sâu. Dữ liệu thất nghiệp của Hoa Kỳ cho thấy số người thất nghiệp đã tăng vào tuần trước - lên mức cao nhất trong ba tháng, cho thấy biến thể Omicron có thể có tác động lớn đến thị trường lao động hơn dự đoán. Cuộc khảo sát của Fed tại Philadelphia vào tháng 1 đã gây bất ngờ với quan điểm lạc quan hơn, đối lập với sự sụt giảm được thấy trong cuộc khảo sát ở bang New York vào đầu tuần này.
Chỉ số S&P 500 giảm 1.1%, đóng cửa ở mức thấp hơn 5% so với mức cao kỷ lục được thiết lập vào ngày giao dịch đầu tiên của năm.
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.3%, thấp hơn 10% so với mức cao kỷ lục vào tháng 11.
Giá dầu thô tại Mỹ ít biến động.
Giá vàng giảm 0.3% xuống $1,840.30/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.2%.
EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.1305.
Cặp GBP/USD giảm 0.2% xuống mức 1.3591.
Tỷ giá USD/JPY tăng 0.1% lên mức 114.20.
Một cơ quan quản lý Hoa Kỳ hôm thứ Năm cho biết họ đã phạt một đơn vị thuộc Tập đoàn Credit Suisse AG 9 triệu USD vì vi phạm quy tắc được thiết lập để bảo vệ nhà đầu tư, bao gồm một yêu cầu có thể gây ra xung đột lợi ích tiềm ẩn khi phát hành báo cáo nghiên cứu. .
Cơ quan quản lý ngành công nghiệp tài chính cho biết Credit Suisse đã phủ nhận hành vi sai trái của mình và từ chối làm việc với cơ quan quản lý
Các chỉ số chứng khoán chính tại Hoa Kỳ đều có khởi động tích cực, nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục được săn đón trở lại và là động lực kéo theo đà tăng của phố Wall. Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ số NASDAQ đã phục hồi 1% sau đà giảm 10% vào thứ 4, Dow Jones tăng 0.4% và S&P500 tăng 0.53%.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất Kho bạc kỳ hạn 2 năm, vốn tương quan chặt chẽ nhất với chính sách lãi suất của Fed, đã đạt mức lợi suất 1.04% (giảm 1.7%), trong khi trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 1.84% (giảm 1.88%).
Sức mạnh USD đang có phần suy yếu, tạo nên sắc xanh trên toàn thị trường tiền tệ. AUD là đồng đang dẫn dắt các đồng tiền chính khi có đà tăng mạnh +0.56%, theo sau là đồng CAD tăng +0.26%. Vị trí cuối cùng là đồng NZD với đà tăng 0.07%, tiếp đó phải kể đến đà tăng của GBP (+0.17%) và CHF (tăng +0.2%).
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô giảm 0.1% về $86.64/thùng, trái ngược với đà tăng của vàng (+0.25%) lên mốc $1844.71/oz
Số đơn xin bảo hiểm thất nghiệp của các bang của Mỹ đã tăng vọt vào tuần trước lên mức cao nhất trong ba tháng, cho thấy sự tác động ngày càng lớn từ biến thể Omicron.
Theo dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy yêu cầu thất nghiệp ban đầu tăng 55,000 lên 286,000 đơn tính tới ngày 15 tháng 1. Con số được cho là đã vượt quá ngưỡng kỳ vọng từ các chuyên gia kinh tế.
Bên cạnh đó, sự gia tăng các đơn xin việc cho thấy rằng các nhà tuyển dụng đã sa thải nhân viên trong thời kỳ dịch Covid-19. Mặc dù vậy, sự sụt giảm này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì các công ty đang muốn thu hút nhân tài trong bối cảnh tình trạng thiếu lao động đang diễn ra.
Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay thế chấp vào thứ Năm để tăng cường nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, trước triển vọng đen tối trong lĩnh vực bất động sản tại nước này.
Với sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản kéo dài đến năm 2022 và biến thể Omicron lan nhanh làm giảm hoạt động tiêu dùng, nhiều nhà phân tích cho rằng các biện pháp nới lỏng sẽ là cần thiết, ngay cả khi các nền kinh tế lớn khác, bao gồm Hoa Kỳ, sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay.
Mới đây, Golman đã yêu cầu nhân viên Vương quốc Anh trở lại làm việc và Citibank cũng đã đưa ra đề xuất rằng nhân viên chỉ cần tới văn phòng 3 lần/tuần.
Omicron dường như đang bước sang giai đoạn dễ kiểm soát hơn, điều này sẽ phần nào giúp cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại