Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- ETH cũng giảm xuống dưới $3,370.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Giá vàng (XAU/USD) tăng phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Tư khi phục hồi từ mức đáy trong tuần vào thứ Hai. Kim loại quý này đã leo lên mức đỉnh mới trong tuần, quanh khu vực 2,418 USD/oz trong phiên Á. Thị trường chứng khoán toàn cầu kém khả quan hơn đã thúc đẩy dòng vốn chảy vào tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Ngoài ra, đợt thoái lui khiêm tốn của đồng USD từ mức đỉnh gần hai tuần vào đầu phiên hôm nay cũng thúc đẩy giá vàng.
Kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào tháng 9, cùng với diễn biến chính trị của Hoa Kỳ, đang đè nặng lên đồng USD và đóng vai trò là động lực cho giá vàng. Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu GDP quý 2 của Hoa Kỳ và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, dự kiến công bố vào thứ Năm và thứ Sáu. Trong khi đó, dữ liệu PMI toàn cầu cũng sẽ được xem xét để tạo động lực ngắn hạn.
Trong phiên giao dịch sắp tới, dữ liệu PMI từ khu vực đồng Euro và Anh sẽ được theo dõi. Dữ liệu này cũng sẽ tác động đến đồng EUR và GBP.
Các chuyên gia phân tích cho biết thuế quan của Trump và sau đó là động thái "trả đũa" sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh tăng giá.
Các quan điểm về đồng USD từ Deutsche, Barclays và Morgan Stanley:
Cặp tiền này hiện giảm thêm 0.5% xuống còn 154.80 trong phiên.
Không có lý do chính xác cho động thái này của cặp USD/JPY. Nhưng có thể lập luận rằng phe bán đồng Yên đang thận trọng, sau khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường vào ngày 11-12 tháng 7. Điều đó khiến USD/JPY đâm thủng xuống dưới đường hỗ trợ xu hướng chính (đường màu trắng) trong năm nay.
Đà giảm mới trong phiên hôm nay có ý nghĩa quan trọng vì cặp tiền này đã break xuống dưới mốc 155.00.
Mức đáy của tháng 6 tại 154.52 sẽ là mức hỗ trợ nhỏ cần theo dõi tiếp theo, trước khi cặp tiền này chạm mức thoái lui Fib 38.2 tại 153.66.
Có vẻ như đồng Yên vẫn có thể duy trì được đà tăng cho đến khi cuộc họp chính sách của BoJ diễn ra vào tuần tới.
Cặp USD/JPY biến động mạnh trong phiên nhưng không có động lực mới. USD/JPY đã tăng lên gần 156.00 trước khi nhanh chóng bị bán tháo xuống dưới 155.00. Dữ liệu từ Nhật Bản hôm nay cho thấy PMI sản xuất lần đầu giảm xuống dưới ngưỡng 50.0 trong 3 tháng, trong khi PMI dịch vụ đạt đỉnh trong 3 tháng. Biến động của các cặp tỷ giá chéo với đồng Yên sẽ tiếp tục và có khả năng sẽ mạnh mẽ hơn vào tuần tới khi cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản diễn ra.
Mặt khác, đồng USD vẫn ổn định, các đồng tiền chính như EUR, GBP, AUD, NZD, CAD đều giảm so với đồng USD.
Tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khiến giá dầu phục hồi vào thứ Tư sau 4 ngày giảm liên tiếp. Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn Viện Dầu khí Hoa Kỳ, tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm trong tuần trước. Đó sẽ là lần đầu tiên tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm 4 tuần liên tiếp kể từ tháng 9 năm 2023.
Giá vàng tăng phiên thứ 2 liên tiếp, hiện giao dịch quanh 2416 USD/oz.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều vào thứ Tư khi các nhà giao dịch đánh giá dữ liệu hoạt động kinh doanh tháng 7 từ Úc và Nhật Bản cũng như báo cáo thu nhập các công ty công nghệ từ Mỹ.
AUDUSD có ngày giảm thứ tám liên tiếp sau khi dữ liệu PMI sơ bộ tháng 7 được công bố. Hoạt động của khu vực tư nhân Úc tăng trưởng chậm lại trong tháng 7, với chỉ số PMI tổng hợp giảm xuống mức đáy trong 6 tháng ở 50.2. Hơn nữa, hoạt động kinh tế trì trệ ở Trung Quốc đã gây thêm áp lực bán lên AUD. Mối lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc yếu kém đã tăng cao sau đợt cắt giảm lãi suất bất ngờ từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vào thứ Hai.
Ngoài ra, triển vọng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến giá quặng sắt giảm, càng gây áp lực lên AUD. Giá quặng sắt giảm xuống còn 108.00 USD, chạm mức đáy trong ba tuần. Sự suy giảm này đặc biệt ảnh hưởng đến Australia, nước xuất khẩu kim loại này lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, USD có thể gặp khó khăn do đặt cược ngày càng tăng vào việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9, điều này có thể hạn chế đà giảm của AUD/USD. Thị trường chờ đợi công bố dữ liệu PMI Mỹ trong tuần này.
Theo Công cụ FedWatch của CME Group, thị trường hiện định giá 93.6% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp vào tháng 9, tăng từ mức 88.5% một ngày trước đó.
Tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khiến giá dầu phục hồi vào thứ Tư sau 4 ngày giảm liên tiếp.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn Viện Dầu khí Hoa Kỳ, tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm trong tuần trước.
Các nguồn tin giấu tên cho biết số liệu của API cho thấy tồn kho dầu thô giảm 3.9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 19 tháng 7. Tồn kho xăng giảm 2.8 triệu thùng và sản phẩm chưng cất giảm 1.5 triệu thùng.
Đó sẽ là lần đầu tiên tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm 4 tuần liên tiếp kể từ tháng 9 năm 2023.
Dữ liệu chính thức của chính phủ về dữ liệu tồn kho dầu sẽ được công bố vào thứ Tư.
Giá dầu giảm xuống mức đáy trong 6 tuần vào thứ Ba, với giá dầu Brent đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 9 tháng 6 do các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas có tiến triển.
Giá cũng giảm do có những lo ngại rằng nền kinh tế có dấu hiệu chững lại của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu toàn cầu.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều vào thứ Tư khi các nhà giao dịch đánh giá dữ liệu hoạt động kinh doanh tháng 7 từ Úc và Nhật Bản cũng như báo cáo thu nhập các công ty công nghệ từ Mỹ.
Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm bất kỳ tác động lan tỏa nào đối với cổ phiếu công nghệ và xe điện sau khi gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ Alphabet và Tesla đã báo cáo thu nhập quý hai của họ, trong đó Tesla không đạt được ước tính.
Reuters đưa tin, Foxconn – Đài Loan sẽ đầu tư 1 tỷ nhân dân tệ (138 triệu USD) cho trụ sở kinh doanh mới tại Trung Quốc. Thị trường Đài Loan đóng cửa do bão
Westpac dự báo về dữ liệu CPI tháng 6:
Cuộc họp tiếp theo của RBA diễn ra vào ngày 5-6/8
USDJPY giảm 0.205 trong phiên Á xuống 155.20.
Thị trường chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tháng 7 của BoJ diễn ra vào tuần sau - nơi ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng giảm lượng mua TPCP Nhật Bản
Nhận xét từ báo cáo, Warren Hogan, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Judo, tóm tắt:
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm. Cổ phiếu của công ty mẹ Google, Alphabet, giảm 1.7% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Mặc dù Alphabet báo cáo kết quả kinh doanh vượt trội nhưng doanh thu quảng cáo trên Youtube lại giảm xuống dưới mức ước tính đồng thuận. Trong khi đó, cổ phiếu Tesla giảm hơn 6% do kết quả kinh doanh yếu hơn dự kiến và doanh thu ô tô giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Vào đầu tuần, khoảng 20% công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo thu nhập quý hai của họ, với 80% trong số đó vượt kỳ vọng, theo dữ liệu của FactSet. Trong phiên giao dịch chính hôm thứ Ba, S&P500 đã giảm khoảng 0.2%, trong khi Nasdaq Composite và Dow Jones đều giảm khoảng 0.1%.
Trên thị trường FX, USD hồi phục khi chỉ số Sản xuất của Fed Richmond ở mức -17 so với -7 dự kiến, doanh số bán nhà hiện tại thấp hơn dự kiến do hàng tồn kho tăng và giá tăng chạm kỷ lục mới. DXY tăng 0.18% lên 104.49. USDJPY giảm 0.91%, đóng cửa ở 155.55, hướng tới kiểm tra đường MA 100 ngày quan trọng và mức đáy từ thứ Sáu tuần trước ở 155.36. BoC sẽ công bố quyết định lãi suất mới nhất vào tối nay. Thị trường đang kỳ vọng NHTW sẽ giảm lãi suất 25 bps xuống 4.50% từ 4.75% trước đó và điều đó cũng có thể góp phần khiến USDCAD giảm. Về mặt kỹ thuật, cặp tiền này đang tìm cách kiểm tra mức kháng cự trong khoảng từ 1.3784 đến 1.3803.
Vàng tăng $14 lên $2,409. Bitcoin giảm hơn 2% xuống dưới $66,000. Lợi suất TPCP Mỹ không có nhiều biến động. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 4.25%. Giá dầu có ngày giảm thứ 4 liên tiếp do các nhà giao dịch phản ứng với tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc. Dầu thô WTI giảm hơn 1% xuống $78.35/ thùng.
Động thái này diễn ra sau cuộc thẩm vấn căng thẳng từ các thành viên Ủy ban Giám sát Hạ viện hôm qua, liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump gần đây.
Trong lời khai của mình hôm qua, bà thừa nhận rằng có những vấn đề nghiêm trọng và to lớn về an ninh tại cuộc vận động. Một người tham gia đã tử vong do trúng đạn và những người khác bị thương.
Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đồng tình rằng bà Kimberly Cheatle nên từ chức vì những vấn đề nghiêm trọng trong công tác bảo vệ. Đảng Cộng hòa đã kêu gọi việc bắt đầu quy trình luận tội bà Cheatle, nhưng điều này không được thực hiện. Thay vào đó, sự chú ý giờ sẽ được dồn vào việc cải thiện và tái cấu trúc cơ quan Mật vụ.
Cheatle được Tổng thống Biden bổ nhiệm làm giám đốc vào năm 2022.
Các chỉ số chính hầu hết đi ngang, duy nhất chỉ có Russell 2000 tăng mạnh:
Lợi suất TPCP Mỹ giảm trong phiên:
Chỉ số DXY tăng 0.22% lên 104.513.
Giá vàng tăng 0.28% lên trên mức 2,400 USD/oz.
Dầu WTI giảm 1.40% xuống 78.05 USD/thùng.
Bitcoin giao dịch ở mức 67,200 USD.
Niềm tin của người tiêu dùng châu Âu ở mức: -13. Tháng trước chỉ số này ở mức -14
Mức độ tin cậy đang tăng cao hơn và cũng đang tiến gần hơn đến mức trung bình dài hạn của EU.
Doanh số bán nhà hiện có tại Mỹ trong tháng 6 là 3.89 triệu căn, thấp hơn so với ước tính 4.00 triệu căn. Tháng trước doanh số ghi nhận là 4.11 triệu căn
Cả bốn khu vực chính của Mỹ đều ghi nhận doanh số bán nhà hiện có giảm
Đông Bắc:
Trung Tây:
Phía Nam:
Phía Tây:
Chỉ số sản xuất :-17, các nhà kinh tế dự đoán chỉ số này ở mức -7.
Chỉ số dịch vụ: 5, cao hơn so với mức -11 trước đó.
Chỉ số lô hàng sản xuất: -21, thấp hơn nhiều so với mức -9 trước đó.
Theo khảo sát gần đây nhất của Fed Richmond, hoạt động sản xuất đã xấu đi vào tháng 7. Chỉ số sản xuất tổng hợp giảm từ -10 vào tháng 6 xuống -17 vào tháng 7. Trong ba chỉ số thành phần, lô hàng giảm đáng kể từ -9 xuống -21, đơn đặt hàng mới giảm từ -16 xuống -23 và việc làm giảm nhẹ từ -2 xuống -5.
Các công ty trở nên kém lạc quan hơn về điều kiện kinh doanh tại địa phương khi chỉ số giảm từ -13 xuống -21. Chỉ số về điều kiện kinh doanh tại địa phương trong tương lai giảm nhẹ từ 9 xuống 7 vào tháng 7. Các chỉ số tương lai cho các lô hàng và đơn đặt hàng mới vẫn duy trì vững chắc ở mức dương, cho thấy các công ty tiếp tục kỳ vọng vào sự cải thiện trong các lĩnh vực này trong sáu tháng tới.
Chỉ số thời gian giao hàng của nhà cung cấp tăng lên mức dương lần thứ 2 trong 2 năm qua. Các công ty tiếp tục báo cáo tình trạng tồn đọng giảm vào tháng 7 vì chỉ số đó vẫn ở mức âm.
Tốc độ tăng của giá đầu vào và giá đầu ra đã giảm vào tháng 7. Các công ty kỳ vọng giá sẽ ít thay đổi trong 12 tháng tới.
Sau khi đóng cửa phiên, cả Alphabet và Tesla đều sẽ báo cáo thu nhập của họ. Cổ phiếu Alphabet hiện tăng 0.27%. Cổ phiếu Tesla tăng 0.70%.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ:
Xem xét các thị trường khác:
70/100 nhà kinh tế dự đoán lãi suất của Fed sẽ giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 9 và tháng 12.
73/100 nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps vào năm 2024. 13 người cho rằng con số này sẽ chỉ là 25 bps vào năm 2024. 3 người dự đoán sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào vào năm 2024
Hoạt động phi sản xuất của Fed Philadelphia trong khu vực đã giảm vào tháng 7, theo báo cáo của các công ty trong Khảo sát triển vọng kinh doanh phi sản xuất. Các chỉ số chính như hoạt động công ty, đơn đặt hàng mới và doanh số/doanh thu chuyển sang mức âm. Chỉ số việc làm toàn thời gian cũng cho thấy sự suy giảm việc làm. Bất chấp sự suy giảm của triển vọng trong tháng này, các công ty vẫn kỳ vọng tăng trưởng trong sáu tháng tới.
Dưới đây là tóm tắt dữ liệu:
Chi tiết việc làm:
Giá đầu vào cao hơn nhưng giá đầu ra thấp hơn:
Trong các câu hỏi đặc biệt trong tháng này, các công ty đã được hỏi về những thay đổi trong tiền lương và tiền bồi thường trong ba tháng qua, cũng như những thay đổi dự kiến của họ đối với nhiều chi phí đầu vào và lao động khác nhau cho năm 2024.
Trên lịch kinh tế hôm nay sẽ có các dữ liệu đáng chú ý như sau:
Sau khi đóng cửa, báo cáo thu nhập của các công ty sau sẽ được công bố:
Tin tức chính:
Phiên châu Âu hôm nay không có nhiều thông tin kinh tế quan trọng. Tâm điểm chú ý tiếp tục là đồng USD khi đồng bạc xanh đã tăng giá so với các đồng tiền chính khác kể từ thứ Tư tuần trước. Vẫn chưa rõ điều gì đứng sau động thái này. Dữ liệu từ Mỹ tiếp tục cho thấy một nền kinh tế kiên cường với lạm phát đang dần giảm trở lại mục tiêu. Điều đó sẽ hỗ trợ Fed cắt giảm lãi suất ít nhất hai lần trong năm nay.
Tuy vậy, Trump đang ngày càng có tiềm năng giành chiến thắng và các chính sách của ông có thể dẫn tới lạm phát trở lại, điều có thể khiến Fed cắt giảm lãi suất với tốc độ thậm chí còn chậm hơn.
Chứng khoán Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng điểm, trong khi chứng khoán Trung Quốc vẫn chịu áp lực. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trong ngày trong khi vàng tăng.
Dầu thô đã chịu áp lực giảm liên tục kể từ tuần trước và điều đó có thể phù hợp với kịch bản Trump đắc cử do kỳ vọng nguồn cung cao hơn.
Bitcoin đã bị mắc kẹt quanh ngưỡng kháng cự quan trọng kể từ thứ Sáu tuần trước, nhưng việc Trump đắc cử sẽ là động lực tăng giá mạnh mẽ đối với tiền điện tử này (nếu các yếu tố khác không thay đổi).
Tính đến thời điểm hiện tại , kim loại quý này đã giảm 0.3% sau khi thoái lui khỏi mức tăng trong tháng chỉ trong năm ngày giao dịch vừa qua. Giá hiện đang giao dịch quanh mức 29.05 USD, giảm 0.4% trong ngày. Tuy nhiên, phe mua vẫn chưa hoàn toàn bỏ cuộc.
Mức đáy tháng 6 ở vùng $28.57-65 vẫn chưa bị phá vỡ. Giá bạc đã thoái lui một nửa mức tăng kể từ đà tăng tháng 5 và việc phá vỡ xuống dưới vùng giá đáy tháng 6 sẽ có thể là thảm họa đối với bạc.
Mức Fibonacci 61.8% tại $28.50 và đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) tại $28.35 cũng là các mức hỗ trợ cần lưu ý
Nhìn chung, các kim loại hàng hóa đã trải qua một tháng tồi tệ từ góc độ kỹ thuật. Ngoài bạc ra, đồng cũng là một mặt hàng đang giảm mạnh hơn trước thời điểm mà kim loại này có hiệu suất kém nhất trong lịch sử là tháng 8.
SEC đã chấp thuận quỹ ETF Ethereum của VanEck, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với thị trường này.
Trước đó, VanEck đã Sự chấp thuận này được đưa ra sau một loạt các hồ sơ và sửa đổi được gửi lên SEC, phản ánh một quá trình xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp lý.
VanEck bắt đầu thúc đẩy sự phát triển của ETF Ethereum với việc nộp đơn đăng ký ban đầu vào ngày 7 tháng 5 năm 2021, cho thấy những nỗ lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý khắt khe cần thiết cho việc phê duyệt.
Các hồ sơ quan trọng mà SEC yêu cầu bao gồm Bản cáo bạch theo Quy tắc 424(b)(3) cùng nhiều sửa đổi đối với tờ đơn S-1 nhằm tuân thủ các yêu cầu của cơ quan này.
Chỉ số DXY tăng nhẹ trong ngày hôm nay bất chấp việc lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp hơn và chứng khoán có tâm lý thận trọng hơn
Cả EUR/USD và GBP/USD giảm lần lượt 30 và 40 pip, chạm mức đáy kể từ ngày 11 tháng 7. GBP/USD có vẻ như đang tiếp tục điều chỉnh sau khi chạm mức 1.3000
Mức Fibonacci thoái lui 38.2% tại 1.2879 và 50.0% tại 1.2828 là các mức hỗ trợ cần theo dõi.
USD/JPY hiện ở mức 156.05, trong khi AUD/USD và NZD/USD giảm về lần lượt 0.6620 và 0.5960.
HĐTL chứng khoán Hoa Kỳ hầu như đi ngang vào lúc này, với việc các cổ phiếu công nghệ đang được chú ý trước thềm báo cáo thu nhập từ Alphabet và Tesla.
Khá khó để nắm bắt được thực sự xu hướng của dòng tiền trong vài ngày qua. Có vẻ đây chưa hẳn là một mùa hè êm đềm, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Nhưng như mọi khi, điều tốt nhất nhà đầu tư có thể làm là xem xét các yếu tố kỹ thuật và quản lý rủi ro từ các yếu tố này
Mt. Gox đã di chuyển 47,500 Bitcoin trị giá gần 3.2 tỷ USD đến hai địa chỉ không xác định trong ngày hôm nay. Theo dữ liệu của Arkham Intelligence, Mt. Gox hiện chỉ còn nắm giữ khoảng 42,744 BTC, trị giá 2.85 tỷ USD.
Các giao dịch gần đây từ ví của Mt.Gox (Nguồn: Arkham Intelligence)
Trước đó, Mt. Gox đã thiết lập kế hoạch "hoàn trả ngay lập tức" cho các chủ nợ và có vẻ như kế hoạch này đang được thực hiện tốt.
Ví Mt. Gox có nhãn "Mt. Gox: Cold Wallet (1Jbez)" đã gửi 5,110 BTC trị giá khoảng 340 triệu USD đến một ví không xác định và sàn giao dịch tiền điện tử Bitstamp. Trong khi 42,587 BTC còn lại, trị giá 2.85 tỷ USD, đã được gửi đến một địa chỉ không xác định khác bắt đầu bằng 15yPU.
Vào ngày 22 tháng 7, Mt. Gox cũng đã bắt đầu chuẩn bị hoàn trả cho các chủ nợ thông qua Bitstamp. Theo Arkham Intelligence, các địa chỉ của Mt. Gox đã "gửi 1 USD" đến bốn địa chỉ gửi tiền riêng biệt của Bitstamp bởi đây là 1 trong 5 sàn giao dịch làm việc với Mt. Gox.
Với 3.2 tỷ USD Bitcoin mới nhất được chuyển ra khỏi địa chỉ của Mt. Gox, tổng số tiền đã được giải ngân cho các chủ nợ kể từ ngày 16/07 lên tới hơn 12 tỷ USD.
Công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Grayscale đã xác nhận hai quỹ ETF Ethereum giao ngay của họ đã chính thức được giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với các nhà đầu tư của doanh nghiệp và thị trường ETF.
Việc ra mắt diễn ra một ngày sau khi SEC phê duyệt các ETF Ethereum giao ngay, cho phép một số nhà phát hành tung sản phẩm của họ ra thị trường. Nhà phân tích James Seyffart của Bloomberg cho biết Quỹ ủy thác Ethereum của Grayscale (ETHE) vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức có hiệu lực từ SEC, nhưng ông hy vọng nó sẽ đến vào lúc bắt đầu phiên giao dịch mới
ETHE hiện là sản phẩm ETF dựa trên ETH lớn nhất thế giới, với 9.9 tỷ USD ETH nắm giữ, với phí quản lý 2.5% cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, sản phẩm thứ hai của Grayscale, Grayscale Ethereum Mini Trust (ETH), đã miễn phí trong sáu tháng đầu tiên hoặc cho đến khi đạt 2 tỷ USD tổng tài sản được quản lý (AUM). Tuy vậy, mức phí sau khi đạt được hai ngưỡng trên chỉ là 0.15%, biến nó trở thành ETF Ether giao ngay có phí dịch vụ rẻ nhất tại Mỹ
Các ETF Ether từ BlackRock, Fidelity, 21Shares, Bitwise, Franklin Templeton, VanEck và Invesco Galaxy cũng đã được phê duyệt để bắt đầu giao dịch vào sáng thứ Ba, ngày 23 tháng 7.
Danh sách các quỹ ETF Ethereum được phê duyệt (Nguồn: James Seyffart)
Nhà phân tích ETF Eric Balchunas của Bloomberg dự kiến các ETF Ether giao ngay sẽ thu hút được khoảng 10% đến 20% dòng vốn mà các ETF Bitcoin giao ngay đã chứng kiến kể từ khi các sản phẩm đó ra mắt cách đây hơn sáu tháng.
Tuy nhiên, giám đốc đầu tư của Bitwise, Matt Hougan, tự tin rằng các ETF này có thể có tác động lớn hơn đến giá Ethereum so với tác động từ các ETF Bitcoin giao ngay đến Bitcoin. Hougan dự đoán giá Ether sẽ chạm mức $5,000 trước khi kết thúc năm 2024.
Sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 1, AUD/USD đã thoái lui đáng kể trong tuần qua. Hiện cặp tiền giảm 0.3% xuống 0.6620. Pha giảm về mốc 0.6800 khiến cặp tỷ giá đang giảm 2.5% so với mức đỉnh được thiết lập vào ngày 11/7 và dự kiến sẽ có phiên giảm thứ 7 liên tiếp.
Mặc dù thị trường chứng khoán khởi sắc khi bắt đầu tuần mới, AUD không nhận được nhiều động lực tích cực và hiện đang hướng tới các hỗ trợ mới về mặt kỹ thuật, trong bối cảnh USD vẫn vững vàng trước hầu hết các đồng tiền chính khác.
Phe bán hiện đang hướng mục tiêu tới đáy ngày 28.6 ở mức 0.6619, gần với đường MA 100 ngày ở khoảng 0.6607 và sau đó là đường MA 200 ngày (màu xanh) ở khoảng 0.6583. Phá qua các ngưỡng này, đà giảm có thể mở rộng xuống 0.6580 (mức Fibo 50% của pha tăng từ đáy tháng 4 đến đỉnh tháng 7) - vùng hỗ trợ quan trọng để đánh giá xem phe mua có thể giữ vững xu hướng tăng trong dài hạn hay không. Nếu không thành công, áp lực bán có thể đẩy cặp tiền về mốc 0.6500 một lần nữa.
Từ nay đến cuối tuần, một số yếu tố chi phối biến động của AUD là diễn biến của đồng Nhân dân tệ, khẩu vị rủi ro trên thị trường chứng khoán, báo cáo lợi nhuận quý II của Alphabet và Tesla sau khi đóng cửa phiên Mỹ tối nay, ngoài ra còn có phản ứng của USD với báo cáo PMI, tăng trưởng GDP quý II vào thứ Năm và PCE vào thứ Sáu.
Diễn biến trên thị trường FX trở nên trầm lắng vào đầu phiên Âu sau phiên thứ Hai giao dịch đầy biến động. USD vững vàng trước các đồng tiền chính khác khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu Doanh số bán nhà tháng 6 của Hoa Kỳ và Chỉ số sản xuất của Fed Richmond trong tháng 7. Sau khi phiên Mỹ đóng cửa, Google (Alphabet), Tesla và Visa sẽ công bố báo cáo lợi nhận quý II. Hiện USD tăng so với các đồng tiền chính, ngoại trừ với JPY, trong khi các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm.
Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý II từ các doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đánh giá diễn biến chính trị tại Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng vào Chủ Nhật và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harrist trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ.
Cập nhật các thị trường khác:
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Europa Press của Tây Ban Nha, Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự báo kinh tế vĩ mô mới vào tháng 9, cùng với dữ liệu về lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản trong 2 tháng tiếp theo. Những dự báo và dữ liệu này sẽ giúp ECB đánh giá lại lập trường chính sách tiền tệ của mình một cách hiệu quả hơn.
Quan chức De Guindos nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thị trường đặt nhiều niềm tin hơn vào mục tiêu lạm phát 2% của ECB vào cuối năm 2025. Ông thừa nhận mức độ chắc chắn đạt mục tiêu không quá cao, đồng thời tuyên bố rằng ECB phải "thận trọng" khi đưa ra quyết định.
Ông dự đoán rằng lạm phát sẽ vẫn "ở mức hiện tại cho đến cuối năm" và nhận thấy rằng tất cả các thước đo lạm phát cơ bản đều đang giảm: "Quá trình giảm phát sẽ tiếp tục từ đầu năm sau".
Quan chức De Guindos cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng lương đang "bắt đầu chậm lại" và các doanh nghiệp kỳ vọng mức tăng lương sẽ ở mức vừa phải, đặc biệt là từ năm 2025 trở đi, từ đó dẫn đến giảm lạm phát dịch vụ và giúp ECB đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào cuối năm sau.
Trong bối cảnh thiếu đi xúc tác từ các sự kiện trên lịch kinh tế, JPY đã có một tuần khởi đầu khá tích cực. USD/JPY hiện giảm 0.6% xuống gần 156. AUD/JPY hiện hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi của JPY, hiện giảm thêm 1% và xóa bỏ hoàn toàn đà tăng từ tháng 6.
Trên khung D1, không có xúc tác chính thúc đẩy JPY phục hồi. Đợt tăng giá này diễn ra sau khi Nhật Bản can thiệp 2 tuần trước, dẫn đến bước đột phá về mặt kỹ thuật của USD/JPY vào tuần trước.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc lợi suất TPCP giảm vào đầu tháng này có thể là một trong số các yếu tố hỗ trợ JPY, nhưng thực tế không hẳn là vậy. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ có thể giảm khi đóng cửa phiên thứ Ba, được dự báo ở mức 4.24% - dù vậy cũng tăng đáng kể từ mức 4.14% của tuần trước.
Trong báo cáo phân tích hàng tháng mới nhất, Bundesbank chỉ ra rằng một số động lực thúc đẩy nền kinh tế đang cùng lúc làm phức tạp thêm nỗ lực giảm lạm phát về mục tiêu của ECB.
Báo cáo nêu rõ: “Thị trường lao động vẫn hoạt động ở công suất cao, với mức tăng trưởng tiền lương nhanh chóng và giá cả tăng mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ”.
Bundesbank nhấn mạnh rằng “rủi ro lạm phát nghiêng về phía cung”. Lạm phát dịch vụ dự kiến chỉ giảm nhẹ trong những tháng tới, với chỉ số lạm phát toàn phần có khả năng dao động quanh mức hiện tại.
Trong bối cảnh này, Bundesbank khuyến cáo rằng “ECB cần cần trọng trong việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn dựa trên dữ liệu hiện tại”.
Bundesbank dự đoán nền kinh tế sẽ “mạnh lên đôi chút” trong quý III. Tiêu dùng cá nhân dự kiến sẽ “tăng tốc hơn một chút” nhờ tiền lương tăng mạnh, lạm phát giảm và thị trường lao động mạnh mẽ. Cả 3 yếu tố này dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng hoạt động công nghiệp có khả năng dù có cải thiện nhưng không đáng kể do nhu cầu yếu, điều này có thể khiến tăng trưởng GDP trong quý III giảm nhẹ so với kỳ vọng hồi tháng 6.
Tuần giao dịch này sẽ khá nhàm chán với lịch kinh tế trống và các quan chức Fed bước vào thời gian blackout trước thềm cuộc họp chính sách tháng 8. Không có báo cáo kinh tế quan trọng nào được công bố trong ngày mà chủ yếu là các dự liệu cấp thấp như Chỉ số niềm tin người tiêu dùng khu Eurozone và Chỉ số Fed Richmond.
Tuy nhiên, thị trường có thể nhận được một số tín hiệu từ các quan chức ECB, mặc dù họ vẫn có thể lặp lại các bình luận tương tự như Ngân hàng có thể hạ lãi suất vào tháng 9 nếu dữ liệu cho phép.
Happy trading!
Điều này xảy ra khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ giảm nhẹ. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.2%, hợp đồng tương lai Nasdaq mất 0.3%. Đồng USD nhìn chung vẫn ổn định, giảm nhẹ so với đồng Yên nhưng tăng nhẹ so với một số đồng tiền chính khác.
Phát biểu của Phó Chủ tịch ECB, Luis de Guindos:
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ lại giảm nhẹ, với hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 0.2% và hợp đồng tương lai của Nasdaq mất 0.3%.
Lạm phát cơ bản của Singapore đã giảm tốc nhiều hơn dự kiến vào tháng 6, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương tập trung vào việc bảo vệ nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại khỏi những cú sốc toàn cầu.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm chi phí đi lại và chỗ ở cá nhân, đã tăng 2.9% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo từ Cơ quan Tiền tệ Singapore, Bộ Thương mại và Công nghiệp vào thứ Ba.
Lạm phát toàn phần đã chậm lại còn 2.4% sau khi đạt 3.1% vào tháng 5. Sự chậm lại này được thúc đẩy bởi mức tăng nhẹ hơn trong chi phí vận tải tư nhân và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, lạm phát toàn phần đã giảm 0.2% m/m, trái ngược với mức tăng 0.7% m/m trong tháng trước.
Đồng Yên (JPY) mở rộng đà tăng trong phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Ba. Các nhà giao dịch đang chờ đợi quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vào tuần tới, vốn được cho là có thể các quan chức sẽ tăng lãi suất để hỗ trợ đồng Yên.
Toshimitsu Motegi, một quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền, đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trình bày rõ ràng hơn về kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất dần dần, nhấn mạnh rằng sự suy yếu quá mức của đồng Yên đang ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, theo Reuters. Thủ tướng Fumio Kishida chia sẻ thêm rằng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Nhật Bản sang nền kinh tế tăng trưởng.