Con tàu do Lebanon điều hành và treo cờ Belize, đăng ký ở Anh đã bị phiến quân Houthi tấn công ở Biển Đỏ
Con tàu đã bị tấn công ở eo biển Bab al-Mandab
Báo cáo mới nhất là thủy thủ đoàn đã rời khỏi tàu. Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) báo cáo thủy thủ đoàn đã bỏ rơi một con tàu ngoài khơi Yemen sau một vụ nổ nhưng tàu đã thả neo và tất cả thủy thủ đoàn đều an toàn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm dẫn đầu đà tăng!
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm, chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố vào cuối tuần
Vàng tăng lên trên $2,022
Vàng tăng lên trên $2,022 khi USD suy yếu trong bối cảnh nhà giao dịch thận trọng và không có nhiều dữ liệu kinh tế.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
- Nikkei 225 giảm 0.25% xuống 38,390.17 trong khi Topix đi ngang
- Kospi tăng 0.92%, trong khi Kosdaq tăng 0.3%.
- Hang Seng giảm 1.04% khi Hang Seng Tech giảm 2.2%.
- Shanghai Composite tăng 0.73%, CSI tăng 0.3%. PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5% đúng như dự kiến. Chi tiêu của người tiêu dùng được ghi nhận tăng cao hơn mức trước Covid trong kỳ nghỉ lễ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề nghị với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken rằng Hoa Kỳ phải dỡ bỏ các hạn chế đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc đồng thời cảnh báo rằng những nỗ lực hạn chế Bắc Kinh sẽ chỉ làm tổn thương Washington.
Chỉ số CFETS RMB Index đạt đỉnh kể từ tháng 10 năm 2023
Chỉ số CFETS RMB Index - chỉ số đo sự biến động của đồng nhân dân tệ so với một rổ tiền tệ gồm 13 đồng tiền của các nước đối tác thương mại tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 10 năm 2023
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1032
- PBOC bơm 32 tỷ nhân dân tệ thông qua RR 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8% và bơm 255 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 14 ngày với lãi suất 1.95%
- 100 tỷ nhân dân tệ RR đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 68 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5%
- PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5% đúng như dự kiến
- PBOC bơm 500 tỷ nhân dân tệ thông qua MLF kỳ hạn 1 năm ở mức 2.5%
- 499 tỷ nhân dân tệ của MLF sẽ đáo hạn hôm nay
- Một khoản bơm ròng 105 tỷ nhân dân tệ MLF sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Quan chức Fed Daly: Còn nhiều việc phải làm để chống lạm phát
Quan chức Fed Mary Daly phát biểu tại hội nghị NABE:
- Còn nhiều việc phải làm để chống lạm phát.
- Đang ở vị thế tốt
- Tiến bộ đáng chú ý về lạm phát không đồng nghĩa với việc đã chiến thắng
- Lạm phát giảm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể rõ ràng là tin tốt
- Cần thêm thời gian, dữ liệu để đảm bảo lạm phát tiếp tục tiến triển đúng kỳ vọng
- Rủi ro bao gồm tiến độ giảm phát chậm và thị trường lao động chững lại
- Fed cần kiên nhẫn
- Sự gián đoạn ở Biển Đỏ, Kênh đào Panama có thể là nguồn rủi ro mới
- Đà tăng trưởng kinh tế hiện tại là nguy cơ dẫn tới lạm phát dai dẳng hơn
- Mục tiêu là ổn định giá cả bền vững và đảm bảo việc làm
- Công nhân Mỹ đã trở lại làm việc vào năm ngoái. Dự đoán số lượng sẽ đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ
- Đồng thời ghi nhận nhập cư gia tăng
- Không chỉ có thêm công nhân mà còn làm việc hiệu quả hơn.
- Lạm phát giảm không chỉ đến từ cung mà còn đến từ cầu
- Kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình ở mức trước đại dịch
- Kỳ vọng lạm phát của doanh nghiệp cũng được cải thiện
- Rủi ro được cân bằng hơn.
- Cho đến nay điều kiện lao động đã được nới lỏng mà không làm giảm việc làm.
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Thời điểm cắt giảm lãi suất thích hợp có thể là vào mùa hè năm nay
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic cho biết:
- Fed nên kiên nhẫn trong việc đưa ra quyết định chính sách
- Tôi vẫn tương đối tự tin về kịch bản lạm phát quay trở lại mức 2%
- Sẽ cần khéo léo quyết định thời điểm cắt giảm lãi suất
- Rồi sẽ đạt đến thời điểm mà toàn bộ dữ liệu cho phép Fed cắt giảm lãi suất
- Tôi tin rằng thời điểm bắt đầu bình thường hóa là vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu giảm phát mạnh hơn, tôi sẵn sàng ủng hộ việc đó diễn ra sớm hơn
- Có bằng chứng cho thấy năng suất của công nhân Mỹ đã được cải thiện
- Nền kinh tế vẫn có động lực rất lớn
- Cần đảm bảo nền kinh tế đang đi đúng hướng
- Tăng trưởng tiền lương đang tiếp tục xu hướng giảm xuống mức bình thường hóa
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.02: Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm, USD biến động trái chiều khi dữ liệu PPI Mỹ cao hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất muộn hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi dữ liệu PPI Mỹ cao hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất muộn hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư. S&P 500 giảm 0.48% xuống mức 5,005.57 trong khi Dow Jones giảm 145.13 điểm, tương đương 0.37%, đóng cửa ở mức 38,627.99 và Nasdaq Composite giảm 0.82%, đóng cửa ở mức 15,775.65. Chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp của cả ba chỉ số chính bị phá vỡ. S&P 500 kết thúc tuần với mức giảm 0.42%, Dow Jones và Nasdaq Composite giảm lần lượt 0.11% và 1.34%.
- Dow Jones: -0.37%
- S&P 500: -0.48%
- Nasdaq: -0.82%
Trên thị trường FX, USD bật tăng sau công bố dữ liệu PPI trước khi quay đầu giảm và xóa sạch đà tăng trước đó. DXY đóng cửa ở 104.27. NZD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. NZDUSD tăng 0.31% lên 0.6126. USDJPY tăng 0.20%, đóng cửa ở 149.85. GBPUSD đi ngang ở 1.2600. Nhà kinh tế trưởng BoE Pill cho biết hoạt động yếu kém ở Anh không gây áp lực giảm lạm phát nhiều trong bối cảnh thị trường lao động ở Anh thắt chặt, được thúc đẩy bởi nguồn cung yếu và nhu cầu mạnh và khẳng định thời điểm đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất vẫn còn xa.
- Chỉ số DXY -0.00%
- EURUSD +0.04%
- GBPUSD -0.00%
- AUDUSD +0.06%
- NZDUSD +0.31%
- USDJPY +0.20%
- USDCHF +0.07%
- USDCAD +0.12%
Vàng tăng $9 lên $2,013. Bitcoin duy trì trên ngưỡng $52K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.3 bps lên 4.28%. Giá dầu thô tăng cao do căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông làm lu mờ tình trạng lạm phát dai dẳng ở Mỹ và triển vọng nhu cầu u ám trong năm nay. Dầu thô WTI tăng $1.20 lên $79.23/ thùng. Trong tuần, dầu thô WTI tăng khoảng 3%, đạt mức đỉnh kể từ ngày 6 tháng 11 trong khi dầu thô Brent tăng 1.5% trong tuần, đạt mức đỉnh kể từ ngày 26 tháng 1.
Tác động của dữ liệu PPI trên thị trường ngoại hối và trái phiếu đã giảm bớt
Đồng đô la Mỹ và thị trường trái phiếu nhanh chóng đảo chiều trở lại mức trước khi dữ liệu PPI được công bố và điều tương tự cũng diễn ra với EUR/USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm cũng giảm từ mức đỉnh 4.72% xuống còn 4.65%.
Trước đó, có dự báo cho rằng các điều chỉnh theo mùa sẽ khiến tác động của dữ liệu PPI giảm bớt, và điều đó chính xác đã xảy ra.
Các nhà giao dịch nên thận trọng từ thời điểm này trở đi vì hai quan chức Fed - Raphael Bostic và Mary Daly - dự kiến sẽ có bài phát biểu. Thị trường hiện đang có tâm lý khá bình tĩnh về lạm phát cao và một bình luận "hawkish" từ bất kỳ ai trong số họ (đặc biệt là Daly) có thể gây ra biến động mạnh.
Giá vàng phục hồi đáng kể lên $2,005
- Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm nhẹ, khiến đồng USD quay đầu giảm về mức 104.34, tạo điều kiện cho giá vàng phục hồi trở lại gần mức trước khi dữ liệu PPI Mỹ được công bố
Tâm lý người tiêu dùng sơ bộ của ĐH Michigan tháng 2 là 79.6 so với dự kiến 80.0
- Trước đó: 79.0
- Tình hình hiện tại: 81.5 so với 81.9 trước đó
- Kỳ vọng: 78.4 so với 77.1 trước đó
- Lạm phát một năm: 3.0% so với 2.9% trước đó
- Lạm phát 5 năm: 2.8% so với 2.8% trước đó
Các số liệu kinh tế mới công bố gần với dự kiến, nhưng cho thấy hoạt động kinh tế hơi yếu và lạm phát cao hơn dự kiến. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể trong những tháng trước, đây có thể được coi là một bước lùi nhỏ. Đồng USD hiện chưa có phản ứng đáng kể, nhưng cần theo dõi thị trường chứng khoán vì lực bán mạnh hơn có thể bắt đầu xuất hiện.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mở cửa giảm đầu phiên giao dịch
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang giao dịch giảm ngay sau khi mở cửa. Chuỗi tăng 5 tuần liên tiếp của mỗi chỉ số có nguy cơ bị phá vỡ. Thị trường hiện tại:
Quan chức Fed Barr: Giám sát viên tập trung tối đa vào các rủi ro bất động sản thương mại
- Giám sát viên ngân hàng đang tiến hành thêm các cuộc kiểm tra đối với các công ty có khoản lỗ chưa thực hiện lớn hoặc các lỗ hổng khác.
- Fed vẫn đang xem xét có nên yêu cầu các công ty gặp khó khăn trong việc quản lý rủi ro tăng tạm thời các yêu cầu về vốn và thanh khoản hay không.
Barr hiếm khi bình luận công khai về chính sách tiền tệ. Ông tập trung vào điều tiết các ngân hàng.
EUR/USD đã giảm xuống dưới 1.0750 sau khi dữ liệu PPI của Mỹ được công bố
Áp lực bán đối với EUR/USD đã quay trở lại và khiến cặp tiền này giảm xuống dưới 1.0750 trong phiên giao dịch. Dữ liệu từ Mỹ cho thấy lạm phát lõi của nhà sản xuất (core producer inflation) tăng từ 1.7% trong tháng 12 lên 2% trong tháng 1, hỗ trợ cho đà tăng của đồng USD.
Worldcoin (WLD) đã tăng 25% qua đêm sau khi công ty mẹ OpenAI công bố công cụ chuyển văn bản thành video mới có tên Sora
- Đồng tiền mã hóa Worldcoin (WLD) chứng kiến đợt tăng giá mạnh mẽ, tăng 25% qua đêm sau khi công ty mẹ OpenAI công bố công cụ chuyển văn bản thành video Sora.
- OpenAI đã cho phép các chuyên gia về thông tin sai lệch, nội dung thù địch và thành kiến dùng thử công cụ này trước khi phát hành rộng rãi cho công chúng.
- Công cụ chuyển văn bản thành video đã tạo được sự chú ý trên các nền tảng mạng xã hội và có thể là nguyên nhân thúc đẩy mức tăng hai con số của WLD.
Đồng USD tăng mạnh sau khi dữ liệu PPI của Mỹ cho thấy lạm phát cao hơn dự kiến
Đồng USD tăng khoảng 30 pip sau khi dữ liệu PPI cao hơn dự kiến, củng cố những cảnh báo về lạm phát tháng 1. Báo cáo CPI đầu tuần cũng đã gây lo ngại cho thị trường và giá xuất/ nhập khẩu cũng cao.
Liệu có phải có vấn đề điều chỉnh theo mùa tại thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới hay không?
Mặc dù có những lo ngại về điều chỉnh theo mùa, cuối cùng thị trường vẫn phải giao dịch dựa trên dữ liệu hiện có. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng 3-4 điểm cơ bản trên tất cả các kỳ hạn sau khi dữ liệu được công bố. Hợp đồng tương lai lãi suất quỹ Fed hiện đang dự báo mức cắt giảm 86 điểm cơ bản trong năm nay, so với 96 điểm trước khi dữ liệu được công bố.
Có thể thấy trên biểu đồ đồng Euro, đồng USD có vẻ không chắc chắn liệu có muốn chạy theo xu hướng này không:
Doanh số bán buôn tháng 12 của Canada +0.3% so với +0.8% dự kiến
- Trước đó: +0.9%
Khởi công nhà ở tại Mỹ trong tháng 1 đạt 1.331M căn, thấp hơn dự kiến 1.460M căn
- Khởi công nhà ở tháng 12/2023 là 1.460M căn. Số giấy phép xây dựng tháng 12/2023 là 1.495M căn.
Chi tiết Khởi công nhà ở:
- Khởi công nhà ở thực tế: 1.331M căn, thấp hơn dự kiến 1.460M căn (-14.8%).
- So với tháng trước, khởi công nhà ở giảm 0.7% (từ 1.340M căn). Sai số ước tính ±11.7%.
- Khởi công nhà ở gia đình đơn lẻ đạt 1.004M căn, giảm 4.7% so với tháng 12/2023 (1.054M căn). Sai số ước tính ±11.6%.
- Khởi công nhà ở trong các tòa nhà từ 5 tầng trở lên đạt 314,000 căn.
Chi tiết Giấy phép xây dựng:
- Số giấy phép xây dựng: 1.470M căn, thấp hơn dự kiến 1.509M căn (-1.5%).
- So với tháng trước, số giấy phép xây dựng giảm 1.5%.
- So với tháng 1/2023 (1.354 triệu căn), số giấy phép xây dựng tăng 8.6%.
- Số giấy phép xây dựng nhà ở gia đình đơn lẻ đạt 1.015M căn, tăng 1.6% so với tháng 12/2023 (999.000 căn, điều chỉnh).
- Số giấy phép xây dựng nhà ở trong các tòa nhà từ 5 tầng trở lên đạt 405,000 căn.
Nhà ở hoàn thiện:
- Số nhà ở tư nhân hoàn thiện trong tháng 1/2024 đạt 1.416M căn theo tỷ lệ điều chỉnh theo mùa (tính theo năm).
- So với con số dự kiến điều chỉnh của tháng 12/2023 là 1.541M căn, giảm 8.1% với sai số ước tính ±10.0%.
- Tuy nhiên, so với tháng 1/2023 là 1.377M căn, tăng 2.8% với sai số ước tính ±14.6%.
- Số nhà ở gia đình đơn lẻ hoàn thiện trong tháng 1/2024 đạt 857,000 căn, giảm 16.3% so với con số điều chỉnh của tháng 12/2023 là 1,024,000 căn, với sai số ước tính ±7.9%.
- Số căn hộ trong các tòa nhà từ 5 tầng trở lên hoàn thiện trong tháng 1/2024 là 538,000 căn.
PPI tháng 1 của Hoa Kỳ +0.9% so với +0.6% dự kiến
- Trước đó: +0.9% y/y (được điều chỉnh thành +0.8%)
- PPI m/m: +0.3% so với +0.1% dự kiến (trước đó là -0.2%)
Các chỉ số lõi:
- PPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng y/y: + 2.0% so với 1.6% dự kiến. Tháng trước 1.8%
- PPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng m/m: +0.5% so với +0.1% dự kiến. Tháng trước -0.1%
- PPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng/thương mại +2.6% y/y so với 2.5% trước đó
- PPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng/thương mại +0.6% m/m so với 0.2% tháng trước
HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch trái chiều, Nasdaq hướng tới đà phục hồi
- Hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch trái chiều trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần.
- Nasdaq có vẻ sẽ phục hồi sau phiên giao dịch ảm đạm ngày thứ Năm.
- Ngành năng lượng là nhóm dẫn đầu đà tăng trong số các ngành chính của S&P 500 vào thứ Năm.
Tổng hợp cuối phiên Âu ngày 16/02: Các đồng tiền chính không có nhiều biến động lớn, tâm lý "risk on" gia tăng
Các tin chính:
- Đồng USD vẫn ổn định, chờ đợi thêm dữ liệu từ Mỹ
- Quan chức ECB Schnabel: Thận trọng để không điều chỉnh chính sách tiền tệ quá sớm
- Quan chức ECB Villeroy: Vẫn chưa rõ thời điểm chính xác để cắt giảm lãi suất
- Thống đốc BOJ Ueda tái khẳng định việc tập trung vào kết quả của cuộc đàm phán lương mùa xuân và kỳ vọng tiền lương thực tế sẽ tăng dần
- Doanh số bán lẻ tháng 1 của Vương quốc Anh +3.4% so với +1.5% m/m dự kiến
- Chỉ số giá bán buôn tháng 1 của Đức +0.1% so với -0.6% m/m trước đó
- CPI tháng 1 chính thức của Pháp +3.1% so với +3.1% y/y trước đó
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu tăng; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 2.4 điểm cơ bản lên 4.263%
- Vàng tăng 0.2% lên 2,007.53 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.6% xuống 77.57 USD
- Bitcoin tăng 1.7% lên 52,250 USD
Thị trường diễn biến khá yên ắng trong phiên giao dịch hôm nay, nhưng chứng khoán lại tiếp tục tăng mạnh khi tuần giao dịch sắp kết thúc.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu vẫn được hỗ trợ tốt khi cả DAX và CAC 40 đều thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới. Tương tự, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng đang tăng, với các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng, khiến cho mức giảm sau báo cáo CPI của Mỹ gần như bị xóa bỏ.
Mặc dù thị trường chứng khoán lạc quan, nhưng điều này dường như không lan sang các thị trường khác. Các đồng tiền chính tương đối ít biến động, đồng đô la Mỹ gần như đi ngang trong ngày. USD/JPY nhích nhẹ lên 150.20 nhưng nguyên nhân chủ yếu là do lợi suất trái phiếu có xu hướng tăng. Nói chung, sự biến động này không đáng kể.
Cần theo dõi thêm dữ liệu kinh tế Mỹ sắp được công bố trước khi kết thúc tuần giao dịch.
Ngoài tin tức thị trường, có thông tin rằng lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny đã chết trong tù. Người phát ngôn của Navalny cho biết cái chết của ông vẫn chưa được xác nhận chính thức, trong khi luật sư của ông đang trên đường đến trại giam IK-3, nơi ông được cho là đang thụ án.
Năm 2021, tổng thống Mỹ Biden cho rằng nếu Navalny chết trong tù, Nga sẽ phải gánh chịu những hậu quả “thảm khốc”.
Đồng USD đang chuẩn bị cho một thời điểm quan trọng với báo cáo PPI sắp tới
- Đồng USD đang giao dịch gần mức mở cửa của thứ Hai.
- Thị trường đang quay trở lại tâm lý "risk on" một lần nữa, bỏ qua nỗi lo ngại về lạm phát bùng phát vào thứ Ba.
- Chỉ số DXY có thể giảm thêm xuống dưới 104 nếu dữ liệu PPI xác nhận xu hướng giá giảm trong tương lai.
Khí đốt tự nhiên đang hướng đến một chế độ giá thấp
- Giá khí đốt thiên nhiên tiếp tục giảm do xuất hiện thêm các yếu tố tiêu cực.
- Các nhà giao dịch đang đẩy giá khí đốt xuống mức thấp đáng kể, điều này có thể dẫn đến giá thấp dài hạn.
- Chỉ số DXY ổn định trong tuần này trước thềm báo cáo PPI và số liệu Michigan.
UBS: EUR/USD sẽ đi ngang khi ECB thận trọng trong việc giảm lãi suất
Các nhà kinh tế tại UBS dự đoán tỷ giá EUR/USD sẽ duy trì ổn định vì ECB sẽ không vội nới lỏng chính sách tiền tệ:
- ECB vẫn thận trọng trong cuộc chiến chống lạm phát
- Mặc dù lạm phát tổng thể đã giảm nhẹ, áp lực giá vẫn dai dẳng trong lĩnh vực dịch vụ khiến nhiều thành viên ban giám đốc ECB lo ngại. Do đó, theo chúng tôi, NHTW sẽ chưa vội giảm lãi suất vào thời điểm này.
- Điều này sẽ giúp đồng Euro không mất giá quá mạnh ngay cả khi tâm lý kinh tế ảm đạm, hạn chế khả năng tăng giá của đồng USD.
Đồng USD đi ngang quanh mức 104.3, chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Phiên giao dịch diễn ra tương đối yên ắng với tín hiệu hỗn hợp sau những biến động của ngày hôm qua. Đồng USD giảm về dưới mức 104.3, trong khi chưa có tín hiệu rõ ràng tại thị trường châu Âu. Đây là điều dễ hiểu khi chúng ta đang chờ đợi thêm dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố trong ngày hôm nay.
USD/JPY tăng nhẹ 0.2% và duy trì trên mức 150.00 trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng nhẹ lên 4.26%. Các cặp tiền khác thậm chí còn ít biến động hơn trong ngày hôm nay. EUR/USD đi ngang quanh mức 1.0774 với việc đáo hạn các quyền chọn lớn khiến biến động giá được kiểm soát. GBP/USD cũng không thay đổi nhiều sau báo cáo bán lẻ của Anh, duy trì dưới mức 1,2600. Các đồng tiền hàng hóa khác cũng khá im ắng sau những biến động trong tuần này.
Chỉ số tương lai Mỹ tăng nhẹ nhưng chưa thực sự ảnh hưởng đến thị trường ngoại hố. Cổ phiếu hiện đang có câu chuyện riêng nên điều này không quá ngạc nhiên.
Sắp tới, chúng ta sẽ có dữ liệu PPI của Mỹ và chỉ số niềm tin người tiêu dùng và kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan. Những thông tin này có thể sẽ cung cấp manh mối trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần này.
ING: Đà tăng giá của đồng USD đang bị đe dọa
Phe bán USD đã quay trở lại và đồng USD tiếp tục suy yếu vào thứ Năm. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh:
- Dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần qua có sự trái chiều (lạm phát tăng cao hơn trong khi doanh số bán lẻ giảm) có thể khiến Fed kiên nhẫn hơn.
- Mặc dù vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng kiên nhẫn, và trên thị trường ngoại hối, các vị thế bán USD đã được mở lại. Điều này có nghĩa là đà phục hồi trong ngắn hạn của USD có thể không dẫn đến sự tăng giá mạnh mẽ.
- Trong ngày hôm nay, các dữ liệu quan trọng của Mỹ bao gồm chỉ số PPI và chỉ số niềm tin của Đại học Michigan. Sự nhạy cảm của USD đối với các dữ liệu sắp tới sẽ tăng cao.
- Dù vậy, chúng tôi dự đoán đồng USD sẽ củng cố một chút trong những ngày tới, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến đà tăng của đồng tiền này.
EUR/USD giữ vững quanh mức 1.0770 trước thềm dữ liệu PPI của Mỹ
- EUR/USD có đà tăng tốt trong ngày hôm qua sau khi đồng USD bị ảnh hưởng bởi dữ liệu Bán lẻ Mỹ đáng thất vọng.
- Quan chức ECB Villeroy tuyên bố có nhiều lý do để không nên chờ đợi quá lâu cho lần hạ lãi suất đầu tiên.
- Doanh số Bán lẻ Mỹ (theo tháng) giảm 0.8% trong tháng 1 (Dự báo: giảm 0.1%)
Cặp EUR/USD giảm nhẹ sau hai ngày tăng điểm, về mức 1.0770 . Tâm lý lạc quan của thị trường hỗ trợ đồng USD trước các sự kiện dữ liệu quan trọng, đặc biệt là Chỉ số PP) và Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Đại học Michigan từ Hoa Kỳ (Mỹ) đêm nay.
Quan chức ECB Francois Villeroy de Galhau đã đề cập một số lý do khiến họ không nên chờ đợi quá lâu cho lần hạ lãi suất đầu tiên. Mặc dù ý tưởng hạ lãi suất trong năm nay có vẻ khả thi, nhưng thời điểm chính xác vẫn đang được xem xét. Còn nhiều dư địa để điều chỉnh lãi suất mà không cần ngay lập tức quay trở lại chính sách tiền tệ nới lỏng.
Chỉ số DXY đang cố gắng hồi phục sau đà giảm gần đây. Tâm lý thị trường đang nghiêng về việc Fed sẽ tránh cắt giảm lãi suất vào tháng 3 và tháng 5. Công cụ FedWatch của CME cho thấy xác suất 52% khả năng Fed sẽ cắt giảm 0.25% lãi suất (bps) vào tháng 6. Dữ liệu Bán lẻ Mỹ đáng thất vọng vào thứ Năm đã góp phần gây áp lực giảm giá lên đồng USD và tạo đà tăng cho cặp EUR/USD/
Chứng khoán Mỹ tích cực bất chấp tâm lý thận trọng bao trùm thị trường.
- Cổ phiếu công nghệ tiếp tục dẫn đầu đà tăng, với hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq tăng 0.6% trong ngày, Hợp đồng tương lai Dow Jones giảm nhẹ 0.1%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%.
- Từ cuối tháng 10/2023, thị trường chứng khoán đã có một đợt tăng trưởng ấn tượng và bền bỉ. Hiện tại, đà tăng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Chỉ số S&P 500 có khả năng sẽ kiểm tra lại mức đỉnh kỷ lục khi thị trường mở cửa phiên Mỹ, còn Nasdaq đang tiến gần hơn đến đỉnh kỷ lục của riêng mình.
Quan chức ECB Schnabel: Không nên điều chỉnh chính sách tiền tệ quá sớm
Quan chức ECB Isabel Schnabel cho biết hôm thứ Sáu:
- Chúng tôi phải thận trọng và không nên điều chỉnh chính sách tiền tệ quá sớm
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt cho đến khi chúng ta có thể tin chắc rằng lạm phát sẽ trở lại mức mục tiêu trung hạn của chúng tôi.
- Tăng trưởng năng suất chậm kéo dài làm tăng nguy cơ các công ty có thể chuyển chi phí nhân công sang người tiêu dùng, điều này có thể trì hoãn thời gian đạt được mục tiêu lạm phát.
Lợi suất trái phiếu và đồng USD diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần
Lợi suất trái phiếu đã có mức tăng đáng kể sau báo cáo CPI. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã vượt qua phạm vi 3.80% - 4.20% nhưng cuối cùng bị hạn chế bởi đường MA 100 ngày và hiện ở mức 4.337%.
Điều này không giúp đồng USD lặp lại diễn biến giá của thứ Ba khi chỉ số DXY không có nhịp hồi phục đáng kể nào và đi ngang quanh mức 104.4. Điều này đã hỗ trợ cho USD/JPY đã thoát khỏi mức đáy ngày hôm qua và quay trở lại trên mức 150.00, trong khi EUR/USD cũng hồi phục trở lại mức 1.0770.
Trong khi đó, vàng cũng đang giao dịch trở lại mức 2,005 USD sau khi bật tăng từ đường MA 100 ngày của chính nó\ ở mức 1.992,24 USD.
Quan chức ECB Schnabel: Chúng ta phải thận trọng để không vội điều chỉnh lập trường chính sách quá sớm
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt cho đến khi chúng ta xác nhận rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trung hạn một cách bền vững
- Tăng trưởng năng suất liên tục ở mức thấp làm gia tăng nguy cơ các doanh nghiệp có thể chuyển chi phí tiền lương cao hơn sang người tiêu dùng, điều này có thể kéo dài thời gian giảm về mục tiêu lạm phát.
Xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 4 hiện rơi vào khoảng 53%. Vì vậy, vẫn có nhiều nhà đầu tư không chịu sự chi phối sau các bình luận có phần dovish như này từ các nhà hoạch định ECB.
INSEE: CPI tháng 1 tại Pháp giảm tốc như kỳ vọng
- CPI: +3.1% y/y (dự báo: +3.1%, trước đó: +3.7%)
- HICP: +3.4% y/y (dự báo: +3.4%, trước đó: +4.1%)
Lạm phát của Pháp tiếp tục giảm với dữ liệu CPI lõi cũng phản ánh sự sụt giảm vào đầu năm mới. Lạm phát cơ bản hàng năm tăng 3% trong tháng 1, giảm từ mức tăng 3.4% trong tháng 12.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.5% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX Đức tăng 0.4%
- HĐTL chỉ số FTSE Anh tăng 0.5%
Chỉ số DAX và CAC đang đạt mức cao kỷ lục và có thể sẽ đóng cửa khởi sắc trong tuần này. HĐTL Hoa Kỳ giao dịch ảm đạm, với S&P 500 đi ngang tại thời điểm này.