Bitcoin đi ngang quanh ngưỡng $39.7K
Sau khi tăng mạnh và chạm $40.2k, Bitcoin thoái lui nhẹ về vùng $39.7K
CPI quý 4 của New Zealand (tính theo mô hình của RBNZ): +4.5% y/y
- CPI quý 4 của New Zealand (tính theo mô hình của RBNZ): +4.5% y/y
- Trước đó: +5.2% y/y
Lạm phát phi thương mại vẫn ở mức cao ở New Zealand
Citi dự đoán S&P 500 đạt 4,800 vào giữa năm và 5,100 vào cuối năm
Citi cho biết:
- “Sau đợt phục hồi mạnh mẽ vào quý 4 năm 2023, dự kiến sẽ có những đợt thoái lui và mua vào khi sự thay đổi chính sách của Fed diễn ra”
- Mục tiêu giữa năm cho S&P 500 là 4,800
- Mục tiêu cuối năm là 5,100
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1053
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1710
- PBOC bơm 463 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 547 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 84 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire và đang trên đà tiến tới đạt được đề cử của Đảng Cộng hòa:
- Chiến thắng liên tiếp của Trump ở Iowa và New Hampshire khiến ông trở thành ứng cử viên Đảng Cộng hòa không đương nhiệm duy nhất trong lịch sử chính trị hiện đại giành chiến thắng trong hai cuộc tranh cử đề cử đầu tiên. Điều này tăng thêm áp lực đối với đối thủ lớn cuối cùng của ông: Nikki Haley
Chủ tịch Keidanren: Đặt mục tiêu tăng lương vượt xa lạm phát
Chủ tịch Keidanren (Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản) Tokura cho biết:
- Mục tiêu trong các cuộc đàm phán lao động năm nay là tăng lương vượt xa lạm phát
Phó chủ tịch nhóm vận động hành lang Koji chỉ ra rằng:
- Các công ty phải cải thiện năng suất để đảm bảo nguồn tăng lương bền vững
PMI sản xuât sơ bộ tháng 12 của Nhật Bản: 48.0
- PMI sản xuât sơ bộ tháng 12 của Nhật Bản: 48.0
- Trước đó: 47.9
'Sản lượng' và 'số lượng đơn đặt hàng mới' - hai chỉ số phụ chính đóng góp vào chỉ số toàn phần, vẫn ở mức giảm nhưng tốc độ của chúng đã cải thiện đôi chút so với tháng trước. Lạm phát giá đầu vào tiếp tục kéo dài trong tháng 1.
- PMI dịch vụ: 52.7
- Trước đó: 51.5
Tăng trưởng kinh doanh mới đạt đỉnh kể từ tháng 9 năm 2023. Nhu cầu dịch vụ nước ngoài tăng lần đầu tiên sau 5 tháng
- PMI tổng hợp: 51.1
- Trước đó: 50.0
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc tăng lần đầu tiên sau 13 tháng
Dữ liệu thương mại từ Nhật Bản tháng 12 năm 2023:
- Xuất khẩu: +9.8% y/y
- Dự kiến: +9.1% y/y
- Trước đó: -0.2% y/y
- Nhập khẩu: -6.8% y/y
- Dự kiến: -5.3% y/y
- Trước đó: -11.9%
- Cán cân thương mại: 62.1 tỷ yên
- Dự kiến -122.1 tỷ
- Trước đó -780.4 tỷ
Xuất khẩu đã được cải thiện nhiều. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lần đầu tiên sau 13 tháng và xuất khẩu sang Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
Chủ tịch SNB Jordan: Nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ không suy thoái
Chủ tịch SNB Jordan cho biết:
- “Sự tăng giá danh nghĩa của đồng franc đã làm giảm lạm phát”
- “Mức tăng giá thực tế thấp hơn nhiều, nhưng đồng franc cũng đã tăng giá theo giá trị thực vào năm 2023."
- “Các nhà kinh tế và SNB tin tưởng rằng sẽ không có suy thoái”
- “Sẽ không suy thoái, chỉ tăng trưởng yếu”
PMI sản xuất sơ bộ tháng 1 của Úc chạm mức đỉnh trong 11 tháng
- PMI sơ bộ sản xuất: 50.3, đạt đỉnh trong 11 tháng
- Trước đó: 47.8
- PMI Dịch vụ: 47.9, đạt đỉnh trong 3 tháng
- Trước đó: 47.1
- PMI Tổng hợp: 48.1, đạt đỉnh trong 4 tháng
- Trước đó: 46.9
CPI quý 4 của New Zealand đúng như dự kiến
- CPI quý 4 của New Zealand: +0.5% q/q; +4.7% y/y
- Dự kiến: +0.5% q/q; +4.7% y/y
- Trước đó: +1.8% q/q; +5.6% y/y
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23.01: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố vào cuối tuần
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Dow Jones giảm 0.25% sau báo cáo thu nhập đáng thất vọng từ một số công ty blue-chip. Trong khi đó, S&P 500 tăng 0.29%, đạt mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại. Nasdaq composite tăng 0.43%. Về mặt kinh tế, các nhà giao dịch sẽ chú ý đến dữ liệu sản xuất và dịch vụ của Hoa Kỳ trong tháng 1. GDP quý 4 sẽ được công bố vào cuối tuần.
- Dow Jones: -0.25%
- S&P 500: +0.29%
- Nasdaq: +0.43%
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ. DXY tăng 0.16%, đóng cửa ở 103.50. NZD mạnh nhất, EUR yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EURUSD giảm xuống mức đáy trong 5 tuần ở 1.0823. Thống đốc BoJ Ueda cho biết các bước tiến tới bình thường hóa vẫn sẽ mang lại tác dụng kích thích chính sách. Điều đó ban đầu được coi là diều hâu và khiến USD/JPY đã xóa mức tăng đầu phiên Á trước khi quay đầu và tăng từ 147.00 lên 148.70. Cặp tiền giảm trở lại vào cuối ngày.
- Chỉ số DXY +0.16%
- EURUSD -0.27%
- GBPUSD -0.18%
- AUDUSD +0.14%
- NZDUSD +0.43%
- USDJPY +0.13%
- USDCHF +0.14%
- USDCAD -0.13%
Vàng tăng $6 lên $2,027. Bitcoin tăng gần 1%, đóng cửa ở $39.8K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.2 bps lên 4.13%. Giá dầu không có nhiều biến động sau khi Libya khởi động lại sản xuất tại một mỏ dầu lớn và sản lượng phục hồi chậm ở Bắc Dakota sau cơn bão mùa đông. Dầu thô WTI giảm 21 cents xuống $74.55/ thùng.
Niềm tin tiêu dùng tháng 1 của Eurozone -16.1 so với -14.3 dự kiến
- Trước đó: -15.0
Mặc dù chỉ số này đã dần cải thiện do cuộc khủng hoảng năng lượng giảm bớt và lạm phát bắt đầu giảm, nhưng đồng Euro hiện vẫn gặp khó khăn. Hôm nay, Euro giảm 29 pips xuống 1.0852 do USD tăng giá. Chỉ số niềm tin tiêu dùng mới nhất có thể sẽ không giúp ích gì cho tình hình của Euro.
Chỉ số tổng hợp tháng 1 của Fed Richmond -15 so với -11 trước đó
- Trước đó: -11
- Dịch vụ: +4 so với 0 trước đó
- Lô hàng sản xuất: -15 so với -17 trước đó
-15 là mức thấp nhất kể từ đại dịch.
Giao dịch "sell-the-fact" tiếp tục diễn ra với Bitcoin, giá Ether giảm mạnh
Bitcoin hiện đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh chỉ vài phút sau khi loạt ETF mới bắt đầu giao dịch.
Mức hỗ trợ tại $40,000 đã được giữ vững nhiều lần trong tuần trước nhưng đã bị phá vỡ vào ngày hôm qua và xu hướng bán tháo tiếp tục diễn ra hôm nay.
Các ETF Bitcoin mới ra mắt dường như chỉ đóng vai trò cung cấp thanh khoản cho những người đã mua Bitcoin trước đó với mong muốn thoát khỏi thị trường. Điều này phù hợp với dự đoán rằng chúng sẽ là một "sell the fact trade" - tức là giá Bitcoin có thể tăng trước khi ra mắt do kỳ vọng, nhưng sau đó giảm khi thực tế không đạt được kỳ vọng.
Tổng số tiền đổ vào tất cả các ETF Bitcoin mới chỉ đạt 4.5 tỷ đô la sau hai ngày, con số này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Thậm chí còn có dòng tiền chảy ra từ các quỹ Bitcoin hiện có như GBTC và BITO, tổng cộng khoảng 3.5 tỷ đô la chảy ra khỏi GBTC và 500 triệu đô la chảy ra khỏi BITO. Do đó, dòng tiền ròng vào các ETF mới thực tế chỉ dưới 1 tỷ đô la.
Với con số này, rõ ràng là không đủ để duy trì đà tăng trưởng của thị trường Bitcoin, vốn đã tăng từ 460 tỷ đô la lên 800 tỷ đô la trước đó, một phần lớn nhờ vào kỳ vọng xung quanh các ETF.
Bên cạnh xu hướng chốt lời Bitcoin, một xu hướng giao dịch khác sau khi ETF Bitcoin ra mắt là việc các nhà đầu tư "front - run" trước tin đồn về phê duyệt ETF Ethereum. Tuy nhiên, xu hướng này khởi đầu tốt đẹp nhưng nhanh chóng xấu đi khi giá ETH giảm 6% trong hai ngày liên tiếp.
Chỉ số dịch vụ của Philly Fed -3.7 so với +2.1 trước đó
- Trước đó: +2.1
- Hoạt động cấp công ty: +6.8 so với +6.1 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: +1.9 so với -5.7 trước đó
- Việc làm: +13.9 so với +8.3 trước đó
- Chỉ số chi phí lương và phúc lợi: +37.9 so với +34,.2 trước đó
Đây là một chỉ báo cấp thấp nhưng trong tháng này, đây là một lực đẩy tốt chống lại sự suy giảm của chỉ số dịch vụ ISM.
Chỉ số giá nhà ở mới tháng 12 của Canada là 0.0% so với -0.2% trước đó
- Trước đó: -0.2%
- Giá đã giảm hoặc không thay đổi ở 21 trong số 27 khu vực đô thị được điều tra dân số
- Giá nhà mới giảm 0.9% so với cùng kỳ vào tháng 12 năm 2023
Theo số liệu từ Cục Thống kê Canada:
- Năm 2023, Ngân hàng Canada đã nâng lãi suất điều hành ba lần lên mức cao kỷ lục 5.00%. Điều này dẫn đến chi phí vay vốn tăng cao, khiến thị trường nhà ở chững lại. Để đối phó với nhu cầu giảm các nhà xây dựng nhà mới ở hầu hết các thị trường lớn đã đưa ra các chương trình khuyến mại như giảm giá trực tiếp để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tổng hợp phiêu Âu ngày 23/01: Đồng yên tăng sau tuyên bố của Thống đốc BOJ Ueda, sau đó giảm trở lại
Các tin chính:
- Thống đốc BOJ Ueda: Nghe được những bình luận đáng khích lệ từ các công ty lớn về việc tăng lương; Nhiều công ty quyết định tăng lương trong năm nay hơn so với năm ngoái; Niềm tin của BOJ về việc đạt được mục tiêu lạm phát đã tăng lên; Khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 2% đang dần tăng lên; BOJ sẽ có nhiều dữ liệu tại cuộc họp tháng 4 hơn so với tháng 3.
- Bitcoin giảm sâu hơn sau khi vượt qua ngưỡng $40,000.
- Nhu cầu vay vốn của các công ty khu vực euro giảm trở lại trong quý 4 năm 2023 - khảo sát của ECB.
- Trung Quốc được cho là sẽ mở rộng các hạn chế bán cổ phiếu sang cả các công ty bảo hiểm.
Thị trường:
- AUD dẫn đầu đà tăng, EUR giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 đi ngang
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 3.4 điểm cơ bản lên 4.128%
- Vàng tăng 0.2% lên 2,025.89 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.7% xuống 74.25 USD
- Bitcoin giảm 2.3% xuống còn 38,903 USD
Thống đốc Ueda đã thay đổi giọng điệu so với trước đây, thể hiện sự tự tin về việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%, ngầm ám chỉ một động thái chính sách vào mùa xuân.
USD/JPY giảm từ 148.00 xuống mức đáy 146.97 trước khi hồi phục trở lại 147.90. Điều này cho thấy các nhà giao dịch thận trọng trước tuyên bố của BOJ, không muốn mạo hiểm và lặp lại sai lầm đã từng xảy ra trong suốt năm 2023.
Đối với USD/JPY, đường trung bình động 100 ngày ở mức 147.50 vẫn đóng vai trò quan trọng và là mức kỹ thuật then chốt cần theo dõi.
Trong khi USD/JPY giảm mạnh trước đó, USD cũng giảm trên diện rộng nhưng đã phục hồi đáng kể nhờ đà tăng của lợi suất trái phiếu. EUR/USD tăng lên 1.0915 trước khi giảm xuống quanh 1.0860. USD/CHF giảm xuống 0.8650 nhưng hiện đang giao dịch ở mức 0.8690.
AUD và NZD tăng nhẹ nhưng đã mạnh trong phiên giao dịch châu Á sau tin đồn Trung Quốc đang lên kế hoạch hỗ trợ thị trường chứng khoán 1 nghìn tỷ nhân dân tệ. AUD/USD đạt mức đỉnh 0.6612 trước khi giảm xuống khoảng 0.6588 nhưng vẫn tăng 0.3%.
Cổ phiếu đang dè dặt hơn, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ít biến động trong khi các chỉ số châu Âu giảm nhẹ sau khởi đầu tích cực. Bitcoin giảm hơn 2% xuống dưới $39,000 sau khi phá vỡ mốc $40,000.
Giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh khi nhu cầu từ Châu Âu suy yếu
- Giá khí đốt tự nhiên chạm đáy gần mức $ 2.11 và có khả năng tiếp tục giảm.
- Thị trường cho rằng nhu cầu ngắn hạn sẽ không tăng với việc nhu cầu từ EU suy giảm
- Chỉ số đồng đô la Mỹ vẫn ổn định trên mức 103 trước thềm dữ liệu từ ECB và kinh tế Mỹ.
Giá khí đốt tự nhiên (XNG/USD) một lần nữa chạm đáy vào thứ Ba và trở lại gần mức $2.1. Mặc dù đồ thị kỹ thuật cho thấy tí hiệu quá bán, nhưng nhiều khả năng hàng hóa này sẽ tiếp tục giảm do các nhà xuất khẩu khí đốt không thể tăng giá khi nguồn cung tiếp tục dư thừa
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ đang trong tình trạng bấp bênh trước một số sự kiện quan trọng là quyết định lãi suất của ECB, dữ liệu GDP và chỉ số PCE của Mỹ vào thứ Năm và thứ Sáu, DXY sẽ biến động mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần.
Giá khí đốt tự nhiên đang được giao dịch ở mức $ 2.11/MMBtu tại thời điểm viết bài.
OCBC: Số liệu PMI khả quan sẽ hỗ trợ cho đồng Euro
Phân tích viên tại Ngân hàng OCBC phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Cần theo dõi cách Chủ tịch Christine Lagarde sẽ làm trong cuộc họp sắp tới của ECB để có thể thống nhất về mốc thời gian cắt giảm lãi suất vào mùa hè. Phản ứng cứng rắn hơn từ ECB có thể kiềm chế kỳ vọng của thị trường về khả năng cắt giảm lãi suất mạnh tay và điều này có thể hỗ trợ cho đồng EUR.
- Tuy nhiên số liệu PMI sơ bộ trước đó thứ Tư cũng sẽ đáng quan tâm khí tín hiệu cải thiện trong nền kinh tế cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ sức mạnh của đồng tiền này.
ING: Chỉ số DXY có thể ổn định quanh mức 103.00 sau khi tin tốt từ Trung Quốc lắng xuống
Đồng USD suy yếu và các đồng tiền chu kỳ khác đang tăng sau tin tức Trung Quốc đang chuẩn bị gói cứu trợ 2 nghìn tỷ NDT cho thị trường chứng khoán. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng thị trường chung:
- Tâm lý thị trường đã được cải thiện sau khi chính phủ Trung Quốc được cho là đang cân nhắc gói cứu trợ lớn trị giá 2 nghìn tỷ CNY để hỗ trợ thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây dường như chỉ là một giải pháp tạm thời.
- Mối nghi ngờ về tác động của gói cứu trợ của Bắc Kinh sẽ tác động lên cả thị trường ngoại hối. Còn quá sớm để cho rằng các đồng tiền gắn liền với Trung Quốc (như AUD và NZD) sẽ mạnh lên trong khi và đồng USD suy yếu trong thời gian tới
- Chỉ số DXY có thể ổn định quanh mức 103.00 sau khi đợt sóng rủi ro do Trung Quốc dẫn dắt lắng xuống.
ING: USD/JPY sẽ tiếp tục giảm về ngưỡng 147.00
Đồng JPY đang phục hồi sức mạnh sau khi BoJ công bố chính sách tiền tệ. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của USD/JPY:
- Không có thay đổi nào đối với chương trình YCC và kỳ vọng về lạm phát của NHTW. Dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 2.8% xuống 2.4% cho năm tài chính 2024. Việc điều chỉnh chủ yếu là do giá dầu giảm trong khi đà tăng lạm phát vẫn đang vượt mục tiêu trong thời gian vừa qua.
- Thị trường hiện đang kỳ vọng mức tăng 0.1% lãi suất của BoJ vào tháng 6.
- Việc đồng USD suy giảm có thể khiến USD/JPY tiếp tục giảm về dưới mức 147.00 trong ngày hôm nay, mặc dù chúng tôi cho rằng thị trường sẽ ưa thích các vị thế phòng thủ bằng USD khi cuộc họp của Fed đang đến gần.
Lượng tiền vay ròng khu vực công tháng 12 tại Vương quốc Anh thấp hơn dự kiến
- 6.8B (dự báo: 11.4B, trước đó: 12.8B)
Thống đốc BoJ Ueda: Chính sách có thể điều chỉnh ngay cả khi không có cập nhật về triển vọng hàng quý
Bình luận này được đưa ra sau khi ông Ueda tuyên bố rằng sẽ có thêm tín hiệu chính sách vào cuộc họp tháng 3 hoặc tháng 4. Cuộc họp tiếp theo sau khi công bố báo cáo triển vọng hàng quý sẽ được diễn ra vào tháng 7.