Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Các giao dịch hợp đồng tương lai vừa được mở trong tuần và hợp đồng tương lai Mỹ không có nhiều biến động. Giá dầu thô tại Mỹ WTI tăng 70 cent lên 87.60 USD. Khí đốt tự nhiên có mức tăng mạnh hơn, tăng thêm 5% so với dự báo cho thấy sẽ có một "cơn bão" mạnh kéo đến Texas vào tuần này.
Chứng khoán Mỹ bật tăng vào phiên cuối của một tuần với nhiều thay đổi mạnh mẽ khi báo cáo thu nhập từ Apple thu hút các nhà đầu tư bắt đáy, làm lu mờ lo ngại về các hành động quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát tồi tệ nhất kể từ những năm 1980. Các thị trường đã "đi răng cưa" kể từ khi Chủ tịch Fed Jerome Powell báo hiệu sẽ cho thắt chặt nhanh hơn, khiến các nhà đầu tư thêm căng thẳng về các vấn đề địa chính trị và sự giảm tốc của thu nhập. Chiến lược gia Scott Thiel của BlackRock cảnh báo rằng ngân hàng trung ương có nguy cơ mắc sai lầm với chính sách diều hâu khi cố gắng dập tắt áp lực giá bị gây ra phần lớn do sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 0.7% lên $87.21/thùng.
Giá vàng giảm 0.3% xuống $1,789.20/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD ít biến động.
Hiện tại, 2 trên 3 chỉ số chứng khoán tại Mỹ đã chuyển xanh. Nhìn chung, tâm lý thị trường đã ổn định hơn rất nhiều so với đầu phiên và các cổ phiếu công nghệ đang dẫn dắt thị trường. Chỉ số Nasdaq tăng 0.5%, chỉ số S&P 500 tăng 0.2%, còn chỉ số Dow Jones giảm 0.4%. Tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán có vẻ là do lợi suất trái phiếu suy yếu. Lợi suất 10 năm hiện đã giảm từ 1.85% xuống 1.78%.
Cùng với lợi suất suy yếu là đô la suy yếu. Chỉ số DXY giảm 0.3% từ đỉnh ngày, hiện gần như không đổi ở mức 97.1 điểm. GBP và JPY là 2 đồng tiền tăng mạnh nhất so với USD, còn AUD và NZD giảm sâu nhất.
Vàng giảm 0.63% xuống 1,785. Dầu thô giảm so với trước phiên, nhưng vẫn tăng 0.5% trong ngày lên $87.7/thùng.
Đây là tiêu điểm thị trường cuối cùng của Dubaotiente trong năm Tân Sửu. Kính chúc quý độc giả và các trader một năm mới an khang, thịnh vượng, đánh đâu thắng đó, và hẹn gặp các bạn cùng với những nhận định tiếp theo trong năm Nhâm Dần!
Theo ông Neel Kashkari trong buổi phỏng vấn với Yahoo Finance:
Trong tháng Một, chỉ số tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan giảm khá sâu từ 70.6 xuống 67.2, không đạt kỳ vọng 68.7. Ngoài ra, chỉ số tình hình kinh tế cũng giảm xuống 72 điểm, và chỉ số kỳ vọng người tiêu dùng giảm xuống 64.1 điểm.
Sau tin này, USD tiếp tục suy yếu hậu PCE và báo cáo thu nhập/chi tiêu cá nhân, hiện chỉ số DXY đã chuyển đỏ, giảm xuống vùng 97.1 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang trong sắc đỏ, sau khi các hợp đồng tương lai hồi phục mạnh mẽ hậu PCE và báo cáo thu nhập/chi tiêu cá nhân. Lợi suất trái phiếu suy yếu là lý do chính cho đợt phục hồi này. Con đường tìm lại vinh quang vẫn đang là rất xa:
Sau báo cáo PCE, thu nhập/chi tiêu cá nhân, có vẻ như USD đang bị ảnh hưởng lớn hơn bởi báo cáo thu nhập cá nhân không đạt kỳ vọng thay vì báo cáo PCE lõi vượt kỳ vọng. Đồng bạc xanh không thể giữ vững đà tăng, và sau đó suy yếu, hiện tại không đổi trong ngày:
Vàng giảm 0.66% xuống 1,785. Dầu WTI tăng 1.4% lên $88.49/thùng.
Các HĐTL chỉ số chứng khoán đều từ mức giảm 1% đã hồi phục về không đổi trước sự suy yếu của đồng đô la. Ngoài ra, lợi suất hạ nhiệt cũng đang là một yếu tố thúc đẩy tài sản rủi ro. Nếu không có gì thay đổi, các chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ mở cửa ở mức không đổi, riêng chỉ số Nasdaq có thể chào phiên trong sắc xanh.
Theo ông Neel Kashkari, Fed cần đưa nền kinh tế Mỹ trở lại bình thường bằng cách tăng lãi suất lên "một chút". Ông nói thêm rằng Fed vẫn chưa biết được cần bao nhiêu lần tăng, và sẽ tiếp tục phân tích các dữ liệu trong tương lai.
Được biết, ông Neel Kashkari là một thành viên Fed nghiêng về hướng bồ câu. Những bình luận hơi dovish của ông do đó cũng không khó đoán.
Trong tháng Mười Hai, chỉ số PCE lõi tại Mỹ tăng 4.9% YoY, so với kỳ vọng 4.8%. Ngoài ra, thu nhập cá nhân tăng 0.3% MoM, không đạt kỳ vọng 0.5%, và chi tiêu cá nhân giảm 0.6% MoM, đúng với kỳ vọng.
Sau hai báo cáo này, chỉ số DXY đang suy yếu xuống vùng 97.22 điểm, từ tăng 0.2% về mức gần như không đổi trong ngày.
Tâm điểm phiên cuối tuần hôm nay tiếp tục là đồng đô la. Chỉ số DXY đã tăng 5 phiên liên tiếp, đặc biệt bứt phá mạnh sau cuộc họp FOMC thứ Tư tuần này, hiện tại đang ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2020.
Phần lớn các đồng tiền khác đều đang suy yếu so với đồng bạc xanh, điển hình là các đồng tiền high-beta. Hiện tại, giảm sâu nhất lúc này là AUD và NZD, lần lượt giảm và . Đặc biệt, NZD đã giảm tới 7 phiên liên tiếp.
Vàng cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ phiên 16/12/2021, trước sức ép từ đồng đô la.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đang xem xét các vấn đề quản trị doanh nghiệp xung quanh giám đốc điều hành đơn vị quỹ DWS của Deutsche Bank vào thứ Sáu.
Các truy vấn của ECB tại DWS đứng trước cáo buộc cho rằng DWS đã phóng đại cách các tiêu chí đầu tư bền vững để quản lý các khoản đầu tư. DWS đã phủ nhận những cáo buộc đó.
Lợi suất trái phiếu thực của Mỹ sẽ kết thúc tháng Một với đà tăng hàng tháng mạnh nhất trong gần một thập kỷ qua.
Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 50 điểm cơ bản trong tháng Một, đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2013 khi chủ tịch Fed bấy giờ là Ben Bernanke bắt đầu thắt chặt chính sách.
Phố Wall đã tăng 9% MoM, động lực chính được cho là tín hiệu thắt chặt chính sách nhanh hơn dự kiến từ Fed, cũng có thể bao gồm việc thu hẹp bảng cân đối kế toán hơn 8 nghìn tỷ USD
Cơ quan quản lý thị trường Hồng Kông đã phạt một công ty con của Citigroup khoản tiền tương đương 45 triệu USD vì hành vi sai trái trong hoạt động chứng khoán của mình và kỷ luật một số cựu quản lý cấp cao của ngân hàng.
Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC) cho biết hôm thứ Sáu rằng một số bàn giao dịch của Citigroup Global Markets Asia Limited đã đưa ra "khuyến cáo" không chính xác với cổ phiếu để kích thích nhu cầu của khách hàng và cũng đưa ra những thông tin sai lệch cho khách hàng khi thực hiện một số giao dịch.
Dữ liệu mới nhất do Viện Thống kê Quốc gia công bố - ngày 28 tháng 1 năm 2022 cho thấy GDP sơ bộ quý 4 của Tây Ban Nha tăng trưởng 2.0% so với 2.6% so với quý trước
Đây là một hiệu suất khá tốt của nền kinh tế Tây Ban Nha để kết thúc quý cuối cùng của năm ngoái. Trong suốt năm 2021, nền kinh tế ước tính đã tăng trưởng 5.0% sau khi sụt giảm 10.8% vào năm 2020. Con số này đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2000 nhưng không đạt mục tiêu đề ra của chính phủ là 6.5%.
Dữ liệu của CME Group cho thị trường dầu thô tương lai cho thấy các nhà giao dịch đã thu hẹp các vị thế mở của họ khoảng 5.8 nghìn hợp đồng vào thứ Năm sau ba lần giảm hàng ngày liên tiếp. Khối lượng theo đó giảm xuống trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện tại là khoảng 133.8 nghìn.
WTI có thể tích lũy trước mốc $90.00
Giá dầu thô có một phiên giao dịch giằng co mãnh liệt vào thứ Năm cùng với khối lượng và lãi suất mở giảm. Điều đó nói rằng, dường như vẫn còn dư địa tích lũy đối với WTI trước khi di chuyển lên mốc 90,00 USD/thùng trong tương lai không xa.
Theo ý kiến của các Nhà chiến lược ngoại hối tại Tập đoàn UOB, AUD/USD có nguy cơ giảm sâu hơn nữa với mức hỗ trợ tiếp theo ngay dưới con số 0.7000.
Các nội dung chính
Trong 24 giờ tới: “Trong khi dự đoán AUD sẽ suy yếu vào ngày hôm qua, chúng tôi nhấn mạnh rằng‘ các điều kiện bán quá mức cho thấy mức hỗ trợ chính ở mức 0.7060 có thể không thể vi phạm ’. Nói cách khác, chúng tôi không lường trước được việc AUD lao dốc xuống 0.7024. Các điều kiện vẫn được bán quá mức và trong khi AUD có thể kéo dài sự sụt giảm, việc phá vỡ mức đáy của tháng 12 gần 0.6995 là khó có thể xảy ra ngay bây giờ. Mức kháng cự hiện tại đang ở 0.7070, tiếp theo là 0.7095. ”
Trong 1-3 tuần tới: “chúng tôi lưu ý rằng đà giảm đã được cải thiện và trọng tâm bây giờ là mốc 0.7060". Điều này có ý nghĩa là, chúng tôi không mong đợi 0.7060 bị phá vỡ nhanh chóng như vậy khi AUD giảm mạnh xuống 0.7024 trong phiên giao dịch Mỹ. Ở chiều tăng điểm, việc phá vỡ ngưỡng kháng cự mạnh tại 0.7125 sẽ cho thấy giai đoạn suy yếu của AUD (bắt đầu vào đầu tuần này) kết thúc. Sắp tới, mức phá vỡ 0.6995 sẽ chuyển mục tiêu xuống 0.6935.”
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa trong trạng thái trái chiều, phần lớn là giảm điểm. Động thái này có thể bắt nguồn từ việc tiếp bước trạng thái tiêu cực vào cuối ngày hôm qua của thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể:
• Chỉ số Eurostoxx giảm 0.2%.
• Chỉ số DAX tụt dốc mạnh nhất với 0.7%.
• Chỉ số CAC 40 trái ngược hoàn toàn với thị trường, tăng nhẹ 0.3%.
• Chỉ số FTSE giảm nhẹ -0.2%.
• Chỉ số IBEX không thay đổi.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.6%, Nasdaq tương lai tăng 1.1% và DowJones tương lai tăng 0.5%. Tuy nhiên, sự tích cực này có thể bị xóa bỏ như những gì đã xảy ra ở Phố Wall vào cuối ngày hôm qua.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY tăng mạnh phiên thứ 5 liên tiếp sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ rằng nền kinh tế và thị trường lao động có thể quen với tốc độ nhanh hơn nếu được cam kết, đang tăng 0.19% lên mốc 97.392. Động thái này đồng thời đưa USD trở thành đồng tiền mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay. Ngược lại, Dollar Úc là đồng tiền yếu nhất với mức giảm mạnh gần 0.41% trước đồng bạc xanh.
Giá vàng cũng tiếp bước thị trường chứng khoán, giảm phiên thứ 3 liên tiếp, hạ 0.16% xuống còn 1793.7 USD/oz. Trong khi đó, dầu thô cũng đang tụt dốc 0.3% so với phiên giao dịch hôm qua, hiện đang giao dịch quanh 86.44 USD/thùng.
Nhận xét thêm của ông Kuroda:
• Còn quá sớm để nâng mục tiêu hoặc làm dốc đường cong lợi suất.
• Nếu lạm phát đạt 2%, BOJ có thể sẽ tranh luận về các lựa chọn khác nhau
Nói cách khác, họ sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ dai dẳng và mạnh mẽ cho đến khi có thông báo mới. Không phải quá ngạc nhiên khi xem xét lạm phát vẫn ở mức 2% và có thể không bao giờ đạt được mức đó.
Dữ liệu mới nhất do Destatis công bố ngày 28 tháng 1 năm 2022 ước tính Chỉ số giá nhập khẩu tháng 12 của Đức chỉ tăng 0.1% so với mức 2.0% dự kiến, suy yếu mạnh so với tháng trước đạt 3.0%.
Tuy nhiên, chỉ số giá nhập khẩu tăng 24.0% so với cùng kỳ năm trước
Giá nhập khẩu chỉ tăng nhẹ trong tháng nhưng điều này xuất hiện sau một đợt tăng nóng trong những tháng trước đó, tái khẳng định sức ép giá vẫn mạnh mẽ trong nền kinh tế Đức. Chi tiết hơn, chỉ số giá nhập khẩu bình quân hàng năm cao hơn 13.5% so với năm 2020 - đánh dấu sự thay đổi hàng năm lớn nhất kể từ năm 1981.
Sự tăng vọt phần lớn là do diễn biến giá năng lượng tăng nóng nhưng giá xuất khẩu cũng tăng trung bình 5.6% vào năm 2021 so với năm trước, cũng đánh dấu sự thay đổi lớn nhất kể từ năm 1981.
Nhận xét của thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda:
• Tỷ giá hối đoái chuyển động ổn định là điều mong muốn, phản ánh các điều kiện cơ bản.
• Quan sát thị trường ngoại tệ cẩn thận.
• Fed thắt chặt thường xuyên dẫn đến đồng Yên Nhật yếu nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
• Không kỳ vọng chính sách của Fed có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản.
• BOJ tiếp tục nới lỏng sẽ giúp cải thiện thị trường lao động, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
“Đầu tư tài sản cố định vào cơ sở hạ tầng (FAI) của Trung Quốc có thể sẽ tăng tốc vào năm 2022 để ngăn chặn tốc độ sụt giảm trong đầu tư bất động sản và ổn định nền kinh tế,” gã khổng lồ xếp hạng toàn cầu Fitch cho biết vào đầu ngày thứ Sáu.
Fitch cũng cho biết thêm, “Tổng FAI có thể tăng ở mức thấp một con số khi FAI cải thiện cơ sở hạ tầng để giảm thiểu sự chậm lại trong đầu tư bất động sản.”
Tin tích cực cho Trung Quốc hiện tại là "Cơ quan quản lý Trung Quốc đối thoại với các ngân hàng nước ngoài để xoa dịu những lo ngại về nền kinh tế."
Reuters trích dẫn "Ủy ban Chứng khoán và Điều tiết Trung Quốc (CSRC) trong tuần này đã tổ chức một cuộc họp với các giám đốc điều hành hàng đầu của các ngân hàng phương Tây và các nhà quản lý tài sản để trấn an họ về triển vọng kinh tế sau đợt đàn áp quy định chưa từng có vào năm ngoái."
Cố vấn Kinh tế của Đức cho biết trong một tuyên bố vào thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) “sẽ cần phải phản ứng nếu lạm phát tiếp tục kéo dài"
Mặc dù ông ấy cũng thêm rằng "hiện tại, không có lý do gì để tăng lãi suất."
Phản ứng thị trường
Tỷ giá EUR/USD vẫn không bị ảnh hưởng bởi những nhận xét trên, giữ phạm vi gần 1.1150 trong bối cảnh thị trường trầm lắng và trước dữ liệu lạm phát PCE của Hoa Kỳ.
Dữ liệu mới nhất do INSEE phát hành ngày 28 tháng 1 năm 2022 cho thấy GDP sơ bộ quý 4 của Pháp tăng + 0.7% so với dự kiến chỉ đạt 0.5%. GDP tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số liệu trong quý trước được sửa đổi thành tăng 3.1%.
Tăng trưởng kinh tế Pháp chậm lại ít hơn dự đoán trong Q4, cho thấy một chút tích cực. Con số sơ bộ cho tổng tăng trưởng năm 2021 là + 7.0% so với mức giảm -8.0% vào năm 2020. Chi tiết hơn, nhu cầu trong nước đóng góp + 0.5% vào tăng trưởng GDP quý 4, tồn kho + 0.4%.
“Chúng tôi đã nhấn mạnh từ 2 tháng trước rằng "Chỉ số USD có khả năng có xu hướng tăng trong những tháng tới và mức kháng cự tiếp theo của lưu ý là 97.80”. Chúng tôi nói thêm, "chỉ sự phá vỡ của đường MA 55 tuần sẽ cho thấy rằng chỉ số DXY chưa sẵn sàng để có xu hướng đi lên". Dự đoán của chúng tôi về một xu hướng tăng đã không thành hiện thực khi chỉ số này sau đó giao dịch đi ngang trước khi giảm xuống mức đáy 94.63 hai tuần trước. ”
“Tuy nhiên, DXY đã tăng trong tuần này và trong khi tuần lễ vẫn chưa kết thúc, chỉ số này dường như đã sẵn sàng để ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 1 tuần kể từ tháng 6 năm 2021. Đà tăng mạnh cùng với việc chỉ báo MACD Weekly chuyển sang dương cho thấy rằng DXY đã sẵn sàng xu hướng cao hơn trong khoảng thời gian này và việc phá vỡ mốc 97.80 sẽ không có gì đáng ngạc nhiên."
Đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên khi chỉ số DXY chỉ giảm nhẹ 0.06% xuống 97.14 sau một phiên tăng giá mạnh.
Đầu tuần này, Ivan Chebeskov, một giám đốc bộ phận của Bộ Tài chính Nga, đã ủng hộ việc quản lý tiền điện tử thay vì cấm nó.
“Chúng ta cần cho những công nghệ này cơ hội phát triển. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đang tích cực tham gia vào việc xây dựng các sáng kiến lập pháp nhằm điều tiết thị trường này ”.
Các nhà phân tích tại RBC cho biết chính phủ Nga đã phác thảo đề án quản lý tiền điện tử trước khi quy định được thông qua.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để giảm bớt sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản đang thịnh vượng:
Trong cuộc khảo sát hàng quý mới nhất của Reuters với hơn 500 nhà kinh tế được thực hiện trong suốt tháng Giêng, các nhà kinh tế đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 của họ 46 nền kinh tế.
Trong khi áp lực giá cả vẫn được kỳ vọng sẽ giảm bớt vào năm 2023, triển vọng lạm phát đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với ba tháng trước.
Đồng thời, các nhà kinh tế hạ cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu của họ. Sau khi tăng 5.8% vào năm ngoái, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại 4.3% vào năm 2022, giảm so với mức 4.5% được dự đoán vào tháng 10, một phần do lãi suất và chi phí sinh hoạt cao hơn. Tăng trưởng được ghi nhận là chậm lại lần lượt xuống còn 3.6% và 3.2% vào các năm 2023 và 2024.
Thống đốc BOJ Kuroda:
Vào tháng 11, chính quyền Hoa Kỳ đã bán các hợp đồng thuê mỏ dầu khí ở Vịnh Mexico - các hợp đồng thuê dầu khí này đã bị thu hồi theo phán quyết này. Theo tờ Washington Post: Một thẩm phán liên bang đã vô hiệu hóa hợp đồng cho thuê mỏ dầu khí ngoài khơi lớn nhất trong lịch sử quốc gia vào hôm thứ Năm, phán quyết rằng chính quyền Biden đã vi phạm luật liên bang khi dựa trên một phân tích thiếu sót nghiêm trọng về tác động biến đổi khí hậu của việc khoan dầu ở Vịnh Mexico.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, chiến tranh với Ukraine là điều không tưởng. Điện Kremlin chỉ trích các đề xuất an ninh của Mỹ và NATO nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng, nhưng vẫn để ngỏ cơ hội cho các cuộc đàm phán tiếp theo và cho biết Vladimir Putin sẽ phản hồi đầy đủ. Biden dự kiến sẽ nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào thứ Năm. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng các lực lượng chiến đấu của Nga gần biên giới với Ukraine và Belarus trong 24 giờ qua, và họ sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine.
Đồng USD dao động quanh ngưỡng mở cửa khi chỉ số DXY biến động quanh mức 97.203.
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng một cách bất ngờ. GDP đạt mức tăng 6.9% hàng năm trong quý trước từ mức 2.3% trước đó, được thúc đẩy bởi việc tổ chức lại hàng tồn kho và ghi nhận là năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ những năm 1980. Mức tiêu dùng cá nhân tăng 3.3%, phù hợp với ước tính, cho thấy đã có sự giảm nhiệt so với nửa đầu năm 2021.
Một Fed khó suy đoán hơn đang giúp đồng USD tăng mạnh. Chỉ số DXY đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần vào thứ Năm và thị trường quyền chọn cho thấy các nhà giao dịch đang kỳ vọng đà tăng này sẽ tiếp tục. Các vị thế quyền chọn theo chiến lược risk reversal cho thấy việc đặt cược bullish trong tháng tới sẽ giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 11.
Chứng khoán Mỹ tăng lên đáng kể, đồng USD bật tăng mạnh mẽ và vàng lao dốc khi các nhà đầu tư tiếp tục định giá lại tài sản do chính sách hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang. Giá trị cổ phiếu đã giảm hơn 5 nghìn tỷ USD trong năm nay khi các nhà giao dịch vật lộn đánh giá triển vọng lãi suất. Thị trường đã cân nhắc đến 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2022, nhưng dự đoán này được chỉnh lên 5 lần sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ rằng nền kinh tế và thị trường lao động có thể quen với tốc độ nhanh hơn nếu được cam kết.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm 0.3% xuống $87.07/thùng.
Giá vàng giảm 1.9% xuống $1,796.70/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.7%.
Nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong gần 4 thập kỷ vào năm 2021 sau khi chính phủ bơm hàng nghìn tỷ USD cho cứu trợ COVID-19, và được cho là sẽ cạn kiệt trong năm nay bất chấp những trở ngại từ đại dịch, chuỗi cung ứng căng thẳng cũng như sự lạm phát cao.
Báo cáo của Bộ Thương mại hôm thứ Năm cho thấy nền kinh tế tăng tốc trong quý IV khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho cạn kiệt để đáp ứng nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm ngoái là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang đặt ra các kế hoạch cho mức lãi suất nằm trong mục tiêu
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên giao dịch ấn tượng, các chỉ số chính đều tăng điểm sau đợt bán tháo do áp lực từ chính sách diều hâu của Fed trước đó. Cụ thể, bộ 3 chỉ số Nasdaq, Dow Jones và S&P500 tăng lần lượt là 0.47%, 0.51% và 0.61%.
Thị trường trái phiếu biến động cùng chiều, khiến cho lợi suất Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản về mốc 1.82%
Đồng USD tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tiền tệ, chỉ số DXY hôm nay bật tăng mạnh +0.54%. CAD là đồng tiền trụ vững nhất và dẫn dắt các đồng tiền chính khi tăng +0.03%.
Vàng kéo dài chuỗi giảm 2 ngày liên tiếp về mốc $1,807/oz (-0.66%), dầu bật tăng 0.74% và giao dịch ở mốc $87.78/thùng
Mastercard đã vượt qua kỳ vọng về kết quả hoạt động kinh doanh khi chi tiêu trong nước thông qua thẻ của mình tăng lên và khối lượng xuyên biên giới tăng theo đà tăng của du lịch quốc tế. Doanh thu ròng của Mastercard tăng 27% lên 5.2 tỷ USD, cao hơn mức ước tính 5.16 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Michael Miebach cho biết: “Chúng tôi đã có một quý 4 mạnh mẽ khi xu hướng chi tiêu tiếp tục được cải thiện, với chi tiêu ngoại biên trong quý 4 tăng trên mức trước đại dịch”.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã tăng tốc trong ba tháng cuối năm ngoái, được thúc đẩy bởi hàng tồn kho và sự gia tăng tiêu dùng.
Theo ước tính sơ bộ của Bộ Thương mại cho thấy, tăng trưởng GDP đạt 6.9% YoY. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân không bao gồm thực phẩm và năng lượng được các quan chức Fed theo dõi chặt chẽ, đã tăng 4.9%YoY trong quý trước.
ECB đã khởi động một cuộc kiểm tra căng thẳng vào thứ Năm để đánh giá các ngân hàng đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với những cú sốc tiềm tàng từ biến đổi khí hậu.
ECB từ lâu đã cảnh báo rằng các tổ chức cho vay của khu vực đồng euro đang không đáp ứng được các mục tiêu quản lý rủi ro khí hậu, đồng thời liên tục kêu gọi họ điều chỉnh các tiêu chuẩn của mình một cách nhanh chóng hơn.
ECB cho biết: "Đây không phải là một bài tập đạt hay không đạt, cũng không có tác động trực tiếp đến mức vốn của các ngân hàng. Nó nhằm mục đích xác định các lỗ hổng và những thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt khi quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu".