Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Palantir, một công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Colorado trị giá 30 tỷ USD do tỷ phú Peter Thiel thành lập, hiện đã chấp nhận Bitcoin một hình thức thanh toán dành cho khách hàng.
Ngoài ra, Palantir đang nghiên cứu theo con đường của Tesla và MicroStrategy bằng cách thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của mình, họ tiết lộ rằng tài sản tiền mã hóa số 1 toàn cầu chắc chắn sẽ có trên “bàn giấy” của công ty. Palantir có thể có hơn 2 tỷ USD tiền mặt để đầu tư.
Bitcoin đang vô cùng vất vả để chinh phục mức 60,000 USD, có thời điểm động lực BTC yếu dần và sụt giảm mạnh xung quanh mốc 55,000 USD, khiến toàn bộ thị trường đỏ lửa. Tuy nhiên, việc gã khổng lồ Palantir hành động bất ngờ, một phần củng cố thêm niềm tin các nhà đầu tư, giúp vực dậy giá Bitcoin trong hôm nay.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đã có nhịp tăng ngay đầu phiên giao dịch châu Âu
Tâm trạng thị trường đã có sự cải thiện nhẹ khi các hợp đồng chỉ số tương lai của Mỹ có những nhịp tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 đã có thời điểm giảm 0.8% nhưng hiện đã con số này chỉ còn 0.2%.
Đồng Dollar hiện giảm nhẹ khi thị trường chuyển hướng tập trung vào dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào cuối ngày.
Đồng và quặng sắt đều lập mức cao kỷ lục mới trong tuần qua. Nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, cả từ việc sử dụng trong xây dựng và ngoài công trình, dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá đồng và quặng sắt cao hơn. Các nhà chiến lược tại Ngân hàng OCBC cho rằng đồng và quặng sắt sẽ thử nghiệm mức giá $12,000/ tấn và $250/ tấn trong 12-18 tháng tới.
Cụ thể, các nhà phân tích cho biết:
Thị trường chứng khoán suy yếu hôm thứ Tư khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát - có khả năng nhấn mạnh rủi ro lạm phát đối với đà hồi phục của nền kinh tế. Hầu hết chứng khoán châu Á giảm, cùng với hợp đồng tương lai chỉ số Mỹ và châu Âu. Trong bối cảnh đó, chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.43% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.12%. Cổ phiếu ở Đài Loan có mức giảm lớn nhất khu vực (15.5%) do lo ngại về tình trạng thiếu chip 5,15% vào thời điểm báo chí đưa tin. Mặc dù vậy, mọi người nên giữ bình tĩnh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Frank Juan vẫn khuyên các nhà đầu tư không nên quá lo lắng. Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 giảm và S&P 500 tiếp tục suy yếu trong ngày thứ 2.
Giá Dầu thô ổn định trên $ 65. Đường ống dẫn dầu lớn nhất của Hoa Kỳ vẫn bị đóng cửa sau một cuộc tấn công mạng, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng ở một số vùng của quốc gia này. Giá Đồng vẫn được giao dịch gần mức kỷ lục và Chỉ số giao ngay hàng hóa Bloomberg dao động quanh mức cao nhất trong gần một thập kỷ.
Trên thị trường FX, trong bối cảnh tâm trạng rủi ro phòng thủ, đồng dollar vẫn có nhịp tăng nhẹ với tỷ giá EUR/USD giảm xuống 1.2120, gần kiểm tra mức MA 100 giờ của tại 1.2116.Tỷ giá GBP/USD vẫn đang sẵn sàng để giữ đà tăng trên 1.4100 nhưng việc giảm xuống dưới mức con số có thể khiến cho động lực chốt lời giảm mạnh. Tỷ giá AUD/USD cũng đang điều chỉnh trở lại dưới 0.7800 - giữ ở giữa mức trung bình động hàng giờ quan trọng của nó là tại 0.7776 và 0.7815 hiện tại.
Bitcoin đang giao dịch quanh mức 57,000 USD trong khi Ethereum tiếp tục đà tăng và hiện đang ở mức 4,000 USD. Dogecoin hiện đang dưới 0.5 USD sau khi nhận được sự thúc đẩy từ Elon Musk vào thứ Ba.
“Mặc dù có một khởi đầu khó khăn trong năm nay, nhưng tăng trưởng kinh tế trong tháng 3 là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho những điều sắp tới”, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết sau khi nền kinh tế suy giảm 1.5% trong quý đầu tiên của năm 2021.
Ông nói thêm: "Khi chúng tôi thận trọng mở cửa lại nền kinh tế và sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các bước cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế."
Những nhận xét lạc quan từ Sunak được đưa ra khi có dữ liệu GDP đáng khích lệ của Vương quốc Anh. Điều nay dường như đã hỗ trợ sự phục hồi của GBP/USD từ mức thấp 1.4107. Hiện cặp tỷ giá đang được giao dịch tại 1.4133, giảm 0.06% trong ngày.
Các báo cáo về việc loại bỏ công ty này ra khỏi danh sách đen đang giúp giá cổ phiếu tăng cao hơn trong phiên giao dịch buổi chiều.
Xiaomi là một công ty điện tử của Trung Quốc.
Nếu điều đó xảy ra cho thấy mối quan hệ Mỹ-Trung đang "tan băng", thì đó sẽ là một điều tích cực đối với các đồng hàng hóa và có liên quan đến Trung Quốc như AUD.
Theo các chuyên gia tại UOB, tỷ giá AUD/USD có thể vẫn duy trì đà tăng khi ở trên mức 0.7765.
Quan điểm trong 24 giờ tới: “Kỳ vọng của chúng tôi về việc tỷ giá sẽ pullback thấp hơn đã không thành hiện thực vì cặp tiền dao động tương đối nhẹ trong khoảng 0.7820 đến 0.7857. Các chỉ báo động lượng chủ yếu là trung lập và AUD có khả năng tích lũy trong phạm vi 0.7800/0.7855”.
Mizuho nói rằng lo ngại lạm phát là gốc rễ của vấn đề
Ngân hàng này lập luận rằng các nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại về việc lạm phát tăng nhanh hơn và điều đó đã dẫn đến việc bán tháo các tài sản rủi ro trong tuần này, với cổ phiếu công nghệ đang chịu áp lực bán.
Đức ghi nhận 14,909 trường hợp nhiễm COVID mới, 268 ca tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay
Sự lây lan của COVID tại Đức được cho là đang giảm dần và đó là một tín hiệu tích cực trong hai tuần qua. Tỷ lệ nhiễm trong 7 ngày giảm xuống còn 107.8 là mức thấp nhất trong hơn một tháng trở lại đây.
Điều đó hiện đã cho phép một số bang của Đức nới lỏng các hạn chế với việc Berlin đồng ý dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm và giảm bớt các hạn chế mua sắm bắt đầu từ ngày 19 tháng 5 và cho phép ăn uống ngoài trời từ ngày 21 tháng 5.
Phần lớn các chỉ số chứng khoán châu Á giảm điểm trong ngày hôm nay trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến và đà tăng của giá hàng hóa có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
Chỉ số chứng khoán của Đài Loan (TAIEX) giảm 7% và giảm hơn 10% so với mức cao nhất trong tháng 4
Đây là mức giảm trong 2 ngày lớn nhất kể từ năm 1990.
Sự thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn được cho là nguyên nhân chính - cổ phiếu các hãng sản xuất chip bị ảnh hưởng
Các nhà phân tích của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho rằng các con số hiện tại cho thấy xếp hạng của Australia nên là AA+, chứ không phải AAA.
Các nhà phân tích tại Scotiabank đưa ra một dự đoán trước về những gì sẽ xảy ra sau khi CPI của Hoa Kỳ được công bố vào thứ Tư, với bất kỳ sự gia tăng nào có thể chỉ là tạm thời.
Trích dẫn chính
“Các hiệu ứng cơ bản sẽ đẩy lạm phát từ 2.6% lên 3.3% so với cùng kỳ năm trước và CPI lõi từ 1.6% lên 2.1%”.
Phần còn lại là áp lực của chuỗi cung ứng và ảnh hưởng theo mùa đối với sự thay đổi giá cả hàng tháng. ”
“Những đỉnh như vậy có thể chỉ là tạm thời, nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận. Chuỗi cung ứng bị tổn hại nặng nề do đại dịch và trước đó là các cuộc chiến thương mại của chính quyền Mỹ. Một số năng lực trong nền kinh tế có thể không bao giờ quay trở lại nếu hành vi đã bị thay đổi cơ bản từ nhu cầu đối với một số loại hoạt động sang các loại hình khác mà không được dự báo trước. Một số lao động thất nghiệp có thể có tính chất cơ cấu. Nhu cầu về chất bán dẫn và các thành phần khác mạnh đến mức các đại diện ngành khác nhau cho rằng tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài trong nhiều năm. “
"Fed dường như có niềm tin lớn hơn nhiều rằng lạm phát sẽ giảm trở lại so với dự báo".
Qantas đã tiếp tục trì hoãn việc khởi động lại hầu hết các chuyến bay quốc tế của mình. Điều này xảy ra ngay sau khi có thông tin rằng biên giới của Úc có thể sẽ bị đóng cửa cho đến giữa năm 2022. Được biết, Qantas đã lên lịch khởi động lại các chuyến bay quốc tế dự kiến từ cuối tháng 10 và các chuyến bay đến New Zealand sẽ không thay đổi.
Tình hình Covid-19 có vẻ đã khởi sắc tại nhiều nước trên thế giới, JPMorgan nói với các nhân viên có trụ sở tại Vương quốc Anh rằng nhiều người trong số họ sẽ trở lại văn phòng bắt đầu từ tháng tới. Các cơ quan quản lý y tế của Brazil đã khuyến cáo các quan chức ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca cho phụ nữ mang thai khi các nhà chức trách điều tra cái chết của một phụ nữ đã tiêm thuốc. Trong khi đó, EU đang yêu cầu một tòa án của Bỉ yêu cầu Astra cung cấp 90 triệu liều vắc-xin cho khối này. Scotland và Hà Lan đang nới lỏng các hạn chế, trong khi Hy Lạp đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho người dân vào tháng Sáu.
Israel tuyên bố sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Dải Gaza do Hamas kiểm soát sau khi hai phụ nữ thiệt mạng do cuộc tấn công tên lửa của phiến quân. Một phát ngôn viên quân đội cho biết quân đội đang được gửi đến khu vực biên giới, và "đối với những người hy vọng nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường, điều đó dường như sẽ không xảy ra". Liên hợp quốc cho biết họ đang làm việc với cả Israel và Hamas để giảm leo thang xung đột.
"Triển vọng tươi sáng". Hai diễn giả của Fed - Lael Brainard và Loretta Mester - đã sử dụng cùng một từ ngữ để mô tả nền kinh tế trong khi thừa nhận báo cáo việc làm kém hiệu quả của tuần trước. Raphael Bostic cho biết Hoa Kỳ đang trên con đường phục hồi, nhưng "còn một chặng đường dài phía trước." Các quan chức vẫn giữ quan điểm rằng bất kỳ sự gia tăng đột biến nào về lạm phát chỉ là tạm thời và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chính sách nới lỏng. "Còn quá sớm để nói về cắt giảm QE", James Bullard nói. Dữ liệu CPI tháng 4, dự kiến vào thứ Tư, sẽ tăng YoY nhưng chậm lại so với tháng trước.
OPEC nâng dự báo lượng dầu thô họ sẽ cần sản xuất trong năm nay thêm 230,000 thùng/ngày và cho biết tác động hiện tại đối với nhu cầu của Ấn Độ sẽ được bù đắp bởi sự phục hồi ở Mỹ và các nơi khác. Sản lượng của Hoa Kỳ có thể giảm trở lại vì sự gián đoạn do bão vào mùa đông.
Dầu WTI hiện giao dịch quanh mức 65.45 USD/thùng.
Đỏ là sắc màu chủ đạo trên thị trường chứng khoán toàn cầu ngày hôm qua với S&P500 giảm 0.87% xuống 4,152.11, Nasdaq giảm 0.09% đạt 13,389.43, chỉ số DAX cũng mất tới 1.82%, còn 15,119.750. Tâm lý lo ngại lạm phát là yếu tố dẫn dắt chính vào thứ ba khi chỉ số PPI của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2017 và giá cả trên thị trường hàng hóa đều tăng vọt thời gian gần đây.
Vàng bất ngờ có nhịp sụt giảm khá mạnh vào chiều tối qua, giảm hơn 20 USD từ $1,841/oz xuống đáy tại $1,817/oz nhưng sau đó đã sớm đảo chiều tăng trở lại. Không thật sự có yếu tố nào "trigger" rõ ràng hành động giá ngày hôm qua
Sau 2 ngày đi ngang, giá dầu đã tìm lại sức mạnh khi tăng 0.88% lên 65.46 USD/thùng bất chấp sự bùng phát Covid-19 tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ. Colonial Pipeline vẫn chưa thể hoạt động trở lại sau vụ tấn công mạng cuối tuần trước và các nhà máy lọc dầu đều đang giảm sản lượng để điều chỉnh phù hợp với công suất vận chuyển nhiên liệu hiện nay, điều này có thể tác động xấu lên nhu cầu dầu thô trong ngắn hạn.
USD suy yếu tiếp tục là câu chuyện ngày hôm qua trên thị trường FX, giữ DXY ở quanh mức hỗ trợ 90.00. Sự cam kết của Fed nhằm duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với báo cáo bảng lương đầy thất vọng vào tuần trước vẫn đang đè nặng lên đồng dollar. Tuy nhiên, số lượng việc làm tuyển dụng ở Mỹ đã tăng lên mức đỉnh nhiều năm theo báo cáo ngày hôm qua và dữ liệu CPI được dự báo tăng mạnh trong hôm nay có thể sẽ giúp USD đảo chiều tăng lên. EUR/USD nới rộng đà tăng lên 1.2145 vào hôm qua khi một loạt dữ liệu kinh tế tại châu Âu liên tục đánh bại dự báo và đang dần xuất hiện tin đồn rằng ECB sẽ giảm quy mô mua tài sản để kiềm chế lạm phát. GBP/USD cũng có mức tăng tương tự, việc BoE nâng mạnh dự báo tăng trưởng và giảm tốc độ mua trái phiếu đã gửi đi thông điệp hawkish rất rõ ràng vào tuần trước, đồng Cable nhiều khả năng sẽ sớm hướng tới mức đỉnh tháng 2. Các đồng tiền hàng hóa tăng nhẹ trong ngày hôm qua nhờ đà tăng trên thị trường hàng hóa trong khi JPY và CHF diễn biến trái chiều, USD/JPY giảm hơn 0.1% và USD/CHF tăng 0.29%.
Đó là quan điểm của Societe Generale, họ cho rằng trong thập kỷ vừa qua, mối tương quan giữa Nasdaq và USD là vô cùng mạnh mẽ. Và với bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc như hiện tại, đây là cơ hội để Short USD.
Cặp tiền EUR/USD đã ba lần thất bại trước kháng cự 1.217 trên đồ thị kỹ thuật H1. Tỷ giá đang giao dịch ở mức 1.2156, tăng 0.21%, động lực chủ yếu đến từ niềm tin kinh tế tại Đức và khối EU được cải thiện. Ngoài ra, rủi ro tiềm ẩn về lạm phát cũng khiến thị trường kỳ vọng vào việc tăng lãi suất, và củng cố đà tăng của đồng tiền chung châu Âu. Tuy vậy đà phục hồi của lợi suất tại Mỹ đã khiến đồng tiền chịu áp lực trước kháng cự quan trọng.
Phát biểu của bà Mester, chủ tịch Fed Cleverland:
Một diễn biến đột ngột trên thị trường tiền tệ: Các đồng tiền hàng hóa đã lấy lại đà tăng sau khi giảm trong phiên Mỹ. Trong đó USD/CAD vẫn cho thấy đà giảm của mình là không thể ngăn cản. Tạm thời DBTT chưa tìm ra nguyên nhân đằng sau price action này.
Danske Bank dự báo lợi suất 10 năm tại Mỹ sẽ đạt 2.0% trong 6 tháng tới, và 2.2% trong 12 tháng tới. Họ cho rằng:
Với tốc độ hồi phục và lạm phát hiện tại, thị trường sẽ sớm đặt cược vào kịch bản Fed thắt chặt. Lạm phát kỳ vọng 10 năm đã tăng 0.5% trong năm nay lên mức 2.5%.
Giống như thị trường châu Á và châu Âu, các nhà đầu tư tại Mỹ cũng có một mối lo sợ về lạm phát, khi thước đo lạm phát kỳ vọng tại Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2006. Điều này khiến thị trường chứng khoán chịu áp lực sell-off. Dow Jones giảm 0.76%, S&P 500 giảm 1.25%, Nasdaq giảm 2.12%.
Chỉ số DXY giảm 0.19% xuống 90.11. Tâm lý risk-off bao trùm thị trường đã khiến các đồng AUD và NZD chuyển sang sắc đỏ sau khi tăng vào phiên sáng. CAD giảm mạnh nhất nhóm G-7 với mức giảm 0.15%, tạm thời chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của USD/CAD, khi giá dầu chịu áp lực, bởi OPEC đã không thay đổi triển vọng về giá dầu. Trong khi đó USD/JPY giảm 0.29% xuống 108.45 khi Dollar chịu áp lực và nhu cầu trú ẩn tăng lên. EUR/USD tăng 0.24% lên 1.2153.
Lợi suất 10 năm tại Mỹ tăng lên 1.62% thể hiện kỳ vọng lạm phát tăng, điều này khiến tài sản phi lợi suất là vàng giảm mạnh xuống $1,820/oz.
Giá lúa mì trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME) đã giảm xuống dưới $7.5/bushel, cùng với những loại hạt khác, khi lo ngại về nguồn cung toàn cầu bắt đầu suy giảm. Các trader hàng hóa đã nghiên cứu các báo cáo lượng mưa từ Mỹ và châu Âu, điều có ảnh hưởng rất lớn tới kỳ vọng mặt hàng này.
Hiện tại lúa mì đang được giao dịch quanh mức $7.35/bushel.
Giá dầu thô WTI đã giảm mạnh xuống dưới $64/thùng ngay sau khi OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng dầu năm nay. Dầu Brent cũng gặp tình cảnh tương tự, khi đã giảm tới 1.29% chỉ sau vài phút có thông báo.
Hiện tại dầu WTI đang được giao dịch quanh mức $63.9/thùng, còn dầu Brent đang được giao dịch quanh mức $67.3/thùng.
OPEC đã giảm dự báo nhu cầu dầu trong quý II năm nay, nhưng tăng trong 2 quý sau, với tổng cầu vẫn giữ nguyên ở mức 5.95 triệu thùng/ngày. Tổ chức này cũng đã hạ thấp kỳ vọng của nguồn cung dầu ngoài OPEC xuống còn 700,000 thùng/ngày, khi mỏ dầu tại Texas tạm dừng hoạt động do vụ tấn công mạng hôm trước.
Đây là kết quả của việc các nhà đầu tư liên tục bán ra cổ phiếu công nghệ. Chỉ số NASDAQ 100 đã giảm 1.3%, S&P 500 giảm 0.8%, còn Dow Jones cũng đã mất 195 điểm. Cổ phiếu các công lớn công nghệ cũng ngập trong sắc đỏ, khi bộ ba Facebook, Amazon và Apple đều ghi nhận giảm hơn 1.5%. Tesla cũng đã giảm tới 4% khi công ty này công bố hoãn mở rộng nhà máy tại Thượng Hải.
Sau Anh và Đức, các quốc gia khác tại lục địa già cũng đang suy giảm. Đây có thể là 1 cuộc báo tháo, trước sức ép chốt lời sau đợt tăng kỷ lục, hoặc cũng có thể là 1 sự điều chỉnh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang nhận thấy ảnh hưởng của lạm phát và việc "tapering" của các ngân hàng trung ương lên thị trường chứng khoán.
Đến thời điểm hiện tại, các chỉ số thay đổi như sau:
Cặp tiền tệ này đã rút lui khỏi đỉnh khi lo ngại lạm phát tiếp tục bao trùm nước Mỹ. Với việc Anh sắp mở cửa trở lại, và tình hình chính trị ổn định, cặp cable đang trên đà giảm. Cặp tiền đang gặp kháng cự tại mức 1.4145, cao hơn nữa tại đỉnh tháng Năm là 1.4160, và hỗ trợ đang ở 1.41, với 1.4070 và 1.4050 ở dưới.
Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.4134.
Theo bà Isabel Schnabel từ Ngân hàng Trung ương châu Âu, lạm phát Đức có thể tăng lên đến 3% khi kinh tế phục hồi sau dịch, nhưng sẽ không kéo dài lâu, và ECB sẽ nhìn xa hơn sự bất ổn tạm thời. Dù vậy, chỉ số DAX đã phản ứng khá mạnh trước tin này, khi đã giảm hơn 344 điểm, tương đương 2.23% kể từ lúc mở cửa.
Theo NFIB, chỉ số này trong tháng Tư đã tăng lên 99.8 điểm, cao hơn tháng trước 1.6 điểm, nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng 100.8. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây. Chỉ số ghi nhận tăng trưởng nhờ triển vọng bán hàng tốt hơn và xu hướng thu nhập tiếp tục cải thiện.
Tính đến giờ, chỉ số FTSE 100 đã mất 154 điểm, hơn 2% kể từ thời điểm mở cửa khi mảng ngân hàng, du lịch và khai khoáng đều mất giá do lo ngại lạm phát tăng cao. Các nhà đầu tư tại đây sẽ chờ đợi báo cáo GDP của Anh vào ngày mai, được kỳ vọng sẽ tăng 3.6% YoY.
Neilmaldrin Noor, một phát ngôn viên của văn phòng thuế Indonesia, nói với Reuters hôm thứ Ba rằng kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn thảo luận. Văn phòng đang xem xét đánh thuế thu nhập đối với lợi nhuận tiền mã hóa. Ông Neilmaldrin cho biết “Điều quan trọng cần biết là… nếu có lợi nhuận hoặc thu được vốn từ một giao dịch, thì lợi nhuận đó là đối tượng của thuế thu nhập. Vậy người nộp thuế nhận lãi vốn thì phải nộp thuế và báo cáo.”
Indonesia coi tiền mã hóa như một loại hàng hóa để giao dịch nhưng đã cấm sử dụng nó như một công cụ thanh toán trong nước.
Số liệu chỉ số cảm tình kinh tế ZEW của Đức cho tháng 5 đã tăng từ 70.7 trước đó lên 84. Đặc biêt, dữ liệu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cho tháng 5 cũng tăng lên 84.0 tháng hiện tại so với 66.3 trước đó.
Phản ứng của thị trường ngoại hối
Dữ liệu tích cực khẳng định sự lạc quan đối với việc triển khai vắc-xin và đà tăng của cặp EUR/USD, hiện được giao dịch quanh vùng 1.2165-70 hoặc đỉnh phiên.
Theo dữ liệu từ nhà cung cấp phân tích Glassnode, tổng số Ethereum trên các sàn giao dịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm. Đồng thời, nền tảng khẳng định rằng có dấu hiệu các nhà đầu tư Bitcoin đã chuyển đổi BTC thành ETH trong tháng 5.
Số lượng ETH trên các sàn giao dịch tập trung đã giảm 30% trong 9 tháng kể từ khi đạt đỉnh 19 triệu ETH vào tháng 9 năm 2020. Lượng ETH thấp trên các sàn giao dịch thường báo hiệu xu hướng tăng giá đối với đồng coin này dựa vào mối quan hệ giảm cung tăng cầu trên các nền tảng giao dịch phổ biến.
Dogecoin tăng vọt từ 47 cent lên 53 cent ngay sau cuộc khảo sát
Công ty dược phẩm ban đầu đã đồng ý giao 300 triệu liều vắc xin COVID-19 cho EU vào cuối tháng 6 nhưng cho đến nay mới chỉ có 50 triệu liều được giao.
Được biết, đã có những bất đồng trong với việc cung cấp vắc-xin giữa khối và AstraZeneca về tính an toàn của vắc-xin
AstraZeneca cho biết họ sẽ có thể cung cấp 100 triệu liều vắc xin vào cuối tháng 6 nhưng về phía EU lại mong muốn số lượng lớn hơn, đồng thời cho biết họ mong muốn nhận đủ 300 triệu liều vắc xin vào cuối tháng 9.
Nối tiếp tâm lý thận trọng tại phố Wall ngày hôm qua, chứng khoán châu Âu mở cửa phiên giao dịch ngày mới không mấy thuận lợi khi các chỉ số liên tục giảm điểm
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx giảm 1.0%
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 1.3%
Hợp đồng tương lai chỉ số Pháp CAC 40 giảm 1.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 1.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX Tây Ban Nha giảm 0.9%
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.4% trong khi Nasdaq giảm 0.7% và Chỉ số Dow giảm nhẹ 0.2%.
Cho đến nay, các đồng tiền chính vẫn đang chưa có đột phá mới với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giữ khoảng 1.0%.