Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Chứng khoán Mỹ ít thay đổi vào thứ Tư khi Phố Wall nỗ lực kéo dài đà tăng của tháng 9.
Các động thái này diễn ra sau S&P 500 và Dow Jones đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục sau với đà tăng lần lượt là 0.25% và 0.20%. Nasdaq tăng 0.56% và cách mức đỉnh lịch sử hơn 4%.
Cả ba chỉ số đều đang trên đà đạt được mức tăng ấn tượng trong tháng 9, mặc dù nỗi lo về sự chậm lại của nền kinh tế vẫn còn sau động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tuần trước.
Cả EURUSD và GBPUSD đều chạm đỉnh mới trong năm 2024 trong phiên.
EURUSD đang mở rộng đà tăng lên trên mức 1.12000 trong phiên, tiệm cận mức đỉnh kể từ tháng 7 năm 2023 - 1.1271. Đây cũng là mục tiêu tiếp theo. Ngưỡng hỗ trợ đang nằm quanh 1.1184.
GBPUSD đạt mức đỉnh trong năm tại 1.3429 trong phiên Á trước khi quay đầu giảm. Động thái giảm tiếp theo đã đưa cặp tiền này trở lại mức hỗ trợ tại 1.3358. GBPUSD đang giao dịch quanh mức 1.3385. Ngưỡng kháng cự nằm tại 1.3411.
USDJPY tăng mạnh sau phiên giảm hôm qua. Trong phiên Á hôm nay, USDJPY đã phục hồi trở lại đường MA100 giờ, và sau đó break lên trên mức này. Động thái đó đã thúc đẩy phe mua và đó là động lực cho đà tăng cao trở lại ngày hôm nay.
Đồng USD ổn định trong phiên Âu vào thứ Tư sau khi sụt giảm so với hầu hết các đồng tiền chính tại châu Á, như đồng Nhân dân tệ (CNY) hoặc Rupee (INR). Sự thay đổi diễn ra sau khi các nhà đầu tư chuyển hướng từ Hoa Kỳ sang đầu từ vào cổ phiếu Trung Quốc. Động thái này được thúc đẩy bởi một kế hoạch kích thích lớn từ chính phủ Trung Quốc được triển khai vào thứ Ba.
Phân tích từ Rabobank:
Tin tức:
Thị trường:
Thị trường giao dịch hôm nay diễn ra khá ảm đạm, nhưng vẫn có một số biến động đáng chú ý. Đồng USD đang dần hồi phục sau khi mất giá mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, trong khi đồng JPY và CHF là những đồng tiền suy yếu nhất. Tuy nhiên, điều này không phải do khẩu vị rủi ro hồi phục bởi chứng khoán vẫn giao dịch khá ảm đạm trong phiên.
USD/JPY tăng từ 143.30 lên 144.30. Không có nhiều yếu tố xúc tác, nhưng lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng nhẹ trong ngày. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm vào hôm qua, nhưng hiện đang tăng nhẹ.
Đồng CHF mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác, khi thị trường hướng sự chú ý vào quyết định của SNB vào ngày mai. EUR/CHF kiểm tra mức 0.9500, trong khi USD/CHF tăng gần 60 pip. Hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá xác suất 51% SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày mai, mặc dù "kỳ vọng" chung là cắt giảm 25 điểm cơ bản.
Ngoài ra, các đồng tiền biến động mạnh đang chững lại sau khi tăng giá so với đồng USD kể từ cuộc họp của Fed vào tuần trước. GBP/USD giảm từ mức đỉnh quanh 1.3400 xuống 1.3370 trong khi AUD/USD giảm xuống ngưỡng 0.6880. EUR/USD dao động quanh mức 1.1190, gần với các mức đáo hạn quyền chọn quan trọng là 1.1200-10 trong ngày.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Âu đều giảm điểm kể từ khi mở cửa. Tuy vậy hiện tại, HĐTL S&P 500 đi ngang sau khi giảm 0.3% trong khi chứng khoán tại khu vực châu Âu diễn biến khá trái chiề
Lượng đơn xin vay thế chấp tiếp tục tăng mạnh trong vài tuần qua, với một cú hích đến từ sự suy giảm của lãi suất thúc đẩy hoạt động tái cấp vốn tăng mạnh. Hoạt động mua nhà cũng tăng tích cực
Liệu sức mạnh gần đây của đồng GBP có đồng nghĩa với việc lạm phát đến từ việc nhập khẩu hàng hóa sẽ thấp hơn, và sẽ khiến BoE sẽ có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn? Theo Michael Pfister, chuyên viên phân tích của Commerzbank, về nguyên tắc, đây là một ý tưởng rất hấp dẫn, không chỉ đối với riêng BoE:
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích chiến lược của ING cho biết:
Đồng CHF đang mất giá so với EUR và USD trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay, khi thị trường hướng sự chú ý vào quyết định chính sách của SNB vào ngày mai. EUR/CHF tăng 57 pip,, trong khi USD/CHF cũng tăng khoảng 50 pip.
Thị trường hiện đang định giá ~53% xác suất SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày mai, trong khi ~47% còn lại nghiêng về phía cắt giảm 25 điểm cơ bản.
SNB muốn đồng nội tệ hơn, nhưng các nhà giao dịch đang bắt đầu tin vào khả năng SNB hành động bất ngờ. Việc cắt giảm 50 điểm cơ bản trong tuần này sẽ khiến SNB có ít không gian hơn để xoay xở trong việc hỗ trợ nền kinh tế trong tương lai.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố dự báo mới nhất về nền kinh tế toàn cầu và lộ trình lãi suất của các NHTW:
Dự báo lộ trình lãi suất:
OECD đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2024, cho thấy sự lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế. OECD dự đoán Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn trong năm tới, trong khi ECB cũng sẽ cắt giảm lãi suất nhưng với tốc độ chậm hơn.
Quan chức BoE Greene phát biểu:
Điều này chỉ khẳng định lại lập trường của BoE từ tuần trước. Nhưng theo tình hình hiện tại, các nhà giao dịch đang kỳ vọng họ sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 11 sau khi tạm dừng trong tháng này. OIS định giá 86% cho động thái cắt giảm lãi suất 25 bps trong cuộc họp vào tháng 11 của BoE.
Chỉ số Tâm lý nhà đầu tư UBS của Thuỵ Sĩ trong tháng 9 ở mức -8.8 so với mức -3.4 trước đó.
Chỉ số điều kiện hiện tại đã giảm xuống 0.0 từ mức 13.3 trước đó. Nhìn chung, điều này làm nổi bật sự bi quan ngày càng tăng đối với triển vọng kinh tế của Thuỵ Sĩ trong sáu tháng tới.
Điều này đi kèm với HĐTL của Hoa Kỳ cũng giảm. HĐTL S&P 500 giảm 0.3% trong khi HĐTL Nasdaq giảm 0.5%. Phố Wall đã làm tốt khi cứu vãn một số mức tăng vào hôm qua nhưng tâm trạng có vẻ ngày càng tệ.
Đáng chú ý nhất là với cặp EUR/USD ở mức 1.1200-10. Đã có một ngưỡng kháng cự kỹ thuật quan trọng giữ cặp tiền này ở mức đó, vì vậy các hợp đồng đáo hạn sẽ thêm một lớp tác động nữa. Điều này có thể kìm hãm biến động giá trước khi bước vào phiên giao dịch Mỹ sau đó. Tuy nhiên, tâm lý USD hiện là yếu tố chính trên thị trường, vì vậy tốt nhất vẫn nên cảnh giác với điều này khi USD đang chịu áp lực so với các đồng tiền chính khác.
Tiếp theo là cặp NZD/USD ở mức 0.6320. Mức này không có nhiều ý nghĩa về mặt kỹ thuật nhưng có thể thu hút một chút biến động giá trong phiên giao dịch sắp tới.
Dữ liệu Niềm tin hộ gia đình của Pháp đã tăng trở lại vào tháng 9, tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 2 năm 2022. Chỉ số này vẫn thấp hơn mức trung bình dài hạn 100 nhưng ít nhất thì tình hình chung đang được cải thiện. Nỗi lo thất nghiệp đã giảm trong khi lo ngại về áp lực lạm phát cả cũng có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hôm nay lịch kinh tế trống. Thị trường sẽ giữ vững hoặc tiếp tục giao dịch dựa trên báo cáo niềm tin người tiêu dùng của Hoa Kỳ yếu bất ngờ trong ngày hôm qua.
Chi tiết về thị trường lao động trong báo cáo đã dịu đi rất nhiều và thị trường đã nâng khả năng cắt giảm lãi suất 50 bps vào tháng 11 lên khoảng 60%. Điều này không báo hiệu sự tích cực cho báo cáo NFP sẽ được công bố vào thứ Sáu tuần tới vì thị trường đã nhận được bình luận ảm đạm trong S&P Global PMI và bây giờ là báo cáo niềm tin người tiêu dùng này.
Tuy nhiên, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cho thấy một bức tranh vững chắc và hiện tại đó là ngoại lệ duy nhất. Chắc chắn điều này khiến việc nắm giữ tài sản rủi ro trong báo cáo NFP trở nên khó khăn hơn. Bản phát hành quan trọng tiếp theo sẽ là PMI sản xuất ISM Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Ba tuần tới.
HĐTL của Hoa Kỳ cũng đang giữ mức thấp hơn ngày hôm qua, do đó, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng. HĐTL S&P 500 giảm 0.3% sau khi Phố Wall cố gắng cứu vãn mức đóng cửa tích cực hơn.
Tính từ sau cuộc họp của Fed tuần trước, USD đã suy yếu đáng kể so với các đồng tiền chính, trừ JPY. Các đồng tiền có biến động cao như AUD và GBP hưởng lợi nhờ tâm lý tích cực và chính sách thắt chặt hơn từ RBA và BoE.
Fed đang chịu áp lực từ thị trường, và tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào diễn biến kinh tế. Hiện tại, có khoảng 59% khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 bps lãi suất vào tháng 11. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm xuống 3.52%, mức thấp nhất trong hai năm, cũng khiến khẩu vị rủi ro suy yếu.
Bộ trưởng Tài chính Úc Jim Chalmers:
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số 1 của Úc.
Zhu Hengpeng, phó giám đốc Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), đã bị bãi nhiệm và giam giữ sau khi đăng những bình luận chỉ trích chính sách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình trong một nhóm chat riêng trên ứng dụng WeChat. Những bình luận của ông đề cập đến tình trạng suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và bao hàm sự chỉ trích ngầm về tuổi thọ của ông Tập, thể hiện sự lo ngại về cách quản lý kinh tế của lãnh đạo.
Sự việc này diễn ra trong bối cảnh CASS đang tiến hành một chiến dịch củng cố tư tưởng nhằm nhắc nhở các Đảng viên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Đảng Cộng sản. Đảng viên trong các vị trí lãnh đạo được yêu cầu ký cam kết chính thức về việc thực hiện kỷ luật và được nhắc nhở về "10 điều cấm", bao gồm xuất bản tài liệu không đúng quy định và hợp tác với các thực thể nước ngoài mà không nhận được sự chấp thuận.
Hành động này cho thấy sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của chính quyền đối với các ý kiến chỉ trích và việc tuân thủ các quy tắc của Đảng. Trong khi những ý kiến phản biện có thể mang lại góc nhìn quan trọng về các vấn đề kinh tế, thì sự đàn áp đối với những người có quan điểm khác biệt đang gia tăng, phản ánh môi trường chính trị căng thẳng tại Trung Quốc hiện nay.
Chỉ số chênh lệch thị trường lao động của Conference Board đo lường sự khác biệt giữa tỷ lệ người nghĩ rằng việc làm "dồi dào" và tỷ lệ người cho rằng việc làm "khó kiếm". Khi chỉ số này cao, điều đó có nghĩa là nhiều người cảm thấy dễ kiếm việc làm, cho thấy một thị trường lao động mạnh. Ngược lại, khi chỉ số giảm, điều này cho thấy người lao động cảm thấy khó khăn hơn trong việc tìm việc, báo hiệu thị trường lao động đang yếu đi.
Việc chỉ số này thu hẹp lại, đạt mức tương tự như đầu năm 2017, và giảm trong 6 tháng qua cho thấy thị trường lao động đang gặp nhiều thách thức hơn, với ít cơ hội việc làm dễ dàng hơn trước đây.
Chúng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn dao động trong phạm vi hẹp vào thứ Tư, ngoại trừ chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiếp tục tăng thêm 2.6% nhờ các biện pháp kích thích từ Trung Quốc. Cổ phiếu Trung Quốc tăng mạnh sau khi PBOC công bố loạt biện pháp hỗ trợ kinh tế. Chỉ số HSI có ngày giao dịch với hiệu suất tốt nhất trong 7 tháng, với chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục ghi nhận phiên giao dịch tích cực nhất trong hơn 4 năm.
Vào thứ Tư, PBOC cũng đã công bố cắt giảm lãi suất cơ sở cho vay trung hạn xuống 2%, mức giảm thứ hai trong ba tháng. CNH cũng mạnh lên tạm thời, phá mốc 7.00 so với USD. Các nhà đầu tư cũng đang đánh giá dữ liệu lạm phát hàng tháng mới nhất của Úc, với chỉ số giá tiêu dùng tăng 2.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với mức 3.5% trong tháng 7.
Giám đốc quản lý danh mục tài khoản thị trường mở hệ thống của Fed (SOMA), Roberto Perli đã có bài phát biểu vào hôm nay rằng thị trường không coi việc cắt giảm lãi suất 50bp của FOMC là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang căng thẳng.
Khảo sát thị trường do Fed New York thu thập cho thấy các nhà đầu tư "có thể hiểu được dụng ý của FOMC trong việc cắt giảm lãi suất 50bp theo hướng trung lập hơn - tức là giúp duy trì sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động trong khi lạm phát vẫn tiếp tục giảm".
Trang Wall Street Journal đã trích dẫn nhận định từ nhiều nhà kinh tế và các nhà phân tích, những người tỏ ra không mấy ấn tượng với làm sóng kích thích kinh tế khổng lồ từ Trung Quốc vào sáng hôm qua:
Tuy nhiên, WSJ cũng đưa ra bình luận từ Capital Economics khi các nhà phân tích đồng tình rằng những động thái này đang đi đúng hướng, “nhưng chúng không thực sự đủ để thúc đẩy sự thay đổi trong nền kinh tế.”
BOJ theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ nhằm đánh giá liệu việc tăng lương có thúc đẩy các doanh nghiệp tăng giá hay không. Điều này có thể báo hiệu lạm phát tiêu dùng tăng cao trên diện rộng hơn. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cũng chính là yếu tố quyết định liệu BOJ có nên tăng lãi suất hay không.
USDJPY hiện tăng 0.15% lên 143.44.
Lạm phát cơ bản vẫn trên 3% đang là vấn đề nan giải đối với RBA. Trong cuộc họp sáng hôm qua, Ngân hàng đã lấy việc lạm phát cơ bản cao ở mức khó kiểm soát làm lý do để giữ nguyên lãi suất chính sách (OCR) ở mức cao.
Cập nhật FX: AUDUSD giảm hơn 10pip sau công bố dữ liệu
PBOC bơm 300 tỷ nhân dân tệ vào thị trường tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở.
Chỉ số S&P 500 tăng ngày thứ 2 liên tiếp lên mức cao kỷ lục mới. Chứng khoán Hoa Kỳ vững vàng nhờ đà tăng vọt hơn 4% của cổ phiếu Nvidia và các nhà đầu tư hân hoan tiếp nhận thông tin về việc Trung Quốc dự kiến sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ lớn nhất kể từ sau đại dịch, bất chấp niềm tin tiêu dùng ảm đạm trong tháng 9 tại Mỹ. Ban đầu giá cổ phiếu giảm đáng kể khi dữ liệu niềm tin tiêu dùng ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm trước những lo ngại về sức khỏe của thị trường lao động, nhưng phục hồi mạnh mẽ nhờ thông tin CEO Jensen Huang của Nvidia đã bán hết cổ phần của mình. Thị trường lãi suất đã gia tăng kỳ vọng vào mức cắt giảm 75bps lãi suất vào cuối năm, cho thấy ít nhất sẽ có thêm một đợt nới lỏng 50bps nữa sau công bố dữ liệu. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của thành viên Hội đồng thống đốc Fed Bowman. Bà giải thích lý do không đồng ý với quyết định tuần trước của FOMC vì nhận thấy "rủi ro lạm phát gia tăng vẫn còn đó" và lo lắng rằng việc giảm mạnh lãi suất dường như sẽ phát tín hiệu rằng Fed e ngại nền kinh tế đang dần suy yếu. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD bị bán tháo sau dữ liệu Niềm tin tiêu dùng Mỹ tiêu cực và ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất trong gần 1 tháng. Các đồng tiền chính đều tăng so với đồng bạc xanh, dẫn đầu là các đồng antipodeans. RBA đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35%. RBA nhắc lại rằng họ không loại trừ bất kỳ kịch bản nào cho tương lai. Việc tăng lãi suất một lần nữa vẫn đang được cân nhắc, nhưng khó có thể xảy ra do nền kinh tế suy yếu gần đây. Dù vậy, RBA vẫn đang tranh luận về việc có nên cắt giảm lãi suất hay không, chứ không còn cân nhắc về vấn đề thời điểm. Hiện tại, lập trường hawkish của RBA đang hỗ trợ đồng AUD, kết hợp với thông báo bất ngờ về gói kích thích lớn từ các quan chức Trung Quốc. CAD cũng tăng vọt nhờ USD suy yếu và giá dầu thô tăng cao hơn.
Vàng tiếp tục tăng tốc và lập đỉnh mọi thời đại mới ở mức 2,662 USD nhờ USD lao dốc và căng thẳng địa chính trị giữa Israel và Hezbollah của Lebanon. Kết phiên, vàng tăng 28.82 USD lên 2,657 USD/oz - ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 4.9bp và 2.3bp xuống 3.59% và 3.17%. Dầu WTI tăng 1.2 USD lên 71.50 USD/thùng. Giá dầu được tiếp thêm động lực nhờ gói kích thích kinh tế khổng lồ từ Trung Quốc và lo ngại rằng xung đột ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong khu vực, trong khi một cơn bão thứ 2 có nguy cơ gián đoạn sản xuất tại Hoa Kỳ.
USDCAD cũng đang sụt giảm và cùng xu hướng với đồng USD. USDCAD đang giao dịch quanh mức đáy kể từ ngày 6 tháng 9 tại 1.3465. Mức này chỉ cao hơn một chút so với vùng đáy vào ngày 30 tháng 8 là 1.34643 (đáy kép).
Đồng USD sụt giảm mạnh vào thứ Ba sau khi phiên Mỹ mở cửa, chạm đáy gần 100.53 trong phiên và hiện giao dịch quanh mức 100.60. Động lực chính cho đà giảm này là cả chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 và chỉ số sản xuất của Fed Richmond tháng 9 đều thấp hơn dự kiến. Dữ liệu yếu củng cố cho một đợt cắt giảm lãi suất sâu hơn trong cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Giá vàng đã lập đỉnh lịch sử mới tại 2640 USD/oz trong phiên hôm thứ ba. Giá vàng sau đó đã sụt giảm xuống mức đáy quanh 2634 USD/oz, hiện giá vàng lại một lần nữa quay trở lại mức đỉnh trong phiên khi đồng USD sụt giảm do niềm tin người tiêu dùng Mỹ suy yếu trong tháng 9.
Chỉ số S&P 500 đã giảm vào thứ Ba sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng thấp hơn dự kiến.
Chỉ số S&P 500 giảm 0.2%. Chỉ số Dow Jones tăng tới 110.34 điểm và đạt mức đỉnh mọi thời đại đầu phiên, nhưng đã giảm 13 điểm, hay 0.04%. Chỉ số Nasdaq mất 0.3%.
Niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức đáy trong hơn ba năm vào tháng 9, giảm từ mức 105.6 vào tháng 8 xuống 98.7 và thấp hơn ước tính 104.
Thông tin chi tiết khác:
Vào tháng 8, chỉ số kỳ vọng đã ở mức trên 80 trong tháng thứ hai liên tiếp.
Giá dầu thô đã tăng thêm 2 USD lên mức 72.36 USD/thùng, tương đương tăng 2.77% trong phiên. Giá dầu chạm đáy tại 70.47 USD vào phiên hôm trước.
Giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, Jaime DImon, đã nhấn mạnh lại mối quan ngại về những rủi ro ngày càng tăng do tình hình bất ổn toàn cầu, ông nhận định rằng địa chính trị vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn từ Ấn Độ, Dimon cảnh báo rằng tình hình địa chính trị đang xấu đi với những rủi ro từ sự gián đoạn nguồn cung năng lượng và việc các quốc gia khác tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc xung đột đang diễn ra. Căng thẳng giữa Israel và Hezbollah và Iran đang leo thang.
Thành viên hội đồng FOMC Michelle Bowman phát biểu:
Bowman không đồng tình với việc cắt giảm lãi suất 50bps, bà muốn cắt giảm 25bps. Bà thấy cần phải điều chỉnh lại, nhưng những bình luận khác thì diều hâu hơn nhiều.
Đồng USD biến động trái chiều vào thứ Ba sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành các biện pháp để kích thích nền kinh tế trì trệ. Điểm đáng chú ý của kế hoạch là khoản tiền mặt 500 tỷ Nhân dân tệ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho phép các quỹ và nhà môi giới rút tiền mặt để mua cổ phiếu. Điều này khiến đồng CNY tăng gần 0.50% so với đồng USD trong phiên Á.
Giá vàng tiếp tục tăng từ mức đỉnh kỷ lục mới trong phiên hôm nay - khoảng 2,640 USD/ounce. Mức này cao hơn 110 USD so với mức đỉnh kỷ lục vào năm tuần trước - vốn được duy trì cho đến giữa tháng 9, chuyên gia phân tích hàng hóa Carsten Fritsch của Commerzbank lưu ý.
“Vàng được hưởng lợi từ vai trò là tài sản trú ẩn an toan trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn ngày càng tăng, đồng thời vàng cũng là khoản đầu tư phi lãi suất trong thời kỳ lãi suất giảm. Sức mạnh của giá vàng không chỉ giới hạn ở đồng USD. Đối với nhiều loại tiền tệ khác, chẳng hạn như đồng EUR, GBP, CHF, Nhân dân tệ và Rupee, giá vàng cũng ở mức kỷ lục.”
“Chúng tôi đã nâng dự báo giá vàng vào cuối năm lên 2,600 USD/ounce (trước đó là 2,500 USD/oz)."