Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Hiện họ kỳ vọng lạm phát của Đức sẽ đạt 7%, nâng từ mức 3.5% trong dự báo hồi tháng Hai.
Điều đáng chú ý hơn là từ cuộc khảo sát 25,000 công ty, Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức cho biết gần 40% có kế hoạch chuyển phần chi phí cao hơn cho khách hàng.
Dầu đã giảm gần 1 USD vào thứ Ba do lo ngại suy thoái có thể xảy ra và dịch Covid-19 tại Trung Quốc thắt chặt nguồn cung toàn cầu và kỳ vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng trong mùa lái xe vào đợt hè của Hoa Kỳ.
Các ngân hàng đầu tư bao gồm UBS và Goldman Sachs đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022. Trong khi đó, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết bà không mong đợi một cuộc suy thoái đối với các nền kinh tế lớn nhưng không thể loại trừ khả năng đó.
Các chỉ số PMI đều thấp hơn so với các ước tính khi hoạt động dịch vụ của Vương quốc Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng và khủng hoảng giá cả tồi tệ hơn vào tháng Năm. Đáng chú ý, áp lực lạm phát leo thang và bất ổn địa chính trị gia tăng khiến nhu cầu bị hạn chế. Lạm phát chi phí đầu vào tăng nhanh dẫn đến lo ngại về tỷ suất lợi nhuận và các đơn đặt hàng giảm khiến kỳ vọng kinh doanh trong năm tới giảm đáng kể.
Trước đó bà Lagarde cũng thể hiện không chắc chắn về việc tăng lãi suất 50 bps.
Ngành dịch vụ của Đức tiếp tục cho thấy nhiều khả năng phục hồi, thúc đẩy hoạt động kinh tế. Đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu bắt đầu chịu áp lực từ sự bất ổn của thị trường, giá cả tăng cao và các vấn đề về nguồn cung, các nhà sản xuất cũng báo cáo lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh nhất trong gần hai năm.
Trong khi đó, áp lực lạm phát vẫn gia tăng, dù tỷ lệ lạm phát cả giá đầu vào và giá đầu ra đã giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục của tháng Tư.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu cũng phản ánh phần nào thị trường HĐTL Hoa Kỳ. HĐTL S&P 500 giảm 1.3%, HĐTL Nasdaq giảm 2.1% và HĐTL Dow Jones giảm 0.8% vào hiện tại.
Theo bà Christine Lagarde phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới, "hiện tại, chúng tôi không kỳ vọng Eurozone sẽ không rơi vào suy thoái."
Ngoài ra, bà cũng đã có một số bình luận khác về sự suy yếu của EUR trong vấn đề bình ổn giá.
EURUSD đang tăng mạnh sau những bình luận của bà, hiện ở mức 1.0722, cao nhất kể từ cuối tháng Tư.
Bà Lagarde được đặt câu hỏi về tỷ giá EUR / USD và dù không đưa ra câu trả lời cụ thể nào, bà ấy nói rằng ECB đang "chú ý" đến sự phát triển của đồng tiền này vì nó ảnh hưởng đến lạm phát.
Đồng euro hiện đang giao dịch lên mức cao nhất trong ngày là 1.0710 từ khoảng 1.0670 so với trước khi bà Lagarde bắt đầu phát biểu. Đồng đô la cũng đang mất điểm một lần nữa trên diện rộng.
Trong khoảng 20 phút trở lại đây, EURUSD đã tăng hơn 50pip sau một số bình luận của bà Lagarde, trong đó bà có nói không nghĩ Eurozone sẽ rơi vào suy thoái.
Trước đó đạt 106
Môi trường kinh doanh của Pháp được duy trì ổn định trong tháng 5 và duy trì trên mức trung bình dài hạn 100. Sự ổn định diễn ra khi tình hình kinh doanh được cải thiện một chút trong ngành dịch vụ và bán lẻ, nhưng chuyển biễn xấu trong ngành sản xuất, xây dựng và bán buôn .
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường dầu thô kỳ hạn cho thấy số vị thế mở tăng gần 6 nghìn hợp đồng vào thứ Hai. Khối lượng giao dịch tăng gần 8 nghìn hợp đồng sau hai ngày giảm liên tiếp.
Hành động giá hôm thứ Hai của dầu WTI diễn ra song song với khối lượng và số vị thế mở tăng, cho thấy "vàng đen" có thể đi ngang trong ngắn hạn.
Theo dữ liệu từ CME Group đối với thị trường vàng tương lai, các nhà giao dịch đã cắt giảm các vị thế mở khoảng hơn 2 nghìn hợp đồng vào đầu tuần, kéo dài xu hướng giảm thêm một phiên nữa. Trong khi đó, khối lượng giao dịch đã tăng hơn 41 nghìn hợp đồng,
Giá vàng đã kéo dài đà phục hồi và đóng cửa ngay trên mức $1850/oz vào thứ Hai. Tuy nhiên trong bối cảnh số vị thế mở đang thu hẹp lại, giá vàng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn.
“Mặc dù chúng tôi dự đoán EUR sẽ mạnh lên vào ngày hôm qua, tuy nhiên chúng tôi vẫn cho rằng mức tăng bền vững trên 1.0605 là khó có thể xảy ra. Sau đó đồng EUR đã vọt lên mức cao nhất là 1.0697. Đà tăng là quá mức nhưng vẫn có khả năng để EUR tiếp tục thể hiện sức mạnh. Tuy nhiên, ngưỡng kháng cự chính tại 1.0750 dường như không bị đe dọa vào lúc này (có một ngưỡng kháng cự khác tại 1.0715). Mặt khác, việc cặp tiền phá xuống dưới 1.0630 (hỗ trợ nhỏ ở 1.0660) sẽ cho thấy rằng lực tăng hiện tại đã suy yếu. ”
Sau một khởi đầu tuần mới tươi sáng, nhà giao dịch đang tỏ ra thận trọng hơn trong phiên giao dịch hôm nay.
Hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu và Hoa Kỳ đang giảm nhẹ trong ngày trong khi đồng USD (và đồng Yen) đang tăng giá, mặc dù những thay đổi giữa các đồng tiền chính là tương đối nhỏ.
13h45 - Chỉ số niềm tin doanh nghiệp Pháp
12h15 - Số liệu PMI sơ bộ ngành sản xuất, dịch vụ, tổng hợp Pháp
14h30 - Số liệu PMI sơ bộ ngành sản xuất, dịch vụ, tổng hợp Đức
15h - Số liệu PMI sơ bộ ngành sản xuất, dịch vụ, tổng hợp Eurozone
15h30 - Số liệu PMI sơ bộ ngành sản xuất, dịch vụ, tổng hợp Anh
17h - Báo cáo doanh số bán lẻ CBI tháng 5 tại Anh
Trước đó
UBS cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và đưa ra bình luận:
JP Morgan bình luận thêm:
Quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Koji Nakamura, người đứng đầu bộ phận giám sát việc soạn thảo chính sách tiền tệ:
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
Thị trường chứng khoán Châu Á mở cửa phiên giao dịch 24/05 trong sắc đỏ bao trùm hầu hết các chỉ số chính. Trong sáng nay, JP Morgan đã tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP tại Trung Quốc trong quý 2 năm 2022 (-5.7% so với -1.6% trước đó). Giới đầu tư cũng đang thể hiện tâm lý thận trọng trong việc theo dõi các cảnh báo sớm đối với vấn đề suy thoái kinh tế.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY trong sáng nay ghi nhận mức tăng nhẹ 0.14%, góp phần khiến cho các đồng tiền trong G7 suy yếu. JPY là đồng tiền duy nhất tăng giá so với USD.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Chỉ số DXY trong phiên sáng nay tăng nhẹ 0.17% (lên mốc 102.265)
Các đồng tiền G7 hiện đang yếu hơn so với Đồng bạc xanh.
JPY là đồng tiền duy nhất tăng so với USD (đến từ tâm lý Risk-off của giới đầu tư).
Cập nhật các cặp tiền chính:
Chủ tịch FED San Francisco, Mary Daly đã phát biểu như sau:
"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua cơn bão này, tăng lãi suất ... ổn định giá. Nền kinh tế được khôi phục và mang lại cho người Mỹ công ăn việc làm ổn định. Hy vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ sớm quay trở lại" - Mary Daly cho biết.
Quyết định của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) về lãi suất tiền mặt sẽ được đưa ra vào lúc 8h sáng mai (Thứ Tư, ngày 25/05).
NZDUSD trong sáng này ghi nhận mức giảm nhẹ (-0.6%). Cặp tiền đang giao dịch tại mốc 0.6429
Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu Snap đã giảm 30% sau khi CEO Evan Spiegel đưa ra cảnh báo khó đạt được mục tiêu lợi nhuận trong quý II trong một bức thư gửi cho nhân viên.
Công ty cũng sẽ hạn chế thuê nhân lực trong năm nay để kiểm soát lại chi phí. Một phần của bức thư đã được trình lên SEC.
Hiện tại, HĐTL S&P 500 đang giảm hơn 0.8% và HĐTL Nasdaq cũng giảm tới 1.4%.
Bà Katherine Tai, đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết:
PMI theo thống kê của Ngân hàng Jibun Flash Nhật Bản cho biết:
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki phát biểu:
PMI sơ bộ của Úc từ Markit, PMI của S&P Global Flash Australia:
ANZ Roy Morgan thống kê hàng tuần:
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas, Esther George cho biết:
JPM đã đưa ra các dự báo mới nhất về tăng trưởng tại Trung Quốc:
Nếu có một từ để nói về phiên hôm qua thì đó là sự lạc quan. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh sau bình luận rằng tổng thống Biden sẽ đánh giá lại thuế quan áp đặt lên Trung Quốc trong thời kỳ tổng thống Trump. Các cổ phiếu lĩnh vực tài chính và năng lượng tăng mạnh nhất trong phiên. S&P 500 Energy tăng 2.68% và tăng hơn 50% từ đầu năm tới giờ, tiếp tục là mảng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khi chỉ số chung S&P 500 đã giảm khoảng 17%.
Tuy nhiên, tới giờ, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ lại tiêu cực trở lại sau khi Snap Inc. cho rằng tình hình vĩ mô xấu đi đã có ảnh hưởng rất nhiều tới công ty và họ sẽ khó đạt dự báo doanh thu trước đó. Meta, công ty mẹ Facebook cũng đã giảm sau phiên giao dịch chính.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tại các kỳ hạn đều đã tăng trở lại sau một phiên giảm sâu.
Dù lợi suất trái phiếu tăng, đồng đô la lại sập rất mạnh, đặc biệt sau những bình luận có phần hawkish từ chủ tịch ECB Christine Lagarde, khi bà dự báo lãi suất sẽ tăng 50bp cho tới tháng 9/2022. Ngoài ra, một số bình luận từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ rằng sẽ không ngần ngại thắt chặt để kiềm chế lạm phát cũng đã gây thêm sức ép lên USD. Trong phiên hôm qua:
Vàng tưởng như có một phiên thăng hoa, chạm đỉnh ngày tại $1,865, tuy nhiên đã đảo chiều trong phiên Mỹ về 1,853 và cuối cùng đóng cửa quanh mức này. Hiện vàng hầu như chưa có nhiều thay đổi. Dầu WTI có một phiên khá biến động khi quét mạnh 2 chiều, sau đó đóng cửa giảm nhẹ, và tới sáng nay tiếp tục giảm thêm 0.7% xuống $109.6/thùng. Dầu Brent sau khi đóng cửa tăng khoảng nửa USD tới sáng nay cũng bắt đầu thoái lui nhẹ, giảm 0.5% xuống $112.77/thùng.
Trên thị trường crypto, Bitcoin đã có một phiên giao dịch không mấy lạc quan và giảm 4%, một lần nữa mất mốc $30K. ETH cũng đã mất mốc $2K.
Tuần này sẽ tiếp tục là một tuần bận rộn. Hãy điểm qua một số sự kiện chính trong hôm nay tới thứ Sáu:
Theo các nhà phân tích định lượng tại JPMorgan: