Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc: Còn nhiều dư địa để điều chỉnh chính sách vĩ mô cho năm 2025
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC):
- Sẽ tăng mạnh nguồn tài trợ từ TPCP siêu dài hạn trong năm 2025 để hỗ trợ "hai chương trình mới".
- Kỳ vọng tiêu dùng sẽ duy trì tăng trưởng ổn định vào năm 2025.
- Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới vào năm 2025.
- Có nhiều dư địa cho các chính sách vĩ mô vào năm 2025.
- Hoàn toàn tự tin vào việc đạt được sự phục hồi kinh tế liên tục vào năm 2025.
Cổ phiếu Trung Quốc đang tìm thấy một số hỗ trợ từ các bình luận.
Nỗ lực bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yoel đang bế tắc
Đội bảo vệ của Tổng thống Yoon không cho phép cảnh sát thực hiện lệnh bắt giữ.
Kể từ đó, cảnh sát đã chạm trán với đội bảo vệ nơi ở của ông Yoon và chặn mọi nỗ lực xâm nhập. Cảnh sát đã xin phép đội bảo vệ để vào khuôn viên. Tuy nhiên, hiện tại, đội bảo vệ Tổng thống đang từ chối cấp phép khám xét bên trong khuôn viên của ông Yoon. Lệnh bắt giữ đối với Tổng thống đã được trình lên, nhưng chỉ huy đội bảo vệ nói rằng không được phép khám xét.
Trong khi đó, hai quan chức quân đội Hàn Quốc liên quan đến vụ việc thiết quân luật đã bị truy tố và giam giữ.
PBoC: Sẽ cắt giảm lãi suất vào thời điểm thích hợp trong năm 2025
PBoC cho biết khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay sẽ xảy ra vào thời điểm thích hợp
Lãi suất chính sách chính ở Trung Quốc là OMO reverse repo. Hiện tại ở mức 1.5%.
Truyền thông Hàn Quốc: Việc bắt giữ Tổng thống Yoon đang được tiến hành
Yonhap (phương tiện truyền thông Hàn Quốc) đưa tin rằng khoảng 2,700 cảnh sát được triển khai để đảm bảo rằng vụ bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Seok-yoel sẽ diễn ra mà không có sự cố nào.
Tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp ngày 3 tháng 12 của Tổng thống Yoon là nguyên nhân chính kích hoạt lệnh bắt giữ ông.
Không chắc chắn liệu Đội bảo vệ của ông Yoon có cho phép chính quyền thực hiện lệnh bắt giữ hay không.
Trong khi đó, Quyền Tổng thống Choi đã ra lệnh thực hiện nhanh chóng và mạnh mẽ các biện pháp ổn định thị trường nếu cần.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1878
- Dự kiến: 7.2868
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2994
- PBOC bơm 19 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.5%
- 108 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản bơm ròng tương đương 88 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 02.01.2025: Khởi đầu năm mới, Chứng khoán Hoa Kỳ chìm trong sắc đỏ, DXY chạm đỉnh trong 2 năm, Giá Vàng tích cực khi nhu cầu trú ẩn gia tăng
Thị trường chứng khoán Phố Wall biến động nhẹ và ghi nhận mức giảm khi đóng cửa vào thứ Năm trong bối cảnh giao dịch hỗn loạn, các nhà đầu tư bắt đầu năm mới với luồng dữ liệu về thị trường lao động vững chắc, cổ phiếu Tesla lao dốc. Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đều kết thúc phiên giao dịch ở mức tiêu cực, đảo ngược đà tăng trước đó. Báo cáo từ Bộ Lao động cho thấy Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và Số đơn xin tiếp tục trợ cấp đều giảm vào tuần trước, củng cố cho câu chuyện về thị trường việc làm vững chắc và khả năng Fed có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách trong tháng này. Bỏ qua những bất ổn liên quan đến tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed, các chính sách do chính quyền Donald Trump sắp ban hành và nhiều bất ổn địa chính trị, các nhà đầu tư đã chọn tập trung vào sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ khi bắt đầu năm mới. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq hiện đã ghi nhận năm phiên liên tiếp giảm, chuỗi suy yếu dài nhất kể từ giữa tháng 4. Chỉ số Dow Jones giảm 151.95 điểm xuống 42,392.27, chỉ số S&P 500 giảm 13.08 điểm xuống 5,868.55 và Nasdaq Composite giảm 30.00 điểm xuống 19,280.79. Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, cổ phiếu hàng tiêu dùng tùy ý (.SPLRCD) giảm mạnh nhất, chịu ảnh hưởng của Tesla. Cổ phiếu Tesla (TSLA.O) giảm 6.1% sau khi báo cáo mức giảm đầu tiên trong năm về lượng xe giao, vì các ưu đãi không bù đắp được nhu cầu giảm đối với dòng xe điện cũ của hãng.
- Dow Jones -0.36%
- S&P 500 -0.22%
- Nasdaq -0.16%
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Chỉ số DXY đã tăng vọt lên đỉnh trong hai năm vào thứ Năm để bắt kết thúc ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025, tiếp tục đà tăng trong năm 2024 do kỳ vọng tăng trưởng của Hoa Kỳ sẽ vượt qua các đối thủ và lãi suất được duy trì ở mức tương đối cao. Dữ liệu vào thứ Năm đã xác nhận thị trường việc làm vẫn vững chắc. Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng vào tuần trước, cho thấy số lượng người lao động bị sa thải thấp vào cuối năm 2024. Chỉ số DXY chạm đỉnh trong ngày ở 109.38. Trong khi đó, EUR/USD rớt xuống 1.025, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2022. Sự suy yếu của đồng tiền chung này đã tăng tốc, cho thấy các yếu tố kỹ thuật đang làm sâu sắc thêm đợt bán tháo. Các nhà giao dịch dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất sâu vào năm 2025, với thị trường định giá ít nhất bốn lần cắt giảm 25 bps, trong khi không chắc chắn về 2 lần cắt giảm như vậy từ Fed. Nhà hoạch định chính sách của ECB Yannis Stournaras cho biết vào thứ Năm rằng ông dự kiến lãi suất chính sách của ngân hàng sẽ được cắt giảm xuống còn 2% vào mùa thu, từ mức 3% hiện tại. GBP/USD đã giảm xuống 1.2368, mức thấp nhất kể từ tháng 4. Sự sụt giảm của cặp tiền này tăng tốc sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự quanh mức 1.2475.
- Chỉ số DXY +0.72%
- EURUSD -0.91%
- GBPUSD -1.09%
- AUDUSD +0.21%
- NZDUSD +0.03%
- USDJPY +0.13%
- USDCHF +0.49%
- USDCAD +0.14%
Vàng đạt mức cao nhất trong hơn hai tuần vào thứ Năm, được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên. Giá Vàng giao ngay tăng 1.2% lên 2,654.94 USD/ounce, đạt mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 12. "Tôi không thấy có bất kỳ tin tức nào trên thị trường, nhưng các lực lượng địa chính trị (căng thẳng quốc tế cũng như bất ổn tài chính, không ít hơn trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump) đang hỗ trợ", nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX cho biết. Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Kyiv trong sáng sớm thứ Tư, gây thiệt hại ở ít nhất hai quận, trong khi quân đội Israel tấn công một vùng ngoại ô của Thành phố Gaza. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ biến động trái chiều trong ngày giao dịch đầu tiên của năm mới. Lợi suất 10y giảm hơn 1 bps xuống mức 4.561%. Lợi suất 2y tăng nhẹ lên 4.246% sau khi giảm chưa đến 1 bps. Giá dầu tăng khoảng 2% khi các nhà đầu tư quay trở lại ngày giao dịch đầu tiên của năm mới với cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu sau lời cam kết thúc đẩy tăng trưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Dầu thô WTI tăng 1.25 USD lên mức 73.06 USD/thùng.
Chứng khoán Hoa Kỳ: Amazon và Google dẫn đầu xu hướng
Thị trường chứng khoán thứ Năm ghi nhận sự sôi động đáng kể ở nhóm cổ phiếu công nghệ, với mức tăng mạnh từ những “ông lớn” như Amazon và Google. Trong khi đó, ngành sản xuất ô tô đối mặt với nhiều thách thức, nổi bật là đà lao dốc của Tesla.
- Ngành công nghệ: Động lực tăng trưởng mạnh mẽ
Nhóm cổ phiếu công nghệ đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng, nổi bật với Nvidia (NVDA) tăng 1.56% và Microsoft (MSFT) tăng 0.87%. Xu hướng tăng này cho thấy niềm tin ngày càng lớn của nhà đầu tư vào cổ phiếu công nghệ. Oracle (ORCL) cũng đóng góp vào đà tăng chung với mức tăng 1.12%, củng cố triển vọng tích cực của toàn ngành.
- Điện tử tiêu dùng và ô tô: Kết quả trái chiều
Mặc dù nhóm cổ phiếu công nghệ thăng hoa, Apple (AAPL) lại ghi nhận mức giảm 0.89%, cho thấy những thách thức tiềm ẩn hoặc khả năng nhà đầu tư chốt lời. Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Tesla (TSLA) giảm mạnh 3.64%, dấy lên lo ngại về triển vọng ngắn hạn của ngành.
- Tiêu dùng và truyền thông: Các lĩnh vực bứt phá
Amazon (AMZN) nổi bật với mức tăng 1.57%, phản ánh nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Dịch vụ truyền thông cũng ghi điểm với Google (GOOGL) và Meta (META) lần lượt tăng 0.82% và 1.22%.
- Tài chính: Ổn định và tăng trưởng
Nhóm tài chính cho thấy triển vọng ổn định, với JPMorgan Chase (JPM) tăng 0.63% và Visa (V) tăng 0.62%. Mức tăng đều đặn này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn.
Hoa Kỳ: PMI sản xuất tháng 12 giảm nhẹ so với tháng trước
Theo công bố của S&P Global:
- Chỉ số PMI sản xuất tháng 12: 49.4 (Trước đó: 49.7)
- Số liệu sơ bộ: 48.3
- Sản lượng đầu ra giảm, chạm mức thấp nhất trong vòng 18 tháng.
- Số đơn đặt hàng mới lao dốc sau khi gần như ổn định trong tháng 11.
- Số đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh hơn đơn hàng trong nước, đặc biệt là từ thị trường châu Âu và Úc.
- Dữ liệu lao động duy trì tăng trưởng khiêm tốn tháng thứ hai liên tiếp
- Chi phí đầu vào tăng cao nhất kể từ tháng 8.
Ông Chris Williamson, Kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence nhận định: "Tâm lý các nhà sản xuất Mỹ đã khởi sắc hơn trong tháng 11. Tuy nhiên, điều này chưa thể hiện qua sản lượng thực tế tại các nhà máy". Ông cũng cho biết mức độ lạc quan về triển vọng năm tới đã cải thiện lên mức cao nhất trong 2.5 năm. Điều này được thúc đẩy bởi việc giảm bớt những bất định trước thềm bầu cử, cũng như kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và chính sách bảo hộ thương mại tăng cường dưới thời chính quyền Trump vào năm 2025.
Canada: Chỉ số PMI sản xuất tháng 12 tăng trưởng vượt kỳ vọng
Theo S&P Gloabal:
Chỉ số PMI sản xuất tháng 12 của Canada: 52.2 (Dự đoán: 51.9; Trước đó: 52.0)
Sản lượng và đơn hàng mới: Ghi nhận tăng trưởng bền vững.
Một số khách hàng tại Mỹ đang tăng cường tích trữ hàng hóa trước khả năng áp thuế mới của chính quyền Trump trong năm 2025.
Các cuộc đình công tại cảng và bưu điện gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng đáng kể.
Lạm phát chi phí đầu vào tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2023.
Ngành sản xuất Canada kết thúc năm 2024 trên đà tích cực, với mức độ lạc quan của các nhà sản xuất đạt cao nhất trong 18 tháng. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn vẫn chịu áp lực bởi sự không chắc chắn về quy mô và thời điểm áp dụng các mức thuế quan mới từ Mỹ.
Số liệu giao xe quý IV của Tesla thấp hơn dự kiến
Tesla vừa công bố số liệu giao xe quý IV năm 2024, với kết quả thấp hơn kỳ vọng từ thị trường:
- Số xe giao: 495,570 (Dự đoán: 506,763 xe, Một số khảo sát sản lượng: 512K)
- Sản lượng: 459,445 xe (Dự đoán: 460,705 xe).
- Dòng xe Model 3/Y: 471,930 xe.
- Các dòng xe khác (chủ yếu là Cybertruck): 23,640 xe.
Trước khi công bố báo cáo, cổ phiếu Tesla giao dịch ở mức 409.60 USD trong phiên tiền thị trường. Ngay sau thông báo, cổ phiếu nhanh chóng giảm xuống 387 USD, phản ánh sự thất vọng của nhà đầu tư. Số liệu thấp hơn kỳ vọng này được cho là phần lớn đến từ số liệu tính riêng cho dòng xe Cybertruck.
Để tránh tình trạng sụt giảm doanh số hàng năm, Tesla cần giao ít nhất 514.925 xe trong quý IV năm 2024. Tuy nhiên, với kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng, Tesla đã không đạt được mục tiêu này, dẫn đến lần đầu tiên ghi nhận mức sụt giảm trong doanh số hàng năm. Cụ thể:
- Doanh số 2024: 1.789M xe
- Doanh số 2023: 1.810M xe
Cổ phiếu Tesla hiện đang đối mặt với áp lực giảm giá, với ngưỡng hỗ trợ quanh mức $360. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào kế hoạch của Tesla trong năm 2025, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng doanh số từ 20-30% nhờ các mẫu xe giá rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các biên lợi nhuận có thể duy trì được khi công ty chuyển trọng tâm sang phân khúc giá rẻ.
Telsa chuẩn bị công bố số liệu giao xe quý IV
Cổ phiếu Tesla đã ghi nhận mức tăng mạnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhờ sự thân thiết của Elon Musk với Tân Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, cổ phiếu TSLA đã chịu áp lực bán trong tuần qua, một phần do lo ngại về doanh số ngành ô tô. Theo dự kiến, số liệu giao xe quý IV sẽ được công bố trong ít giờ tới, với mức dự đoán trung bình của thị trường là 506.763 xe.
Nhiều nhà phân tích cho rằng kết quả thực tế có thể cao hơn kỳ vọng nhờ các ưu đãi cuối quý thường thấy của Tesla, cùng với dự báo trước đó của công ty về “mức tăng trưởng nhẹ” trong doanh số năm 2024. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, số liệu giao xe quý IV của Tesla cần đạt 515,000 xe.
Ngoài ra, một yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng lớn đến doanh số của Tesla trong năm 2025 là khả năng Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ loại bỏ khoản hỗ trợ $7,000 cho mỗi xe của Tesla. Nếu điều này xảy ra, thị trường có thể chứng kiến một đợt bùng nổ doanh số ngắn hạn trước khi chính sách bị rút lại, sau đó là sự sụt giảm mạnh. Đối trọng với khó khăn này, Elon Musk đã hứa hẹn sẽ ra mắt một mẫu xe giá rẻ hơn.
Hoa Kỳ: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tích cực hơn dự kiến
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Hoa Kỳ tuần vừa qua: 211K (Dự đoán: 222K; Trước đó: 220K)
- Trung bình 4 tuần: 223.25K (Trước đó: 226.5)
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp: 1.844M (Dự kiến: 1.890M)
- Tuần trước: 1.910M
Theo các chuyên gia, vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ đánh giá nào về nền kinh tế trong thời điểm đầu năm. Các điều chỉnh mùa vụ lớn liên quan đến kỳ nghỉ lễ có thể ảnh hưởng đáng kể đến dữ liệu.
Bản tin FX phiên Âu: Đồng USD vững vàng, HĐTL Hoa Kỳ tăng điểm
- AUD dẫn đầu, GBP lao dốc trong phiên
- Cổ phiếu châu Âu giảm; HĐTL S&P 500 tăng 0.8%
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5.6 bps xuống 4.52%
- Giá vàng tăng 0.8% lên 2,644.13 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.5% lên 72.79 USD
- Bitcoin tăng 2.1% lên 96,749 USD
Đồng USD tiếp tục kéo dài đà tăng từ cuối năm ngoái khi các đồng tiền châu Âu suy yếu trong phiên giao dịch hôm nay. Tỷ giá EUR/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11, giảm từ 1.0370 xuống còn 1.0315 trong ngày. Trong khi đó, GBP/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4, giao dịch quanh mức 1.2420.
Đợt bán tháo TPCP đã tạm dừng. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống 4.52% khi cả giá trái phiếu và cổ phiếu ghi nhận xu hướng tăng.Cùng lúc đó, diễn biến của thị trường FX vẫn giữ được động lực từ đầu năm. HĐTL S&P 500 tăng 0.8%, dẫn đầu bởi các cổ phiếu công nghệ. Trong khi đó, các chỉ số châu Âu giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu năm. Chỉ số DAX giảm 0.1%, còn CAC 40 giảm 0.7%.
Đối với các cặp tiền chính, USD/JPY dao động quanh mức 157.00. Trong khi đó, các đồng tiền AUD và NZD chỉ tăng nhẹ và không thay đổi đáng kể về xu hướng chung.
Đối với thị trường hàng hóa, giá vàng khởi đầu năm mới mạnh mẽ, tăng lên mức cao nhất trong hai tuần ở 2,644 USD. Cùng lúc đó, giá bạc phục hồi lên trên 29 USD sau khi chạm đáy 2 lần trong tháng 12 quanh mốc 28.80 USD. Với nhu cầu công nghiệp tăng cao, giá bạc được đánh giá có triển vọng tích cực trong năm 2025.
Chứng khoán toàn cầu diễn biến thận trọng trong phiên giao dịch đầu tiên của 2025
Cổ phiếu toàn cầu gặp khó khăn trong việc tạo đà tăng vào phiên giao dịch đầu tiên của năm 2025. Cùng với đó, đồng USD suy yếu do tâm lý nhà đầu tư dao động trước sự trở lại của Donald Trump tại Nhà Trắng.
Đầu năm 2025 được dự đoán là thời điểm không mấy thuận lợi đối với thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á, khi sự bất định về các chính sách mới của Tân Tổng thống Donald Trump và lập trường hawkish hơn của Fed dự kiến sẽ chi phối tâm lý thị trường trong thời gian tới.
MSCI International ACWI (MIWD00000PUS) - chỉ số đo lường biến động cổ phiếu toàn cầu - đã kết thúc năm 2024 với mức tăng trưởng ấn tượng gần 16% trong cả năm, nhưng lại ghi nhận mức giảm hơn 2% trong tháng 12 và giảm thêm 0.1% trước giờ mở cửa phiên Mỹ.
Cổ phiếu châu Âu dao động nhẹ trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2025. Cụ thể, chỉ số Eurostoxx 600 lao dốc ngay thời khắc mở cửa, sau đó phục hồi và ghi nhận mức tăng nhẹ 0.02%.
Trong khi đó, HĐTL cổ phiếu Hoa Kỳ lại cho thấy tín hiệu tích cực, với hợp đồng tương lai của S&P 500 và Nasdaq tăng khoảng 1%.
Các thị trường lớn khác hầu hết giao dịch trong biên độ hẹp, duy chỉ có CAC 40 của Pháp ghi nhận mức giảm đáng kể khoảng 0.7%.
Cổ phiếu dầu khí châu Âu được hỗ trợ bởi giá dầu thô tăng, sau khi tập đoàn khí đốt Nga Gazprom ngừng xuất khẩu khí đốt qua các đường ống chạy qua Ukraine do Kyiv từ chối gia hạn thỏa thuận quá cảnh.
Cũng tại thị trường chứng khoán châu Âu, cổ phiếu của các nhóm ngành ô tô và hàng xa xỉ chịu áp lực giảm trong phiên và chỉ số theo dõi lĩnh vực ngân hàng đã giảm tới 2.35%.
Cổ phiếu Trung Quốc kết thúc phiên với sắc đỏ bao trùm, ghi nhận mức khai niên yết nhất kể từ năm 2016. Điều này được cho là đến từ dữ liệu sản xuất gây thất vọng, khiến nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi các biện pháp hỗ trợ chính sách mới. Cụ
- Chỉ số CSI 300 giảm 2.9%.
- Chỉ số Shanghai Composite giảm 2.7%.
- Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2.2%.
Đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ giảm mạnh
Đơn đăng ký vay thế chấp MBA giảm 12.6% trong tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 12, giảm 0.7% vào tuần trước đó
- Chỉ số thị trường 174.9 so với 224.0 trước đó
- Chỉ số mua hàng 136.7 so với 157.1 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn 395.1 so với 617.5 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm 6.97% so với 6.75% trước đó
Sự gia tăng trong lãi suất trung bình của khoản vay mua nhà phổ biến nhất tại Hoa Kỳ đã khiến các đơn đăng ký giảm mạnh nhưng cũng diễn ra trong một trong những giai đoạn "yên tĩnh" nhất trong năm. Chỉ số tái cấp vốn đặc biệt chứng kiến sự sụt giảm mạnh, trở lại mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái:
Cập nhật thị trường chứng khoán phiên Âu
Thị trường châu Âu giảm nhẹ vào thứ Năm, sau khởi đầu cho năm 2025.
Chỉ số Stoxx 600 đã đảo ngược mức tăng trước đó, giảm 0.2% khi các sàn giao dịch khu vực mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ Năm mới.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu sự suy yếu, giảm 2.12%, trong khi cổ phiếu ô tô cũng giảm hơn 1.4%. Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí tăng nhẹ 1%, được dẫn dắt bởi cổ phiếu tiện ích cũng tăng 0.82%.
Cổ phiếu của BBVA của Tây Ban Nha và Banco Santander nằm trong số những cổ phiếu sụt giảm lớn nhất trong đợt bán tháo cổ phiếu ngân hàng, giảm hơn 4%. Unicredit của Ý giảm khoảng 3%.
Các sàn giao dịch chứng khoán khu vực lớn cũng ghi nhận mức giảm. Chỉ số CAC 40 giảm 1% và DAX giảm 0.12% trong khi FTSE 100 đi ngang.
Giá nhà tại Anh tăng 0.7% vào tháng 12, vì hoạt động vẫn mạnh mẽ bất thường trong tháng cuối cùng của năm. Giá nhà tăng 4.7% trong năm, đưa giá nhà tiến gần đến mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận vào mùa hè năm 2022.
Hoạt động sản xuất đã giảm vào tháng 12 trên khắp Đức và Pháp, dấu hiệu cho thấy tình hình khó khăn dai dẳng đối với hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone. Chỉ số PMI Sản xuất HCOB đạt 42.5 vào tháng 12 tại Đức, giảm so với mức 43.0 vào tháng 11. Trong khi đó, tại Pháp, PMI Sản xuất giảm xuống còn 41.9, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại Ý cũng chậm lại vào tháng 12, trong khi Tây Ban Nha ghi nhận thêm một tháng tăng trưởng khi nền kinh tế Nam Âu tiếp tục tăng tốc.
PMI Sản xuất chính thức trong tháng 12 của Anh thấp hơn dữ liệu sơ bộ
PMI Sản xuất chính thức ở mức 47.0, dữ liệu sơ bộ 47.3, trước đó 48.0.
Việc điều chỉnh giảm nhẹ đánh dấu mức thấp nhất trong 11 tháng. Điều này xảy ra khi tốc độ suy giảm sản lượng, đơn đặt hàng mới và việc làm đều cao hơn vào tháng 12. Mặc dù nền kinh tế Anh phụ thuộc nhiều hơn vào dịch vụ, nhưng đây vẫn không phải là một dấu hiệu tốt vì "sự ốm yếu" từ châu Âu bắt đầu lan sang Anh.
Dữ liệu PMI Sản xuất chính thức của Eurozone trong tháng 12 có gì đáng chú ý?
Chỉ số PMI Sản xuất chính thức ở mức 45.1, dữ liệu sơ bộ 45.2, trước đó 45.2.
Đây là một điều chỉnh giảm nhẹ với dữ liệu ở mức thấp nhất trong 3 tháng. Tuy nhiên, chỉ số đầu ra giảm xuống còn 44.3, thấp hơn mức 45.1 của tháng 11. Đây là con số thấp nhất trong 14 tháng. Nhìn chung, điều này khẳng định thêm rằng những khó khăn ở Đức và Pháp vẫn đang đè nặng lên tình trạng sản xuất trong khu vực.
Cung tiền M3 tháng 11 của Eurozone tăng vượt dự kiến
Cung tiền M3 tháng 11 của Eurozone tăng 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến tăng 3.5%, trước đó tăng 3.4%
Tăng trưởng tiền tệ nói chung khá tích cực vào tháng 11. Xem xét chi tiết, các khoản vay đã điều chỉnh cho hộ gia đình cũng tăng lên 0.9% nhưng các khoản vay đã điều chỉnh cho các công ty phi tài chính đã giảm xuống còn 1.0% trong tháng.
Giá nhà tháng 12 của Vương quốc Anh tăng vượt dự kiến
Giá nhà tháng 12 của Vương quốc Anh tăng 0.7% so với tháng trước, dự kiến tăng 0.1%, trước đó tăng 1.2%.
Đây là một kết thúc năm mạnh mẽ cho giá nhà ở Anh, với mức tăng cho năm 2024 được dự kiến ở mức 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình của một ngôi nhà ở Anh hiện được ước tính ở mức 269,426 GBP.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.6% trước giờ mở cửa phiên giao dịch
- HĐTL DAX tăng 0.5%
- HĐTL FTSE tăng 0.1%
Điều này phản ánh tâm trạng đối với HĐTL của Hoa Kỳ khi cổ phiếu có vẻ khởi đầu năm mới lạc quan hơn. HĐTL S&P 500 tăng 0.6% với HĐTL Nasdaq tăng 0.8% và HĐTL Dow tăng 0.5% trong ngày. Tuy nhiên, vẫn còn sớm khi phiên giao dịch trên Phố Wall vẫn chưa mở cửa và thị trường đang trong giai đoạn thoát ra khỏi "bóng ma" chậm chạp của cổ phiếu hậu Giáng Sinh.
Phiên giao dịch châu Âu có gì đáng chú ý?
Một khởi đầu chậm rãi và ổn định cho năm mới, với DXY giảm nhẹ trong ngày. Hôm nay là ngày lễ ở một số nơi trên thế giới nhưng thị trường Hoa Kỳ vẫn mở cửa nên một số bản dữ liệu sẽ được phát hành. Hiện tại, nhóm tiền tệ chính không có nhiều biến động. Biến động thị trường FX trước thềm phiên giao dịch tại châu Âu:
Trên thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai cổ phiếu cho thấy sự tích cực với HĐTL S&P 500 tăng 0.5%. Cổ phiếu công nghệ vẫn "rục rịch" bứt phá, sau khi cho thấy hiệu suất nổi bật vào năm ngoái.
Phiên giao dịch sắp tới chứng khiến nhiều dữ liệu được phát hành, điểm nhấn sẽ là số liệu PMI Sản xuất chính thức cho tháng 12 tại Eurozone. Dữ liệu PMI chính thức sẽ không có nhiều tác động đến thị trường.
Dữ liệu về Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ là trọng tâm trong phiên giao dịch Hoa Kỳ. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ chỉ có vào ngày 10 tháng 1, vì vậy, thị trường vẫn cần phải chờ đợi để có thêm nhiều dữ liệu định hướng cho năm mới. Các dữ liệu cần chú ý trong phiên giao dịch:
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Giá nhà toàn quốc tháng 12 của Anh
- 15:15 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất tháng 12 của Tây Ban Nha
- 15:45 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất tháng 12 của Ý
- 15:50 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất chính thức của Pháp tháng 12
- 15:55 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất chính thức của Đức tháng 12
- 16:00 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất chính thức của Eurozone tháng 12
- 16:00 theo giờ Việt Nam - Cung tiền M3 tháng 11 của Eurozone
- 16:30 theo giờ Việt Nam - PMI Sản xuất chính thức của Anh tháng 12
Giá vàng tiếp tục giao dịch ở trên mức 2,630 USD/oz
Giá vàng tăng gần 0.4% trong ngày hôm nay, được hỗ trợ từ một cuộc khảo sát cho thấy các ngân hàng trung ương sẽ mua nhiều hơn trong năm tới.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Đầu tiên là quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0400. Quyền chọn này giúp kiềm chế biến động giá. Điều này được củng cố bởi sự hội tụ của các đường trung bình động (MA) 100 giờ và 200 giờ tại vùng 1.0400-05, tạo thêm một lớp hỗ trợ kỹ thuật.
Bên cạnh đó, cũng có một quyền chọn GBP/USD ở mức 1.2500. Với quyền chọn đáo hạn trong ngày, giá GBP/USD có khả năng duy trì ổn định quanh mốc này trong ngắn hạn.
Cập nhật thị trường phiên Á: Cổ phiếu Trung Quốc ảm đạm
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào phiên giao dịch hôm nay. Dữ liệu duy nhất đáng chú ý hôm nay là từ Trung Quốc, PMI sản xuất Caixin tháng 12 năm 2024 không đạt ước tính và giảm so với tháng 11:
- Cung và cầu yếu hơn, sản lượng và đơn đặt hàng mới ở mức thấp nhất trong ba tháng.
- Đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm
- Xuất khẩu hàng tiêu dùng có tăng trưởng
- Chi phí đầu vào tăng
- Giá đầu ra giảm
Mối lo ngại về khả năng tăng thuế quan của Hoa Kỳ và những thách thức kinh tế toàn cầu đang hiện hữu ở phía trước.
Cổ phiếu Trung Quốc giảm do dữ liệu sản xuất yếu hơn dự báo
Chỉ số Shanghai Composite giảm 1% xuống khoảng 3,320 và Shenzhen Component giảm 1.3% xuống 10,280.
Điều này là do chỉ số PMI sản xuất của Caixin Trung Quốc tháng 12 thấp hơn kỳ vọng.
NZD/USD tăng vào đầu năm mới
NZD/USD tăng lên khoảng 0.562 vào phiên giao dịch châu Á khi các nhà đầu tư quay trở lại sau kỳ nghỉ năm mới.
Các nhà giao dịch đang chú ý đến sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của New Zealand, sau lời cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ ba tuần trước về việc thực hiện thêm nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, dữ liệu sáng nay cho thấy PMI sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy giảm.
Chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong giảm mạnh khi bắt đầu năm 2025
- Shanghai Composite giảm 1%
- Hang Seng của Hong Kong giảm hơn 2%.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ trong hôm nay và ngày mai, nếu xu hướng toàn cầu tiếp tục giảm, dự báo sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến thị trường chứng khoán Nhật Bản vào thứ Hai tới.
Tại sao Trung Quốc có hai chỉ số PMI và cả hai đều quan trọng?
- PMI NBS: Tập trung vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước và nhiều ngành công nghiệp (sản xuất, xây dựng, dịch vụ). Thể hiện điều kiện của các ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách và đầu tư công. PMI Caixin phản ánh bức tranh kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và tiền tệ.
- PMI Caixin: Tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thuộc khu vực tư nhân, nhạy cảm hơn với biến động thị trường và ít bị ảnh hưởng bởi nhà nước. PMI Caixin đánh giá sức khỏe của khu vực tư nhân và các ngành định hướng thị trường, nhạy cảm với điều kiện kinh tế toàn cầu.
Trong 6 tháng qua, ngành sản xuất của Trung Quốc có diễn biến khá khác biệt trong từng khu vực, thể hiện qua hai chỉ số PMI:
-
PMI Caixin (doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa):
- Tháng 7/2024: Giảm xuống 49.8, cho thấy sản xuất thu hẹp sau 9 tháng tăng trưởng.
- Tháng 8/2024: Tăng lên 50.4, đánh dấu sự phục hồi và quay lại mức tăng trưởng
- Tháng 9/2024: Giảm còn 49.3, thấp nhất kể từ tháng 7/2023, phản ánh số đơn hàng mới suy giảm.
- Tháng 10/2024: Tăng lên 50.3 nhờ sản xuất và đơn hàng mới cải thiện.
- Tháng 11/2024: Tiếp tục tăng lên 51.5, tăng nhanh nhất từ tháng 6 nhờ đơn hàng xuất khẩu và sản lượng tăng mạnh.
-
PMI chính thức (NBS - doanh nghiệp lớn và nhà nước):
- Tháng 7/2024: Giảm nhẹ xuống 49.4, cho thấy ngành sản xuất vẫn ổn định.
- Tháng 8/2024: Tăng lên 49.8
- Tháng 9/2024: Tăng lên 49.8, cao nhất trong 5 tháng.
- Tháng 10/2024: Lần đầu tiên vượt ngưỡng 50.0 kể từ tháng 5, đạt 50.1, báo hiệu mở rộng sản xuất.
- Tháng 11/2024: Tiếp tục tăng lên 50.3, phù hợp dự báo và đạt cao nhất từ tháng 4.
- Tháng 12/2024: Giảm nhẹ xuống 50.1, cho thấy tăng trưởng yếu đi.
- Xu hướng chung: Cả hai chỉ số đều di chuyển cùng chiều, phản ánh xu hướng tương tự của ngành sản xuất.
- Biến động: Chỉ số Caixin thường dao động mạnh hơn do tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa. Trong khi đó, chỉ số NBS ổn định hơn vì bao quát cả doanh nghiệp lớn và nhà nước.
- Tín hiệu tăng trưởng: Cả hai chỉ số cho thấy sự thu hẹp sản xuất vào giữa năm nhưng cùng quay lại mở rộng vào tháng 10, với PMI Caixin phục hồi nhanh hơn.
Chỉ số PMI sản xuất của Caixin Trung Quốc tháng 12 thấp hơn kỳ vọng
- PMI sản xuất của Caixin: 50.5 (Dự báo 51.7, Trước đó: 51.5)
- PMI sản xuất của NBS: 50.1 (Dự báo 50.3, Trước đó: 50.3)
- Lĩnh vực sản xuất tiếp tục mở rộng tháng thứ ba liên tiếp, với PMI đạt 50.5. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại, thấp hơn mức 51.5 của tháng 11.
- Số đơn hàng mới tăng tháng thứ 3 liên tiếp nhờ nhu cầu trong nước, nhưng đơn hàng xuất khẩu giảm sau khi tăng mạnh vào tháng 11.
- Việc làm giảm tháng thứ 4 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm chậm hơn.
- Hàng tồn kho sau sản xuất tăng tháng thứ 7 liên tiếp, nhưng tốc độ tăng chậm hơn vì sản xuất giảm tốc.
- Giá bán: Giảm lần đầu tiên kể từ tháng 9 do các nhà sản xuất chịu áp lực tăng chi phí để hỗ trợ doanh số.
- Giá nguyên liệu: Tiếp tục tăng, nhưng giá xuất khẩu giảm.
- Niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9, do lo ngại về căng thẳng thương mại và triển vọng tăng trưởng trong năm 2025.
- Bức tranh chung cho thấy tăng trưởng ngành sản xuất của Trung Quốc vẫn duy trì, nhưng có dấu hiệu chững lại do áp lực từ nhu cầu bên ngoài và chi phí tăng cao.
Tỷ giá tham chiếu USD/ CNY hôm nay: 7.1879
- Dự kiến: 7.2916
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2994
- PBOC bơm thêm 25 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 nagfy với lãi suất không đổi ở mức 1.5%.
- Vào thứ Tư, 192 tỷ nhân dân tệ đã đáo hạn
- Hôm nay, 106 tỷ nhân dân tệ tiếp tục đáo hạn
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên sáng nay tại châu Á
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên sáng nay tại châu Á và được dự báo sẽ duy trì ổn định trong năm 2025. Theo báo cáo từ Axis Securities, mặc dù có thể gặp khó khăn từ chính sách hawkish của Fed và các chính sách của Trump, vàng vẫn là tài sản được ưa chuộng để đa dạng hóa danh mục đầu tư, mang lại sự ổn định trong bối cảnh thị trường biến động.
Hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu và hỗ trợ giá vàng trong suốt năm 2025. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị gia tăng làm tăng nhu cầu đối với vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Axis Securities dự báo rằng vàng có thể chứng kiến đợt tăng giá trong nửa cuối năm 2025, được thúc đẩy bởi hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, rủi ro địa chính trị và nhu cầu phòng ngừa lạm phát. Hiện tại, giá vàng giao ngay đã tăng 0.32%, đạt mức 2,631.75 USD/oz.