Chỉ số PPI tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Năm, Mỹ ghi nhận chỉ số PPI tăng 0.8% so với kỳ vọng là 0.5%.Theo năm, chỉ số này tăng lên 6.6% YoY so với dự báo ban đầu 6.2% YoY.
Bán lẻ tại Mỹ giảm sâu hơn dự báo
Chỉ số bán lẻ tại Mỹ trong tháng Năm đã ghi nhận giảm 1.3%, so với dự báo là giảm 0.7%
DXY lên đỉnh 4 tuần, đợi cuộc họp FOMC
Chỉ số DXY đã vượt mức 90.6 điểm, mức cao nhất trong 4 tuần trở lại đây khi đồng đô la có dấu hiệu phục hồi sức mạnh. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo cho đồng đô la sẽ là cuộc họp tiếp theo của FOMC, với kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục mềm mỏng đến khi nền kinh tế đã hồi phục hoàn toàn.
ING: Một RBNZ hawkish sẽ tiếp đà cho NZDUSD lên 0.76
Các nhà kinh tế tại ING kỳ vọng RBNZ sẽ bàn về thắt chặt nới lỏng định lượng sau khi đưa ra tín hiệu tăng lãi suất nửa sau năm 2022. Ngoài ra, thị trường nhà nội địa vẫn chưa hạ nhiệt, khi nỗ lực của chính phủ vẫn chưa đủ sẽ tạo động lực cho kỳ vọng về một RBNZ hawkish và hỗ trợ đà tăng của NZD. ING kỳ vọng NZDUSD sẽ chạm mức 0.76 vào quý IV năm nay.
Hiện tại NZDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7124.
AUDUSD tụt xuống dưới 0.7700, đợi tin từ Mỹ
Cặp tiền đang gặp áp lực bán trong phiên thứ 2 của tuần này, và hiện tại đã ghi nhận giảm 0.27%, trước việc đồng bạc xanh đang mạnh lên khi chỉ số DXY đã vượt lại 90.60 điểm. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo cho cặp tiền này sẽ là Mỹ công bố dữ liệu bán lẻ, PPI và sản lượng công nghiệp.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7689.
Dầu chuẩn bị cho một mùa hè sôi động
Theo Citi, nhu cầu xăng và nhiên liệu máy bay mùa hè này có thể đẩy tiêu thụ dầu lên tới 100 triệu thùng/ngày. Đợt tăng này sẽ chủ yếu nằm ở các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Cầu tăng và nguồn cung hạn chế từ OPEC+ sẽ giữ giá dầu trên mức $70/thùng.
Đồ thị đáng chú ý: Bong bóng nhà ở toàn cầu ở mức báo động
Tại các quốc gia OECD, tỷ lệ giá nhà đang cao hơn nhiều so với thời kỳ tiền khủng hoảng kinh tế năm 2008. Một loạt nguyên nhân dẫn đến việc này bao gồm lãi suất thấp kỷ lục, kích thích kinh tế, tiết kiệm giai đoạn phong tỏa và số lượng nhà hạn chế. New Zealand, Canada và Thụy Điển là các nước có nguy cơ vỡ bong bóng nhất, còn Mỹ đang xếp vị trí thứ 7.
EU và Mỹ chấm dứt tranh chấp về sản xuất máy bay
EU và Mỹ đã giải quyết được tranh chấp kéo dài 17 năm liên quan đến việc sản xuất máy bay, theo lãnh đạo Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Theo bà, "cuộc họp là một bước đột phá trong máy bay. Việc này đã mở ra một chương mới trong mối quan hệ của chúng ta khi đi từ đối đầu sang hợp tác - sau hơn 17 năm tranh chấp."
Chỉ số Stoxx 600 giữ nguyên mức tăng 0.35% trong này sau tin này.
Dầu thô đi quanh mức $71 sau khi Glencore nói rằng đã ảnh hưởng từ Iran đã được tính vào
Dầu thô WTI tăng nhẹ lên mức $71.31 (+0.2%), sau khi Glencore, một công ty chuyên về giao dịch hàng hóa, nói rằng ảnh hưởng nguồn cung dầu từ Iran đã được tính vào trong thị trường. Ngoài ra, Glencore cũng cho biết hãy kỳ vọng OPEC+ tăng sản lượng lên 40 triệu thùng/ngày, và công ty quan sát thấy nhiều biến động thị trường, chứ không phải một siêu chu kỳ, do nhu cầu tăng và các quy định được thắt chặt.
Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UOB kỳ vọng Fed sẽ không thay đổi lập trường chính sách trong cuộc họp FOMC sắp tới
Lee Sue Ann - Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UOB, nhận thấy nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên lập trường chính sách tại cuộc họp sắp tới.
Những trích dẫn chính
- “Cuộc họp này sẽ đi kèm với một cuộc họp báo và quan trọng là một Bản tóm tắt cập nhật về các Dự báo Kinh tế.”
- “Khả năng cao Fed vẫn sẽ giữ nguyên lập trường trong năm 2021, và cuộc thảo luận về việc cắt giảm quy mô kích thích sẽ chỉ bắt đầu vào cuối năm 2021/đầu năm 2022 trừ khi Fed đột ngột thay đổi giọng điệu của mình.”
- "Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm rằng Fed sẽ giữ lãi suất chính sách ở mức 0.0-0.25% như hiện tại ít nhất cho đến năm 2023."
Có gì mới trong dữ liệu cán cân thương mại tháng 4 của khu vực đồng tiền chung Châu Âu?
Cán cân thương mại tháng 4 của khu vực Eurozone đạt 9.4 tỷ Eur so với 15.0 tỷ Eur dự kiến. Cán cân thương mại không điều chỉnh theo mùa đạt của khu vực Euro đạt 10.9 tỷ EUR mặc dù số liệu hàng tháng (điều chỉnh theo mùa) cho thấy xuất khẩu giảm 2.3% trong khi nhập khẩu tăng 2.4% trong tháng 4.
Dữ liệu trên cho thấy, so với kết quả năm ngoái, các điều kiện thương mại tổng thể đã được cải thiện hơn nhiêu, tuy nhiên, nó vẫn sẽ mất thời gian để nền kinh tế phục hồi trở lại mức trước đại dịch.
Các chiến lược gia ngoại hối tại UOB Group có bình luận gì về triển vọng USD/CNH?
Theo các nhà chiến lược ngoại hối tại UOB Group, đà tăng của USD/CNH có thể khiến cặp tỷ giá chạm 6.4400 trong những tuần tới.
Trước mắt, lực tăng của dollar đã suy yếu nhẹ và nó khó có thể tăng thêm trong ngày, do đó, USD có nhiều khả năng tích luỹ và cặp tỷ giá giao dịch trong khoảng từ 6.4000 đến 6.4200. Trong 1-3 tuần với, động lực tăng giá ngắn hạn đang bắt đầu cải thiện, tuy nhiên, USD/CNH phải đóng cửa trên ngưỡng kháng cự mạnh tại 6.4105 trước khi có thể mong đợi một đà tăng bền vững ”. Cặp tỷ giá đã tăng lên 6.4197 trước khi quay đầu đóng cửa ở 6.4060. Tuy nhiên, động lực tăng gía vẫn cong nguyên miễn là USD/CNH không giảm xuống dưới 6.3900 (mức 'hỗ trợ mạnh' ngày hôm qua).
Nhà hoạch định chính sách ngân hàng ECB: Thị trường vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu áp lực lạm phát trên diện rộng
Một vài nhận định của nhà hoạch định chính sách ngân hàng ECB - Olli Rehn
- Chương trình PEPP sẽ được tiến hành một cách linh hoạt để giúp chống lại các tác động của đại dịch để lại.
- Các điều kiện tài chính phù hợp là chìa khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế khu vực đồng Euro
- Lạm phát gia tăng gần đây là do các yếu tố duy nhất và tạm thời
- Hiện tại, thị trường vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của áp lực lạm phát trên diện rộng
Có vẻ như, các nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng trấn an thị trường về rủi ro lạm phát. Tuy nhiên, một khi các dữ liệu liên tục tăng cao và thể hiện rủi ro này, NHTW không thể cứ mãi phủ nhận!
Thụy Sĩ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế nhờ các lệnh nới lỏng hạn chế trong đại dịch
Văn phòng chính phủ Thụy Sĩ (SECO) đã nâng cao dự báo tăng trưởng của đất nước trong năm nay, nhờ những lệnh nới lỏng hạn chế đã làm tăng niềm tin vào sự phục hồi.
Tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức hiện được kỳ vọng đạt 3.6% (dự báo trước đó là 3.0%).
Tăng trưởng GDP năm 2022 ở được kỳ vọng đạt 3.3% (dự báo trước đó là 3.3%).
Dự báo CPI năm 2021 được giữ nguyên ở mức 0.4% (dự báo trước đó là 0.4%).
Dự báo CPI năm 2022 tăng nhẹ ở mức 0.5% (dự báo trước đó là 0.4%).
Nhóm chuyên gia dự kiến GDP của Thụy Sĩ sẽ tăng trưởng đáng kể trong quý 2 năm nay.
Phản ứng thị trường
Đồng Franc Thụy Sĩ đã tăng nhờ việc điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng, đẩy USD/CHF xuống mức thấp hàng ngày 0.8979, sau khi giảm 0.19% trong ngày.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa trong sắc xanh
- Chỉ số Eurostoxx tăng 0.4%
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0.7%
- Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.4%
- Chỉ số FTSE của Anh tăng 0.3%
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha tăng 0.4%
Thị trường châu Âu vẫn nối tiếp đà tăng của ngày hôm qua trong bối cảnh rủi ro tăng cao trước cuộc họp của Fed vào ngày mai. Thỏa thuận giữa EU và Mỹ về câu chuyện Boeing-Airbus cũng là một chất xúc tác tích cực cho tâm lý rủi ro nói chung.
Hợp đồng tương lai chỉ số của Mỹ cũng đang giữ ở mức cao hơn, với chỉ số S&P 500 0.2%.
Các nhà kinh tế học tại Ngân hàng Rabobank có bình luận gì về triển vọng dollar Mỹ trước phiên họp FOMC của Fed?
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Rabobank dự đoán rằng USD có khả năng tăng lên trước thềm cuộc họp FOMC ngày 16/6. Cụ thể, lạm phát giảm là một yếu tố hỗ trợ đồng USD do nó sẽ thúc đẩy lợi suất thực của TPCP Mỹ. Mặt khác, lạm phát CPI của Mỹ tăng cao sẽ trở thành cơ sở cho quan điểm rằng Fed sẽ cắt giảm từ từ các kích thích. Điều này cũng là một tác động tích cực đến đồng Dollar ”. Mặc dù USD có một số nhịp giảm nhưng các nhà kinh tế học tin rằng nó chỉ diễn ra trong ngắn hạn và EUR/USD được kỳ vọng sẽ kiểm tra mức 1.2 trong mùa hè này do các đồn đoán xung quanh việc Fed taper bắt đầu trở nên nghiêm túc hơn.
Thị trường việc làm Vương quốc Anh đang dần hồi phục mạnh mẽ hậu đại dịch
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Vương quốc Anh đã giảm 92.6 nghìn so với mức 15.1 nghìn trước đó.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của ILO là 4.7% so với 4.8% trước đó, nhưng đã đạt đúng như dự kiến.
Thu nhập hàng tuần trung bình tháng 4 tăng 5.6% so với mức tăng 4.9% dự kiến và 4.0% trước đó.
Số lượng nhân viên được trả lương tại Anh đã tăng trong tháng thứ sáu liên tiếp, với mức 197,000 người trong tháng 5 lên tổng số 28.5 triệu người. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn 553,000 so với mức trước đại dịch.
Tổng số giờ làm việc đã gia tăng khi các hạn chế được nới lỏng nhưng vẫn dưới mức trước đại dịch mặc dù tỷ lệ dự phòng đã giảm xuống so với trước khi vi-rút bùng phát. Về tiền lương, ONS lưu ý rằng: Mức tăng trưởng lương trung bình hàng năm của nhân viên tiếp tục tăng, tuy nhiên điều này được thúc đẩy bởi tác động tổng hợp của việc giảm số lượng việc làm và tỷ lệ nhân công thu nhập thấp giảm.
Nhìn chung, số liệu việc làm này khá tích cực và nó cho thấy tiến trình hồi phục của vương quốc Anh hậu đại dịch.
Cập nhật thị trường FX phiên Á ngày 15/06: USD và lợi suất UST đều điều chỉnh giảm
Đồng bảng Anh giữ vững trên mức 1.41 USD trước thời điểm công bố dữ liệu việc làm của Vương quốc Anh, dự kiến sẽ cho thấy sức mạnh của nền kinh tế trong nước.
AUD/USD giảm xuống sau biên bản cuộc họp RBA thể hiện quan điểm khá dovish nhưng cặp tiền đã tìm thấy hỗ trợ xung quanh mức 0.77 khi các nhà đầu tư quyền chọn bảo vệ các vị thế sắp đáo hạn trị giá 491 triệu đô la Úc tại mức giá đó trong hôm nay. USD/JPY ổn định trên 110.00, trong khi EUR/USD ít thay đổi, dao động gần đường MA 50 ngày.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ ổn định ở mức 0.16% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 1 bps xuống 1.48%.
Các quỹ đầu cơ dự kiến sẽ nắm giữ 7% tài sản bằng tiền điện tử trong vòng 5 năm
Một cuộc khảo sát mới cho thấy các quỹ đầu cơ có kế hoạch tăng đáng kể mức độ tiếp xúc của họ với tiền điện tử vào năm 2026, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lớn đối với các tài sản kỹ thuật số sau nhịp giảm giá lớn gần đây.
Một cuộc khảo sát với 100 giám đốc tài chính của quỹ đầu cơ trên toàn cầu, được thực hiện bởi quản trị viên quỹ Intertrust, cho thấy rằng các giám đốc điều hành dự kiến sẽ nắm giữ trung bình 7.2% tài sản của họ bằng tiền điện tử trong thời gian 5 năm.
EU dự kiến sẽ dỡ bỏ các giới hạn đi lại đối với du khách Hoa Kỳ trong tuần này
EU đề xuất đưa Mỹ vào danh sách trắng các quốc gia được phép đi du lịch không thiết yếu đến châu Âu
Đề xuất cũng được cho là còn có sự tham gia của các quốc gia khác như Albania, Hong Kong, Lebanon, Macau, Macedonia, Saudi Arabia, Serbia và Đài Loan.
Các quốc gia thành viên EU được cho là sẽ có ít nhất đến 5 giờ chiều ngày mai để đưa ra bất kỳ phản đối nào, nếu không khối sẽ thông qua các nước này vào danh sách trắng trong thứ Tư.
Trung Quốc cảnh báo NATO sẽ không "nhượng bộ" nếu bị khối này thách thức
Trung Quốc cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương rằng họ sẽ không "nhượng bộ" khi đối mặt với bất kỳ thách thức nào, cho thấy khả năng căng thẳng leo thang trong khi Mỹ cố gắng thuyết phục các đồng minh của mình có cách tiếp cận cứng rắn hơn với quốc gia châu Á.
Bắc Kinh không đặt ra "thách thức hệ thống" đối với bất kỳ quốc gia nào, theo một tuyên bố được đăng hôm thứ Ba trên trang web của họ tại, nói thêm rằng NATO không nên phóng đại sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tuyên bố cũng thúc giục NATO thúc đẩy đối thoại và hợp tác, đồng thời cho biết khối này cần nỗ lực để bảo vệ sự ổn định quốc tế và khu vực.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ do USS Ronald Reagan dẫn đầu tiến vào Biển Đông
Đây sẽ là một hoạt động thực thi quyền tự do hàng hải nhưng có khả năng sẽ bị Trung Quốc quở trách.
Nhà cựu hoạch định chính sách BOJ cho biết NHTW có khả năng mở rộng chương trình cứu trợ tại cuộc họp tuần này
Nhận xét từ cựu thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Sakurai:
- Có khả năng sẽ quyết định về việc kéo dài thời gian đáo hạn vào tháng 9 cho chương trình cứu trợ đại dịch trong tuần này
- Có khả năng sẽ duy trì YCC ít nhất cho đến khi nhiệm kỳ của thống đốc Kuroda kết thúc vào tháng 4 năm 2023
- Quá sớm để BOJ xem xét các bước tiếp theo để hồi sinh thị trường JGB
- BOJ cuối cùng phải suy nghĩ các cách để dỡ bỏ lượng ETF nắm giữ khổng lồ của mình
Cuộc đàm phán gói cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục trong tuần này
Thượng nghị sĩ Manchin đã xác nhận, lưỡng đảng sẽ đàm phán trong tuần này và mong muốn đạt được thỏa thuận ngay trong cuối tuần.
Biên bản cuộc họp của RBA cho thấy một sắc màu dovish, lạm phát khó đạt mục tiêu
Đối với chính sách tiền tệ, RBA cho biết:
- Còn quá sớm để thắt chặt chính sách, chính sách cần được duy trì nới lỏng cho đến khi đạt được trạng thái toàn dụng lao động.
- Mục tiêu thị trường lao động chặt chẽ, lạm phát sẽ đạt mục tiêu sớm nhất vào năm 2024.
- Cân nhắc mua trái phiếu thường xuyên hơn.
Đối với lạm phát:
- Tỷ lệ tăng trưởng tiền lương cần phải hơn 3% để lạm phát đạt mục tiêu, trong khi nhiều doanh nghiệp không tăng lương mà có những chính sách khác để ưu đãi người lao động.
Đối với AUD:
- Bất chấp giá hàng hóa biến động mạnh, AUD lại duy trì trong biên độ hẹp.
- Chính sách tiền tệ đang ủng hộ AUD yếu hơn.
Biên bản cuộc họp dovish đã đẩy AUD/USD xuống 0.7690.
Mỹ và Canada sẽ thảo luận mở cửa biên giới trong hôm nay
Hai quốc gia sẽ thảo luận về việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại do đại dịch trong ngày hôm nay, dự báo sẽ chưa có những động thái ngay lập tức.
BNZ dự báo NZD/USD sẽ tăng lên 0.7420
Ngân hàng BNZ cho rằng giá trị hợp lý của RBNZ sẽ là 0.7420, cao hơn so với mức hiện tại, với những luận điểm dưới đây:
- Chỉ số ưa thích rủi ro của chúng tôi đã tăng lên 72% vào thứ Sáu, mức cao nhất kể từ trước đại dịch COVID-19, trong khi chỉ số VIX tiếp tục có xu hướng giảm và phần bù rủi ro tín dụng tiếp tục giảm.
- Giá hàng hóa tiếp tục có xu hướng tăng (phản ánh triển vọng tích cực của nền kinh tế toàn cầu và bối cảnh lạm phát)
- Dữ liệu kinh tế nội địa của New Zealand cho thấy mức tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
- RBNZ gần đây đã báo hiệu chính sách thắt chặt từ giữa năm sau
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14/06: Chứng khoán Mỹ vươn lên đỉnh lịch sử, thị trường chờ đợi FOMC
Thị trường trải qua một phiên giao dịch đầu tuần không có nhiều tin tức cũng như các kỳ nghỉ lễ tại một số nước châu Á đã làm giảm sự biến động trên thị trường. Chỉ số S&P 500 tăng 0.18% lên mức cao kỷ lục mới tại 4,255 điểm khi các cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường. Nasdaq tăng 0.74% còn Dow Jones giảm 0.25%.
Trong khi đó thị trường tiền tệ không có quá nhiều biến động, các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp FOMC. Trong khi lợi suất 10 năm tại Mỹ tăng mạnh lên 1.50% thì chỉ số DXY đi ngang ở mức 90.50. USD/JPY nhạy cảm với lợi suất, tăng 0.37% và vượt lên trên 110. Các đồng tiền khác biến động với biên độ không quá 0.10%. EUR/USD đóng cửa ở mức 1.2119 còn GBP/USD đi ngang xung quanh 1.4104.
Lợi suất tăng đã khiến giá vàng giảm mạnh xuống $1,845/oz, thấp nhất trong gần 1 tháng trước khi đóng cửa ở $1,866/oz. Dầu đi ngang ở mức $70.88/thùng.
Bitcoin lần đầu tiên sau 2 tuần phục hồi lên trên $40,000.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa trong sắc xanh
Ngoại trừ DAX, hầu như tất cả các chỉ số lớn tại châu Âu đều khởi sắc:
- Chỉ số CAC tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.3%
- Chỉ số Ibex tăng 0.9%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.2%
- Chỉ số DAX đi ngang
Kỳ vọng lạm phát tại Mỹ cao kỷ lục
Kỳ vọng lạm phát trung bình năm tại Mỹ tăng tháng thứ 7 liên tiếp và tăng lên mức kỷ lục 4% vào tháng Năm năm nay. Kỳ vọng giá nhà, giá cho thuê nhà, thu nhập và tiêu thụ cũng đa được ghi nhận tăng.
Commerzbank kỳ vọng vàng tăng lên $2,000 vào cuối năm
Ngân hàng này kỳ vọng lo ngại lạm phát sẽ giúp cho giá vàng đạt $2,000 đến cuối năm. Ngoài ra, Commerzbank cũng dự báo bạc vượt $30/oz, còn Palladium vượt $2,800/oz.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức $1866/oz.
USDCAD tụt xuống dưới 1.2150
Sau khi lập đỉnh ngày tại 1.2171, cặp tiền này suy yếu mạnh trong phiên Mỹ, và đã tụt xuống dưới 1.2150. CAD, một đồng tiền nhạy cảm với giá cả hàng hóa, đang hưởng lợi từ việc dầu thô WTI tăng 1.1% trong ngày lên hơn $71/thùng.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2130.
Điểm tin COVID-19: Sắp có vắc xin mới?
Gần đây, 90% người tiêm thử vắc xin Novavax ghi nhận khả năng kháng virus mạnh, kể cả với các biến thể mới. Novavax sẽ yêu cầu cấp quyền sử dụng tại Mỹ và châu Âu trong quý III. Tại Mỹ, con số tử vong đang tiến sát 600,000.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiều khả năng sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm 4 tuần do số ca nhiễm chủng mới tăng đột biến. Người mắc chủng này tiến triển bệnh nhanh gấp đôi so với chủng cũ.
G7 ủng hộ Nhật Bản tổ chức Olympic như là một biểu tượng cho sự thống nhất toàn cầu trong cuộc chiến chống Covid, tuy nhiên không đạt được thỏa thuận hỗ trợ 1 tỷ liều vắc xin cho các nước đang phát triển.
Anh và EU sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề Brexit trong tuần này
Bộ trưởng Brexit Anh David Frost và phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Maroš Šefčovič sẽ tiếp tục đối thoại trong tuần này để tiếp tục giải quyết vấn đề về Bắc Ireland. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng lớn tới GBP và EUR.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 14/6: Chứng khoán khởi đầu kém thuận lợi
Hai trên ba chỉ số lớn tại Mỹ đều mở cửa trong sắc đỏ: Chỉ số S&P 500 đã mất 6 điểm (-0.14%) và chỉ số Dow Jones mất 103 điểm (-0.3%). Duy nhất chỉ có chỉ số Nasdaq tăng 24 điểm (0.17%) Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Fed trong vài ngày tới.
Vàng tiếp tục chuỗi ngày giảm của mình khi trước phiên Mỹ đã giảm xuống dưới $1,850/oz, tuy nhiên đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Trái ngược với vàng, dầu thô tiếp tục chuỗi ngày thăng hoa, khi đã ghi nhận tăng 1.3% trong ngày.
Tiêu điểm ngày hôm nay thuộc về Bitcoin, khi tỷ phú Elon Musk sẽ chấp nhận thanh toán với đồng tiền ảo này trở lại nếu việc khai thác trở nên xanh hơn. Đồng tiền này đã vượt lại $40,000 sau nửa tháng.
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY không thay đổi nhiều ở mức 90.45
- EUR tăng 0.12% lên mức 1.2122
- GBP không thay đổi nhiều ở mức 1.4118
- JPY giảm 0.2% còn 109.88 Yên/USD
- CAD tăng 0.18% lên 1.2133 CAD/USD
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giảm 0.7% xuống $1863/oz
- Dầu thô WTI tăng 1.3% lên $71.66/thùng
Trên thị trường trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhẹ lên 1.47%
Trên thị trường tiền ảo:
- Bitcoin lần đầu tiên lấy lại mức $40,000 sau 2 tuần hiện đang giao dịch quanh mức $40,623
Bitcoin lần đầu vượt $40,000 sau hơn 2 tuần
Nhờ vào việc tỷ phú Elon Musk nói rằng Tesla sẽ chấp nhận lại thanh toán bằng Bitcoin nếu việc khai thác đồng tiền ảo này thân thiện hơn với môi trường, Bitcoin đã tăng trở lại và lần đầu tiên sau hơn 2 tuàn quay lại mốc $40,000.
USDJPY hướng lại tới 110
Cặp tiền này đã ghi nhận tăng 2 phiên liên tiếp. Kỳ vọng về việc Fed sẽ bớt "dovish" đã củng cố sức mạnh cho đồng bạc xanh. Tuy nhiên, việc lợi suất trái phiếu giảm có thể cản trở USDJPY tiếp tục tăng trong ngày.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 109.78.
Nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones bình luận như thế nào về lạm phát ở thời điểm hiện tại?
- Nền kinh tế chính thống đang bị đảo lộn
- Tôi đang sở hữu nhiều công cụ phòng ngừa lạm phát nhất có thể
- Chứng khoán sẽ chìm trong sắc xanh nếu Fed không có động thái mới trong tuần này
- Tôi thích bitcoin nhưng thị trường hơi điên cuồng
- Tôi nắm giữ 5% bitcoin, 5% tiền mặt và 5% hàng hóa.
Bản tin COVID-19: Anh có thể sẽ gia hạn các quy định hạn chế khi biến thể virus lan rộng!
- Vaccine Novavax cho hiệu quả tổng thể là 90% và hiệu quả tới 100% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng vừa và nặng. Vaccine này có hiệu quả 93% đối với các biến thể đáng lo ngại.
- Apple có kế hoạch bỏ yêu cầu đeo khẩu trang đối với khách hàng đã tiêm phòng tại nhiều cửa hàng ở Mỹ từ tuần tới.
- Một thẩm phán liên bang đã đưa ra một vụ kiện do các nhân viên của một bệnh viện ở Houston khởi kiện để chống lại những liều vaccine bắt buộc.
- Vương quốc Anh dự kiến sẽ thông báo gia hạn các quy định hạn chế khi biến thể delta lan rộng.
Các nhà kinh tế dự báo như thế nào về động thái của Fed?
Fed có thể sẽ nâng lãi suất vào năm 2023, nhưng NHTW này sẽ không báo hiệu việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu cho đến tháng 8 hoặc tháng 9, theo 51 nhà kinh tế được khảo sát từ ngày 4-10 tháng 6. Hơn một nửa trong số họ dự đoán biểu đồ "dot plot" sẽ cho thấy mức tăng trong năm 2023.