Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08.03: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD giảm khi bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi dữ liệu việc làm tháng 2 mang đến cho các nhà đầu tư những tín hiệu trái chiều về thời điểm Fed có thể cắt giảm lãi suất. Trong khi nền kinh tế Mỹ tạo thêm nhiều việc làm hơn dự đoán của các nhà kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng và tăng trưởng lương yếu là những tín hiệu cho thấy Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Dow Jones giảm 0.93% trong tuần trước, đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10. S&P 500 giảm 0.26%, trong khi Nasdaq Composite giảm 1.17%.
- Dow Jones: -0.18%
- S&P 500: -0.65%
- Nasdaq: -1.16%
Trên thị trường FX, USD suy yếu sau công bố NFP Mỹ trước khi dần đảo chiều khi thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm. DXY tăng 0.05%, đóng cửa ở 102.72. EURUSD đã tăng lên mức 1.0980 sau dữ liệu Mỹ nhưng từ từ trượt trở lại mức 1.0930. Có tin tức rò rỉ rằng chỉ một số thành viên ECB muốn cắt giảm lãi suất vào tháng Tư. JPY tiếp tục được hưởng lợi từ kỳ vọng BoJ xoay trục chính sách. USDJPY giảm 0.67% xuống 147.01.
- DXY: +0.05
- EURUSD -0.09%
- GBPUSD +0.37%
- AUDUSD +0.09%
- NZDUSD +0.03%
- USDJPY -0.67%
- USDCHF -0.06%
- USDCAD +0.18%
Vàng đạt mức đỉnh mọi thời đại ở gần $2,200 trước khi quay đầu giảm và đóng cửa tại $2,177. Bitcoin đóng cửa ở $69,000 sau khi phá qua mốc $70,000 lên hơn $70,200, lập đỉnh mọi thời đại mới. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 1.3 bps xuống 4.08%. Giá dầu giảm do nhu cầu yếu từ Trung Quốc trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định rằng nguồn cung đang ở trạng thái tốt. Dầu thô WTI giảm $1.07 xuống $77.86/ thùng.
Bitcoin tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới
BTC vừa phá qua mốc 70,000 USD, lên hơn 70,200 USD, lập đỉnh mọi thời đại mới. Hiện đồng tiền này đang ở mức 68,780 USD.
Các nhà hoạch định chính sách ECB 'hoàn toàn ủng hộ' đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6
Các nhà hoạch định chính sách đưa ra ý tưởng về đợt cắt giảm thứ hai vào tháng 7 để thu hút một số ít người thích đợt cắt giảm tháng 4.
Một số ít những nhà hoạch định chính sách từ phía nam của khu vực ưa chuộng đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 4.
Có thể cần phải có một động thái mới giúp thu hẹp khoảng cách 50 bps giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tái cấp vốn chính nhưng các nhà hoạch định chính sách không muốn thực hiện điều đó cho đến khi họ sẵn sàng cắt giảm lãi suất. Tín hiệu ở đây vẫn có thể được coi là ôn hòa
Reuters vừa công bố báo cáo liên quan đến ECB mới nhất, trong đó trích dẫn ba nguồn. Đầu ngày hôm nay, đã có một số cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào tháng tư. Hôm qua, chủ tịch ECB Lagarde đã nói "chúng ta sẽ chuẩn bị một chút cho tháng 4 nhưng nhiều hơn nữa vào tháng 6" liên quan đến thời điểm dự kiến cắt giảm lãi suất.
Chứng khoán Mỹ mở cửa trong sắc xanh sau dữ liệu lao động của Mỹ
- NASDAQ và S&P tăng lên mức đỉnh mới mọi thời đại trong ngày
- Chỉ số trung bình công nghiệp Dow đang tăng 124 điểm tương đương 0.01% xuống 38,795.
- Chỉ số S&P tăng 8.8 điểm tương đương 0.17% ở mức 5,166
- Chỉ số NASDAQ tăng 59 điểm hay 0.38% ở mức 16,333.
- Russell 2000 vốn hóa nhỏ cũng được hỗ trợ tăng nhờ lợi suất giảm. Chỉ số này hiện ở mức 2105.25.
Lợi suất trái phiếu 30 năm Mỹ tăng. Các nhà giao dịch đang ngày càng tin tưởng hơn vào đợt cắt giảm mùa xuân/hè của Fed:
- Lợi suất 2 năm -7.0 điểm cơ bản xuống 4.444%,
- Lợi suất 5 năm -5.1 điểm cơ bản xuống 4.032%
- Lợi suất 10 năm -1.5 điểm cơ bản xuống 4.076%
- Lợi suất 30 năm +1.3 điểm cơ bản lên 4.259%
Ở các thị trường khác:
- Dầu thô giảm 0.50 USD lên 78.41 USD.
- Vàng hiện đang giao dịch ở mức 2169.20 USD, tăng 9.47 USD tương đương 0.42%. Mức đỉnh kỷ lục đạt $2185.36.
- Bitcoin tăng lên mức 68,352 USD. Mức đỉnh đạt $68,446
USD sụt giảm do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng tiền lương yếu hơn
USD ở mức đáy trong tuần sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 2. Thay đổi việc làm +275K so với +200K dự kiến nhưng một số chi tiết yếu hơn. Đầu tiên, hai báo cáo trước đó đã được điều chỉnh tổng cộng giảm 167,000 việc làm, khiến tổng số việc làm thấp hơn dự kiến.
Cuộc khảo sát hộ gia đình cũng tiếp tục chỉ ra sự yếu kém với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất sau đại dịch là 3.9% so với mức 3.7% dự kiến.
Thị trường cũng tăng định giá Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay lên 100 bps từ mức 95 bps sau khi tăng trưởng tiền lương chậm lại ở mức 0.1% so với mức 0.3% dự kiến. Ngoài ra, con số +0.6% từ tháng 1 đã được điều chỉnh xuống +0.5%.
Đồng đô la Mỹ giảm đẩy EUR/USD tăng lên 1.0982 từ 1.0942 trước khi lại quay giảm nhẹ.
Vàng đã tăng lên mức đỉnh kỷ lục là 2185 USD. Thị trường chứng khoán cũng vui mừng trước triển vọng cắt giảm lãi suất khi hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 13 điểm so với mức giảm nhẹ trước báo cáo.
Tỉ lệ công suất hiệu dụng quý 4 của Canada thấp hơn quý trước
- Tỉ lệ công suất hiệu dụng quý 4 của Canada: 78.7%
- Quý trước: 79.7%
Các ngành công nghiệp của Canada hoạt động ở mức 78.7% công suất trong Quý 4, giảm nhẹ so với 78.8% trong Quý 3 (điều chỉnh từ 79.7%).
Tỷ lệ sử dụng công suất của lĩnh vực sản xuất giảm 0.7 điểm phần trăm xuống 76.9% trong Quý 4, phần lớn là do sản xuất dầu mỏ và sản phẩm than giảm (-4.7 điểm phần trăm) và sản xuất hóa chất (-2.6 điểm phần trăm).
Công suất sử dụng trong lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác đá và khai thác dầu khí tăng 1.3 điểm phần trăm lên 76.3% trong Quý 4, nhờ hoạt động khai thác cát dầu phục hồi.
Tỷ lệ sử dụng công suất trong lĩnh vực xây dựng giảm 0.7 điểm phần trăm xuống 82.7% trong Quý 4, với hoạt động kỹ thuật thấp hơn bù đắp cho mức tăng trong xây dựng tòa nhà dân cư và phi dân cư.
Thay đổi việc làm tháng 2 của Canada cao hơn dự kiến
- Thay đổi việc làm tháng 2 của Canada: 40.7 K so với 20.0K ước tính
- Tháng trước: 37.3K
- Đây là mức thay đổi việc làm cao nhất kể từ tháng 9 năm 2023.
- Tỷ lệ thất nghiệp: 5.8% như ước tính
- Tỷ lệ thất nghiệp trước đó là 5.7%.
- Việc làm toàn thời gian: 70.6K so với -11.6K vào tháng trước.
- Việc làm bán thời gian -29.9K so với 48.9K vào tháng trước.
- Mức lương trung bình theo giờ của nhân viên cố định là 4.90% so với 5.30% của tháng trước.
- Tỷ lệ tham gia thị trường lao động 65.3% so với 65.3% vào tháng trước
- Việc làm trong tháng 2 tăng 41,000
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ 0.1 điểm phần trăm lên 5.8%, đảo ngược mức giảm trong tháng 1.
- Mức tăng việc làm đáng kể được quan sát thấy ở những người ở độ tuổi cốt lõi (25 đến 54 tuổi), trong đó phụ nữ trong nhóm này tăng 45,000 (+0.7%) và nam giới tăng 23,000 (+0.3%), trong khi việc làm cho phụ nữ từ 55 tuổi trở lên giảm 29,000 (-1.4%).
- Khu vực sản xuất dịch vụ có mức tăng việc làm ở một số ngành, đặc biệt là dịch vụ lưu trú và ăn uống (+26,000; +2.4%) và dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật (+18,000; +0.9%), trong khi dịch vụ giáo dục và sản xuất giảm .
- Tổng số giờ làm việc trong tháng 2 không thay đổi nhiều so với tháng trước (+0.3%) nhưng tăng 1.3% so với cùng tháng năm ngoái.
- Mức lương trung bình mỗi giờ của nhân viên đã tăng 5.0% so với cùng kỳ trong tháng 2 lên 34.82 USD, sau khi tăng 5.3% trong tháng 1.
- Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 5.8% nhưng đúng như dự đoán. Tiền lương trung bình mỗi giờ giảm, điều này tốt cho lạm phát
USDCAD đã giảm sau báo cáo việc làm kết hợp giữa Hoa Kỳ và Canada. Cặp tiền này đã giảm xuống mức đáy kể từ ngày 9 tháng 2. Mục tiêu tiếp theo là từ 1.3398 đến 1.3414.
Vàng đã lập đỉnh trên 2,185 USD sau tin NFP
Vàng đã lập đỉnh mọi kỷ lục trên 2,185 USD sau dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ và hiện đang biến động quanh 2,180 USD.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 của Hoa Kỳ +275K so với +200K dự kiến
Trước đó +353K (điều chỉnh thành 229K)
Tỷ lệ thất nghiệp 3.9% so với dự kiến 3.7%
Trước đó 3.7%
Tỷ lệ tham gia thị trường lao động: 62.5% so với 62.5% trước đó
Tỷ lệ thiếu việc làm U6: 7.3% so với 7.2% trước đó
Thu nhập trung bình mỗi giờ: +0.1% m/m so với +0.3% dự kiến
Thu nhập trung bình theo giờ trước đó +0.6% m/m (được điều chỉnh thành +0.5%)
Thu nhập trung bình mỗi giờ +4.3% so với cùng kỳ
Dự kiến: +4.4%
Số giờ trung bình hàng tuần: 34.3 như dự kiến
Thay đổi trong bảng lương tư nhân: +223K so với +160K dự kiến
Thay đổi trong bảng lương sản xuất: -4K so với +10K dự kiến
Khảo sát hộ gia đình: +63K so với -31K trước đó
Trong báo cáo, thị trường đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 95 điểm cơ bản trong năm nay và USD/JPY đang giao dịch ở mức 147.09. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 4 điểm và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 3.1 bps xuống 4.06%.
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng, có sự điều chỉnh tiêu cực lớn và - nghiêm trọng - tăng trưởng tiền lương đã đảo ngược.
Tổng hợp diễn biến thị trường phiên Âu: JPY tăng nhờ BoJ, NFP sắp được công bố
JPY dẫn đầu đà tăng, EUR tụt dốc trong ngày
Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều; Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.2%
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 2.3 điểm cơ bản xuống 4.069%
Vàng tăng 0.3% lên 2,166.54 USD
Dầu thô WTI giảm 0.7% xuống 77.73 USD
Bitcoin tăng 0.4% lên 67,620 USD
Đồng yên một lần nữa lại được hỗ trợ ngày hôm nay khi những thông tin từ BOJ tiếp tục ngày càng diều hâu hơn. Một báo cáo cho biết ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể tìm cách chấm dứt lãi suất âm vào tháng 3 đã giúp thúc đẩy đà tăng của JPY, với tỷ giá USD/JPY trượt từ 147.70 xuống 146.90 trong phiên. Cặp tiền này hiện đang giữ ở mức khoảng 147.15, vẫn giảm 0.6% khi thị trường chờ đợi báo cáo việc làm tiếp theo của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, đồng Euro lại tụt giảm khi các nhà hoạch định chính sách của ECB nỗ lực đưa ra một số bình luận đáng ngạc nhiên về việc liệu có cắt giảm lãi suất vào tháng 4. EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0930 ngay cả khi đồng đô la được cho là giảm trên diện rộng ngày hôm nay.
GBP/USD hiện đang có xu hướng bứt phá lên mức 1.2835 - đỉnh từ tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6640 sau khi tăng lên đỉnh mới trong 7 tuần.
Hợp đồng tương lai Mỹ giảm nhẹ và các chỉ số châu Âu biến động trái chiều. Tuy nhiên, sau mức tăng mạnh ngày hôm qua, chứng khoán vẫn kỳ vọng sẽ kết thúc tuần tăng nhẹ.
Trái phiếu đang được đặt mua nhiều hơn với lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện có khả năng chạm mốc 4%. Lợi suất giảm gần 30 điểm cơ bản so với mức đỉnh hai tuần trước là yếu tố chính khiến đồng USD giảm vào lúc này.
Trong lĩnh vực hàng hóa, vàng tiếp tục tỏa sáng rực rỡ khi nhanh chóng đạt mức đỉnh kỷ lục mới là 2,170 USD trước khi giữ ở mức khoảng 2,166 USD - tăng 0.3% trong ngày.
Chủ tịch Fed New York Williams: Kỳ vọng lạm phát đã giảm khá nhiều
Theo Chủ tịch Fed New York Williams:
- Nhu cầu hạ nhiệt trong bối cảnh chính sách tiền tệ hạn chế
- Fed chịu trách nhiệm đạt được sự ổn định về giá
Đó chỉ là một số nhận xét mang tính biểu tượng của ông Williams. Câu chuyện hiện tại vẫn là đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên được kỳ vọng diễn ra vào tháng 6.
Báo cáo NFP sẽ là tâm điểm thị trường trong phiên Mỹ
Yên Nhật là đồng tiền biến động mạnh nhất trong phiên châu Âu với USD/JPY giảm về mức 147.00 bởi những tín hiệu "hawkish" từ BOJ trong phiên. Đồng USD vẫn đang suy yếu so với các đồng tiền chính khác, ngoại trừ EUR khi các quan chức ECB đang nỗ lực trong việc thể hiện khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 4 là có thể xảy ra. Vàng tiếp tục tăng cao hơn trong ngày và đang hướng tới mức $2,170.
Thị trường chứng khoán đang khá trầm lắng trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ về 4.071%.
Báo cáo việc làm của Mỹ sắp tới đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thị trường trước khi kết thúc tuần giao dịch này.
Có vẻ như thị trường đang muốn dữ liệu NFP sẽ củng cố cho các biến động trong tuần này, ví dụ như đồng đô la suy yếu và khẩu vị rủi ro tích cực. Điều đó có nghĩa để đảo chiều được tâm lý thị trường, dữ liệu trên phải thực sự gây bất ngờ, nhất là khi thời điểm cuối tuần đang đến
ING: Rủi ro đồng USD tiếp tục suy yếu vẫn hiện hữu
Đồng USD đã có một tuần tồi tệ. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh trước thềm báo cáo NFP của Mỹ:
- Dữ liệu NFP sẽ được công bố trong ngày hôm nay. Dữ liệu được dự báo ở mức 200,000. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát đều cho thấy số liệu gần với mức 100.000. Vì vậy, không có lý do thuyết phục nào để loại trừ khả năng số liệu thực sẽ thấp hơn dự báo.
- Ngoài ra, các báo cáo NFP có ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường ngoại hối. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải thận trọng trong phiên Mỹ.
Commerzbank: Đồng Yên sẽ khó tăng giá mạnh trong dài hạn
Ulrich Leuchtmann, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Ngoại hối và Hàng hóa tại Commerzbank, không kỳ vọng đồng JPY sẽ tiếp tục mạnh lên trong dài hạn:
- Bằng cách nhanh chóng bình thường hóa chính sách tiền tệ, BoJ có nguy cơ lặp lại sai lầm của họ đầu những năm 2000: kìm hãm lạm phát trước khi nó thực sự có thể tự duy trì ở mức hợp lý. Nếu tôi đúng, khả năng BoJ tăng lãi suất mạnh tay sẽ vẫn cực kỳ hạn chế.
- Tôi đồng ý với quan điểm của thị trường về sức mạnh hiện tại của đồng Yên vì nó phản ánh chính xác hành động có khả năng xảy ra nhất của BoJ.
- Tuy nhiên, đồng thời, tôi nghĩ tiềm năng của đồng Yên là có hạn. Đặc biệt trong trung và dài hạn, tôi không kỳ vọng đồng Yên sẽ tăng giá quá nhiều do việc BoJ bình thường hóa lãi suất một cách mạnh mẽ sẽ không thể xảy ra
Quan chức ECB Šimkus: Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6 khá cao
Ngoài ra, ông còn cho biết thêm:
- Các điều kiện hiện tại phù hợp để chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
- Không thể loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 4 nhưng khả năng này khá thấp.
- Không có lý do gì để cắt giảm hơn 0.25% lãi suất mỗi đợt
GDP khu vực Eurozone tăng 0.1% so với cùng kỳ
- Tăng trưởng GDP của Khu vực Euro trong quý 4 là 0.0% so với quý trước (Dự báo: 0.0%).
- So với cùng kỳ, GDP tăng 0.1% (Dự báo: 0.1%).
Điều này xác nhận rằng kinh tế khu vực Eurozone không tăng trưởng trong quý trước trong quý trước, sau khi GDP giảm nhẹ trong quý 3/2023. Đây là một năm rất tồi tệ đối với Châu Âu nhưng may mắn là khu vực này đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật trong gang tấc.
Reuters: BOJ có thể không cần đợi đến tháng Tư để chấm dứt chính sách lãi suất âm
Reuters cho biết, ngày càng nhiều quan chức BOJ ủng hộ việc chấm dứt lãi suất âm vào cuối tháng này. Lý do của điều này có thể do kỳ vọng về kết quả tích cực trong các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm nay.
Một trong những nguồn tin của tờ báo này cho hay: "Nếu kết quả của các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân khả quan, BOJ có thể không nhất thiết phải đợi đến tháng 4." Nguồn tin này cũng nói thêm rằng việc mức lương tăng đáng kể sẽ chỉ làm tăng khả năng BoJ hành động vào tháng 3. Nhiều nhà hoạch định chính sách được cho là đang theo dõi chặt chẽ kết quả của các cuộc đàm phán tiền lương, dự kiến được công bố vào tuần tới, để xác định thời điểm chấm dứt chính sách lãi suất âm.
BOJ sẽ xem xét lại chính sách YCC và cân nhắc về một chính sách định lượng mới
- Hãng thông tấn Jiji đưa tin
BOJ đang cân nhắc một chính sách định lượng mới, có nhiệm vụ dự báo lượng trái phiếu chính phủ được mua vào trong tương lại. Mặc dù điều này không quá quan trọng, nhưng việc họ có thể đang xem xét lại chính sách YCC mới là vấn đề đáng chú ý.
Đồng Yên Nhật đã tăng giá sau thông tin này, cùng với tin tức của Reuters cho biết NHTW có thể đang hướng tới việc chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3. Điều này sẽ phụ thuộc vào dữ liệu tiền lương được công bố vào tuần tới.
USD/JPY giảm mạnh sau tin:
Quan chức ECB Simkus: Lãi suất rất có thể được cắt giảm vào tháng 6
- ECB đã thu thập được một số bằng chứng ủng hộ việc giảm thắt chặt
- Không thể loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 4, nhưng xác suất xảy ra là thấp
- Lãi suất sẽ không cắt giảm hơn 25bp trong cùng một cuộc họp
Các quan chức ECB không hoàn toàn phủ nhận việc cắt giảm lãi suất trong tháng 4, nhìn chung họ khá cởi mở với việc giảm lãi suất và nỗ lực định hướng thị trường tin rằng lãi suất rất có thể cắt giảm vào tháng 6 trong khi chờ đợi dữ liệu tiền lương tháng 5.
Quan chức ECB Rehn: Rủi ro từ việc hạ lãi suất quá sớm đã giảm đáng kể
Ngoài ông Villeroy, dường như lại có thêm 1 thành viên khác cũng muốn cắt giảm lãi suất sớm hơn tháng 6. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các quan chức vẫn sẽ muốn chờ dữ liệu tiền lương tháng 5 mới bắt đầu thảo luận về kế hoạch cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 4.
Quan chức ECB Villeroy: Lãi suất rất có thể được cắt giảm vào mùa xuân
- Nhiều quan chức đồng thuận rằng lãi suất sẽ được cắt giảm
- Thời gian không phải là vấn đề lớn
- Lãi suất rất có thể được cắt giảm vào mùa xuân
Mùa xuân ở đây có thể hiểu là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.
Sau khi Chủ tịch ECB Lagarde không đưa ra gợi ý nào về việc sớm cắt giảm lãi suất, bình luận của ông Villeroy có phần gây ngạc nhiên cho thị trường. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, tháng 6 là mốc thời gian lãi suất rất có thể được cắt giảm. Xác suất hạ lãi suất trong tháng 4 hiện vẫn ở mức 11%.
Cập nhật FX: EUR/USD giảm gần 0.15% trong ngày xuống 1.0930.
Cán cân thương mại tháng 1 của Pháp giảm nhiều hơn dự kiến
- -7.4 tỷ EUR so với tháng trước (dự báo: -6.5 tỷ EUR, trước đó: -6.4 tỷ EUR)
HĐTL Eurostoxx tăng 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức đi ngang
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh đi ngang
Tâm lý các nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn sau phiên thứ Sáu chứng khoán tăng vọt. Thị trường hiện hướng trọng tâm sang báo cáo NFP Mỹ để có thêm xúc tác mới trước khi đóng cửa tuần giao dịch đầu tiên của tháng 3.
PPI tháng 2 tại Đức cao hơn dự kiến
- +0.2% so với tháng trước (dự báo: 0.1%, trước đó: -1.2%)
Nếu loại trừ việc tính giá năng lượng -0.1% trong tháng, giá sản xuất đã tăng 0.3% so với tháng trước. Ngoài ra:
- Giá hàng hóa trung gian: +0.2%
- Giá hàng tiêu dùng +0.1%
- Giá hàng tiêu dùng lâu bền: +0.3%
- Giá hàng hóa vốn: +0.7%.
Sản xuất công nghiệp tháng 2 tại Đức tăng mạnh hơn dự kiến
- +1% (dự báo: 0.5%, trước đó: điều chỉnh giảm từ -1.6% xuống -2%)
Sản lượng hàng hóa vốn giảm 2.1% được bù đắp bởi sự gia tăng trong sản xuất hàng hóa trung gian (+4.4%) và hàng tiêu dùng (+4%).
Những điểm đáng chú ý trước phiên giao dịch châu Âu hôm nay
EUR/USD tăng sau cuộc họp của ECB ngày hôm qua, đạt đỉnh gần mức 1.0950. Và liệu nó có đạt mức 1.1000 hay không, báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sẽ cho chúng ta 'đáp án' vào hôm nay.
USD/JPY cũng đang chuẩn bị cho một bước 'đột phá kỹ thuật'. Tỷ giá USD/CAD giảm trở lại dưới mức trung bình động 200 ngày hôm qua xuống mức 1.3445. Trong khi đó, AUD/USD cũng đạt đỉnh trong 7 tuần ở mức 0.6630 khi phe mua mong muốn tăng giá trong ngắn hạn.
Có vẻ như các nhà giao dịch đang muốn một biến động nào đó khiến USD 'mềm hơn'. Điều đó có nghĩa là sẽ cần khá nhiều sự thuyết phục để xoay trục chính sách.
Đối với thị trường Châu Âu, sẽ có rất nhiều biến động khi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ được công bố:
19 giờ - Sản lượng công nghiệp tháng 1 của Đức
19 giờ - Dữ liệu PPI tháng 1 của Đức
19 giờ 45 - Cán cân thương mại tháng 1 của Pháp
20 giờ - Số liệu GDP trong quý 4 của Eurozone
Tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ trong phiên
Tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ, vẫn ở trên mức trung bình động 100 ngày trong phiên châu Á hôm nay
Tỷ giá này đã thoát khỏi mốc 150.00 vào thứ Tư trước khi giảm xuống dưới 148.00 vào ngày hôm qua. Nhưng xu hướng giảm hiện đang bị 'chững lại' trong bối cảnh kiểm tra đường trung bình động 100 ngày hiện đang ở mức 147.70.
Xét về mặt cân bằng, xu hướng hiện tại vẫn là tỷ giá sẽ chạm đáy ở mức thấp hơn nữa. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện giảm xuống còn 4.08%, giảm khoảng 27 điểm cơ bản sau khi đạt đỉnh hai tuần trước.
Mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào tối nay.
Giá vàng biến động biên độ từ 2,156 - 2,159 sau khi đạt đỉnh ở mức 2,164 tối qua
Giá vàng biến động trong phiên hôm nay sau khi đạt đỉnh vào tối qua do đồng USD mất giá trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng vào việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ
Hiện tại giá vàng đang ở mức 2,158.1899 USD
Chỉ báo sớm tháng 1 của Nhật Bản giảm
Chỉ báo sớm tháng 1 của Nhật Bản giảm từ 110.5 xuống còn 109.9
Chỉ báo sớm tháng 1 của Nhật Bản chuyển sang mức “suy yếu” kể từ tháng 4 năm ngoái, chủ yếu đến từ phía sản xuất, trong khi doanh số bán lẻ và bán buôn phần lớn ổn định trong tháng.
Sắc xanh lan toản thị trường chứng khoán châu Á
Sắc xanh lan toản thị trường chứng khoán châu Á trong hôm nay trong bối cảnh USD mất giá do chủ tịch Fed tuyên bố về khả năng xoay trục chính sách trong năm nay:
- S&P/ASX 200 tăng 1.08%.
- Nikkei 225 tăng 0.75% trong bối cảnh lương ở Nhật Bản đạt mục tiêu sẽ tăng mạnh
- Kospi tăng 0.87%
- HSI 300 tăng 1.18%. Shanghai Composite cũng tăng 0.12% khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Trung Quốc sẽ được công bố vào ngày mai
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Dữ liệu NFP của Hoa Kỳ sẽ được công bố trong hôm nay
USD/JPY chạm đáy ở mức khoảng 147.60 vào hôm qua. Kỳ vọng về mức tăng lương tốt nhất trong ba thập kỷ khi các cuộc đàm phán về lương hàng năm kết thúc vào ngày 13 tháng 3. Ước tính tập trung vào mức tăng 3.9% tiền lương hàng năm cho công nhân tại các công ty lớn. Ngược lại, điều này mang lại hy vọng cho việc xoay trục chính sách của BoJ tại cuộc họp tháng 3, vào ngày 18 và 19.
Khi dữ liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm nhiều nhất trong 35 tháng và giảm lần thứ 11 liên tiếp, các quan chức Nhật Bản nhanh chóng đưa ra các lý do bao gồm các yếu tố như cầu ô tô mới giảm, nhà máy đóng cửa, hóa đơn năng lượng thấp và các tác động cơ bản.
USD/JPY quay trở lại trên mức 148.10 ngắn hạn và nhanh chóng quay về dưới mức 148.00.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York John Williams sẽ phát biểu vào lúc 19 giờ ngày hôm nay.
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc cũng sẽ được công bố vào 8 giờ 30 sáng ngày mai.
Giá dầu tăng trong phiên châu Á hôm nay
Giá dầu tăng do sự lạc quan rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô
Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 0.2% lên 83.44 USD/thùng, hợp đồng tương lai WTI tăng 0.72% lên 79.50 USD/thùng.
Chủ tịch Fed NY, John Williams sẽ phát biểu vào hôm nay
19 giờ: Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, John Williams sẽ phát biểu.
Ông hiện đang tham gia vào cuộc thảo luận "Kết nối học thuật với chính sách: Cuộc trò chuyện với Chủ tịch Fed New York John C. Williams" do Trường Kinh tế Luân Đôn tổ chức.
Những điểm đáng chú ý trong dữ liệu báo cáo việc làm của Mỹ
Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào lúc 20 giờ 30 ngày hôm nay
Những phạm vi kỳ vọng so với mức đồng thuận trung bình:
- NFP: trong khoảng 95,000 đến 260,000
- Tỷ lệ thất nghiệp: 3.7% đến 3.8%
- Thu nhập trung bình mỗi giờ so với tháng trước: -0.1% đến 0.3%
- Thu nhập trung bình mỗi giờ so với cùng kỳ năm ngoái: 4.1% đến 4.3%
Trung Quốc sẽ nhập khẩu 80 triệu tấn than Australia trong năm nay
- Trung Quốc ra lệnh cấm than Australia khiến nhập khẩu chưa tới 3 triệu tấn vào năm 2022
- Năm 2023, con số được cải thiện lên 52.5 triệu tấn
- Công ty Năng lượng Quảng Đông cho biết Trung Quốc sẽ nhập khẩu 80 triệu tấn than Australia trong năm nay - cao hơn mức trước khi lệnh cấm có hiệu lực là 77.51 triệu tấn vào năm 2020
USDJPY tăng lên gần 148.00
USDJPY giảm xuống 147.73 đầu phiên Á trước khi tăng trở lại gần 148.00 tại thời điểm hiện tại.
Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức 4.3% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến. Trong khi đó, tiền lương ở Nhật Bản dự kiến sẽ tăng mạnh nhất trong 31 năm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu lạm phát có vượt xa mức tăng lương hay không? Điều này đang được BoJ theo dõi chặt chẽ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden: Lạm phát đã giảm xuống mức 3%, thấp nhất thế giới và đang có xu hướng giảm
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra thông điệp Liên bang:
- Lạm phát đã giảm xuống mức 3%, thấp nhất thế giới và đang có xu hướng giảm
- Mỹ đang và sẽ hạ cánh mềm
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
-
S&P/ASX 200 đang trên đà tăng ngày thứ ba liên tiếp, tăng 0.87%, đạt mức cao kỷ lục tại 7,831.1
-
Nikkei 225 tăng 0.78%, trong khi Topix giảm 0.30% do chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm nhiều hơn dự kiến, giảm 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức 4.3% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến. Trong khi đó, tiền lương ở Nhật Bản dự kiến sẽ tăng mạnh nhất trong 31 năm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu lạm phát có vượt xa mức tăng lương hay không? Điều này đang được BoJ theo dõi chặt chẽ.
-
Kospi tăng 1.3%, trong khi Kosdaq tăng 0.49%.
-
Hang Seng tăng 1.33%, trong khi CSI 300 tăng 0.14%. Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI và PPI Trung Quốc được công bố cuối tuần này.