Dầu diesel từ Nga vẫn có thể tiếp tục đi vào Anh qua Antwerp
- Không có bất kì một đơn hàng vận chuyển dầu diesel từ Nga tới Anh nào trong tháng này được ghi nhận. Đây là một sự thay đổi lớn khi so sánh với mức trung bình 160,000 thùng/ngày vào tháng hai.
- Dù lượng nhập khẩu trực tiếp từ Nga giảm mạnh, nhưng Anh vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Bỉ. Lượng dầu nhập khẩu từ Antwerp tăng mạnh từ tháng ba. Tháng ba cũng là thời điểm mà chính phủ Anh dừng việc nhập khẩu dầu diesel từ Anh như một động thái đáp trả cho hành động của Nga tại Ukraine.
- Một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu diesel từ Nga chắc chắn sẽ không được chính phủ Anh thực hiện cho đến hết năm nay. Hiện cũng không có bất kì lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa nào từ châu Âu.
DXY phục hồi, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng
- Từ trước khi thông tin về PCE tháng sáu được công bố, USD đã bắt đầu tăng. DXY hiện nay đang ở mức quanh 106.56.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng điểm. Lợi suất trái phiếu kì hạn hai năm tăng mạnh nhất với 6.1 điểm cơ bản.
James Bullard đã đúng về việc thực hiện chính sách diều hâu!
Ngày mai đánh dấu cột mốc tròn một năm kể từ Chủ tịch FED St. Louis - James Bullard đưa ra những phát biểu về việc tăng lãi suất vào đầu năm 2022. Tại thời điểm đó, thị trường hoàn toàn phớt lờ đi những ý kiến từ ông. Nhưng tại thời điểm này, quan điểm của ông lại hoàn toàn đúng đắn.
Một năm trước, số đông kỳ vọng FED sẽ chỉ nghĩ đến việc tăng lãi suất vào thời điểm hiện tại, và hiện giờ chúng ta đang ở mức lãi suất 2.25%
Hợp đồng tương lai lãi suất hiện nay định giá 70% khả năm tăng 50 bps và 30% tăng 75 bps trong cuộc họp vào tháng chín. Mức đỉnh lãi suất được cho là sẽ rơi vào 3.30% vào tháng mười hai/tháng một và giảm về 2.72% vào tháng mười hai năm sau
Chi phí việc làm trong quý hai tại Mỹ vượt mức ước tính!
- Chi phí việc làm tại Mỹ trong quý hai +1.3%, cao hơn so với dự kiến +1.2% được đưa ra trước đó. Con số này tại quý trước ghi nhận +1.4%
- Tiền lương +1.4% so với quý trước.
- Phúc lợi lao động +1.2%
GDP của Canada không có sự thay đổi trong tháng năm
- GDP tháng năm tại Canada không có sự thay đổi, khác với dự kiến -0.2%. Con số được ghi nhận trước đó là +0.3%.
- Dịch vụ + 0.4%.
- Hàng hóa -1.0%.
- 14 trong số 20 lĩnh vực công nghiệp tăng trong tháng năm.
- GDP tháng 6 ước tính + 0.1%.
- Vận tải và kho bãi +1.9% trong tháng năm, liên tiếp tăng trong bốn tháng.
- Sản xuất -1.7% trong tháng năm sau bảy tháng tăng trưởng.
Chỉ số PCE lõi tháng sáu tại Mỹ tăng cao hơn so với mức dự kiến
- Chỉ số PCE lõi tháng sáu +4.8%, cao hơn so với con số dự kiến +4.7%. Con số được ghi nhận vào tháng trước là +4.7%
- Chỉ số giá thực phẩm và năng lượng lõi hàng tháng +0.6%, cao hơn mức +0.5% được dự kiến trước có. Chỉ số này vào tháng trước +0.3%
- Chỉ số giá hàng hóa +1.5%
- Chỉ số giá dịch vụ +0.6%
- Chỉ số giá thực phẩm +1%
- Chỉ số giá năng lượng +7.5%
Các con số được đưa ra tăng cao hơn so với dự kiến và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kì vọng lãi suất
Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Le Maire: Chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của lạm phát
Theo ông Bruno Le Maire:
- Lạm phát đã đạt đỉnh nhưng nó vẫn sẽ ở mức cao cho đến cuối năm 2022.
- Lạm phát sẽ giảm vào năm 2023.
- Nền tảng kinh tế Pháp đang vững chắc.
Ông Le Maire phát biểu điều này sau khi GDP quý II và CPI tháng 7 của Pháp công bố hôm nay. GDP quý II là điều đáng hoan nghênh cho kinh tế Pháp, mặc dù nhiều chi tiết có vẻ kém khả quan hơn với nhu cầu trong nước đình trệ và tiêu dùng hộ gia đình giảm mạnh trong quý. Trong khi đó, CPI tháng 7 tái khẳng định một mức lạm phát kỷ lục khác đối với Pháp - vì vậy đây chưa phải là đỉnh chính xác.
Trước thềm công bố PCE lõi tháng 6, vàng liên tục mất giá
Hôm nay, vàng đã trải qua phiên Âu không mấy khả quan khi liên tục mất giá, phần lớn do sự hồi phục của đồng đô la.
Vàng giảm 0.13% xuống còn %1,760.575/oz trong lúc chờ công bố PCE lõi tháng 6 của Mỹ.
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Nước Mỹ chưa suy thoái
Theo ông Bostic:
- Hoa Kỳ chưa suy thoái.
- Lạm phát cần được giải quyết.
- Fed sẽ phải có nhiều hành động hơn với lãi suất.
- Thông tin chi tiết phụ thuộc vào dữ liệu trong những tháng tới.
- Việc tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm nhưng cho đến nay tuyển dụng vẫn không ngừng tăng.
Bitcoin đang dần cải thiện nhưng chưa thể bứt phá mạnh mẽ
Bitcoin kết thúc ngày thứ Năm ở giá $24.000, và kiểm tra lại vùng giá đó sau nỗ lực không thành khi cố leo cao hơn vào giữa tuần trước.
Trong vòng 24 giờ:
- BTC đã tăng thêm 3.8%, tương đương với mức tăng trong 7 ngày qua.
- Ethereum đã tăng thêm 4.8%, lên $1,720.
- Altcoin đã tăng trong khoảng 3.8% (BNB) đến 10% (Solana).
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường crypto, đã tăng 3.8% lên 1.1 nghìn tỷ USD chỉ sau một đêm.
Sức nóng của lãi suất tăng đã ảnh hưởng đến thị trường vay thế chấp ở Anh ra sao?
Triển vọng kinh tế ảm đạm và lãi suất tăng đã gây sức ép lên thị trường nhà ở Anh.
Tăng trưởng vay thế chấp ròng quý II ở Anh đạt 3.3 tỷ bảng Anh, con số này vào cùng kỳ năm ngoái đạt 3.6 tỷ bảng Anh.
Một nhà quản lý ở ngân hàng John Charcoal cho biết :"Giá nhà đang tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm dần." và "Áp lực kép đến từ sự tăng giá tiêu dùng và năng lượng, cùng với lãi suất thế chấp cao hơn đã cản trở sự sẵn sàng và khả năng của người mua."
Giá bất động sản ở Anh đã tăng lên mức kỷ lục trong 2 năm qua, nhiều người mua đã chạy theo những ngôi nhà lớn hơn ở ngoài trung tâm thành phố khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Lloyds, công ty cho vay thế chấp lớn nhất của Anh, cho rằng lãi suất cao hơn cùng với sự thắt chặt ngân sách hộ gia đình sẽ dẫn đến giá nhà giảm.
Tập đoàn năng lượng Sakhalin (Nga) yêu cầu khách hàng thanh toán thông qua ngân hàng có trụ sở ở Moscow
Theo Reuters, tập đoàn năng lượng Sakhalin (Nga) vừa yêu cầu khách hàng mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thanh toán qua đơn vị của Ngân hàng châu Âu ở Moscow.
Một nguồn khác cho biết, công ty đang thảo luận thay đổi USD thành một đồng tiền khác để thanh toán các hợp đồng cung ứng. Các đồng tiền đang được cân nhắc để thay thế USD là Nhân dân tệ (CNY), đồng Yên (JPY) và đồng Won (KRW).
Ethereum: Vươn đến mốc $2,000 là hoàn toàn khả thi
- ETH đã biến mốc $1,700 từ kháng cự thành hỗ trợ, báo hiệu đà tăng giá thời gian tới.
- Không có trở ngại nào trên con đường đến mốc $2,000, tất cả những gì ETH cần làm là duy trì trên giá $1,700.
- Tuy nhiên, 1 cây nến đóng cửa dưới $1,543 có thể khiến luận điểm tăng giá này mất hiệu lực.
Đô la Mỹ đang cho thấy những tín hiệu tích cực
Sau dữ liệu vĩ mô được công bố tối qua, USD liên tục suy yếu, phá xuống dưới mốc 106.00.
Tuy nhiên, trong khoảng 3 tiếng gần đây, USD cho thấy sự hồi phục tích cực, hiện giao dịch ở mức 106.094.
Do đó, các đồng tiền chính bao gồm EUR, GBP, AUD, NZD, JPY, CHF, CAD đồng loạt mất giá ở thời điểm hiện tại.
Hội đàm của Pháp và Ả Rập: Tổng thống Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng
Tổng thống Pháp Macron đã nhấn mạnh việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng trong các buổi hội đàm với Thái tử Ả Rập Mohammed.
Hôm nay, ông Macron đã đón tiếp Thái tử Mohammed thể hiện nỗ lực của phương Tây trong việc thu hút Ả Rập - quốc gia sản xuất dầu lớn nhất, trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và các cuộc đàm phán đình trệ để khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine và cắt giảm nguồn cung khí đốt, các nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Ông Macron bày tỏ mong muốn thủ đô Riyadh (Ả Rập) - nơi xuất khẩu giàu nhiều nhất thế giới - sẽ tăng sản lượng.
GDP sơ bộ quý 2 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Tăng trưởng GDP sơ bộ quý 2 của Eurozone đạt 0.7% q/q cao hơn so với dự kiến +0.2%. Trước đó +0.6%
Nền kinh tế khu vực đồng euro bất chấp lo ngại về sự suy thoái với một số sự tăng trưởng đáng chú ý được thấy trong hoạt động quý 2 đối với Ý, Tây Ban Nha và Pháp. Tuy nhiên, điều kiện tăng trưởng đang trì trệ ở nền kinh tế lớn nhất khu vực, Đức. Điều đó nói lên rằng, triển vọng vẫn còn mờ nhạt khi lạm phát vẫn ở mức cao kỷ lục và một cuộc khủng hoảng khí đốt đang xuất hiện lớn trước những tháng mùa đông.
CPI sơ bộ tháng 7 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- CPI sơ bộ Eurozone trong tháng 7 tăng 8.9% y/y cao hơn so với dự kiến 8.7%, trước đó là 8.6%
- CPI lõi sơ bộ Eurozone trong tháng 7 tăng 4.0% y/y cao hơn so với dự kiến 3.9%, trước đó là 3.7%
Một thông tin khác về lạm phát cao kỷ lục đối với Eurozone và quan điểm về áp lực giá cả chạm đỉnh dường như là quá sớm. Đáng chú ý, Đức có thể chứng kiến một đợt lạm phát khác vào tháng 9 khi các khoản trợ cấp của chính phủ hết hạn vào cuối tháng 8. Dữ liệu GDP quý 2 hôm nay có thể cho thấy một số khả năng phục hồi nhưng các chỉ số hàng đầu cho thấy hoạt động đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong tháng 7.
Đơn chấp nhận thế chấp tháng 7 của Anh có gì đáng chú ý?
- Đơn chấp nhận thế chấp tháng 7 của Anh đạt 63.73 nghìn thấp hơn so với kỳ vọng 65 nghìn
- Tín dụng tiêu dùng ròng 1.8 tỷ bảng Anh cao hơn so với 1.0 tỷ bảng Anh dự kiến. Trước đó là 0.8 tỷ bảng Anh.
GDP sơ bộ quý 2 của Ý có gì đáng chú ý?
- Tăng trưởng GDP sơ bộ quý 2 của Ý đạt 1.0% q/q cao hơn so với dự kiến 0.3%.
- Trong khi đó, GDP tăng 4.6% y/y cao hơn so với dự kiến +3.7%.
Nền kinh tế Ý tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong Quý 2, với cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đều đóng góp vào tăng trưởng trong khi sản lượng nông nghiệp giảm trong quý. Điều đó nói lên rằng, với sự bất ổn chính trị quay trở lại và hậu quả từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần qua, quý 3 sẽ không khả quan như vậy.
GDP sơ bộ quý 2 của Đức có gì đáng chú ý?
- Tăng trưởng GDP sơ bộ quý 2 của Đức đạt 0% q/q thấp hơn dự kiến 0.1%
Tổng sản lượng kinh tế Đức không tăng khi nền kinh tế đứng trên bờ vực suy thoái. Với một cuộc khủng hoảng khí đốt đang tiềm tàng, tình hình trong Quý 3 sẽ không khả quan đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu và điều đó là điềm xấu cho triển vọng toàn khu vực.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Số người thất nghiệp của Đức trong tháng 7 đã tăng 48 nghìn cao hơn so với dự kiến 15 nghìn.
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 5.4% đúng với dự kiến, trước đó là 5.3%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức tăng hơn dự kiến do ảnh hưởng tương tự như tháng trước, với những người tị nạn Ukraine đang tìm việc làm được các quan chức đăng ký. Nếu bỏ qua điều đó, điều kiện thị trường lao động nhìn chung vẫn ổn định.
GDP sơ bộ quý 2 của Tây Ban Nha có gì đáng chú ý?
- Tăng trưởng GDP sơ bộ quý 2 của TBN đạt 1.1% so với quý trước cao hơn kỳ vọng 0.4%, trước đó là 0.2%.
- GDP sơ bộ quý 2 của TBN tăng 6.3% so với năm ngoái cao hơn kỳ vọng là 5.5%, trước đó là 6.3%.
Con số tích cực của TBN khi nền kinh tế mở rộng nhanh hơn dự kiến. Đây một trong những quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất trong khu vực bởi xung đột Nga-Ukraine nhưng dự kiến hoạt động kinh tế sẽ chậm lại trong Quý 3.
CPI sơ bộ trong tháng 7 của Tây Ban Nha có gì đáng chú ý?
- Chỉ số CPI sơ bộ của TBN trong tháng 7 đạt 10.8% y/y cao hơn so với dự kiến là 10.6% khi trước đó là 10.2%
- Chỉ số HICP sơ bộ trong tháng 7 đạt 10.8% y/y cao hơn so với dự kiến là 10.4% khi trước đó là 10%
Lạm phát hai con số vẫn đang duy trì ở Tây Ban Nha với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9 năm 1984. Lạm phát cơ bản đã tăng 6.1% y/y, khi trong tháng 6 chỉ là 5.5%.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán và Vàng khởi sắc trong khi USD suy yếu, giá dầu giảm
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch bùng nổ ngay đầu phiên sau khi thông tin GDP tích cực của một số nước Châu Âu được công bố vào ngày hôm nay, dẫn đầu là chỉ số IBEX đang tăng 1.03%
- Chỉ số DAX +0.49%
- Chỉ số CAC +0.93%
- Chỉ số FTSE +0.17%
- Chỉ số IBEX +1.03%
- Chỉ số Euro 50 +0.76%
- Chỉ số Stoxx 600 +0.47%
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY đang giảm mạnh khi đà bán ra USD ngày càng nhiều, đáng chú ý ở là USD/JPY cũng đang chịu áp lực bán mạnh.
- Chỉ số DXY -0.59%
- EUR/USD +0.50%
- GBP/USD +0.52%
- AUD/USD +0.39%
- NZD/USD +0.46%
- USD/JPY -1.10%
- USD/CHF -0.41%
- USD/CAD -0.05%
Giá vàng tăng 0.60% hiện giao dịch ở mức $1,766/oz. Dầu Brent giảm mạnh 4% trong đầu phiên Âu, xuống chỉ còn mức $103/thùng
HĐTL chứng khoán Châu Âu khởi sắc trước giờ mở cửa
- HĐTL chỉ số DAX +0.5%
- HĐTL chỉ số FTSE +0.3%
- HĐTL chỉ số IBEX +0.3%
- HĐTL S&P500 +0.6%
USD đang suy yếu trong những phiên cuối tháng
Chỉ số DXY đang giảm mạnh -0.51%, rơi xuống 105.64 điểm, mức thấp nhất trong 3 tuần trở lại đây.
CPI sơ bộ tháng 7 của Pháp có gì đáng chú ý?
- CPI sơ bộ của Pháp trong tháng 7 đạt 6.1% y/y cao hơn so với dự kiến 6.0%, trước đó là 5.8%
- Trong khi, CPI q/q sơ bộ đạt 0.3% đúng như dự kiến, trước đó là 0.7%
- CPI Châu Âu (HICP) sơ bộ đạt 6.8% y/y cao hơn so với dự kiến 6.7%, trước đó là 6.5%
- Trong khi, HICP q/q sơ bộ đạt 0.3% đúng như dự kiến, trước đó là 0.9%
Chỉ số giá nhập khẩu tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá nhập khẩu của Đức trong tháng 7 đạt mức 1.0% đúng như kỳ vọng cao hơn tháng trước 0.9%.
- Chỉ số giá nhập khẩu tăng 29.9% so với năm trước đúng như dự kiến, trước đó là 30.6%
Một lần nữa, giá nhập khẩu lại tăng và điều đó chỉ tái khẳng định rằng áp lực lạm phát vẫn còn cao. Hơn nữa, một đợt khủng hoảng khí đốt vẫn tiềm tàng vào mùa đông, triển vọng kinh tế của Đức không mấy sáng sủa.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 7 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
- 30.2 so với 32.1 của tháng trước
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục giảm với các chi tiết cho thấy tình trạng đang xấu đi trên diện rộng.
USDJPY kéo dài giảm xuống hơn 1% trong ngày
Cặp tiền này đang giao dịch tại mức thấp nhất trong bảy tuần. Từ góc độ kỹ thuật, sự phá vỡ trở lại dưới 135.00 ngày hôm qua là chất xúc tác cho một động thái giảm lớn hơn.
Thực tế là thị trường trái phiếu cũng đang ám chỉ rằng lợi suất đang trên đà giảm mạnh hơn giúp minh chứng cho tâm lý hiện tại đối với cặp tiền USDJPY.
Các cặp tiền khác, đồng đô la cũng đang ở mức thấp hơn trên bảng với tỷ giá EURUSD tăng 0.2% lên 1.0215 và GBPUSD tăng 0.2% lên gần 1,2200 trước giao dịch châu Âu. AUDUSD cũng tăng 0.3% và cạnh tranh mức 0.7000.
GDP sơ bộ quý 2 của Pháp có gì đáng chú ý?
GDP sơ bộ quý 2 của Pháp tăng 0.5% so với mức 0.2% dự kiến
Chi tiết cho thấy nhu cầu trong nước đóng góp 0% vào GDP quý 2 với chi tiêu hộ gia đình thực tế ở mức -0.2% so với quý trước. Đối với các thành phần khác, ngoại thương tăng 0.4% và hàng tồn kho tăng 0.1% để tạo nên con số đáng chú ý.
Lạm phát và GDP quý 2 khu vực đồng Euro sẽ là tâm điểm ngày hôm nay!
Sắp tới, đồng euro sẽ được là tâm điểm vì chúng ta sẽ nhận được một loạt dữ liệu lạm phát và GDP quý 2 ở châu Âu. Một loạt các số liệu kinh tế xấu đi khác có thể là lý do đủ để khiến đồng tiền này giảm thêm trước cuối tuần.
12:30 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Pháp
13:00 - Chỉ số giá nhập khẩu tháng 6 của Đức
13:45 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Pháp
14:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Tây Ban Nha
14:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Tây Ban Nha
14:00 - Chỉ số KOF tháng 7 của Thụy Sĩ
14:55 - Tỷ lệ, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức thay đổi tháng 7
15:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Ý
15:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Đức
15:30 - Các phê duyệt thế chấp tháng 6 của Vương quốc Anh, dữ liệu tín dụng
16:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Eurozone
26:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Eurozone
USDJPY giảm xuống dưới 134!
USDJPY đã giao dịch thấp hơn kể từ cuộc họp của FOMC vào giữa tuần và hiện đang tiếp tục đà giảm.
Vàng tăng - đồng USD suy yếu và trái phiếu giảm
Theo ANZ:
Vàng leo thang sau khi nền kinh tế Mỹ suy giảm trong quý thứ hai liên tiếp.
- Đồng USD suy yếu và trái phiếu giảm sau đó đã khiến nhu cầu nắm giữ vàng của nhà đầu tư tăng lên.
- Điều này cũng làm giảm triển vọng tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa, vốn đã đè nặng lên nhu cầu của nhà đầu tư đối với kim loại quý trong những tuần gần đây.
PMI của Trung Quốc sẽ được công bố vào cuối tuần
Trong ngày chủ nhật tuần này, PMI tháng 7 của Trung Quốc sẽ được công bố.
- PMI chính thức đến từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và Liên đoàn Giao nhận và Mua hàng nước này.
PMI Sản xuất dự kiến ở mức 50.4
Trung Quốc: Sẽ tích cực mở rộng nhập khẩu
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc:
- Sẽ tích cực mở rộng nhập khẩu
- Sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa trong nước
- Sẽ nghiên cứu các biện pháp mục tiêu cho ngoại thương
Cập nhật diễn biến phiên Á: USDJPY tiếp tục là tâm điểm!
USDJPY một lần nữa là động lực trong suốt phiên giao dịch, đồng yên đang được điều chỉnh với sự thay đổi chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản.
Elon Musk đã đăng trên Twitter với một số thông tin hữu ích - ông đã tweet rằng giá hàng hóa được TSLA sử dụng đang có xu hướng giảm hơn là tăng.
Về mặt ngân hàng trung ương, 'Tóm tắt' cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã được đưa ra. Không có gì trong những điều này khác với những gì đã được nói đến trước đó, chính sách được cho là vẫn còn lỏng lẻo.
Nhật Bản chi 275 tỷ Yên ngân sách dự phòng vào hỗ trợ giá dầu
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chi 257 tỷ yên ngân sách dự phòng nhằm hạ nhiệt giá dầu và kìm hãm lạm phát
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7437
Mức đóng trước đó là 6.7466