Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7543
Mức đóng trước đó là 6.7518
Thủ tướng Australia lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại
Thủ tướng Australia Albanese trước đó đã kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại nhắm vào nước này, ông cũng lặp lại điều này vào tối thứ Sáu. Ông nói rằng việc không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ có nghĩa là một "mối quan hệ có vấn đề" với Trung Quốc.
- Trung Quốc có các biện pháp trừng phạt chống lại Úc cần được gỡ bỏ.
- Chúng đang gây tổn hại cho nền kinh tế và công ăn việc làm của Úc, đồng thời, cũng khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại.
Cập nhật AUD:
Người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo cho biết ECB sẽ xem xét nền kinh tế khi tăng lãi suất
Holzmann là người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo và nằm trong ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu:
- "Nền kinh tế sẽ tăng trưởng kém mạnh mẽ hơn, các dự báo đưa ra theo hướng này khiến chúng tôi có phần thận trọng"
- " Tình hình kinh tế vào mùa thu sẽ được xem xét. Sau đó, chúng tôi có thể quyết định xem có tăng thêm 50bp hoặc ít hơn hay không."
Cuộc họp FOMC của Hoa Kỳ trong tuần này "tăng 75bp không còn quan trọng nữa"
ANZ nhận xét về cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Tuyên bố sẽ được đưa ra vào lúc 1:00 sáng thứ Năm ngày 28 tháng 7 năm 2022. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell sẽ tiếp tục cuộc họp báo của ông 30 phút sau đó.
- "Mặc dù mức tăng 75bp tại FOMC vào tuần tới có vẻ có khả năng xảy ra, nhưng điều này đã được các thị trường định giá đầy đủ và do đó ít có khả năng đẩy USD lên mức cao mới. Với mức tăng lớn là tiêu chuẩn đã được thiết lập giữa các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, 75bp không còn có ý nghĩa như vậy nữa." Tuy nhiên ANZ lưu ý, mong muốn nắm giữ đô la rất mạnh, do những thách thức kinh tế và địa chính trị của Liên minh châu Âu hạn chế sự tăng giá của đồng euro.
- ANZ cho biết thêm: “Chúng tôi kỳ vọng rằng sức mạnh bền vững của đồng USD sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng của AUD và NZD, ngay cả khi chủ nghĩa diều hâu của RBA có vẻ sẽ tăng tốc xung quanh mức lạm phát quý 2 của tuần tới”, ANZ cho biết thêm.
NZD sẽ bị ảnh hưởng bởi FOMC và CPI của Úc!
Triển vọng cho tuần này đối với đồng đô la New Zealand, nhận xét ngắn gọn từ KiwiBank:
- Tuần tới, NZDUSD sẽ biến đông trong biên độ 0.6100- 0.6350.
- Fed sẽ là động lực chính cho việc chúng ta sẽ sẽ kết thúc ở trần hay sàn biên độ. Cũng mở ra một số biến động trong tuần này là tỷ giá AUDNZD, với dữ liệu CPI của Úc được công bố vào thứ Ba. AUDNZD cũng có thể biến động với CPI Úc. Phá qua 0.9000 sẽ mở ra cánh cửa xuống 0.8920/0.8950. Nhìn chung, lựa chọn của chúng tôi là 0.8950 - 0.9100.
Người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo - Châu Âu có thể phải chấp nhận một cuộc suy thoái vừa phải để chống lại lạm phát
Holzmann là người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo và nằm trong ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu:
- ECB sẽ tăng lãi suất tùy thuộc vào số liệu kinh tế trong tương lai.
Theo Bloomberg:
- Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể phải chấp nhận một cuộc suy thoái vừa phải để ngăn chặn áp lực giá cả nếu họ nhận thấy các tín hiệu kỳ vọng lạm phát đang tăng
- "Chúng tôi hy vọng điều đó sẽ không trở nên cần thiết"
UBS cắt giảm dự báo giá vàng!
Trong một lưu ý vào tuần trước, các nhà phân tích của UBS đã cắt giảm dự báo về giá vàng.
- Họ đã dự kiến 1700 USD/ounce vào tháng 6 năm sau.
- Đã cắt giảm dự báo một năm nay xuống còn 1650 USD/ounce
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát nhưng mặc dù lạm phát toàn cầu tăng vọt, giá vàng vẫn gặp khó khăn.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22.07: Chứng khoán, USD đồng loạt giảm sau báo cáo PMI dịch vụ kém khả quan tại Mỹ!
Trên thực tế, kém khả quan vẫn mang tính nói giảm nói tránh, khi đúng ra PMI dịch vụ là một thảm họa, chỉ đạt 47 điểm so với kỳ vọng 52.6, lần đầu tiên ghi nhận hoạt động dịch vụ thu hẹp kể từ giữa năm 2020 (PMI dưới 50 điểm biểu thị sự thu hẹp) và là một trong những báo cáo tệ nhất trong thời kỳ không suy thoái. Trước viễn cảnh kinh tế trì trệ ngày càng rõ rệt, cổ phiếu đã không thể giữ được đà tăng 3 phiên trước đó.
Giảm sâu nhất là các cổ phiếu công nghệ, sau khi Snap (chủ sở hữu Snapchat) công bố báo cáo doanh thu gây thất vọng, khiến cổ phiếu công ty giảm gần 40%. Các nền tảng mạng xã hội phụ thuộc nhiều vào quảng cáo như Meta, Google,... cũng chịu nhiều sức ép. Trong thời gian tới, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo từ 2 ông lớn trên, cùng Apple, Microsoft và Amazon để xác định hướng đi tiếp theo.
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.43%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.93%
- Chỉ số Nasdaq giảm 1.87%
Trên thị trường tiền tệ, USD cũng đã suy yếu sau báo cáo PMI thảm hại (trước đó có tăng mạnh sau báo cáo PMI châu Âu), nhưng cuối phiên cũng đã có lực hồi. Nhìn chung, báo cáo không thuận lợi cho kinh tế Mỹ, tuy nhiên các khu vực khác, đặc biệt là châu u với PMI cũng ảm đạm không kém, cũng không khấm khá hơn, nên về cơ bản, USD vẫn đang có lợi hơn nhiều đồng tiền khác. Và với rủi ro suy thoái toàn cầu, không lạ gì khi đồng tiền trú ẩn JPY là đồng tiền mạnh nhất, và dù DXY có giảm, các đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng đều suy yếu so với USD:
- Chỉ số DXY -0.06%
- EURUSD -0.13%
- GBPUSD +0.16%
- AUDUSD -0.14%
- NZDUSD -0.04%
- USDJPY -0.93%
- USDCHF -0.56%
- USDCAD +0.37%
Trước sự suy yếu của USD, vàng cũng đã tăng mạnh, có lúc lên gần $1,740/oz, tuy nhiên cuối phiên USD phục hồi cũng đã đạp vàng xuống, chốt phiên tại $1,725.8/oz, tăng 0.5%. Lo ngại suy thoái tiếp tục đạp mạnh dầu, với dầu WTI giảm 1.7% xuống $94.7/thùng.
Tâm điểm tuần này sẽ là cuộc họp Fed vào ngày 27-28/7, với kỳ vọng tăng lãi suất 75bp. Trước đó, báo cáo môi trường kinh doanh Ifo sẽ được công bố hôm nay. Ngoài ra, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ được công bố vào thứ Ba, và CPI Úc đầu ngày thứ Tư. Chốt tuần này sẽ là báo cáo PCE vào thứ Sáu.
Trung Quốc ghi nhận 982 ca nhiễm Covid mới so với 817 một ngày trước đó!
Trung Quốc đã ghi nhận 982 ca nhiễm vào ngày 23 tháng 7 so với 817 trường hợp một ngày trước đó.
Tuy nhiên, con số được phân loại là có triệu chứng đã giảm xuống 129 từ 164.
Các ca bệnh xuất phát từ hai ổ dịch chính ở tỉnh Cam Túc phía tây bắc và khu vực phía nam Quảng Tây.
Thượng Hải ghi nhận 3 ca có triệu chứng so với 2 ca một ngày trước đó trong khi Bắc Kinh báo cáo không có ca nhiễm địa phương nào.
Bầu cử thủ tướng Anh: Nếu bà Truss đắc cử, lãi suất sẽ tăng cao hon nữa
Bloomberg đã thăm dò ý kiến các nhà phân tích, nhận thấy 8 trong 9 nhà kinh tế được khảo sát cho biết Sunak sẽ xử lý nền kinh tế tốt hơn Truss:
Bà Truss đã hứa sẽ giảm thuế ngay lập tức cho các công ty và thu nhập cá nhân, một biện pháp kích thích nền kinh tế và thúc đẩy lạm phát. Các nhà kinh tế cho biết ngân hàng trung ương Anh có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất, vốn đã ở mức cao nhất kể từ năm 2009
Ngoài ra:
Sunak cho biết ông sẽ chỉ cắt giảm thuế khi tài chính công được củng cố
Có vẻ chiếc ghế thủ tướng Anh chỉ còn là cuộc đua song mã giữa 2 người trong 7 tuần tiếp theo. Như vậy, tân thủ tướng sẽ nhậm chức đúng vào mùa đông bất ổn, với lo ngại lạm phát/suy thoái và lãi suất tăng cao.
RBC dự báo giá nhà ở tại Canada sẽ giảm 12%
Với việc Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, ngân hàng lớn nhất Canada dự báo thị trường nhà ở của nước này sẽ điều chỉnh mạnh hơn.
Hiện tại, RBC dự đoán doanh số bán nhà sẽ giảm gần 23% trong năm nay và 15% vào năm sau , và giá nhà sẽ giảm 12.4% từ đỉnh xuống đáy vào quý II/2023.
"Lãi suất tăng đang siết chặt khả năng mua nhà. Đến lúc BoC hoàn thành chu kỳ thắt chặt, thước đo khả năng mua nhà của RBA có thể ở mức tệ nhất."
Nhiều người lo ngại sự sụt giảm thậm chí có thể tồi tệ hơn. Tuy nhiên, RBC cho biết đây sẽ là một sự điều chỉnh, không phải là một sự sụp đổ.
"Mặc dù không thể loại trừ tình trạng sụt giảm nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn, chúng tôi dự đoán sự điều chỉnh sẽ kết thúc trong nửa đầu năm 2023 — kéo dài khoảng một năm — với một số thị trường ổn định nhanh hơn những thị trường khác. Nền tảng nhân khẩu học tốt và ít có khả năng xây dựng quá mức sẽ giữ thị trường không rơi vào vòng xoáy chết chóc.
Lịch kinh tế tuần tới: Một loạt báo cáo kết quả kinh doanh và cuộc họp Fed
Cuộc họp Fed sẽ là tâm điểm với quyết định lãi suất lúc 1h đêm thứ Năm. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đưa dải lãi suất lên 2.25-2.5%, mức trung lập theo nhận định của nhiều quan chức. Fed đang thực hiện sứ mệnh đưa lãi suất vượt trung lập trong cuộc chiến chống lạm phát.
Ngoài quyết định lãi suất, GDP quý II của Hoa Kỳ sẽ được công bố. Kỳ vọng đang là tăng 0.4%, nhưng GDPNow Fed Atlanta lại dự báo giảm 1.6%. GDP sẽ được công bố vào thứ Năm lúc 7:30 tối.
Quyết định của Fed và số liệu GDP chắc chắn sẽ định hình thị trường, ngoài ra cũng sẽ có một loạt báo cáo thu nhập từ các công ty blue-chip.
Thứ Hai:
- Alphabet (Google)
Thứ Ba:
- 3M
- GE
- McDonald's
- Microsoft
- Chipotle
- General Motors
- Coca Cola
- Visa
- Texas Instruments
Thứ Tư:
- Boeing
- Bristol-Myers Squibb
- Ford
- Meta
- T Mobile
- Shopify
Thứ Năm:
- Southwest Airlines
- Amazon
- Apple
- Intel
- Pfizer
- MasterCard
Thứ Sáu:
- Chevron Corp.
- Colgate
- Exxon Mobil
BofA: Rủi ro suy thoái là cơ hội long USDCAD
Bank of America Global Research sẽ mua USDCAD thông qua quyền chọn với giá thực thi 1.2903, barrier tại 1.35.
"Canada đã được hưởng lợi từ thặng dư thương mại trong năm 2022 trong khi BoC đã kiên quyết nâng lãi suất. Những yếu tố này lẽ ra phải khiến CAD mạnh lên, nhưng CAD vẫn yếu so với USD do phần bù rủi ro toàn cầu tăng. Chúng tôi kỳ vọng CAD vẫn sẽ yếu hơn USD trong ngắn hạn do rủi ro suy thoái đã tăng rõ rệt. Đồng CAD có thể bắt đầu mạnh trở lại trong trung hạn sau cú sốc suy thoái."
"Trong những điều kiện này, USDCAD có thể sẽ tăng lên 1.33 trong ngắn hạn. Rủi ro đối với quan điểm này là một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn dự đoán, khiến USDCAD vượt quá mức dự báo của chúng tôi."
Nagel của ECB: Tôi tin tưởng rằng TIP có thể chịu được các thách thức pháp lý
Thống đốc NHTW Đức (Bundesbank) Joakim Nagel tin tưởng rằng Công cụ bảo vệ dịch chuyển chính sách (TPI) mới được công bố ngày hôm qua có thể vượt qua rào cản pháp lý.
USD/JPY: Suy giảm sau thông tin PMI Hoa Kỳ
- USD/JPY đang có một tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ 2020, có thời điểm được giao dịch tại 135.56 - mức thấp nhất trong hai tuần qua trước khi về lại quanh 136.00
- Trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ sáu.
- Nỗi lo suy thoái ngày một gia tăng khi những dữ liệu về nền kinh tế Mỹ được công bố
Lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt về dưới 3%
- Sau khi chỉ số PMI dịch vụ được công bố gây thất vọng, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt về dưới 3%, trong đó trái phiếu kỳ hạn hai năm ghi nhận mức giảm 10.6 điểm cơ bản.
Nga và Ukraine ký thoả thuận nối lại việc xuất khẩu ngũ cốc
- Thỏa thuận này vô cùng quan trọng với nguồn cung lương thực thế giới.
- Đây là thỏa thuận lớn đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra giữa Moscow và Kyiv và hồi tháng hai năm nay.
Thị trường HĐTL Eurodollar định giá 1 lần hạ lãi suất 25bp trong quý I/2023
Thị trường HĐTL Eurodollar định giá 1 lần Fed hạ lãi suất 25bp trong quý I/2023 sau báo cáo PMI thảm hại tại Mỹ. PMI dịch vụ Flash tại Mỹ chỉ đạt 47 điểm (dưới 50 điểm là hoạt động dịch vụ đang suy yếu) so với kỳ vọng ban đầu 52.6 điểm.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán trái chiều, USD suy yếu sau báo cáo PMI thảm hại
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện diễn biến trái chiều ngay từ lúc mở cửa, nhưng lại chịu cú sốc báo cáo PMI không thể ảm đạm hơn (PMI dịch vụ flash 47 điểm, kỳ vọng 52.5, dưới 50 điểm là hoạt động đang suy yếu). Như vậy, khả năng suy thoái đang thực sự hiện hữu ngay trên đất Mỹ, và công việc của Fed sắp tới sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Thị trường định giá 86% khả năng Fed tăng 75bp trong cuộc họp thứ Tư tuần tới sau báo cáo PMI Flash, tăng từ khoảng 66% đầu ngày hôm nay, và HĐTL Eurodollar cũng đang định giá một lần hạ lãi suất trong quý I/2023. Giới đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá rủi ro lạm phát và báo cáo quý II từ các doanh nghiệp để xác định hướng đi tiếp theo của chứng khoán.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jones +0.11%
- Nasdaq -0.61%
- S&P 500 -0.13%
Báo cáo PMI cũng đã khiến USD suy yếu cục bộ. Hiện tại, JPY là đồng tiền mạnh nhất, với USDJPY giảm gần 150 pip ở thời điểm hiện tại. EUR không thể tăng dù USD gặp khó sau báo cáo PMI, khi triển vọng tại châu Âu cũng đang ảm đạm không kém, với chiến tranh Ukraine, khủng hoảng chính trị Ý, vấn đề phân mảnh trái phiếu ngoài câu chuyện lạm phát đình trệ.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.04%
- GBPUSD +0.39%
- AUDUSD +0.39%
- NZDUSD +0.52%
- USDCHF -0.55%
- USDCAD -0.2%
- USDJPY -1.01%
Vàng cũng đang nhận được hỗ trợ khi USD suy yếu, hiện tăng gần 14 USD/oz (+0.8%) lên $1,731/oz. Dầu WTI hiện chưa có nhiều biến động, giữ nguyên quanh mức $96.26/thùng. Trước đó, dầu WTI có suy yếu sau báo cáo PMI, do lo ngại suy thoái có thể khiến nhu cầu dầu giảm mạnh, nhưng hiện đã hồi phục lại.
USD suy yếu sau báo cáo PMI thất vọng
Chỉ số DXY hiện đã về vùng 106.3 điểm, giảm 0.25% trong ngày. JPY đang là đồng tiền mạnh nhất, USDJPY giảm gần 150 pip (-1.04%).
Vàng tăng mạnh sau thông tin PMI tháng 7 của Hoa Kỳ được công bố!
- Vàng bật tăng lên $1,736/oz sau khi công bố PMI tháng 7 tại Mỹ
PMI dịch vụ Mỹ sập thảm hại, vàng và USD náo loạn!
- Con số dự kiến PMI dịch vụ tháng bảy giảm xuống 47.0, thấp hơn so với con số 52.7 trước đó
- Sản xuất: 52.3, cao hơn so với mức dự kiến 52.0 được đưa ra
- Tổng hợp: 47.5, thấp hơn so với 52.3 trước đó.
Doanh thu của Twitter thấp hơn so với mức ước tính!
- Lợi nhuận trong quý hai của Twitter giảm 1% kể từ đầu năm. Tổng doanh thu trong quý là 1.18 tỷ USD, thấp hơn so với mức ước tính của các nhà phân tích 1.32 tỷ USD.
- Những nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm doanh số này được Twitter đưa ra là những khó khăn chung của ngành công nghiệp quảng cáo liên quan tới kinh tế vĩ mô và thương vụ mua bán Twitter vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
- Cũng như bất kì nền tảng mạng xã hội nào khác, Twitter cũng phải đối mặt với việc doanh thu từ quảng cáo suy giảm do phải cạnh tranh với nền tảng Tiktok về số lượng người xem quảng cáo.
Cập nhật thị trường tiền kỹ thuật số: Bitcoin khởi sắc!
- Chỉ số DXY suy yếu đi cùng với sự sụt giảm lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn thúc đẩy tâm lý Risk-on quay trở lại thị trường.
- Bitcoin ghi nhận mức tăng 2.16% so với mốc mở cửa, giao động quanh mốc 23,600.
Kết quả kinh doanh khả quan thúc đẩy dự báo giá cổ phiếu TESLA trong quý 03!
- Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) của hãng xe điện Mỹ Tesla trong quý 02 ghi nhận cao hơn mức kỳ vọng - 2.27 USD so với 1.80 USD kỳ vọng trước đó.
- Doanh số bán xe điện trong quý 03 được kỳ vọng duy trì ở mức cao, với việc giá nhiên liệu vẫn neo sát vùng đỉnh cũ.
- Các chuyên gia nhận định cổ phiếu Tesla có thể giao động quanh mốc 400 USD/cổ phiếu đến 550 USD/cổ phiếu
DXY suy yếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đồng loạt giảm
- Đồng DXY đang vẫn động quanh ngưỡng 106.8, sắc đỏ cũng đồng loạt bao trùm lên trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn.
- Trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm chứng kiến mức giảm sâu nhất với 7.9 điểm cơ bản
Cập nhật thị trường FX: Chỉ số DXY suy yếu trước thềm công bố PMI tháng 06
- Chỉ số Đồng bạc xanh suy yếu trên khung H1 trước thềm công bố PMI dịch vụ và PMI sản xuất Hoa Kỳ tháng 06.
- Hiện chỉ số DXY đang di chuyển quanh ngưỡng 106.800 - giảm 0.552 điểm từ mốc cao nhất trong ngày hôm nay.
GBP/USD: Suy giảm trong phiên, trước thềm PMI của Hoa Kỳ
- GBP/USD ghi nhận nhiều lượt bán ra trong khi đồng USD xuất hiện lượng mua mới.
- Nỗi sợ suy thoái đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, có lợi cho đồng tiền trú ẩn USD.
- GBP giảm xuống 158 pips từ mức đỉnh tuần trước khi có sự tăng nhẹ trở lại.
Doanh số bán lẻ tháng năm tại Canada tăng cao hơn so với kì vọng
- Doanh số bán lẻ tháng năm tại Canada +2.2%, cao hơn so với mức kì vọng +1.6% được đưa ra trước đó.
- Ô tô cũ +1.9%, vượt kì vọng 1.6% được đưa ra.
- Ô tô cũ và gas +0.6%, thấp hơn so với mức 1.0% trước đó.
Giá thuê nhà ở Canada tăng cao giữa lúc giá nhà giảm mạnh
COVID-19 đã khiến giá nhà ở Canada tăng hơn 50% chỉ trong 2 năm và nhanh chóng sụt giảm mạnh.
Sự cạnh tranh đã chuyển sang giá thuê nhà khi chủ nhà yêu cầu trả trước hằng tháng và đôi khi, người thuê nhà thậm chí còn cố trả nhiều hơn so với những người thuê còn lại.
Giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ ở Canada tăng 13.7% so với đầu năm. So với năm ngoái, giá thuê căn hộ ở Toronto tăng 18.5% và ở Vancouver tăng 19.2%
BofA cho biết dòng vốn rút khỏi chứng khoán đang dần bắt kịp sự tiêu cực của thị trường
Khảo sát của các nhà quản trị vốn cho thấy tâm lý tiêu cực của thị trường đã chạm đỉnh.
Các nhà đầu tư đã rút tiền mặt từ các quỹ tương hỗ tập trung vào cổ phần toàn cầu trong ít nhất năm tuần, thu về 4.5 tỷ USD gần đây.
Theo BofA:
- Nguồn vốn trị giá 8.2 tỷ USD đã rút khỏi thị trường trái phiếu. Đây là lần rút vốn đầu tiên trong 3 tuần.
- Tiền mặt tăng thêm 3.5 tỷ USD.
- Các mã chứng khoán ngành chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng dẫn đầu dòng tiền đổ vào, trong khi vốn rút khỏi nguyên vật liệu và năng lượng là lớn nhất.
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Rehn nói gì về vòng xoáy tiền lương - giá cả?
Hôm nay, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Olli Rehn phát biểu rằng hiện tại không có bất kỳ dấu hiệu nào của vòng xoáy tiền lương - giá cả. Ông cũng nhắc lại rằng việc tăng lãi suất trong tháng 9 sẽ được quyết định bởi các dữ liệu sắp tới.
Trước thông tin này, Euro gặp khó khăn trong việc thu hút lực mua. EUR/USD hiện giao dịch ở mức 1.0177, giảm 0.66% so với hôm qua trong khi DXY vừa quay trở lại dưới 107.00.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tuần
Hôm nay là ngày thứ hai dòng vốn lớn đổ vào thị trường trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm khoảng 19bp trong ngày xuống 1.03% - mức thấp nhất kể từ 31/5.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng giảm hơn 11bp xuống 2.794% - mức thấp nhất trong hơn hai tuần.
Nga hạ lãi suất xuống dưới mức từng có trước khi xảy ra chiến tranh
- Tăng trưởng giá chậm cùng đồng Rúp Nga mạnh lên cho phép nới lỏng chu kỳ.
- Nền kinh tế đang dần thu hẹp do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow liên quan đến chiến tranh Ukraine.
Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất xuống dưới mức từng có trước khi xâm lược Ukraine, nới lỏng chính sách tiền tệ để điều hướng rủi ro lạm phát và nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt.
Các nhà hoạch định chính sách đã hạ lãi suất từ 9.5% xuống 8% hôm nay, báo hiệu rằng họ sẽ cân nhắc mức giảm lớn hơn nữa vào nửa cuối năm.
USD/CAD liên tục giảm trước thềm công bố PMI Mỹ và Doanh số Bán lẻ hằng tháng Canada
Trên khung H1, USD/CAD cho thấy sự suy yếu trong vài tiếng trở lại đây.
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 1.2864.
Thủ tướng Đức Scholz: 90% chênh lệch giá khí đốt sẽ được chuyển cho người tiêu dùng từ mùa thu
- Chúng ta không thể ngăn chặn sự bứt phá của tác động gây ra bởi giá cao hơn.
- 90% chênh lệch giá khí đốt trong việc tìm nguồn cung ứng từ các giải pháp thay thế sẽ được chuyển cho người tiêu dùng.
- Giải cứu Uniper rất quan trọng vì không có công ty nào không bị ảnh hưởng.
- Điều đáng chú ý là Nga không tuân thủ cam kết về cung cấp khí đốt.
Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng sẽ đau đầu hơn khi phải đối mặt với việc chi phí tăng hằng ngày.
RBNZ sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nữa do lạm phát cao kỷ lục
Theo nhà kinh tế Lee Sue Ann của UOB:
- CPI Quý 1 2022 đã tăng 1.7% so với quý trước, cao hơn so với kỳ vọng tăng 1.5%.
- So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 7.3%, cao hơn so với kỳ vọng tăng 7.1%.
- Nhìn chung, bối cảnh lạm phát rất bất ổn, áp lực lạm phát toàn cầu rất nghiêm trọng.
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát đạt 5.9% trong năm nay (trước đó là 5.5%), trước khi giảm xuống 4.3% vào 2023.
- Còn nhiều cuộc học chính sách tiền tệ trong năm nay. RBNZ dự định tăng lãi suất thêm 50bp vào tháng 8, tháng 10 và 11, đưa lãi suất lên đến 4.0% vào cuối năm nay.
Trước thềm PMI Mỹ, AUD/USD cải thiện lên gần mức cao nhất trong nhiều tuần
- Sau khi giảm xuống dưới 0.6900, AUD/USD đã hồi phục và hiện giao dịch quanh mức 0.6920.
- Biên bản cuộc họp chính sách của RBA công bố vào thứ 3 cho thấy việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là cần thiết. Điều này đã giúp bù đắp cho PMI Úc gây thất vọng, hỗ trợ AUD/USD thu hút lực mua hôm nay.
- Lo ngại suy thoái đã hồi sinh nhu cầu mua USD và gây cản trở đồng AUD vốn nhạy cảm với rủi ro.
Ngân hàng Trung ương Đức cho rằng Đức sắp trải qua một đợt lạm phát tăng đột biến mới
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã cho ra báo cáo hàng tháng, nhận định nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng ít hơn dự đoán trong Quý 3 và có thể đối mặt với một đợt lạm phát mới vào tháng 9 khi các khoản trợ cấp của chính phủ hết hạn.
Trợ cấp của chính phủ Đức đối với nhiên liệu và vé đường sắt sẽ hết hạn vào ngày 31/8.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm xấu đi triển vọng và khiến tình hình kinh tế trở nên khó khăn.
Bundesbank cho biết "sự phát triển trong tương lai của thị trường năng lượng là không chắc chắn, đặc biệt khi xét đến nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga" và "rủi ro về triển vọng giá cả đang tăng lên rõ ràng".
Nga và Ukraine sẽ ký kết thỏa thuận mở lại cảng vận chuyển ngũ cốc
Gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên nghiêm trọng do Biển Đen bị phong tỏa cùng lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow đã khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh kể từ khi Nga tràn vào Ukraine hôm 24/2.
Hôm nay, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraine sẽ ký thỏa thuận mở lại cảng Biển Đen của Ukraine để vận chuyện ngũ cốc, với hy vọng cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, vốn đã trầm trọng hơn nhờ sự xâm lược của Nga, sẽ được xoa dịu.