Ukraine và Moldova được chấp nhận trở thành ứng viên ứng cử vào EU
- Matxcơva cho biết họ không có vấn đề gì với việc Ukraine gia nhập EU
- Vấn đề là ở phía tiêu chuẩn. Ukraine là quốc gia nghèo nhất ở châu Âu tính theo đầu người trước chiến tranh và điều đó chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Quá trình trở thành thành viên chính thức của Liên minh Châu Âu có thể rất dài.
Powell: Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống thời gian tới!
- Câu hỏi lớn đặt ra là khi nào thì Fed sẽ dừng chu trình tăng lãi suất lại.
- Lạm phát từ 2%-3% được cho là phù hợp đối với tăng trưởng của nền kinh tế
- Tuy nhiên, để điều đó xảy ra, chúng ta có thể cần phải chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt do suy thoái kinh tế, nguồn cung tiếp tục suy yếu. Bên cạnh đó là giá cả hàng hóa biến động thế nào
- Thị trường rõ ràng đang lo lắng về tình hình tăng trưởng với việc FED đang siết chặt chính sách tiền tệ hơn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ hạ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu để kiềm chế giá!
- Việc cấm xuất khẩu các sản phẩm năng lượng khiến cho nhiều nơi trên thế giới gặp vấn đề lớn
- Hoa Kỳ được coi là một nhà cung cấp đáng tin cậy.
- Tôi nghĩ rằng Đảng Dân chủ đang tuyệt vọng để tìm cách giảm giá xăng.
NIKE rút toàn bộ hoạt động khỏi Nga!
- NIKE chính thức rút lui khỏi Nga sau 3 tháng tạm dừng hoạt động tại nước này
- Lý do được cho là các công ty phương Tây khác đã tạm dừng hoạt động từ lâu.
Thành viên FED - Michelle Bowman: Mức tăng 75bp sẽ phù hợp vào tháng 07!
- Mức tăng lãi suất cơ bản thêm 75 bps sẽ được tính tới trong cuộc họp về chính sách tiền tệ vào tháng 07 của FOMC.
- Các mức tăng sau đó phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế cũng như sức khỏe thực tế của kinh tế Mỹ.
Hạ cánh mềm là điều mà FED hướng tới, tuy vậy mọi thứ đã trở nên khó khăn hơn!
- Hôm nay là ngày điểu trần thứ 02 của chủ tịch FED Jerome Powell trước Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ.
- Một lần nữa ông nhấn mạnh lại quan điểm về chính sách tiền tệ được nhắc tới trong ngày hôm qua.
- Chủ đề liên quan tới tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá cả cũng như kiềm chế lạm phát tiếp tục là tâm điểm của phiên điều trần tối nay.
Cập nhật thị trường FX: DXY hồi phục trong phiên điều trần của chủ tịch FED!
Chỉ số DXY ghi nhận mức hồi phục đáng kể trong một giờ vừa qua (từ mức 104.083 tăng lên 104.436), khi mà Chủ tịch FED Powell tiếp tục khẳng định sẽ đưa lãi suất về mức trung lập nhanh chóng thời gian tới trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ.
Cập nhật các cặp tiền chính
- EURUSD -0.42%
- GBPUSD -0.09%
- AUDUSD -0.29%
- NZDUSD -0.03%
- USDCHF -0.25%
- USDCAD +0.17%
- USDJPY -1.12%
Cập nhật phiên điều trần của chủ tịch FED Powell: Chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa lãi suất về mức trung lập!
Một số phát biểu đáng chú ý khác trong phiên điều trần của chủ tịch FED Jerome Powell:
- Giá ô tô tăng lên chủ yếu do nguyên nhân đứt gãy chuỗi cung ứng vào thời điểm đại dịch cũng như số lượng xe sản xuất ra giảm mạnh, qua đó khiến cho mất cân bằng cung cầu thị trường.
- Giá nước tăng thời gian gần đây là một trong số vấn đề cần chú ý.
- Nền kinh tế Mỹ đủ khỏe mạnh để tiếp tục chịu thêm những đợt tăng lãi suất thời gian tới.
- Chúng tôi sẽ tiếp tục mạnh mẽ và cứng rắn trong chiến dịch chống lại lạm phát cũng như điều tiết triệt để việc giá hàng hóa và năng lượng tăng cao.
Cập nhật lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ: Giảm mạnh!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ các kỳ hạn từ 02 đến 30 năm đều đồng loạt giảm mạnh sau khi công bố dữ liệu kinh tế Mỹ.
Số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cao hơn mức dự kiến cũng như PMI dịch vụ thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng càng củng cố thêm luận điểm nguy cơ kinh tế Mỹ có thể rơi vào vòng xoáy của suy thoái.
Cập nhật các mức lợi suất chính:
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 02 năm: -0.174% về còn 2.888%
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 05 năm: -0.180% về còn 3.052%
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm: -0.123% về còn 3.039%
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm: -0.068% về còn 3.434%
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm: -0.070% về còn 3.183%
S&P Global: Chỉ số PMI sản xuất tại Hoa Kỳ thấp hơn so với dự kiến!
- Chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ do S&P Global thống kê ghi nhận ở mức 52.4 (thấp hơn so với kỳ vọng trước đó là 56 ).
- PMI dịch vụ chỉ ở mức 51.6 so với 53.5 dự kiến ban đầu.
- PMI tổng hợp còn 51.2 so với mức 53.8 kỳ vọng.
- Tỷ lệ lạm phát giá hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào đã giảm đáng kể sau tháng 05.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán hưng phấn, DXY hồi phục nhẹ, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm điểm!
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 23 tháng 06 trong sắc xanh bao trùm các chỉ số chính. Giới đầu tư tỏ ra tương đối tích cực bất chấp những tin tức liên quan đến suy thoái kinh tế xuất hiện liên tục thời gian qua. Tuy vậy, tín hiệu lạc quan đến từ việc chủ tịch FED Jerome Powell vẫn tỏ ra cứng rắn trong việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Thị trường đang chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế cũng như thông tin về phiên điều trần tiếp theo của chủ tịch FED Powell trước ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone +0.57%
- Nasdaq +0.43
- S&P 500 +0.49%
Cập nhật thị trường FX:
EUR và GBP là tâm điểm của sự chú ý trong phiên giao dịch Châu Âu chiều nay, khi mà tin tức công bố về PMI dịch vụ của Anh quốc và Eurozone đều cao hơn mức kỳ vọng của thị trường.
Ở thời điểm hiện tại, USD đang là đồng mạnh nhất trong số các đồng của G7, EUR yếu nhất. Chỉ số DXY tăng 0.066 điểm lên ngưỡng 104.230.
Đồng đô la Mỹ diễn biến tương đối tích cực trong bối cảnh thị trường tiếp tục kỳ vọng vào một đợt tăng lãi suất mới đến từ FED, tiêu biểu là sau phiên điều trần hôm qua của chủ tịch Powell. Tuy vậy, mức tăng sẽ chỉ được định rõ sau kỳ họp chính sách tiền tệ tháng 07 tới của FOMC.
Ở một diễn biến khác, hai đồng antipodean tiếp tục suy yếu khi mà Trung Quốc vẫn phong tỏa các thành phố lớn do tình hình dịch bệnh phức tạp. Tuy vậy, nhu cầu than tăng cao đột biến tại Châu Âu do tìm nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt đến từ Nga - qua đó thúc đẩy giá than tăng trở lại có thể khiến cho AUD được hưởng lợi thời gian tới.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.39%
- GBPUSD -0.02%
- AUDUSD -0.08%
- NZDUSD +0.09%
- USDCHF -0.01%
- USDCAD +0.08%
- USDJPY -1.13%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá Vàng tăng nhẹ thời điểm hiện tại trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính Phủ Hoa Kỳ giảm điểm. Hiện kim loại quý này tăng hơn 3 USD so với giá mở cửa, giao dịch ở mức 1,841 USD/ounce.
Dầu Brent và dầu WTI ghi nhận mức hồi phục gần 2% sau phiên lao dốc mạnh nhất trong gần 3 tuần trở lại đây vào ngày hôm qua (giảm hơn 6%). Cả 2 loại dầu lần lượt giao dịch tại mốc 111 USD/thùng (Brent) và 105 USD/thùng (WTI).
Cập nhật chứng khoán Mỹ trước giờ giao dịch: Hợp đồng tương lai các chỉ số chính đồng loạt tăng điểm!
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày 22 tháng 06 đóng cửa với mức giảm điểm nhẹ. Các chỉ số chính đều giảm ít hơn 0.2% so với mốc mở cửa trước đó.
Trong phiên giao dịch 23 tháng 06, hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán chính đều ghi nhận sắc xanh trước giờ mửa cửa.
- Dow Jones Future +0.39%
- Nasdaq Future +0.97%
- S&P 500 + 0.68%
Phố Wall đối mặt với nhiều khoản lỗ lớn sau khi mua lại các khoản nợ có rủi ro cao!
- Các chủ ngân hàng đầu tư ở Mỹ đang chuẩn bị gánh những khoản lỗ có tổng giá trị lên tới hàng tỷ đô la, sau khi các doanh nghiệp này mua lại các khoản cho vay có tỷ lệ đòn bẩy lớn. Qua đó khiến bản thân họ vật lộn để giải quyết các khoản nợ còn tồn động trong bối cảnh các khoản nợ này đang giảm giá khi thị trường bán tháo trên diện rộng.
- Khoản nợ lớn nhất có thể lên tới khoảng 1 tỷ đô la, đến từ hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân của Citrix Systems Inc mà ở đó Bank of America Corp, Credit Suisse Group AG và Goldman Sachs Group Inc đã đứng ra thực hiện việc ký kết.
USD/JPY - giảm trở lại trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và Nhật Bản thu hẹp!
- USDJPY đã giảm hơn 50 pips trong một giờ qua, đưa cặp tiền xuống dưới mốc 135.00.
- Đây là mức thấp nhất ghi nhận trong phiên giao dịch hôm nay
- Hiện cặp tiền đang giao dịch ở ngưỡng 134.912.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm giảm lần lượt 0.081% và 0.060%, đưa mức lợi suất về còn 2.981% và 3.102%.
Cập nhật thị trường tiền mã hóa : Hồi phục nhẹ trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế!
- Thị trường tiền kỹ thuật số ghi nhận tín hiệu hồi phục nhẹ sau phiên giảm điểm hôm qua.
- Tuy vậy, bối cảnh kinh tế suy thoái cùng với đó là các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục thắt chặt có thể khiến cho thị trường này rơi vào đà giảm sâu hơn thời gian tới.
- Bitcoin ghi nhận mức tăng trở lại hơn 3% lên mức 20,600, Ethereum tăng hơn 6% - đưa đồng tiền quay trở lại trên ngưỡng 1,000 sau khi rơi xuống dưới mốc này vào tuần trước.
Tài khoản vãng lai quý 01 của Mỹ ghi nhận mức thấp hụt lớn hơn dự kiến!
- Tài khoản vãng lai trong quý 01 tại Hoa Kỳ ghi nhận mức thâm hụt 291 tỷ USD so với 273 tỷ USD kỳ vọng.
- Trước đó thâm hut 217.9 tỷ USD.
Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Hoa Kỳ: Cao hơn mức kỳ vọng!
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Hoa Kỳ đã tăng lên 231 nghìn trường hợp so với 227 nghìn trường hợp kỳ vọng trước đó.
- Trước khi sửa đổi, số liệu ghi nhận ở mức 229 nghìn trường hợp
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dữ liệu PMI của Pháp, Đức đánh dấu rủi ro suy thoái!
Thị trường:
- JPY mạnh nhất, EUR yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu trái chiều; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.7%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 2.4 bps xuống 3.131%
- Vàng giảm 0.5% xuống 1,828.03 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.5% lên 106.20 USD
- Bitcoin tăng 3.8% lên 20,610 USD
Hôm nay, phiên giao dịch châu Âu bắt đầu khá trầm lắng nhưng mọi thứ thực sự bắt đầu vào guồng sau khi các dữ liệu PMI từ Pháp và Đức được công bố. Dữ liệu chỉ ra sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế khi lạm phát gia tăng, ám chỉ đến khả năng ECB có vẻ sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc suy thoái vào cuối năm nay.
Trên thị trường ngoại hối, Yên Nhật là động lực đáng chú ý cùng với đồng Dollar khi tâm lý risk-off gia tăng. Tỷ giá USD/JPY chủ yếu dao động ở mức 135.30-50 trong phiên nhưng các cặp yên khác đã giảm mạnh trước khi giảm một chút khi chứng khoán tăng trở lại.
Tỷ giá EUR/USD đã giảm từ 1.0570 xuống 1.0485 trước dừng chân ở mức 1.0500 hiện tại, xung quanh MA 200 giờ. Trong khi đó, GBP/USD giảm từ 1.2240 xuống 1.2170 trước khi bật trở lại mức 1.2220 hiện tại.
Ở những nơi khác, AUD/USD tiếp tục giảm từ 0.6900 lên 0.6870, giảm 0.5% trong ngày quanh mức 0.6890-95.
Thị trường chứng khoán phục hồi trên diện rộng và lợi suất trái phiếu giảm mạnh ở châu Âu. Lợi suất kỳ hạn 2 năm trong thời gian ngắn giảm xuống dưới 3% trước khi giữ ở mức 3.02% hiện nay.
Dầu thô tiếp tục gây chú ý khi giảm mạnh đầu phiên nhưng hiện đã phục hồi quanh $ 106.20, tăng 1.55%.
Dầu thô “vươn mình” trong phiên hôm nay!
Dầu thô WTI hiện tăng 0.6% lên 106.25 USD hiện tại.
Vào đầu ngày, dầu có vẻ đã sẵn sàng lao dốc. Nhưng bây giờ trước giờ mở cửa phiên Mỹ, dầu thô đã thô đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Vẫn còn hơi sớm để gọi đây là một chiến thắng nhưng điều này rất đáng khích lệ.
Đức kích hoạt giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp không phải là một giải pháp!
Cuộc khủng hoảng khí đốt của Đức có vẻ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới.
Chính phủ Đức đang khởi động giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp, trong đó giá cao hơn về mặt lý thuyết có thể được chuyển cho khách hàng - nhằm giảm nhu cầu và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt dài hạn. Điều này có thể sẽ giúp chuẩn bị cho những tháng mùa đông, và sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Uniper nói rằng giai đoạn hai không phải là một giải pháp nếu tình hình vẫn như cũ hoặc xấu thêm.
Hiện tại, việc phân bổ khí đốt là điều không cần bàn cãi nhưng nó chỉ còn cách một bước nữa, tức là giai đoạn ba.
Dù bằng cách nào, khi bạn cân nhắc tình hình này cùng với nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm lại và sự kìm kẹp chặt chẽ do áp lực lạm phát, nó không cho thấy triển vọng tốt cho nền kinh tế Đức trong quý 3 và quý 4 năm nay.
Dollar, Yên Nhật vững chắc bất chấp chứng khoán lạc quan!
Đồng Dollar và Yên Nhật vẫn là hai đồng tiền mạnh nhất trong ngày.
Thị trường chứng khoán đang phục hồi khá vững chắc trong phiên với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 27 điểm lên 3,790, tương đương tăng 0.7% trong ngày. Trước đó trong ngày, HĐTL này đã giảm gần 28 điểm xuống còn 3,735, hoặc giảm 0.7%, sau khi chỉ số PMI ảm đạm từ Pháp và Đức.
Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD giảm 0.5% xuống 1.0505 với mức đáy trước đó chạm 1.0485 và kiểm tra mức MA 200 giờ.
GBP/USD giảm 0.5% xuống 1.2205. USD/CAD tăng nhẹ lên 1.2960 - tăng 0.1% trong ngày và AUD/USD giảm 0.5% xuống 0.6890 với phe Gấu vẫn chưa bỏ cuộc bất chấp tâm lý rủi ro quay trở lại.
AUD/USD giảm xuống dưới mức 0.6900, gần mức thấp nhất trong tuần
- AUD/USD vẫn chịu một số áp lực bán trong ngày thứ hai liên tiếp.
- Kỳ vọng hawkish Fed kéo tỷ giá này xuống thấp hơn.
- Những lo ngại về suy thoái đã đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư và làm suy yếu đồng AUD.
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Vương quốc Anh thấp hơn so với dự kiến
- Doanh số bán lẻ tháng 6 của Anh -5 so với dự kiến -3.
- Tháng trước -1.
Các nhà bán lẻ ở Anh tiếp tục báo cáo doanh số bán hàng giảm trong tháng 6. Báo cáo cũng dự đoán rằng doanh số bán hàng vào tháng tới sẽ thấp hơn nhiều so với mức bình thường cùng kỳ hàng năm. Điều này nhấn mạnh sự thất bại trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đè nặng lên hoạt động tiêu dùng.
HĐTL Mỹ tăng cao hơn nhưng vẫn thiếu lạc quan
HĐTL S&P 500 tăng 7 điểm, tương đương 0.2% trong hôm nay.
Sự sụt giảm trước đó xuất hiện sau báo cáo chỉ số PMI đáng buồn từ Pháp và Đức. Có thời điểm, HĐTL S&P 500 giảm 28 điểm, tương đương 0.7%.
Điều đó cho thấy, ngoài thị trường chứng khoán, nhìn chung các thị trường vẫn đang thiếu sự lạc quan.
Trái phiếu vẫn được đặt mua nhiều hơn với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm 17 bps xuống 1.44% và trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 4 bps xuống 3.11% trong ngày. Trong khi đó, đồng USD và yên vẫn dẫn đầu mức tăng. Tỷ giá USD/JPY hiện giảm 0.7% xuống 135.25.
Giá WTI phục hồi nhưng chưa ổn định
- Giá WTI vẫn dễ bị tác động trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu khó tránh khỏi.
- Sự gia tăng lớn trong kho dự trữ dầu thô API, đề xuất bỏ thuế khí đốt của Tổng thống Biden làm suy yếu giá dầu.
- Bất kỳ sự phục hồi nào của WTI đều có thể gây ra hiện tượng bán tháo, vì phe gấu vẫn đang để ý đến mốc 100 USD.
Tâm trạng lo lắng của thị trường ảnh hưởng đến giá dầu, kim loại đồng và chứng khoán
Thị trường toàn cầu giảm vào thứ Năm khi các nhà đầu tư lo ngại rằng việc tăng lãi suất hơn nữa để giải quyết lạm phát cao nhất hàng thập kỷ sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Đức và Pháp đều cho thấy sự suy yếu tỏng nền kinh tế khi công bố chỉ số kinh tế.
STOXX 600 giảm 1.3% xuống mức thấp mới trong năm.
Lợi suất trái phiếu châu Âu lao dốc
Lợi suất trái phiếu bắt đầu giảm mạnh sau khi Pháp và Đức công bố chỉ số PMI thấp hơn dự kiến. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm hiện cũng giảm gần 6 bps xuống 3.10% - mức thấp nhất trong hai tuần.
Mức chênh lệch lợi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức vẫn đang duy trì trên 200 bps cho đến thời điểm hiện tại:
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.7% xuống 135.30 và vẫn tiếp tục hướng xuống dưới mốc 135.
Bộ trưởng Kinh tế Đức: Sử dụng tiết kiệm xăng là cần thiết
Khi Nga cắt giảm nguồn cung sang châu Âu, Đức đang gặp nhiều khó khăn và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Với nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn như hiện nay, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng lớn cho người tiêu dùng và hoạt động chung trong những tháng tới.
PMI dịch vụ tháng 6 của Anh: 53.4, cao hơn dự kiến 53.0
- Trước đó đạt 53.4
- PMI sản xuất: 53.4, dự kiến 53.7, trước đạt 54.6
- PMI tổng hợp: 53.1, cao hơn 52.6 dự kiến, trước đó 53.1
PMI dịch vụ tháng 6 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- 52.8, thấp hơn dự kiến 55.5, trước đạt 56.1
- PMI sản xuất: 52.0, dự kiến 53.9, trước 54.6
- PMI tổng hợp: 51.9, thấp hơn 54.0 dự kiến, trước đó đạt 54.8
Tăng trưởng khu vực đồng Euro chậm lại, xuống mức thấp nhất trong 16 tháng do lượng cầu đình trệ.
Thị trường lao dốc sau tin kinh tế của Pháp và Đức
Các chỉ số kinh tế không mấy lạc quan của Pháp và Đức khiến thị trường phiên Âu ngập trong sắc đỏ. Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm hơn 1% trong ngày, HĐTL S&P 500 giảm xuống mức thấp mới nhất, hiện giảm 0.7%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức cũng giảm 11 bps xuống 1.51%:
Tỷ giá EUR/JPY giảm hơn 100 pips sau khi dữ liệu kinh tế được công bố:
EUR/USD hiện giảm xuống 1.0500, GBP/USD đã giảm nhanh từ 1.2235 xuống 1.2175, gần mức hỗ trợ xung quanh 1.2160-70 vào thời điểm hiện tại.
AUD/USD cũng bị kéo xuống mức thấp nhất trong phiên và giảm 0.8% xuống 0.6870, mức thấp nhất trong tuần với mức thấp nhất ngày 14 tháng 6 tại 0.6850, đây là mức hỗ trợ quan trọng cần theo dõi.
Đồng USD bật tăng mạnh mẽ trong ngày
Đồng USD đang tăng mạnh trong ngày, tiến đến mốc 105
Đồng EUR lao dốc sau tin kinh tế không mấy tích cực từ Pháp
Sau khi Pháp công bố chỉ số PMI không mấy tích cực, đồng euro đã giảm từ 1.0565 xuống mức thấp nhất trong phiên là 1.05006 hiện tại. Ngoài ra bài phát biểu thể hiện sự lo ngại suy thoái cũng khiến phiên Âu bị ảnh hưởng nặng nề.
PMI sản xuất tháng 6 của Đức thấp hơn dự kiến
- 52.0, dự kiến là 54.0, trước đó đạt 54.8
- PMI dịch vụ: 52.4, thấp hơn 54.5 dự kiến, trước 55.0
- PMI tổng hợp: 51.3, dự kiến 53.1, trước đó 53.7
Đồng euro đang giảm mạnh trong phiên sau tin, đồng đô la đang tăng mạnh.
PMI dịch vụ của Pháp tháng 6: 54.4, thấp hơn dự kiến 57.6
- Trước đó đạt 58.3
- PMI sản xuất: 51.0, dự kiến 54.0, trước đó đạt 54.6
- PMI tổng hợp: 52.8, thấp hơn dự kiến 56.0, trước 57.0
Các chỉ số chứng khoán giảm nhẹ đầu phiên Âu
- Eurostoxx -0.6%
- DAX -0.4%
- CAC 40 -0.6%
- FTSE -0.5%
- IBEX -0.6%
Các nhà giao dịch có vẻ vẫn mang tâm lý hoang mang khi bắt đầu một ngày làm việc mới. HĐTL S&P 500 giảm 0.2%, HĐTL Nasdaq giảm 0.1% và HĐTL Dow Jones giảm 0.2% vào hiện tại.
Chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 6 của Pháp có gì đáng chú ý?
- Đạt 104, thấp hơn 106 trước đó
- Niềm tin sản xuất 108, trước 106
- Niềm tin ngành dịch vụ 108, trước đó 109
Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm nhẹ trước giờ mở cửa phiên Châu Âu!
- HĐTL chỉ số Eurostoxx -0.4%
- HĐTL chỉ số DAX -0.3%
- HĐTL chỉ số FTSE -0.4%
- HĐTL chỉ số IBEX -0.5%
Tâm lý thị trường chứng khoán nói chung vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý risk-off mạnh ở thời điểm hiện tại.
EUR/USD chững lại sau ba ngày tăng liên tiếp!
Tỷ giá EUR/USD dao động quanh 1.0560-70 khi bước vào phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Năm. Cặp tiền hiện không đổi trong ngày! Đà tăng của EUR/USD hiện đã chững lại sau 3 phiên tăng liên tiếp!
Lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng khi Nga chuẩn bị ngừng đường ống dẫn khí đốt đến Đức. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cuộc thăm dò của Reuters cho thấy việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất 0.75% vào năm 2022 kìm hãm đà giảm của EUR/USD.
Mặt khác, kỳ vọng lạm phát của Mỹ ở mức thấp nhất trong 4 tháng và phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell dường như ủng hộ chính sách tiền tệ hiện tại đã thúc đẩy giá EUR/USD.
Trung Quốc: Đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định sau mùa lũ!
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại tầm quan trọng của việc đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định sau những trận mưa và lũ không ngừng trên khắp các tỉnh miền Nam làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực.
Miền Nam Trung Quốc là vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và rau quả lớn. Lượng mưa lớn trong tháng này đã làm ngập các vùng đất nông nghiệp ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Giang Tây và Phúc Kiến. Cục thời tiết tuần này cho biết điều kiện ẩm ướt không có lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Thời tiết bất thường đang gia tăng thêm những thách thức trong canh tác của Trung Quốc vào thời điểm mà mối quan ngại về an ninh lương thực ngày càng gia tăng do lạm phát toàn cầu tràn lan. Trong khi các tỉnh miền Nam đang chống chọi với những trận mưa kỷ lục, miền Bắc đang chứng kiến nhiệt độ cao bất thường, có nguy cơ cản trở việc trồng ngô và đậu tương vào mùa hè.