Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn ngày 21 tháng 12: Chú ý EURUSD
- Chú ý EUR/USD ở mức 1.0900, 1.0955 và 1.1000 do sẽ kiềm chế hành đồng giá trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm dịp cuối năm
Niềm tin kinh doanh của Pháp tháng 12 tiếp tục ở dưới ngưỡng trung bình dài hạn
- Niềm tin kinh doanh của Pháp tháng 12: 98
- Trước đó: 97
- Niềm tin dịch vụ: 100
- Trước đó: 99
- Niềm tin công nghiệp: 100
- Trước đó: 99
Niềm tin kinh doanh của Pháp ít nhiều ổn định trong tháng do điều kiện việc làm cũng được giữ vững sau đợt suy giảm gần đây. Nhưng hiện tại, chỉ số tổng thể vẫn ở mức dưới mức trung bình dài hạn là 100.
Các ngân hàng lớn của Trung Quốc được cho là sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi vào thứ 6
Nhật báo Quảng Châu đưa tin:
- Lãi suất cho thời hạn 1 năm hoặc ít hơn sẽ giảm 10 bps xuống 1.45%. Trong khi đó, lãi suất 2 năm sẽ giảm 20 bps xuống 1.65%, lãi suất 3 năm giảm 25 bps xuống 1.95% và lãi suất 5 năm giảm 25 bps xuống 2.00%. Lãi suất giảm nhằm giảm bớt áp lực lên lợi nhuận ngân hàng, giảm lãi suất thế chấp và củng cố lĩnh vực bất động sản.
Phó Chủ tịch ECB De Guindos: Còn quá sớm để nới lỏng chính sách tiền tệ
Phó Chủ tịch ECB De Guindos cho biết:
- Lãi suất đang thực hiện vai trò giảm lạm phát
- Khi chúng ta thấy lạm phát tiến về mục tiêu 2%, chính sách tiền tệ có thể bắt đầu nới lỏng
- Nhưng bây giờ vẫn còn quá sớm để điều đó xảy ra
- ECB vẫn phụ thuộc vào dữ liệu
- Dữ liệu gần đây thuận lợi nhưng không đủ để thay đổi chính sách
- Còn quá sớm để nói về việc cắt giảm lãi suất
Nhà kinh tế trưởng ECB Lane sẽ có bài phát biểu ngày hôm nay
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu Philip Lane sẽ tham gia thảo luận nhóm về chính sách tại Hội thảo Kinh tế Mùa đông của Ngân hàng Trung ương Ireland diễn ra vào lúc 23:00.
Biên bản họp BoC tháng 12: Ngày càng nhiều thành viên đồng tình rằng chính sách tiền tệ đã đủ thắt chặt
- Rủi ro đối với triển vọng lạm phát vẫn còn và lãi suất có thể vẫn cần phải tăng cao hơn
- Bày tỏ lo ngại rằng lạm phát giá nhà ở có thể vẫn ở mức cao và điều này sẽ cản trở việc đưa lạm phát trở lại mức 2%
- Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung cơ cấu nhà ở kéo dài, cần phải tăng cường xây dựng nhà mới một cách bền vững
- Chính sách tiền tệ sẽ không thể giải quyết vấn đề nguồn cung nhà ở
- Không nắm chắc triển vọng lạm phát trong tương lai
Cập nhật FX: USDJPY giảm xuống dưới mốc 143 trước dự báo lạm phát Nhật Bản tăng cao
Văn phòng Nội các Nhật Bản đã dự báo lạm phát tiêu dùng CPI sẽ tăng lên mức 3%
Sáng sớm mai, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu lạm phát CPI cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong hơn 1 năm, thúc đẩy kỳ vọng BoJ xoay trục chính sach và hỗ trợ cho JPY tăng.
Morgan Stanley: Dự báo Fed có thể không cắt giảm lãi suất cho đến tháng 6/2024
Các nhà kinh tế của Morgan Stanley cảnh báo:
- Fed có thể không cắt giảm lãi suất cho đến tháng 6/2024
- Một số tín hiệu lạm phát tiếp theo có thể sẽ dai dẳng và Fed sẽ không bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng
Nhà kinh tế trưởng Ellen Zentner cho biết:
- “Chúng tôi nghĩ rằng phải đến tháng 6, Fed mới có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% và bắt đầu cắt giảm lãi suất”.
- Đây có thể là tin xấu đối với chứng khoán vốn đã tăng điểm trong tháng này để kết thúc một năm tăng trưởng mạnh mẽ khi thị trường ngày càng lạc quan với triển vọng Fed cắt giảm lãi suất từ đầu tháng 3 năm sau.
Trong báo cáo Kinh Tế Hoa Kỳ mới nhất, các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định:
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất của cho đến cuộc họp tháng 6 do họ còn đang chờ đợi bằng chứng lạm phát "rõ ràng và thuyết phục"
- Dự báo CPI cao hơn trong 2 tháng tới do lạm phát dịch vụ dai dẳng và lạm phát PCE lõi trong 6 tháng tăng dần vào quý I/2024 khi "đà giảm của các dữ liệu mùa hè chững lại và lạm phát dịch vụ dai dẳng ở mức cao"
Goldman Sachs đẩy nhanh dự báo thời điểm BoE cắt giảm lãi suất sang tháng 5/2024
Goldman Sachs đẩy nhanh dự báo thời điểm BoE cắt giảm lãi suất từ tháng 6/2024 sang tháng 5/2024 sau dữ liệu lạm phát tháng 11 tại Vương quốc Anh chạm đáy hơn 2 năm qua:
- CPI tháng 11 của Vương quốc Anh +3.9% y/y so với dự báo +4.4%
- Dự báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của BoE đã được lùi lại sang tháng 5/2024, với tốc độ giảm 25bp cho mỗi cuộc họp cho đến khi lãi suất điều hành đạt mức 3% vào tháng 5/2025
Dự kiến thu nhập của người dân Nhật Bản sẽ vượt qua tốc độ gia tăng lạm phát
Vào sáng nay, trang Nikkei đã tiết lộ một phần báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, cho thấy thu nhập của người dân Nhật Bản sẽ tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng lạm phát trong năm tài chính 2024. Đây là một tín hiệu đầy hy vọng đối với người tiêu dùng ngay cả khi dự kiến phần lớn mức tăng đều nhờ việc chính phủ cắt giảm thuế một lần.
Dự báo của Văn phòng Nội các:
- Thu nhập bình quân đầu người: +3.8% vào năm tới nhờ thuế giảm và lương cao hơn (trong đó 1.3% mức tăng sẽ đến từ việc cắt giảm thuế và mặc dù mức tăng lương gần như không cao hơn năm tài chính 2023)
- Lạm phát dự kiến sẽ ở mức giữa 2% cho năm tài chính mới bắt đầu từ tháng 4/2024
- Dự thảo ngân sách cho năm tài chính mới bắt đầu vào tháng 4 năm sau sẽ lần đầu tiên cắt giảm chi tiêu chính phủ sau 12 năm
Báo cáo CPI lõi tháng 11 tại Nhật Bản sẽ được công bố vào 06:30 sáng mai
Vào ngày mai, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng cốt lõi quốc gia (không bao gồm thực phẩm) dự kiến sẽ giảm trở lại, phần nào được hỗ trợ nhờ giá năng lượng giảm:
Loyds: Niềm tin kinh doanh tháng 12 tại Vương quốc Anh giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm
Chỉ số Niềm tin kinh doanh tháng 12 tại Vương quốc Anh từ khảo sát của Ngân hàng Lloyds đã giảm từ mức 42% trong tháng 12 xuống 35% trong tháng 11.
- Tốc độ giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 8/2022
- Số liệu được ghi nhận trong tháng 11 đã chạm đỉnh 21 tháng
- Mức trung bình dài hạn của cuộc khảo sát là 28%.
Ngân hàng Lloyds bình luận:
- Triển vọng kinh tế “vẫn khó khăn”
- "Các doanh nghiệp cũng đang cân bằng áp lực chi phí trong một thị trường lao động đầy thách thức. Như vậy, thị trường sẽ chứng kiến mức lương tối thiểu tăng vào tháng 4/2024 trong bối cảnh doanh nghiệp điều chỉnh các quản lý quyết định tuyển dụng và nỗ lực giữ chân nhân viên"
Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng GDP cho 2 năm tài chính sắp tới
Vào sáng nay, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo triển vọng kinh tế được điều chỉnh 2 năm một lần
- Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thực cho năm tài chính 2023 - 2024 tăng từ 1.3% lên 1.6%
- Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thực cho năm tài chính 2024 - 2025 tăng từ 1.2% lên 1.3%
Nhận định từ phía Chính phủ Nhật Bản:
- Nhu cầu nước ngoài có thể sẽ bù đắp nhiều hơn cho tiêu dùng nội địa yếu kém
- Nhu cầu nội địa dự kiến sẽ phục hồi trong năm tài chính tiếp theo nhờ kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập và xu hướng tăng lương đang diễn ra. Dự kiến thu nhập của người dân dự kiến sẽ +3.8% trong năm tài chính 2024 và vượt qua tốc độ gia tăng lạm phát)
- Giá tiêu dùng được dự báo sẽ +3% trong năm tài chính này do các doanh nghiêp ngày càng chuyển nhiều phần chi phí gia tăng sang cho khách hàng ngày
- Lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 2.5% trong năm tài chính tiếp theo
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1012
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1382
- PBOC bơm 195 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- PBOC bơm 226 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 14 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.95%
- 262 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 159 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 20.12: Chứng khoán lao dốc, USD phục hồi trong phiên giao dịch thứ Tư.
Chứng khoán lao dốc trong đêm, bất chấp lợi suất TPCP giảm mạnh khắp các kỳ hạn. Nhiều nhà đầu tư suy đoán các chỉ số Hoa Kỳ đang có nhịp điều chỉnh kỹ thuật sau khi tiến vào vùng quá mua từ cuối tháng 11. Về mặt dữ liệu, cả doanh số bán nhà trong tháng 11 và chỉ số Tâm lý tiêu dùng CB trong tháng 12 tại Hoa kỳ đều tăng cao hơn kỳ vọng. Doanh só bán nhà đạt 3.82M so với dự báo 3.77M, với Tâm lý tiêu dùng chạm mức đỉnh 5 tháng tại 110.7 điểm so với dự báo 104.6 điểm. Chủ tịch Fed Philadelphia Harker nhận định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát vẫn chưa hoàn thành, nhưng thừa nhận rằng xu hướng lạm phát đang giảm dần và Fed đã hoàn thành xong việc thắt chặt. Nhóm cổ phiếu thiết yếu dẫn đầu đà giảm trong các lĩnh vực. Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm gần 500 điểm và Nasdaq có phiên giảm mạnh nhất trong 8 tuần với hơn 200 điểm. Cả hai chỉ số này đều chấm dứt chuỗi tăng 9 ngày liên và có phiên tệ nhất kể từ tháng 10/2023. Chỉ số S&P 500 có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 9:
- Dow Jones -1.27%
- S&P 500 -1.47%
- Nasdaq -1.50%
Trên thị trường FX, USD phục hồi sau khi đảo chiều giảm gần 30pip đầu phiên Mỹ (đồng thời xóa bỏ hoàn toàn đà tăng trong ngày), phần nào được hỗ trợ nhờ dữ liệu doanh số bán nhà và tâm lý tiêu dùng CB khả quan. Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với JPY. GBP dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính, theo sau là AUD. GBP giảm mạnh hơn 60pip trong phiên Âu sau dữ liệu CPI tháng 11 tại Vương quốc Anh cho thấy tốc độ gia tăng lạm phát chạm mức thấp nhất và lần đầu tiên giảm xuống dưới 4% kể từ tháng 11/2021 (+3.9% y/y so với dự báo +4.3%).
- Chỉ số DXY +0.26%
- EURUSD -0.34%
- GBPUSD -0.72%
- AUDUSD -0.46%
- NZDUSD -0.37%
- USDJPY -0.19%
- USDCHF +0.20%
- USDCAD +0.26%
Vàng thu hẹp phân nửa đà tăng của phiên thứ Ba khi USD phục hồi. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm mạnh khắp các kỳ hạn trong ngày cũng đã hỗ trợ làm giảm lực bán vàng trong ngày. Chốt phiên, vàng giảm gần $8.4 xuống $2031.74/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP đóng cửa tại đáy ngày, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 10.9bp và 8,2bp xuống 4.33% và 3.85%. Dầu thô đảo chiều giảm mạnh từ đỉnh ngày tại gần $75.40/thùng được thiết lập trong phiên Mỹ, khiến giá đóng cửa chỉ tăng nhẹ $0.28 lên $74.22/thùng.
Doanh số bán nhà hiện hữu tháng 11 của Hoa Kỳ là 3.82M so với 3.77M dự kiến
- Doanh số bán nhà hiện hữu tại Mỹ đạt 3.82 triệu căn trong tháng 11, cao hơn mức dự kiến 3.77 triệu căn.
- Đây là mức tăng đầu tiên sau 5 tháng, sau khi đạt 3.79 triệu căn trong tháng 10.
- So với tháng trước, doanh số tăng 0.8%, giảm so với mức tăng 4.1% trong tháng 10.
- So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số giảm 7.3% (từ 4.12 triệu căn trong tháng 11 năm 2022).
- Tồn kho bất động sản là 1.130 triệu căn, tương đương 3.5 tháng cung (giảm 1.7%).
- Giá nhà trung bình toàn quốc đạt 387,600 USD, tăng 4.0% so với tháng 11 năm 2022. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ 5 liên tiếp giá nhà tăng theo năm.
Niềm tin người tiêu dùng tháng 12 của Mỹ là 110.7, cao hơn dự kiến là 104.00
- Trước đó là 102.0 (đã điều chỉnh thành 101.0)
Chi tiết:
- Chỉ số tình hình hiện tại: 148.5 so với 138.2 trước đó (điều chỉnh thành 136.5)
- Chỉ số kỳ vọng: 85.6 so với 77.8 trước đó (điều chỉnh thành 77.4)
- Lạm phát 1 năm: 5.6% so với 5.7% trước đó
- Khó tìm việc làm: 13.2 so với 15.4 trước đó
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ giảm đầu phiên giao dịch
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã mở cửa giảm. Chuỗi tăng 9 ngày liên tiếp của Dow Jones và Nasdaq có nguy cơ bị chặn đứng. S&P 500 đã tăng 8 trong 9 ngày qua.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
- Dow Jones giảm 74.65 điểm tương đương 0.20% xuống mức 37,483.27
- S&P 500 giảm 3.82 điểm tương đương -0.08% xuống mức 4,764.55
- Nasdaq tăng 12.93 điểm tương đương 0.09% lên mức 15,016.15.
- Russell 2000 vốn hóa nhỏ giảm 4.49 điểm tương đương -0.22% xuống mức 2,016.46
Trên thị trường trái phiếu Mỹ:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.388%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 3.898%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 3.899%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.017%
Ở các thị trường khác:
- Dầu thô tăng 1.02 USD tương đương 1.38% lên mức 74.96 USD
- Vàng giảm 1.70 USD tương đương -0.08% xuống mức 2,050.40 USD
- Bitcoin đang giao dịch ở mức 43,997 USD. Mức đỉnh đạt được trong ngày hôm nay là 44,165 USD và mức đáy là 42,207 USD.
Quan chức ECB Lane: Lạm phát đang giảm nhưng chưa chắc đã bền vững
Tổng Giám đốc Kinh tế của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Philip Lane cho biết, lạm phát đang giảm mạnh nhưng chưa chắc đã bền vững, và đó là lý do tại sao ECB vẫn lo ngại.
Đồng Euro tăng, USD giảm cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ
- USD chịu áp lực giảm trong đầu phiên giao dịch tại New York do nhu cầu mua trái phiếu chính phủ Mỹ gia tăng. Cặp EUR/USD tăng từ mức thấp 1.0934 lên 1.0960.
- Nguyên nhân chính là do làn sóng mua trái phiếu mới, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm thêm 4.7 điểm cơ bản xuống 3.87%. Đây là mức đáy mới kể từ tháng 7 và cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với trái phiếu, ngay cả trước phiên đấu trái phiếu kỳ hạn 20 năm hôm nay.
- Bên cạnh đồng Euro, đồng bảng Anh cũng phục hồi phần nào sau khi dữ liệu CPI thấp hơn dự kiến được công bố, giảm hơn 50 pips so với đầu phiên nhưng đã tăng 25 pips so với mức đáy.
- Trong phiên, thị trường cần chú ý đến dữ liệu niềm tin người tiêu dùng của khu vực Eurozone và Mỹ, có thể cung cấp thông tin về chi tiêu trong mùa Giáng sinh sắp tới.
Thống đốc NHTW Hà Lan - Knot: Cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024 khó có khả năng xảy ra dựa trên thông tin hiện tại
- Nhấn mạnh cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến dữ liệu tiền lương trước khi đưa ra quyết định lãi suất, dự kiến sẽ có thêm dữ liệu vào giữa năm 2024.
- Xu hướng lãi suất tối ưu hiện tại gần với kỳ vọng của thị trường hơn so với trước đây.
- Khuyên nhà đầu tư nên hạn chế tối đa danh mục trái phiếu cấu trúc trong thời điểm hiện tại.
Thị trường đang định giá khả năng cắt lãi của ECB với tỷ lệ 50/50 cho tháng 3 và 100 điểm cơ bản được dự kiến cắt giảm vào tháng 7.
Điều này cho thấy thị trường tin rằng ECB sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng không nhiều, đồng thời dự đoán dữ liệu kinh tế của Eurozone sẽ xấu đi.
Giá dầu tăng cao do căng thẳng địa chính trị gia tăng trước Giáng sinh
- Giá dầu thô WTI vượt mức $74, mở ra khả năng tăng giá của mặt hàng này.
- Giá dầu tăng vọt do nhu cầu dự kiến tăng, sau khi tất cả các công ty vận tải hàng hóa lớn đều chọn tuyến đường dài hơn để tránh đi qua Biển Đỏ do lo ngại về an ninh.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ trong quý 3 là 200.3 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến là 196.0 tỷ USD.
- Trước đó, thâm hụt được báo cáo là -212,1 tỷ USD (đã được điều chỉnh thành -216,8 tỷ USD).
Mặc dù những dữ liệu về kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu cải thiện dần, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, một phần là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Lịch kinh tế Mỹ hôm nay: Niềm tin người tiêu dùng và doanh số bán nhà hiện hữu là tâm điểm chú ý
Mặc dù Giáng sinh đã gần đến nhưng thị trường vẫn chưa thực sự chìm vào cảnh trầm lắng. Hôm nay có một vài dữ liệu kinh tế quan trọng có thể khiến thị trường biến động, nhưng có lẽ sẽ không có bất ngờ nào lớn.
- 22:00: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 12
- 22:00: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng sơ bộ của Eurozone
- 22:00: Doanh số bán nhà hiện hữu của Mỹ tháng 11
- 22:30: Dự trữ dầu hàng tuần của Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA)
- 01:00: Đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm
Dữ liệu cần quan tâm nhất là chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Mỹ. Dự kiến là 104.0 so với 102.0 của tháng trước. Do giá xăng giảm và thị trường chứng khoán phục hồi, thị trường kỳ vọng sẽ có một bất ngờ theo chiều hướng tích cực, điều này có thể giúp đồng USD tăng giá.
USD/CAD: Ngân hàng trung ương Canada (BOC) có thể cứng rắn hơn, Loonie hưởng lợi
USD/CAD đang test vùng hỗ trợ quanh mức 1.33. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) vừa công bố Bản tóm tắt Bàn thảo cho quyết định chính sách tiền tệ vào ngày 6 tháng 12. Nội dung đáng chú ý là các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh rằng họ "cần thấy đà giảm của lạm phát lõi để tin chắc rằng chính sách tiền tệ đủ hạn chế" để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Cách diễn đạt này mang sắc thái "diều hâu" (ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ) và có thể sẽ củng cố thêm cho đồng Loonie (CAD) của Canada.
- Về mặt kỹ thuật, biểu đồ cho thấy vùng kháng cự mạnh tại 1.3350/1.3360, với vùng kháng cự mạnh hơn ở 1.3400/1.3450. Ngược lại, vùng hỗ trợ nằm tại 1.3330/1.3335 và 1.3280.
USD/JPY giảm do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất tăng cao
- Cặp USD/JPY giảm dần về gần 143.50 do kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày càng mạnh mẽ.
- Các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ có thể khiến áp lực giá cả tiếp tục dai dẳng.
- Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không có động thái hướng đến việc thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng khiến các nhà đầu tư bán tháo đồng yên Nhật.