Bitcoin giao dịch quanh mức $62,500
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Các nhà đầu tư đang quá "bearish". JPMorgan cho biết Ngân hàng Trung ương "hawkish" và các bài báo về Omicron "bearish" đã đi quá xa và không có lý do gì để lo ngại về sự kết thúc của đợt tăng giá chứng khoán Mỹ. Ngân hàng Trung ương cho biết, các điều kiện để bán ra không được duyệt do định vị thấp và mức mua lại kỷ lục, đồng thời lưu ý rằng đợt phục hồi chứng khoán có thể lên cao vào tháng Giêng. Điều này cũng cho thấy trái phiếu nhà ở hoạt động tốt hơn trong môi trường lãi suất tăng.
Trái phiếu các nền kinh tế mới nổi đã được cho là sẽ bị ảnh hưởng trong năm nay khi các Ngân hàng Trung ương tiến tới rút lại các biện pháp kích thích. Nhưng thay vào đó, các khoản nợ toàn cầu lớn nhất đều đến từ các quốc gia đang phát triển. Điều này khiến các nhà đầu tư tin rằng Fed có thể giảm bớt việc thu mua tài sản và bắt đầu tăng lãi suất mà không gây ra sự tăng đột ngột biến động toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ tăng ngày thứ tư liên tiếp với khối lượng giao dịch thưa thớt do các nhà đầu tư kỳ vọng vào một đợt phục hồi kinh tế cuối năm trong bối cảnh các trường hợp nhiễm Coivid tăng đột biến. Giá dầu tăng và đường cong trái phiếu kho bạc đi ngang.
Giá vàng ít biến động.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 2.7% lên $75.81/thùng, lần đầu tiên tăng trên mức $75 sau 1 tháng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD chững lại khi chỉ số DXY không có nhiều thay đổi.
Cặp EUR/USD dao động quanh mức 1.1328.
GBP/USD tăng 0.4% lên 1.3443.
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.4% xuống 114.88.
Đồng Peso của Mexico là một trong những đồng tiền có hoạt động kém nhất vào thứ Hai. Tỷ giá USD/MXN đóng cửa thấp nhất kể từ giữa tháng 11. Tuy nhiêm vào thứ Hai, cặp tiền này đang tăng kết thúc chuỗi ba ngày tiêu cực. Hiện tại, USD/MXN đang giao dịch tại 20.7 tăng 0.46% so với hôm qua.
Đồng peso của Mexico vẫn không thể hưởng lợi từ Dollar yếu hơn trong bối cảnh một cuộc biểu tình ở Phố Wall và trên thị trường hàng hóa. WTI đang tăng 1.20% trên 74.50 USD, giao dịch vàng và bạc ở mức cao hàng tuần và SP 500 tăng 0.75% ở mức cao kỷ lục mới.
Từ góc độ kỹ thuật, xu hướng giảm giá vẫn chiếm ưu thế. Tỷ giá có mức hỗ trợ mạnh xung quanh 20.45/50 là đường SMA 100 ngày. Mức phá vỡ thấp hơn sẽ tạo thêm áp lực tiêu cực cho cặp tiền.
Ở phía trên, ngưỡng kháng cự gần nhất nằm ở 20.70, tiếp theo là vùng 20.90. Sau đó là 21.00 - đường SMA 20 ngày.
Chứng khoán Mỹ mở cửa tăng nhẹ trong bối cảnh tâm lý thận trọng cùng với lượng giao dịch thưa thớt đang bao phủ. Những thông tin về Omicron vẫn còn là 1 ẩn số khiến cho giới đầu tư chưa thực sự mạnh tay trong quyết định của mình. Hiện tại, S&P500 đã tiếp tục tăng sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, chỉ số này hiện đã đạt mốc 4749.75 điểm
Bên cạnh đó Nasdaq 100 tiếp tục tăng cao đạt mốc 15,734 (tăng 0.5%), Dow Jones tăng 0.2% đạt mốc 36,029 điểm
Chỉ số DXY có biến động giảm nhẹ về mốc 96.062. Dẫn đầu trên thị trường tiền tệ là đồng GBP tăng 0.2%. Đồng Yên Nhật dường như có sức mạnh tụt hậu so với nhóm đồng tiền chính khi giảm 0.29%
Thị trường hàng hóa phần nào đã có khởi đầu tích cực khi giá dầu tiếp tục tăng 0.1% lên mốc $73.77/thùng. Giá vàng tăng 0.46% lên $1810.20/oz
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 5 năm tăng nhẹ, trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm mạnh -0.72%,
Theo một nghiên cứu mới từ CryptoRank, số lượng Bitcoin đang lưu hành đã giảm kể từ sự kiện Halving vào năm 2020, với khả năng truy cập để mua Bitcoin trên các sàn giao dịch cũng giảm.
Vào nửa cuối năm 2020 (khoảng tháng 10), nguồn cung Bitcoin trên các sàn giao dịch chiếm 9.5% tổng khối lượng. Tỷ lệ này đã giảm xuống 7.3% vào tháng 7/2021 và chỉ 6% nguồn cung Bitcoin được ghi nhận trong ví các sàn vào tháng 12.
Đây là một trong những số liệu cho thấy Bitcoin đang được lưu trữ trong các ví lạnh và có vẻ áp lực bán Bitcoin đang suy yếu, tạo tiền đề cho một niềm hi vọng tài sản này vẫn còn nằm trong một chu kỳ tăng trưởng và mọi thứ sẽ “sáng sủa” hơn trong quý 1/2022.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết hôm thứ Hai rằng họ sẽ triển khai một hệ thống quản lý tài chính bất động sản nghiêm ngặt trong thời gian tới.
PBOC nói thêm: "Chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế thực và giữ ổn định tỷ giá cho Nhân Dân Tệ ở mức hợp lý. Đồng thời sẽ tiến hành các biện pháp giám sát cơ sở hạ tầng tài chính, thúc đẩy sự sôi động thị trường trái phiếu"
Nhìn vào thị trường năm vừa rồi, Omicron đã tạo ra một đường cong lớn cho triển vọng toàn cầu và thị trường dầu mỏ không phải là ngoại lệ.
Phản ứng tức thì là dầu sụt giảm nghiêm trọng, giảm trở lại dưới 70 Dollar. Một phần nữa là do sự thiếu hụt về lượng mua mặt kỹ thuật đã góp phần làm trầm trọng thêm đà giảm. Tuy nhiên, điều này chỉ ra động lực cung và cầu vẫn là yếu tố chính trong bài toán sụt giảm này.
Và điều đó sẽ tiếp tục xảy ra vào năm 2022.
Để đối phó với vấn đề này, OPEC + đang cố gắng hết mình để thực hiện các chính sách. Tổ chức có khả năng tiếp tục nới lỏng cắt giảm nguồn cung và kết hợp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ ngoài OPEC +, dẫn tới sẽ mất một thời gian thử nghiệm để cố gắng cân bằng mọi thứ. Trước khi có omicron, có cảm giác rằng thị trường sẽ thắt chặt bất kể OPEC+ sẽ làm gì nhưng bây giờ thị trường đã đi theo chiều hướng khác.
Nếu mọi thứ ở Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề và việc mở cửa trở lại toàn cầu mất nhiều thời gian hơn để diễn ra, đó sẽ là một cơn gió lớn đối với giá dầu. Như vậy, những diễn biến liên quan đến đại dịch vẫn là một câu chuyện quan trọng cần theo dõi.
Hiện tại, dầu dường như đã tìm thấy cơ sở để giữ trên 70 đô la. Tuy nhiên, để có thể nâng mức gia tăng, dầu cần thêm nhiều thông tin tốt từ Omciron.
Điều này nói lên rằng, mặc dù động lực cung vượt cầu có thể là yếu tố chính, nhưng nó không phải là chi tiết chính duy nhất cần tập trung vào.
Thay vào đó, có một lượng lớn các công ty dầu khí lớn đang từ bỏ thị trường dẫn tới khả nguồn cung sụt giảm. Nếu các doanh nghiệp truyền thống đang rút lui, OPEC+ sẽ là người nắm quyền chính, đặc biệt là Ả Rập Xê Út.
Vàng đã được tích lũy từ tháng 3, trước khi chạm đáy vào tháng 5. Và trong thời điểm hiện tại, các nhà chiến lược tại Credit Suisse đang dự báo một xu hướng tương tự và chú ý cao độ về khả năng xuất hiện đáy mới trong tỷ giá XAU/USD, sẽ mở ra vùng 1,565/61 Dollar.
Lợi tức trái phiếu tăng của Mỹ được coi là động lực tiêu cực chính đối với vàng
“Trong khi chúng tôi tin rằng đồng USD mạnh lên sẽ là một cơn gió ngược chiều đối với vàng, điều này còn tạo động lực khiến lợi suất tăng. Trường hợp cơ bản của chúng tôi vẫn là Lợi tức thực của Hoa Kỳ đang trong quá trình thiết lập cơ sở lợi suất và với việc Lợi tức thực tăng được coi là động lực tiêu cực chính đối với kim loại màu vàng, chúng tôi vẫn cảnh giác cao độ về khả năng xảy ra sự sụt giảm đối với XAU/USD.”
“Tỷ giá sẽ cần phải xuyên thủng dưới mức 1,759/54 USD để kiểm tra lại mức hỗ trợ chính ở mức 1,691/77 USD - mức thấp nhất trong năm từ tháng 3, tháng 4 và tháng 8”.
“Mặc dù ban đầu chúng tôi mong đợi vùng 1,565 USD sẽ được duy trì, nhưng tổng quan, vàng có thể tụt giảm sâu xuống 1,452/40 USD.”
Bộ Tài chính nước này cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, Trung Quốc sẽ chủ động đưa ra các chính sách tài khóa để ổn định tăng trưởng kinh tế vào năm 2022.
Người đại diện cho biết: “Các chi tiêu tài khóa sẽ được duy trì để thúc đẩy tăng trưởng và chính phủ sẽ đẩy mạnh chuyển giao cho các chính quyền địa phương để hỗ trợ các chi tiêu cần thiết.
Tuyên bố nói thêm, "Trung Quốc sẽ duy trì" sự ổn định xã hội tổng thể "trước đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản cầm quyền vào năm tới."
Theo Credit Suisse, S&P 500 sẽ sớm lên kiểm tra 4,750, hình thành mô hình tam giác tăng giá. Đây cũng sẽ là xúc tác để chỉ số chứng khoán Mỹ tiến lên 4,858, và sau đó là 4,975/5,000, tăng 6% từ mức hiện tại. Credit Suisse cũng không loại bỏ khả năng lên 5,200 (tức tăng 10%).
Sau phiên đóng cửa thứ Năm, chỉ số S&P 500 đang ở đỉnh lịch sử tại: 4,725.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay đều mở cửa với rất ít thay đổi, khi các trader đã không còn màng đến công việc thổi nến để thư giãn cùng gia đình nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới. Thanh khoản mỏng cũng là điều đoán trước được trong tuần này:
Tại Mỹ, các HĐTL cũng đang diễn biến tương tự:
Thị trường tiền tệ cũng đang khá trầm lắng. Giai đoạn giao phiên Á - Âu cũng không có biến động gì nhiều:
Vàng giảm 0.12% xuống 1,806. Dầu thô giảm 1% xuống $72.96/thùng.
Theo Credit Suisse, thời gian tích lũy gần đây sẽ chỉ là tạm thời, và DXY sẽ tăng lại lên vùng 97.73/80, đường Fibonacci 61.8% của đợt giảm 2020/2021, trước khi tiếp tục tích lũy tại đây. Nếu USD tiếp tục mạnh lên và phá thành công kháng cự này, các kháng cự đáng chú ý tiếp theo sẽ là 98.65 và 100.56/93.
Credit Suisse cũng không loại bỏ khả năng DXY tăng lên 102.50, gần với đỉnh cũ hồi tháng Tư năm ngoái.
Hiện tại chỉ số DXY đang ở mức 96.08 điểm, hầu như không đổi trong ngày.
GBPJPY đang được giao dịch quanh mức153.35, tăng nhẹ trong phiên hôm nay trong sự trầm lắng của thị trường. Đợt tăng gần đây là dư âm của việc BoE bất ngờ tăng lãi suất, tuy nhiên hiện đang bị chặn lại bởi đường Fibonacci 50% của kênh giá từ đỉnh tháng Mười xuống đáy tháng Mười Hai. Trong phiên hôm nay, cặp tiền sẽ tiếp tục kiểm tra kháng cự này, tuy nhiên một điểm đáng khích lệ khác là đường EMA của chỉ báo MACD cũng đang bắt đầu vượt lên mức 0.
Về mặt cơ bản, sự hawkish của BoE cũng sẽ hỗ trợ cho GBP, trong khi BoJ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, sẵn sàng để JPY suy yếu.
Thị trường hôm nay tiếp tục chuỗi ngày giao dịch ảm đạm kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, trầm lắng là một chuyện. Còn những câu chuyện Omicron vẫn đang cần lời giải đáp. Còn những nỗi lo lạm phát sục sôi. Còn lo ngại từ phía Trung Quốc về việc hỗ trợ nền kinh tế. Nhìn chung, các điều này, cộng với thanh khoản mỏng, sẽ khuếch đại biến động thị trường trong tuần này.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, đa phần các chỉ số mở cửa hôm nay đều đang giảm. Sàn chứng khoán Hồng Kông và sàn chứng khoán Úc tiếp tục kỳ nghỉ lễ:
Các HĐTL tại Mỹ chưa có quá nhiều thay đổi:
Nếu tình hình này tiếp tục tới tối nay, nhiều khả năng các chỉ số Mỹ cũng sẽ mở cửa khá trầm lắng
Dầu WTI giảm 1.1% xuống$72.9/thùng. Vàng gần như đứng im ở mức 1,809.
Trong báo cáo mới nhất từ phía Bloomberg, Bộ Thương mại Nhật Bản đã chào bán dầu cho Oman từ trữ dầu chiến lược của mình, dự kiến giao hàng giữa tháng Ba và tháng Sáu. Đợt thầu này không nói rõ khối lượng, giá chào mua, hay có cho biết đây là một phần của chiến dịch xả trữ dầu do Mỹ đứng đầu hay không. Đây cũng có thể là một phần của việc Nhật Bản thay thế trữ dầu của mình.
Sau tin này, dầu WTI giảm 0.7% xuống $73.14/thùng, còn dầu Brent tăng 0.6% lên $76.32/thùng.
Vàng hiện tăng tăng nhẹ lên 1,810 đầu tuần này trước những nỗi lo về Covid và Omicron. Một lý do nữa ủng hộ cho vàng đó là lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm xuống 1.48%. Mặc dù những lo ngại về Omicron, và cả diễn biến khó đoán của kế hoạch chi tiêu Build Back Better có thể tạo đà cho vàng, tuần này, với lượng thông tin ít và thanh khoản mỏng, vẫn có thể tạo những bất ngờ.
Mục tiêu hiện tại cho phe mua vàng sẽ là 1,814. Trên đó, 1,833 sẽ là một kháng cự quan trọng. Hỗ trợ chính sẽ là 1,800, và ở dưới đó, 1,790.
Một báo cáo từ Mastercard cho thấy, doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ đã tăng 8.5% so với năm ngoái khi người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn cho quần áo, đồ trang sức và đồ điện tử. Doanh số bán hàng tăng tại cả 2 kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến trong mùa lễ được xác định từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 24 tháng 12. Người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm quà tặng sớm hơn bình thường với các chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ và cửa hàng cung cấp nhiều khuyến mãi hơn để bắt đầu mùa lễ hội.
Bộ Y tế Singapore cho biết họ đang điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với các ca bệnh do biến thể Omicron và sẽ đưa ra cảnh báo nguy cơ sức khỏe trong 7 ngày đối với những người tiếp xúc gần với biến thể thay vì cách ly trong 10 ngày. Bộ dự kiến sẽ có nhiều trường hợp nhiễm biến thể Omicron hơn so với biến thể Delta, và số ca bệnh sẽ tăng gấp đôi trong vòng vài ngày. Biến thể Omicron cũng cho thấy ít trường hợp nghiêm trọng hoặc tử vong hơn so với biến thể Delta.
Doanh số xuất khẩu dầu đậu nành của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012 nhờ khoản mua khổng lồ 53,000 tấn từ Ấn Độ. Ấn Độ thường nhập khẩu nhiều dầu cọ hơn, nhưng gần đây nước này đang cắt giảm thuế nhập khẩu dầu ăn do giá trong nước tăng cao. Lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng vọt cũng do lo mối ngại về việc sản xuất dầu cọ, do dự kiến thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.07% lên 96.124.
Chứng khoán châu Á khá ổn định vào thứ Sáu sau khi cổ phiếu Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh lạc quan rằng sự phục hồi kinh tế sẽ vượt qua sự lây lan của biến thể Omicron. Thị trường Nhật Bản dao động và các sòng bạc tăng điểm ở Hồng Kông nhờ kết quả thuận lợi từ các phiên điều trần gia hạn giấy phép ở Ma Cao. Điểm chuẩn của Đài Loan đã tăng lên mức kỷ lục. Đồng USD được giao dịch với khối lượng thấp so với các đồng tiền khác khi tuần giao dịch đang diễn ra ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đồng Bảng Anh đã có một tuần tốt nhất trong năm so với "đồng bạc xanh", do các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất vào năm 2022 và giảm bớt lo ngại về tác động của biến thể Omicron trong sự tăng trưởng toàn cầu. Đồng USD suy yếu nhẹ vào thứ Sáu với khối lượng giao dịch thấp do đang trong kỳ nghỉ lễ của Hoa Kỳ.
Giá vàng tăng 0.47% lên $1,817.32 /ounce.
Giá dầu thô tại Mỹ giao động ở mức $73.79/thùng.
Trên thị trường tiền tệ:
Cơ quan quản lý cạnh tranh hàng đầu của Hà Lan hôm thứ Sáu cho biết Apple đã vi phạm luật cạnh tranh của nước này và ra lệnh thay đổi chính sách thanh toán trên App Store của nhà sản xuất iPhone.
Cuộc điều tra của Hà Lan về việc liệu các hành vi của Apple có dẫn đến lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không đã được đưa ra vào năm 2019 nhưng sau đó đã giảm phạm vi để tập trung chủ yếu vào các ứng dụng trên thị trường hẹn hò, bao gồm cả chủ sở hữu Tinder
Nội các Nhật Bản hôm nay đã thông qua ngân sách hàng năm trị giá 940 tỷ USD để hỗ trợ chống đại dịch COVID-19, đồng thời đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và phân phối của cải của Thủ tướng.
Ngân sách 107.6 nghìn tỷ yên (941.55 tỷ USD) cho năm tài chính bắt đầu từ tháng 4 năm 2022 là kế hoạch chi tiêu lớn nhất của Nhật Bản, thay vì trở lại trạng thái tài khóa dài hạn.
Tính tới thời điểm hiện tại, nợ công ở Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã gấp hơn hai lần quy mô nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD, nhiều nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Hai hãng hàng không United Airlines và Delta Air Lines đã hủy hàng trăm chuyến bay trong đêm Giáng sinh, do biến thể COVID-19 Omicron lan rộng gây thiệt hại cho các tổ bay và các công nhân.
United có trụ sở tại Chicago hôm thứ Năm đã hủy 120 chuyến bay cho thứ Sáu, trong khi Delta có trụ sở tại Atlanta cho biết họ đã hủy khoảng 90 chuyến. Cả hai đều cho biết họ đang làm việc để liên lạc với hành khách để họ không bị mắc kẹt tại các sân bay.
Jack Dorsey đã bị chặn trên Twitter, nền tảng truyền thông xã hội mà ông đồng sáng lập, bởi nhà đầu tư mạo hiểm (VC) nổi tiếng Marc Andreessen.
Việc chặn này được đưa ra sau khi Dorsey chỉ trích một số góc của ngành đầu tư mạo hiểm và đưa ra một số nhận xét cụ thể về công ty Andreessen đồng sáng lập, Andreessen Horowitz.
Vào thứ Tư, Dorsey đã tweet: “Tôi chính thức bị cấm tham gia Web3,” cùng với một ảnh chụp màn hình cho thấy anh ấy đã bị chặn bởi Andreessen. Dòng tweet của anh ấy đã khiến một số người dùng Twitter khác cũng bị Andreessen chặn chia sẻ ảnh chụp màn hình tương tự.
Các quy tắc di chuyển mới để hạn chế sự lan truyền của omicron ở Hồng Kông được thiết lập, với ít nhất bốn hãng vận tải quốc tế bị cấm khai thác các tuyến đường nhất định trong tháng kể từ khi biến thể dễ vận chuyển hơn xuất hiện.
Mặc dù Hồng Kông đã ủng hộ chính sách Covid-zero của Trung Quốc, các nhà chức trách đã thắt chặt các quy tắc một lần nữa trong tuần này, yêu cầu rằng nếu bốn hành khách trở lên được xác nhận có Covid-19 khi đến cùng một nơi trong vòng bảy ngày, tuyến đường đó sẽ bị đình chỉ trong 14 ngày.
Qatar Airways và Cathay Pacific Airways Ltd. đã có các tuyến bay từ Doha và New York lần lượt bị tạm dừng cho đến đầu tháng 1, trong khi các chuyến bay của Nepal Airlines Corp và Air India Ltd. giữa Hồng Kông, Kathmandu và Delhi cũng bị ảnh hưởng.
Hồng Kông đã tìm thấy những ca bệnh omicron đầu tiên vào ngày 25 tháng 11.
Tỷ giá USD/CHF giảm nhẹ trong ngày thứ ba liên tiếp và tụt xuống mức thấp nhất gần ba tuần vào thứ Sáu, xung quanh khu vực 0.9170-65.
Lý do cho xu hướng này là sự suy yếu khiêm tốn của đồng Dollar Mỹ trong những ngày vừa qua, và các nhà đầu tư phe Gấu đang quan tâm liệu cặp tiền này có xuyên thủng hỗ trợ quan trọng tại SMA 200.
Sự sụt giảm khiêm tốn cũng cho thấy giai điệu tích cực trên thị trường chứng khoán đã làm đồng Franc (nơi trú ẩn an toàn) không thể mở rộng đà tăng. Tâm lý rủi ro toàn cầu cũng được hỗ trợ tốt bởi các nghiên cứu gần đây, cho thấy rằng Omicron ít có khả năng nghiêm trọng.
Ngoài ra, triển vọng Diều Hâu của Fed đóng vai trò như một luồng gió cho đồng bạc xanh và sẽ giúp hạn chế bất kỳ sự hạ giá nào sâu hơn nào đối với cặp USD/CHF, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Từ góc độ kỹ thuật, sự trượt giá đang diễn ra đã kéo USDCHF xuống dưới mức hỗ trợ trong phạm vi giao dịch ba tuần. Việc giảm xuống dưới vùng hỗ trợ 0.9160-55 tiếp theo sẽ tái khẳng định xu hướng tiêu cực và mở đường cho một động thái giảm giá tiếp theo trong ngắn hạn.
Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo hôm thứ Sáu rằng họ sẽ gia hạn miễn thuế đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ cho đến ngày 30/6 năm 2022.
Phản ứng thị trường
Không có phản ứng thị trường nào đối với thông tin này vì các điều kiện giao dịch vẫn còn yên ắng vào đêm Giáng sinh. Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ hoạt động trở lại vào thứ Hai tuần sau, ngày 27 tháng 12. Chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức tăng ấn tượng trong tuần này và đóng cửa trong mức cao kỷ lục mà tại 4,743. Tính trong tuần, chỉ số này đã tăng hơn 2%.
USDCAD hiện vẫn giữ được đà tăng trong ngày, tuy nhiên cũng không phải quá mạnh trước tình hình thanh khoản thấp. Cặp tiền này đang tăng 0.1% lên 1,2813, trước đó chạm đỉnh ngày tại 1,2834. Phần lớn đà tăng hôm nay đến từ việc dầu suy yếu sau ba phiên tăng liên tiếp. Dầu Brent đang giảm 1% xuống $76/thùng. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình hiện tại vẫn không phải hoàn toàn có lợi cho USD, khi lúc này chỉ số DXY vẫn đang giảm và nhu cầu USD không cao. Ngoài ra, thanh khoản mỏng cũng là vấn đề đáng quan tâm, khiến phiên cuối tuần này sẽ không có nhiều điều đáng chú ý.
Hôm nay chỉ số DAX của Đức mà MIB của Ý sẽ đóng cửa, nhưng tại Anh và Pháp, giới đầu tư vẫn đang cẩn trọng trước vấn đề dịch bệnh khi mới chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, thanh khoản mỏng có lẽ cũng sẽ khiến phiên hôm nay có phần trầm lắng:
Thị trường tiền tệ cũng chưa có nhiều biến động khi các trader bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh:
Phân tích mới đây của Cơ quan An ninh Y tế Anh cho thấy những người mắc Omicron ít có khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng đồng thời hiệu quả của mũi tiêm tăng cường vắc xin mRNA (Như Pfizer) nhanh chóng biến mất sau 5-9 tuần, và sau 10 tuần chỉ còn 30-50% đối với chủng Omicron. Điều này không xảy ra ở chủng Delta.
Dù không nặng như các chủng Covid trước, việc Omicron lây lan nhanh cũng là một vấn đề nan giải khi có thể làm quá tải nền y tế nhiều nơi.
Nhờ việc tâm lý thị trường ổn định trở lại sau những tin tức tích cực từ chủng Omicron, sau khi chứng khoán châu Á khá khởi sắc phiên hôm nay, chứng khoán Mỹ mở cửa tối nay có lẽ cũng sẽ tiếp bước. Cả ba HĐTL chỉ số đều ghi nhận tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch châu Âu:
Nếu mở cửa trong sắc xanh, chứng khoán Mỹ sẽ chốt tuần này ở đỉnh kỷ lục mới, giúp các nhà đầu tư ăn Giáng sinh vui vẻ.
Ảnh hưởng của dịch Covid, đặc biệt là chủng Omicron đang có tác động rất lớn tới mảng hàng không. Hạn chế di chuyển là một chuyện, nhưng hiện tại, các hãng bay đang phải hủy rất nhiều chuyến bay do không có đủ nhân sự vì Covid-19. Như hãng United Airlines đã phải hủy 131 chuyến, tức 7% tổng số chuyến bay trong thứ Sáu. Delta cũng đã phải hủy 90 chuyến bay.
Hơn 90% nhân viên của Delta và hơn 96% nhân viên của United tại Mỹ đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, khả năng kháng vắc xin của chủng Omicron đang là vấn đề.
Hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng trước ngày giáng sinh. Mặc dù tâm lý thị trường đã ổn định hơn rất nhiều, tiếp tục cẩn trọng trước dịch bệnh và vấn đề thanh khoản nên được đề cao. Tuy vậy, chứng khoán châu Á nhìn chung đang khá khởi sắc:
Thị trường tiền tệ đang có một phiên Á khá trầm lắng. HIện tại, chỉ số DXY mới đang giảm chút nhẹ. Các đồng tiền cũng chưa có quá nhiều biến động:
Vàng chưa có nhiều thay đổi quanh mức 1,809. Dầu thô tăng 1% lên $73.7/thùng.
Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thông qua gói ngân sách kỷ lục 940 tỷ USD cho năm tài chính tiếp theo khi COVID-19 được ưu tiên hàng đầu vì mục tiêu đạt được tăng trưởng và phân phối của cải theo chương trình kinh tế mới.
Gói ngân sách trị giá 107.6 nghìn tỷ Yên này là kế hoạch chi tiêu lớn nhất từ trước đến giờ của Nhật Bản, nhấn mạnh mục tiêu phục hồi kinh tế hậu Covid.
Các quan chức Văn phòng Nội các chính phủ Nhật Bản cho biết:
Dự báo tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2022 đã được nâng lên 3.2% từ mức dự báo tăng trưởng GDP thực tế là 2.2% được đưa ra trong đánh giá giữa năm vào tháng 7.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai mũi thường và một mũi bổ sung vắc-xin COVID-19 của Sinovac không tạo ra đủ mức kháng thể trung hòa để chống lại biến thể Omicron.
Do đó, nghiên cứu này đề xuất những người đã được tiêm các liều của Sinovac nên tìm kiếm một loại vắc-xin khác thay thế như một mũi tiêm nhắc lại.
Đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm nhẹ 0.06% xuống 96.061.