Bitcoin giao dịch quanh mức $62,500
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Theo Goldman Sachs
Bloomberg có nhận định về các quỹ phòng hộ sử dụng thuật toán:
Các nhà phân tích tại ngân hàng kỳ vọng:
Dự báo:
Fitch đã thay đổi dự báo của mình về triển vọng nền kinh tế Anh:
PMI xây dựng của Úc tháng 9 đạt 46.5 (trước đó là 47.9).
Theo thông tin từ Wall Street Journal:
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphel Bostic phát biểu:
Chính quyền Mỹ không hài lòng với quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + . Trước đó OPEC + đã ra quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày.
"Sau khi RBA bất ngờ dovish, nhiều người kỳ vọng RBNZ cũng sẽ như vậy. Nhưng họ đã gây bất ngờ khi tăng 50bp, thậm chí còn thảo luận về việc tăng 75bp.
"Nhìn chung, việc họ cân nhắc tăng lãi suất mạnh cùng với việc khó chịu trước NZD yếu sẽ hỗ trợ đồng kiwi trong ngắn hạn, cùng với khẩu vị rủi ro được cải thiện khi thị trường đánh giá khả năng Fed xoay trục."
Đội dầu tại Goldman Sachs đã rất bullish trong một thời gian nên đây không phải là một bất ngờ lớn nhưng sau quyết định hôm nay của OPEC+, họ đã nâng dự báo quý IV từ $100 lên $110/thùng.
Nhà Trắng đưa ra bình luận nói rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ là một dấu hiệu 'rõ ràng' cho thấy khối này đang 'liên kết với Nga'.
Lướt qua cuộc họp OPEC+ ở Vienna là một sự thật bất thành văn: ngoài Nga, nhiều nước thành viên coi thường trần giá dầu của G7. Đối với họ, đó là một tiền lệ vớ vẩn về việc người tiêu dùng muốn định đoạt giá dầu. Nó có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán, nhưng nó có thật.
Nếu bạn là Mohammed bin Salman - người vẫn đang quay cuồng với thảm họa Khashoggi - thì tại sao bạn lại chấp nhận giới hạn giá? Nếu bị áp lên Nga, tại sao nó không thể áp được lên bạn? OPEC có rất nhiều quốc gia không thân với Mỹ và việc cho phép áp trần giá dầu Nga sẽ đặt ra một tiền lệ khủng khiếp cho họ.
Vì vậy, câu hỏi tiếp theo là: Mục tiêu chính xác của họ là gì?
Có thể họ chỉ đơn giản muốn tạo một mức sàn quanh 80-90 USD/thùng. Điều đó sẽ đảm bảo Nga có thị trường để bán dầu của mình nhưng vẫn có ưu thế.
Trường hợp xấu nhất là họ đang đứng về phía Nga trong một cuộc chiến năng lượng. Ai cũng cần dầu và bằng cách gây sức ép lên thế giới, họ có thể sắp xếp lại chính trị châu Âu để lấy ưu thế.
GDPNow Fed Atlanta đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP quý III từ 2.4% lên 2.7%.
Nhà Trắng cho biết họ không xem xét việc xả thêm dầu từ dự trữ chiến lược nhưng đó có thể đang chơi bài cây gậy và củ cà rốt để OPEC không cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố từ Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese:
Tổng thống thất vọng trước quyết định thiển cận của OPEC+ trong việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất khi nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực tiếp tục từ chiến tranh Ukraine. Vào thời điểm mà việc duy trì nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu là điều tối quan trọng, quyết định này sẽ có tác động tiêu cực nhất đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vốn đang quay cuồng với giá năng lượng tăng cao.
Tổng thống cũng kêu gọi các công ty năng lượng Mỹ tiếp tục hạ giá năng lượng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa giá khí đốt bán buôn và bán lẻ.
Theo hành động hôm nay, Chính quyền Biden cũng sẽ tham vấn Quốc hội và cơ quan chức năng về các công cụ để giảm bớt sự kiểm soát của OPEC+ lên giá năng lượng.
Đồng bảng Anh có một ngày khó khăn khi giảm sâu tới hơn 200 pips, hiện GBP/USD đang ở ngưỡng 1.12508
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Hoa Kỳ cần bớt phụ thuộc vào OPEC+ và các nhà sản xuất dầu nước ngoài vào hôm thứ Tư sau khi tổ chức này nhất trí cắt giảm sản lượng sâu nhất kể từ đại dịch COVID-19 năm 2020.
Ông Kirby cũng nói với Fox News rằng việc cắt giảm có nghĩa là OPEC+ đang "điều chỉnh sản lượng giảm một chút" sau khi tăng sản lượng trong mùa hè.
"OPEC+ đã nói, nói với thế giới rằng họ đang sản xuất nhiều hơn thực tế 3 triệu rưỡi thùng", Kirby nói. "Vì vậy, mức giảm được công bố này chỉ đưa con số họ nói về mức sản xuất thực tế."
Các nhà ngoại giao đang tiến hành công việc nhưng sẽ cần thêm sự chấp thuận mới từ khối vì một số quốc gia thành viên còn do dự.
Các quan chức quốc gia thành viên đã ký thỏa thuận này như một phần của gói trừng phạt thứ tám chống lại Nga vào sáng thứ Tư về cuộc xâm lược Ukraine. Các biện pháp sẽ có hiệu lực vào sáng thứ Năm.
Cách tiếp cận mới của EU là đề xuất giới hạn giá vẫn đang trên đà có hiệu lực, nhưng đặt ra câu hỏi mới về việc nó có thể được thực hiện nhanh như thế nào.
Các nhà ngoại giao EU đã nói rằng nếu giới hạn giá G-7 đã sẵn sàng, đầy đủ và chi tiết trước ngày 5 tháng 12, thì họ có thể quay lại và ký kết các biện pháp. Nếu cơ chế G-7 chỉ được hoàn thiện một vài ngày trước thời hạn tháng 12 — hoặc không được áp dụng cho đến sau thời hạn đó — một số quốc gia thành viên có thể yêu cầu thêm một khoảng thời gian để thực hiện đầy đủ biện pháp.
Bình luận từ Chủ tịch FED San Francisco, Mary Daly:
Cuộc họp tiếp theo của OPEC sẽ diễn ra vào tháng 12, điều đó có nghĩa là các hạn ngạch mới sẽ được áp dụng trong ít nhất tháng 11 và 12. Đó là điều đáng lưu tâm vì trần giá dầu của Nga và lệnh cấm của EU sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.
Thời điểm diễn ra cuộc họp vào tháng 12 cũng khá đáng lưu tâm. Nếu đó là trước ngày 5 tháng 12 (họ thường muốn gặp nhau vào đầu tháng) và hạn ngạch cho hai tháng tới được đặt ra, nó sẽ được duy trì đến tháng Hai. Nhưng trong thời điểm đó, Nga có thể ngừng cung cấp dầu sang châu Âu.
Những dữ liệu kinh tế mới không ủng hộ những chính sách dovish. Chứng khoán giảm điểm mạnh sau đà tăng ấn tượng hai ngày vừa qua, được cho là do các điều kiện bán tháo và cuộc tranh luận về việc chu kì thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu đang gần hơn với đỉnh. Ba chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ đều chìm trong sấc đỏ ngay từ khi mở cửa.
Đồng đô la Mỹ tăng mạnh trở lại sau báo cáo PMI dịch vụ. GBP/USD hiện là cặp tiền giảm sâu nhất với gần 2%. Ở chiều ngược lại, USD/CAD tăng mạnh nhất trong phiên với hơn 1% giá trị.
Vàng giảm hơn 22 USD/Oz, ở ngưỡng 1,704.72 USD/Oz.
BTC giảm xuống dưới mốc 20,000 USD, giao dịch tại 19,770 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng sau động thái đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, lần lượt ở các mức 87.05 USD/thùng và 92.48 USD/thùng.
Thông tin chi tiết:
Hiện tại BoE đã từ chốt toàn bộ lời chào bán trái phiếu Anh. Dường như đang có chút xung đột giữa những gì họ nói sẽ làm và những gì họ thực tế làm. Hiện tại họ chưa mua lượng trái phiếu nào hôm nay.
Sau hai ngày tăng mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu phiên giao dịch ngày thứ tư không mấy khả quan khi các chỉ số chính đều chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Dow Jones đã giảm tới gần 300 điểm, S&P 500 và Nasdaq cũng không quá khả quan khi mất hơn 1% giá trị.
Bảng Anh tiếp tục chìm sâu, hiện giảm gần 200 pip xuống 1.1300.
Lợi suất tăng đang là nhân tố chính hỗ trợ USD. Lợi suất các kỳ hạn đang tăng khoảng 5-9bp.
Câu hỏi tiếp theo sẽ là liệu việc cắt giảm này là theo đường cơ sở hiện tại của hạn ngạch hay sản xuất thực tế. Có thể đó là hạn ngạch và nó có khả năng được định giá vào thị trường, nhưng cũng có khả năng nó được bán đấu giá sản xuất. Sự khác biệt khá đang kể khi ở ngưỡng 800 nghìn thùng/ngày.
Cũng có một số suy đoán rằng Ả Rập Saudi có thể thông báo cắt giảm tự nguyện ngoài OPEC sau cuộc họp.
Dầu WTI đang ở ngưỡng 87.12 USD.
Phát biểu từ bà Maechler, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB):
Thông tin chi tiết:
Bất chấp việc Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang nước này trong 4 ngày, Ý vẫn tiếp tục xuất khẩu nhờ thị trường nội địa dồi dào và mức giá hấp dẫn hơn so với các nước láng giềng.
Hợp đồng tháng trước của Ý đã thanh toán vào thứ Ba ở mức 156,50 EUR / MWh so sánh với 159,78 EUR / MWh đối với CEGH của Áo và 161,95 EUR / MWh đối với giá TTF tương đương.
Nếu không có khí đốt của Nga, Ý sẽ cần tối đa hóa lượng LNG nhập khẩu tại ba nhà ga của mình - vốn đã hoạt động gần hết công suất - và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Bắc Âu thông qua đường ống Transitgas ở Thụy Sĩ.
Giá dầu biến động xung quanh các tin tức liên quan đến OPEC+.
Dầu Brent hiện đang giao dịch ở mức 93.29 USD trong khi dầu WTI biến động quanh 86.4 USD.
Dẫn đầu về nguồn cung trong tháng 9 vẫn là ngô - 2,3 triệu tấn. Thị phần lúa mì trong tháng 9 là 2 triệu tấn, nhiều hơn 1,2 triệu tấn so với tháng 8, nhưng thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cộng, gần 8 triệu tấn ngô và 3,4 triệu tấn lúa mì đã được xuất khẩu từ Ukraine kể từ đầu cuộc chiến.
Vị trí thứ ba về khối lượng vận chuyển là hạt cải dầu - 887 nghìn tấn, cao hơn 42,4% so với tháng 8 và 1% so với cùng kì năm ngoái.
Chỉ số dầu hướng dương giao tháng 9 so với tháng 8 tăng 46% và đạt 569.000 tấn. Và con số này nhiều hơn gấp đôi so với năm ngoái.
Toàm cảnh về lượng nông sản đã xuất khẩu của Ukraine, tính theo phần trăm trong tháng 9: 32,9% được trồng bằng ngô, 27,76% - lúa mì, 2,96% - hạt hướng dương, 8,25% - dầu hướng dương, 5,69% - bột, lúa mạch - 5,79%, hạt cải dầu - 12,77%, đậu nành - 3,5%, dầu đậu nành - 0,37%.
Hợp đồng kì hạn lúa mì -0.66%
Bộ trưởng Năng lượng UAE có mặt tại trụ sở OPEC. UAE là nước mới nhất lên tiếng ủng hộ đề nghị cắt giảm hạn mức khai thác mà Saudi và Nga đề xuất.
Khi được hỏi về kỳ vọng vào phản ứng của Mỹ đối với thông tin OPEC+ cắt giảm hạn mức khai thác, bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết: OPEC+ là một tổ chức "kỹ thuật", hàm ý rằng OPEC+ quyết định dựa trên số liệu của thị trường.
NGUỒN TIN TỪ CÁC ĐẠI BIỂU OPEC+ CHO BIẾT NHÓM SẼ THẢO LUẬN PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM 1.8 TRIỆU THÙNG/NGÀY HẠN MỨC SẢN LƯỢNG.
Giá dầu WTI hiện đang giảm 0.45% sau khi tăng liên tục hơn 3% mỗi phiên trong hai phiên đầu tuần.
Trong hình 2 là bộ trưởng Năng lượng Nigeria có mặt tại trụ sở OPEC tại Vienna. Nigeria là một trong vài nước OPEC không thể tận dụng mức giá dầu thô cao trong nửa năm qua để tăng doanh thu do nạn ăn cắp dầu trong nước.
Chỉ số thị trường thế chấp của Mỹ giảm 14.2% xuống 218.7 trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ năm 1997
Không phải là tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, trong thời đại 'dữ liệu xấu cho phép Fed xoay trục sớm hơn' thì dữ liệu xấu sẽ tốt cho thị trường.
Thị trường chứng khoán châu Âu đang chịu áp lực sau khi tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua với luồng tin tức mới khá hạn chế hướng đến dữ liệu quan trọng của Mỹ, EuroStoxx 50 -1.1%.
Các HĐTL cũng chịu áp lực tương tự trước những số liệu quan trọng cần được theo dõi để tìm kiếm những tín hiệu xung quanh 'trục xoay' chính sách của Fed.
USD đã được hưởng lợi từ sự phục hồi của lợi suất với DXY tiến gần 111.00 gây bất lợi cho những đồng tiền khác.
Trái phiếu cơ bản bị áp lực trên diện rộng với lợi suất TPCP Anh tụt giảm sau khi tăng trước đó. Lợi suất Hoa Kỳ ổn định hơn mặc dù đường cong vẫn còn biến động trái chiều.
Quyết định của OPEC về việc cắt giảm sản lượng dầu sắp được công bố.
Sắp tới, các dữ liệu nổi bật bao gồm PMI chính thức, ISM dịch vụ của Hoa Kỳ, ADP, OPEC, bài phát biểu từ Fed Bostic.
Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha ước tính nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0.1% trong quý 3 so với quý trước do tiêu dùng tư nhân giảm khi cú sốc năng lượng ở châu Âu ảnh hưởng đến các hộ gia đình.
"Việc tăng giá năng lượng, dần dần lan sang tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, đã làm giảm sức mua của các hộ gia đình".
Ngân hàng trung ương cho biết họ cũng dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại "rất đáng kể" trong nửa cuối năm nay và quý đầu tiên năm sau, dẫn đến tốc độ tăng trưởng 1.4% vào năm 2023, giảm so với mức 2.8% dự kiến trước đó.
Thủ tướng Anh Truss hiện đang phát biểu tại hội nghị Tory Party, khơi lên hy vọng về một số biến động đối với GBP. Nhưng điều đó dường như không xảy ra.
Một số phát biểu đáng chú ý của Thủ tướng Anh Truss: