Bitcoin giao dịch quanh mức $62,500
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
USD/CHF hiện giao dịch ở mức 0.9514 - mức thấp nhất kể từ thứ Tư (3/8) tuần trước.
GBP/USD vừa tăng hơn 10 pip, hiện giao dịch ở mức 1.2089.
Đầu phiên Âu, vàng tăng hơn $1/oz phần lớn nhờ USD suy yếu, hiện giao dịch ở mức $1,790.320/oz.
Chỉ số DXY nhanh chóng giảm 0.04% xuống còn 106.265 điểm ngay khi phiên Âu mở cửa.
Nỗi lo đối với đồng Sterling có vẻ sẽ kéo dài hơn vì không thể loại trừ tình trạng mất điện ở Vương quốc Anh trong những tháng mùa đông. Hơn nữa, đồng bảng Anh đã không nhận được nhiều hỗ trợ từ đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh vào tuần trước, mặc dù đây là mức tăng lớn nhất trong 27 năm.
Triển vọng khó chịu đối với nền kinh tế Anh do BOE đưa ra đang phủ bóng đen lên thị trường. Các nhà giao dịch cũng đang lo lắng trước cuộc chiến giành quyền lãnh đạo cho Đảng Bảo thủ và ảnh hưởng của nó đến chính sách tài khóa trong tương lai.
Trên thị trường quyền chọn, các vị thế Risk reversal của cặp GBP/USD đã quay trở lại từ mức cực đoan tháng 3. Điều này cho thấy một số nhà giao dịch quyền chọn có thể sắp phải bán GBP để bù lại cho các chiến lược quyền chọn đang bị thua lỗ. Điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn cho đồng bảng Anh.
Hôm nay tiếp tục là một ngày ảm đảm của chứng khoán châu Âu. Thị trường tỏ ra thận trọng hơn khiến hầu hết các chỉ số chính giảm nhưng mức giảm không quá nghiêm trọng. Duy nhất có chỉ số IBEX 35 ghi nhận tăng 7 ngày liên tiếp.
Thị trường FX cũng không có nhiều biến mạnh do sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI Hoa Kỳ tối nay. USD suy yếu, chấm dứt đà phục hồi trước phiên Âu đã hỗ trợ cho hầu hết các đồng tiền chính tăng một cách khiêm tốn.
Vàng tăng lên trên mức $1,790 ngay sau khi mở cửa phiên rồi nhanh chóng giảm xuống còn $1,788,8/oz.
Dầu thô WTI không biến động nhiều, duy trì quanh mốc $89/thùng.
Bitcoin giao dịch ở giá $22,970, hướng đến mốc $23,000 trong ngày.
Tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn sau khi chứng khoán giảm điểm vào hôm qua. Mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào dữ liệu CPI Mỹ tối nay.
Các số liệu chỉ tái khẳng định rằng lạm phát của Đức vẫn tăng trong tháng 7 nhưng cần lưu ý rằng một đợt tăng giá khác có thể xảy ra khi số liệu của tháng 9 được công bố.
"Chúng tôi tin rằng một quá trình chuyển đổi suôn sẻ là điều cần thiết cho hệ sinh thái DeFi và các nền tảng trên đấy, bao gồm cả những nền tảng sử dụng token của chúng tôi” - Tether tuyên bố.
Trong một tuyên bố vào ngày 9/8, Tether đã thông báo The Merge là một trong những “khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử blockchain” và cho rằng nó sẽ hoạt động theo lịch trình nâng cấp của Ethereum, hiện dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 9.
Vào tháng 8 năm 2021, Steve Cohen's Point 72 Ventures đã dẫn đầu vòng Series A khi đầu tư 21 triệu USD vào Messari với định giá 100 triệu USD. Lần gọi vốn này sẽ đưa giá trị Messari lên 300 triệu USD. Trong tuần qua, Messari công bố đã mua lại Dove Metrics - nền tảng theo dõi gọi vốn và hoạt động M&A (hoạt động sáp nhập và mua lại) trong ngành crypto.
Kaiko vừa gọi vốn 53 triệu USD ở Series B trong tháng 6, Dune Analytics thông báo thành công gọi 69 triệu USD vào tháng 2 trong khi Nansen nhận 75 triệu USD vào tháng 12 năm 2021.
Báo cáo CPI tối nay sẽ cực kỳ quan trọng với Fed trong việc đưa ra quyết định lãi suất.
Đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Australia, đại sứ Xiao Qian đã được hỏi về các vấn đề thương mại (Trung Quốc đã áp dụng trừng phạt đối với hàng hóa Australia) cùng với việc bỏ tù chính trị một người Australia ở Trung Quốc:
Sự việc được châm ngòi từ một lá thư dài 590 chữ được viết bởi một nạn nhân tức giận yêu cầu tập đoàn Evergrande hoàn thành công trình mà họ đã rót vốn.
Trong nhiều ngày được lan truyền trên các mạng xã hội, bức thư đã trở thành khuôn mẫu cho các cuộc biểu tình từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, Thâm Quyến... Trong 4 tuần, hơn 320 dự án ở khoảng 100 thành phố đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình tương tự, buộc chính quyền phải lên tiếng để xoa dịu tình trạng bất ổn.
Chứng khoán khu vực điều chỉnh phản ánh diễn biến tại Phố Wall tối qua.
Trên thị trường Fx, DXY giảm nhẹ 0.03%. Các cặp tiền chính cũng chưa ghi nhận biến động mạnh.
Vàng đang dao động quanh $1794/oz. Dầu WTI dao động quanh $90/thùng.
BTC giảm hơn 1% xuống $22k9 nhưng đà hồi phục đang quay trở lại.
CPI tháng 7 +2.7% so với cùng kỳ năm ngoái
PPI tháng 7 +4.2% so với cùng kỳ năm ngoái
Vào lúc 22h00, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans phát biểu về các điều kiện kinh tế hiện tại hoặc chính sách tiền tệ trong một sự kiện tại Đại học Drake và Đối tác Greater Des Moines.
Vào lúc 1h00 sáng ngày 11/8 Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari tham gia thảo luận tại Hội nghị Ý tưởng Aspen.
Chứng khoán Mỹ nối tiếp đà giảm của phiên giao dịch đầu tuần, đặc biệt đối với nhóm cổ phiếu công nghệ khi chỉ số Nasdaq giảm hơn 1%.
Trên thị trường Fx, DXY điều chỉnh từ phiên sáng, đạt mức thấp nhất ngày 105.969 (-0.38%). Chỉ số hồi phục tương đối mạnh khi phiên Mỹ bắt đầu, đóng cửa tại 106.302 (-0.07%).
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
Vàng tăng vượt $1790/oz, đóng cửa tại $1794.4/oz (+0.29%). Dầu WTI quét 2 đầu, giá đóng cửa vẫn đạt trên mốc $90/thùng ($90.52).
BTC điều chỉnh sau phiên tăng trước đó, giá giảm 2.77% về $23.15k. Chỉ số sợ hãi và tham lam đã giảm 11 điểm từ 42 về 31.
Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã một lần nữa mua đô la Hồng Kông, bán đô la Mỹ.
Cụ thể:
Tân Cương nằm ở Tây Bắc Trung Quốc. Các nhà chức trách đã chia Tân Cương thành
Các biện pháp chống dịch đã được thực hiện theo các cấp độ khác nhau này.
Cụ thể:
PPI tháng 7 +0.4% so với tháng trước
• dự kiến 0.4%, tháng 6 +0.7%
PPI tháng 7 +8.6% so với cùng kỳ năm trước
• dự kiến 8.4%, kỳ trước +9.2%
Cụ thể vào lúc 19h30 theo giờ Việt Nam, Mỹ sẽ công số chỉ số CPI tháng 7. Đây là một trong các thước đo lạm phát quan trọng ảnh hưởng mạnh đến biến động thị trường.
BNZ nhận định:
Bank of America (BofA) cho biết chi tiêu thẻ ghi nợ tháng bảy tăng trưởng chậm lại do người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm nhận được tác động của chi phí thuê cũng như các chi phí khác tăng cao.
Tiêu dùng thẻ tín dụng và ghi nợ tại các hộ gia đình tăng 5.3% trong tháng bảy từ một năm trước, giảm 5.7% vào tháng sáu. Tốc độ này chậm hơn so với lạm phát, thể hiện rằng mức chi tiêu thực đang phải chịu áp lực nặng nề.
Người dân Mỹ đang phải đối mặt với mức lạm phát nhanh chóng nhất trong hàng thập kỉ qua, tác động chủ yếu bởi giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng cao, dẫn đến việc hầu bao dành cho chi tiêu khác ngày càng thu hẹp. Dù giá khí đốt giảm vào tháng trước, mức hoàn trả thuê vẫn tăng cao nhất trong lịch sử, đặc biệt đối với người có thu nhập từ $51,000 tới $150,000 và đối với GenZ.
Dữ liệu được công bố vào thứ tư được kì vọng lạm phát sẽ ghi nhận mức tăng 0.2% vào tháng bảy so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng một năm 2021.
Báo cáo mới đây cho thấy Anh đang lên kế hoạch cho việc cắt giảm năng lượng đối với hộ gia đình và ngành công nghiệp trong tháng một. Thông tin được đưa ra sau khi Na Uy tuyến bố về việc cắt giảm nguồn cung năng lượng do lượng mưa giảm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đây là kịch bản tồi tệ nhất mà các quan chức đề ra.
Rõ ràng, việc cắt giảm năng lượng đem đến rủi ro lớn về suy giảm GDP cũng như đầu tư.
Francois Savary, Giám đốc Đầu tư tại Prime Partner Thụy Sỹ phát biểu rằng việc nhìn nhận thị trường một cách rõ ràng vào thời điểm này là vô cùng khó khăn do các tác nhân ảnh hưởng đến chu kì đầu tư, chẳng hạn như phục hồi sau COVID-19 hay chiến tranh tại Ukraine. Thị trường trái phiếu tăng trưởng mạnh trong tháng bảy, một yếu tố hỗ trợ đợt tăng giá cũng đã phần nào biến mất.
Thêm vào đó, trong khi thu nhập tại quý hai tăng mạnh, một vấn đề quan trọng khác cần quan tâm tới chính là việc liệu các nhà phân tích sẽ điều chỉnh lại dự báo thu nhập tại quý ba ra sao. Theo ông, hai yếu tố trên có thể hỗ trợ cho một đợt tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng lại chưa hề xuất hiện rõ ràng.
Giá Bitcoin vẫn tiếp tục giảm mạnh sau cú rơi từ $24,000 mà chưa có bất kì tín hiệu phục hồi nào. Hiện Bitcoin đang được giao dịch quanh $23,023 tại khung H1.
Triển vọng kém khả quan từ một nhà sản xuất chip lớn ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán, gia tăng nỗi lo suy thoái. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi những dữ liệu lạm phát được công bố vào thứ tư tới đây, đây cũng là một dữ liệu quan trọng đối với FED trong thực hiện thắt chặt lãi suất.
DXY suy yếu, có thời điểm giảm xuống dưới 106. Thị trường FX biến động trái chiều, EUR/USD là cặp tiền tăng mạnh nhất với mức tăng 0.47%. Ở chiều ngược lại USD/CHF vẫn là cặp tiền yếu nhất với mức giảm 0.39%
Vàng tăng mạnh, hướng tới 1,800 USD/oz. Hiện đang giao dịch quanh 1,798 USD/oz
Dầu WTI và dầu Brent bật tăng sau thông tin Nga tiếp tục cắt giảm lượng dầu tới châu Âu, lần lượt giao dịch tại 91.95 USD/thùng và 97.83 USD/thùng.
Giá BTC chưa thể quay lại mốc 24,000 USD sau cú trượt dài, giao dịch tại 23,087 USD
Ngân hàng Anh (BOE) nhận định rằng Anh vẫn sẽ rơi vào suy thoái, ngay cả khi Lizz Truss trở thành Thủ tướng và thực hiện các chính sách cắt giảm thuế mạnh tay của mình.
Ngay cả khi mức cắt giảm thuế 39 tỷ bảng Anh được thực hiện, nó chỉ có thể lạm dịu bớt mức giảm được Ngân hàng Trung ương dự kiến, nhưng nền kinh tế vẫn thu hẹp lại hơn so với hiện tại.
Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi trước việc Lizz Truss phát biểu rằng không phải không thể tránh khỏi suy thoái. Bà đưa ra bình luận này chỉ một vài giờ sau khi BOE cảnh báo rằng nước Anh đang trải qua gần hai năm mà không có bất kì quý tăng trưởng nào do khủng hoảng chi phí sống ngày càng nặng nề.
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt tăng. Trái phiếu kì hạn năm năm ghi nhận mức tăng cao nhất với 5.2 bps
Vàng tiếp tục tăng mạnh, ngày càng tiến lại gần hơn với 1,800 USD/oz. Hiện vàng đang được giao dịch tại trên 1,796 USD/oz
Doanh số bán lẻ tuần tại Mỹ của Redbook +10.4%, thấp hơn mức +15.5% được ghi nhận vào trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này chưa được điều chỉnh lạm phát.