Bitcoin giao dịch quanh mức $62,500
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Lạm phát giá lương thực tại New Zealand +0.7% theo thống kê hàng tháng (trước đó +0.1%).
Các kênh truyền thông cho biết:
Ý kiến từ các ngân hàng lớn:
Một phiên cực kỳ risk-off từ châu Á sang đến phố Wall khi dư âm của báo cáo CPI rất nóng hôm thứ Sáu từ Mỹ vẫn còn đó. Chứng khoán Mỹ tiếp tục chuỗi ngày giảm sâu trước những kỳ vọng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt để kìm hãm lạm phát. Ngoài ra, có vẻ như rủi ro lạm phát đình trệ cũng đã làm tình hình càng thêm tồi tệ:
Có một tài sản hưởng lợi trong môi trường “bán mọi thứ” này: USD. Chỉ số DXY tiếp tục lập đỉnh năm mới tại 105.22 điểm. Trong phiên hôm qua, không một đồng tiền nào tăng được so với đồng bạc xanh, chỉ có JPY tạm thời trụ vững nhờ tâm lý risk-off. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường đang dự báo 95% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp trong tháng Sáu, và lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng lên 4% trong tháng 5/2023. JPMorgan trở thành ngân hàng thứ hai dự báo Fed tăng 75bp trong cuộc họp tuần này, sau Barclays.
Lợi suất trái phiếu hôm qua cũng có một phiên tăng rất mạnh. Các lợi suất kỳ hạn từ 2-30 năm đều đã vượt 3%. Tính tới thời điểm hiện tại, cả đường cong lợi suất 2s10s và 5s30s đều đã đảo ngược, một tín hiệu suy thoái trong nền kinh tế Mỹ.
Vàng có một phiên buồn khi giảm gần 3% (hơn $51/oz) xuống $1,822/oz khi áp lực từ USD và lợi suất đơn giản là quá lớn. Dầu thô tiếp tục ổn định trên mức $120/thùng.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin cũng đã có một phiên buồn khi giảm về tới vùng $22K, giảm hơn $4K từ mở cửa. Đây là phiên giảm sâu nhất kể từ ngày 19/5/2021
Có 2 lý do chính để JP.Morgan Chase đưa mức tăng lãi suất kỳ vọng từ 50bps lên 75 bps:
Bản cập nhật ngắn gọn từ nhà phân tích Steven Englander của Ngân hàng Standard Chartered:
WSJ Fedwatcher Nick Timiraos vừa có một báo cáo mới trước thềm họp FOMC, báo cáo cho biết:
Chứng khoán Mỹ tiếp tục chịu áp lực bán tháo mạnh trong phiên giao dịch ngày 13 tháng 06. Nhóm các cổ phiếu công nghệ lớn như Apple, Tesla hay Microsoft giảm giá đã kéo Nasdaq giảm hơn 4% so với mức mở cửa. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn từ 2 năm đến 30 đều tăng mạnh là động lực lớn nhất khiến cho chứng khoán Mỹ tiếp đà giảm sâu thời điểm hiện tại. DXY tăng điểm đang củng cố cho việc các nhà đầu tư đang cố gắng tìm nơi trú ẩn, trong bối cảnh nền kinh tế bất định và rủi ro về suy thoái đến gần.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 13 tháng 06 trong trạng thái tương đối bi quan tới từ giới đầu tư. Tâm lý Risk-off đang bao phủ toàn bộ các chỉ số chính. Các dự báo gần đây đều cho thấy việc nền kinh tế Mỹ tiến sát tới bờ vực suy thoái trở nên gần hơn bao giờ hết - trong bối cảnh FED vẫn đang loay hoay tìm cách kìm chế lạm phát thời điểm hiện tại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã tăng vọt lên lần lượt ở mức 3.224% và 3.286% ở thời điểm hiện tại. Đây là mức lợi suất cao nhất ghi nhận kể từ năm 2019.
Cập nhật các chỉ số chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tiếp tục có ngày tăng thứ 3 liên tiếp sau công bố CPI tháng 05 của Mỹ. Việc Đồng Đô la Mỹ tăng giá là tín hiệu cho thấy các tài sản rủi ro đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. USD đang mạnh nhất trong số các đồng tiền G7, GBP yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng hiện đã giảm hơn 40 USD so với mốc mở cửa. Hiện kim loại quý này đang chịu áp lực bán mạnh do lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và chỉ số đồng Đô la Mỹ tăng cao. Vàng đang giao dịch ở ngưỡng 1,831 USD/ounce (gần với mốc hỗ trợ 1,830).
Giá dầu không ghi nhận quá nhiều biến động mạnh. Tin tức có tác động lớn nhất tới giá dầu trong ngày hôm nay đến từ Trung Quốc - khi mà chính quyền thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải tiến hành tiếp tục phong tỏa và kiểm tra Covid trên diện rộng. Dầu Brent và dầu WTI giảm nhẹ gần 1% - giao dịch lần lượt quanh mốc 120 USD/thùng và 119 USD/thùng.
Thị trường có thể tiếp tục giảm điểm sau tác động tiêu cực tới từ báo cáo CPI hôm thứ Sáu của Hoa Kỳ
Không có sự kiện đáng chú ý hoặc bài phát biểu nào tới từ các quan chức FED trong ngày hôm nay.
Chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ đang khá tiêu cực:
Chỉ số DXY lùi nhẹ về mức 104.637 trong phiên giao dịch Bắc Mỹ. Tuy vậy đồng bạc xanh vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong số các đồng tiền của G7.
Trong phiên Châu Âu chiều nay, việc các tài sản rủi ro bị bán tháo mạnh sau dự đoán của giới đầu tư về hành động tiếp theo tới từ FED và ECB để chống lại lạm phát đã tiếp tục thúc đẩy DXY chinh phục đỉnh cao mới.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Slovakia và thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Peter Kazimir hôm thứ Hai cho biết ông nhận thấy nhu cầu về việc tăng lãi suất 50 bps vào tháng 9, Bloomberg đưa tin.
Ông Kazimir tiếp tục rằng muốn thấy ECB có được lãi suất dương vào mùa thu năm nay và nhận thấy sự tăng trưởng yếu sẽ tiếp tục trong vài tuần. Ông Kazimir lưu ý rằng việc ECB thắt chặt sẽ bắt đầu vào tháng 7 với việc tăng lãi suất 25 bps, đó là điều mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã báo hiệu trong thông báo chính sách vào tuần trước.
Thị trường:
Thị trường đang đang tiếp tục tình trạng bán tháo từ tuần trước khi xu hướng risk-off lan rộng trên tất cả các loại tài sản với đồng Dollar là người hưởng lợi chính.
Cổ phiếu chìm trong sắc đỏ trước đà bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch châu Âu. Và điều tương tự cũng xảy trên thị trường trái phiếu Ý (đưa lợi suất trái phiếu của Ý đạt 4% kể từ 2014), khiến tâm lý phiên giao dịch khá ảm đạm. Sự bùng nổ của tiền điện tử kể từ cuối tuần trước cũng không thực sự giúp ích cho tâm lý thị trường ở thời điểm hiện tại.
USD/JPY ban đầu tăng cao lên 135.00 nhưng sau đó đã giảm trở lại mặc dù lợi suất vẫn giữ mức tăng. Cặp tiền hiện giữ quanh mức 134.30-40 trong ngày.
Ở những nơi khác, đồng bạc xanh tiếp tục vượt trội hơn so vơi các đồng tiền chính khác với EUR/USD giảm 0.6% xuống 1.0455 trong ngày và đồng bảng Anh cũng đã giảm quá 1.2200 và giảm hơn 1%.
Đặc biệt, aussie và kiwi đang dẫn đầu đà lao dốc với AUD giảm 0.7000 lần đầu tiên trong 4 tuần và NZD giảm xuống 0.6300 - cũng là lần đầu tiên sau 4 tuần.
Hôm nay là một cuộc tắm máu trên thị trường, kể cả đối với hàng hóa.
Theo dữ liệu của Coinglass, 500 triệu đô la vị thế Long Bitcoin đã bị thanh lý
Giá Bitcoin đang rơi về vùng 23.5k
Việc kiểm tra lại mức thấp nhất của năm đang trong “tầm với” của cặp GBP/USD.
GBP/USD hiện giảm 120 pips hôm nay xuống 1.2190 nhưng đây không phải là cặp Dollar duy nhất giảm hơn 1% trong ngày. Đồng aussie và kiwi đang đối mặt với mức sụt dốc tương tự với AUDUSD xuống 0.6965 và NZD/USD xuống 0.6295 trong ngày.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng hơn 50 bps kể từ thứ Năm tuần trước
Tình trạng bán tháo trái phiếu ngày càng sâu rộng ở châu Âu và điều này sẽ không giúp ích nhiều cho tâm lý thị trường nói chung trong tuần mới.
Một phiên ác mộng cho các holders, Bitcoin hiện đã break 24k và đang giao dịch ở mốc 23.8k
55 trong số 56 nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò do Reuters tiến hành gần đây cho thấy Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ tăng lãi suất chính sách thêm 25 điểm cơ bản lên 1.25% vào ngày 16/6.
"Khoảng 2/3, 36 trong số 56 nhà kinh tế, nhận thấy mức tăng 25 điểm cơ bản tiếp theo lên 1.50% trong quý thứ ba", Reuters đưa tin. "Khoảng một phần ba nhà kinh tế dự báo lãi suất sẽ ở mức 1.75% vào cuối tháng 9, cho thấy mức tăng 25 điểm cơ bản liên tiếp."
AUD/USD lần đầu tiên giảm trở lại dưới 0.7000 sau gần 4 tuần. Tỷ giá hiện đang dao động quanh 0.6972, giảm 0.97% trong ngày.
Thị trường tiếp tục thu mình lại trong lo lắng khi bước sang tuần mới, bởi ECB đã không thể làm dịu tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu châu Âu cũng như lạm phát cao tại Mỹ vào cuối tuần trước.
Sự thống trị của tâm lý risk-off đang được chứng kiến với việc bán tháo được quan sát trên tất cả các loại tài sản. Cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền điện tử.
Dollar Úc có khả năng sẽ tiếp tục tắm máu trong phiên giao dịch hôm nay. Tỷ giá AUD/USD có khả năng bị kìm hãm dưới 0.7000 và mô hình hai đỉnh xung quanh 0.7265-70 sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại.
Cặp NZD/USD đã kéo dài đà giảm mạnh gần đây từ khu vực 0.6575, mức cao nhất gần hai tháng xuống 0.6296, giảm hơn 0.8% trong ngày. Tỷ giá đã giảm 7 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 19/5.
Số liệu lạm phát tiêu dùng mạnh hơn của Mỹ được công bố vào thứ Sáu đã khẳng định rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình với tốc độ nhanh hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bán tháo kéo dài trên thị trường trái phiếu Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên lên 3% kể từ năm 2008. Thêm vào đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018 và tạo ra một cú hích mạnh mẽ đối với đồng đô la Mỹ, do đó, gây áp lực giảm đối với cặp NZD/USD.
Fed dự kiến sẽ công bố quyết định của mình vào thứ Tư, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD trong ngắn hạn và có thể tiếp thêm động lực cho cặp NZD/USD.
Tâm lý rủi ro là tất cả vào những ngày không có sự kiện nào nổi bật như thế này. Nhìn chung, không có bất kỳ hợp đồng nào đáng chú ý trong ngày hôm nay vì vậy các chỉ báo kỹ thuật và tâm trạng thị trường sẽ đưa ra những động thái cho các cặp tiền.
Tuy nhiên, chỉ cần cảnh giác với cặp USD/JPY trong và xung quanh mức 135.00 bởi các hợp đồng dường như không có nhiều ý nghĩa. Tất nhiên, điều này sẽ tạo ra khoảng trống cho cặp tiền biến động.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB dường như đánh giá thấp rủi ro tại Ý.
Nhận xét mới nhất của nhà hoạch định chính sách ECB, Gediminas Simkus:
"Thực tế là lợi suất của Ý đã tăng hơn những nước khác, nhiều hơn của Đức. Điều đó có làm tôi lo lắng không? Dựa trên những gì tôi đã thấy, thì không."
“Ông có chắc điều này là chính xác” Đó có lẽ là suy nghĩ của thị trường ở thời điểm hiện tại và sự thiếu khẩn trương của ECB tiếp tục nhấn mạnh rằng tình trạng này có thể còn tồi tệ hơn nữa. Trên thực tế, lợi suất kỳ hạn 2 năm của Ý đã tăng hơn 66 bps Kể từ thứ Năm tuần trước.
Giá vàng đang điều chỉnh mạnh từ mức đỉnh trong năm tuần tại 1,879 Dollar khi thị trường đặt cược Fed sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ. Hiện giá vàng đã giảm 0.77% trong ngày xuống mốc 1857.24 USD/oz.
Mối tương quan nghịch giữa lợi suất của Kho bạc Hoa Kỳ và kim loại sáng đang quay trở lại. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018 ở mức 3.238%, tăng 7.9bps với niềm tin Fed sẽ tăng lãi suất 75 bps ít nhất một lần trong ba cuộc họp tiếp theo để kiềm chế lạm phát.
Kỳ vọng thắt chặt mạnh mẽ của Fed đã làm lu mờ nỗi lo suy thoái gia tăng đồng thời ảnh hưởng đến cặp XAUUSD. Thị trường hiện đang háo hức chờ đợi quyết định của Fed vào thứ Tư về định hướng tăng lãi suất và tác động của động thái này đối với các tài sản liên quan.
Ngân hàng Barclays nhận thấy lạm phát Mỹ "cao đến kinh ngạc" trong tháng 5 vừa qua.
Bitcoin giảm xuống còn 24,100 đô la, đồng Ethereum giảm xuống gần 1,200 đô la
Thị trường tiền điện tử một lần nữa chịu áp lực vào đầu tuần.