Chủ tịch ECB: Lạm phát có thể sẽ đạt mục tiêu 2% trong nửa cuối năm 2025
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết: Trừ khi xảy ra một cú sốc lớn, mục tiêu của chúng tôi là lạm phát sẽ đạt 2% trong nửa cuối năm 2025
DXY đang tăng lên rất gần mức 105.800
- DXY tiếp tục tăng mạnh trong khi JPY và EUR suy yếu.
- BoJ cho biết họ chuẩn bị giảm lượng mua trái phiếu với tốc độ rất chậm, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ châu Âu tăng do bất ổn chính trị ở Pháp.
- Chỉ số DXY đang giao dịch rất gần mức 105.80 và đang hướng tới mức cao nhất từ đầu năm.
Chứng khoán Mỹ dự kiến mở cửa thấp hơn, riêng cổ phiếu công nghệ vẫn tăng
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 25 điểm. Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.2%.
Những điều cần chú ý:
- Bespoke lưu ý rằng chỉ số Nasdaq 100 Equalweight đã giảm 0.48% vào ngày hôm qua so với mức tăng 0.57% của chỉ số Nasdaq 100.
- Hôm qua, khoảng 160 cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng, 340 cổ phiếu giảm.
Vàng đang giao dịch ở mức cao sau một loạt các dữ liệu kinh tế trong ngày
Vàng đang giao dịch quanh mức 2,330 USD/ounce khi thị trường phản ứng với hàng loạt các dữ liệu kinh tế vĩ mô.
Mặc dù dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt, các quan chức Fed vẫn giữ quan điểm thận trọng.
XAU/USD đang hình thành mô hình Head and Shoulders.
Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester: Lạm phát đang bắt đầu giảm trở lại
- Chính sách của chúng tôi đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, ví dụ như ở lĩnh vực nhà ở, tăng trưởng và thị trường lao động
- Chúng ta đang thấy thị trường lao động trở nên cân bằng hơn
- Tôi muốn xem dữ liệu lạm phát tốt hơn trong vài tháng nữa
- Điều quan trọng là có thể sẽ không phải đợi quá lâu để giảm lãi suất
- Tôi khá tự tin rằng ủy ban đang làm việc tốt
- Tôi có thể nói với bạn rằng trong 39 năm trở lại đây, chính trị không liên quan đến những quyết định của Fed
Mester chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng tới, bà đang cho thấy các quan chức Fed muốn xem thêm dữ liệu trước khi hạ lãi suất.
Giá nhập khẩu của Mỹ giảm so với dự kiến
- Giá nhập khẩu của Mỹ giảm 0.4%, các nhà kinh tế dự báo chỉ số này tăng 0.1%. Trong tháng trước đó, chỉ số này tăng 0.9%
- Giá xuất khẩu giảm 0.6% so với dự báo +0.0%.
- Giá nhập khẩu theo năm tăng 1.1%.
Doanh số bán buôn tháng 4 của Canada tăng chậm hơn dự kiến
- Doanh số bán buôn của Canada trong tháng 4 tăng 2.4%, thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế ở mức +2.8%. Một tháng trước đó, chỉ số này giảm -1.1%
- Doanh số sản xuất tăng 1.1%. Trong một tháng trước đó doanh số sản xuất của Canada giảm -2.1%
EUR/USD giảm vượt 1.0700 do bất ổn địa chính trị ở EU
EUR/USD mở rộng đà giảm xuống dưới 1.0700 trong phiên Âu. Nhu cầu USD tăng lên do bất ổn chính trị ở EU và triển vọng chính sách thận trọng của Fed tiếp tục gây áp lực lên cặp tiền.
Chỉ báo RSI trên khung H4 cao hơn 30 một chút, cho thấy rằng cặp tiền này còn nhiều dư địa để giảm trước khi chuyển sang tình trạng quá bán về mặt kỹ thuật.
Các hộ trợ cần chú ý:
- 1.0670, với mức Fibo 78.6% của pha tăng từ đáy tháng 4 đến đỉnh tháng 6
- Mốc 1.0600
Cập nhật phiên Âu: USD vững đà tăng khi khẩu vị rủi ro xấu đi
Cập nhật các thị trường:
- CHF dẫn đầu đà tăng, NZD yếu nhất trong số các đồng tiền chính
- Chứng khoán châu Âu suy yếu, với HĐTL S&P 500 giảm 0.4%
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm 3.5 bp xuống 4.205%
- Vàng tăng 1.2% lên 2,330 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.1% lên 78.70 USD/thùng
- Bitcoin tăng 0.5% lên 67,000 USD
Phiên giao dịch bắt đầu với trọng tâm xoay quanh đồng JPY của Nhật. Các thị trường phản ứng với quyết định dovish hơn của BoJ do họ chỉ thông báo trước về quyết định giảm dần mua JBG vào cuộc họp kế tiếp. NHTW cho biết họ sẽ thông báo cụ thể hơn kế hoạch vào tháng 7, và điều này đã làm thất vọng những nhà đầu tư kỳ vọng BoJ thông báo quy mô thu hẹp hôm nay.
USD/JPY duy trì đà tăng ở gần 158 - trước khi tăng lên mức cao nhất trong ngày tại 158.25 trước thềm cuộc họp báo của Thống đốc BoJ Ueda. Cặp tiền dao động trong khoảng từ 157-158 khi tâm lý risk-off gây áp lực lên toàn thị trường. Thêm vào đó, sắc đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán, trong khi lợi suất TPCP cũng giảm khắp các kỳ hạn khi thị trường tái cân bằng dòng tiền vào cuối tuần. USD/JPY hiện đã giảm về 157.10.
Dù vậy, USD vẫn vững đà tăng trong ngày:
- EUR/USD giảm từ 1.2720 xuống 1.0670
- GBP/USD giảm từ 1.2740 xuống 1.2695, trước khi hồi nhẹ lên 1.2715
- Các đồng tiền hàng hóa đều suy yếu, với AUD/USD giảm 0.2% xuống 0.6620 và NZD/USD giảm 0.5% xuống 0.6135
- USD/CHF giảm 0.2% xuống 0.8920
Diễn biến hiện tại đang cảnh báo về sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ, tương tự như biến động đã thấy sau báo cáo CPI tháng trước, cho thấy thị trường chứng khoán có thể đối mặt với một ngày giao dịch khó khăn.
Lợi suất TPCP giảm khắp các kỳ hạn trước giờ mở cửa phiên Mỹ
Lợi suất TPCP Mỹ lại giảm vào thứ Sáu khi dữ liệu CPI và lao động được công bố trong tuần cho thấy các động lực thúc đẩy lạm phát đang hạ nhiệt. Lợi suất 10 năm giảm 5bp xuống 4.20%.
Vàng mở rộng đà phục hồi lên 2,330 USD trong phiên Âu
Vàngtăng trở lại 2,330 USD vào thứ Sáu trong bối cảnh thị trường nhận được các tín hiệu trái chiều từ Mỹ về lộ trình lãi suất trong tương lai. Điều này đang trở thành động lực chính cho đà tăng của vàng trong ngày, nhưng lại không giúp ích được nhiều trong việc thiết lập xu hướng cho kim loại quý.
USD nhận được hỗ trợ nhờ bất ổn chính trị của châu Âu và sự thận trọng của BoJ trong việc thắt chặt chính sách
Chỉ số DXY nhận được hỗ trợ của cả JPY và EUR vào thứ Sáu. DO cả 2 đồng tiền này chiếm đến 70% trong rổ hình thành DXY. Nếu các 2 đồng tiền cùng suy yếu, DXY sẽ tăng mạnh mà không cần bất cứ xúc tác nào. Còn vài tuần nữa là đến bầu cử ở Pháp, trong lúc BoJ tiến hành thắt chặt chính sách rất chậm, USD có thể nhận được thêm lực cầu những tuần tới.
Tuy nhiên, không có nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật cần chú ý. Hiện DXY giao dịch quanh 105.53 - ngưỡng giao động phổ biến trong hầu hết tháng Tư. Kháng cự tiếp theo cần chú ý là 105.88 - sau khi phe mua chưa thể phá qua vào đầu tháng 5, sau đó là mức cao nhất kể từ ngày 16/4 tại 106.51.
Trái lại, bộ 3 đường MA vẫn đón vai trò là hỗ trợ quan trọng: Đường MA 55 ngày ở mức 105.07, với mục tiêu tiếp theo khu vực giao nhau của MA 100 ngày và MA 200 ngày ở mức 104.48, cuối cùng là mốc 104 để lấy lại quyền kiểm soát.
Quan chức ECB Centeno: Tiến trình giảm phát sẽ quay trở lại vào tháng 8
- Không thể tránh khỏi tình huống có sự phục hồi về tăng trưởng lương
- Chúng tôi vẫn cần chờ thêm dữ liệu
Dù vậy, ông Centeno vẫn không đưa ra thời điểm cụ thể có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất. Cơ hội cho tháng 7 là rất thấp, và chúng ta có thể phải chờ đến ít nhất là tháng 9, và đôi khi là tháng 12.
USDJPY thu hẹp đà tăng trong ngày khi tâm lý risk-off bao trùm lên toàn thị trường
Khẩu vị rủi ro dần xấu đi trong phiên Âu. Cổ phiếu giảm trên diện rộng, và trái phiếu được mua mạnh trong phiên. Đáng chú ý, chỉ số CAC40 của Pháp hiện giảm hơn 2% và HĐTL S&P 500 giảm 0.4% trong ngày. Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ giảm từ mức cao trong phiến Á là 4.27% xuống 4.21% (hiện tại).
Tất cả các yếu tố này đang gây áp lực lên USD/JPY khi tâm lý risk-off bao trùm lên các thị trường. Cặp tỷ giá đã giảm từ mức cao nhất trong ngày là 158.25 (sau quyết định chính sách của BOJ) xuống 157. Dù vậy, USD vẫn vững vàng so với các đồng tiền chính.
- EUR/USD giảm 0.6% xuống 1.0675, trong khi GBP/USD giảm 0.5% xuống 1.2695 trong ngày.
- USD/CHF giảm trong bối cảnh khảu vị rủi ro xói mòn, hiện giảm nhẹ 0.1% trong ngày xuống 0.8930.
Đối với các đồng tiền hàng hóa, USD/CAD hiện tăng 0.2% lên 1.3765, trong khi AUD/USD giảm 0.4% xuống 0.6605.
Cung tiền M2 tháng 5 của Trung Quốc tăng ít hơn dự báo
- +7% so với cùng kỳ (dự báo: +7.2%, trước đó: +7.2%)
- Các khoản vay mới bằng đồng NDT: 950 tỷ CNY (trước đó: 730 tỷ CNY)
Các khoản vay ngân hàng mới tiếp tục có dấu hiệu giảm bớt, thấp hơn dự báo khoảng 1,200 tỷ CNY. DÙ vậy, trị giá các khoản vay mới này tính trong 5 tháng đầu năm là 11.14 tỷ CNY - vẫn ở mức cao, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng đột biến trong tháng 1 khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của cung tiền M2 vào tháng năm ở mức thấp nhất trong lịch sử, và điều này hơi đáng lo ngại khi chính quyền địa phương đang tìm cách cân bằng giữa việc nới lỏng chính sách và lo ngại rủi ro tín dụng.
Thặng dư cán cân thương mại khu vực Eurozone thấp hơn dự báo
- Thặng dư cán cân thương mại tháng Tư đạt mức 15.0 tỷ euro (Dự báo: 20 tỷ. Trước đó: 24 tỷ)
- Số liệu chi tiết:
Quan chức ECB Kazāks: Dự đoán của thị trường về lãi suất điều hành là 'hợp lý'"
- Mặc dù tình trạng không chắc chắn vẫn ở mức cao, nhưng xu hướng suy yếu của lạm phát vẫn đang diễn ra
- Chúng tôi có thể nới lỏng một chút nhưng vẫn cần duy trì một mức độ thắt chặt nhất định.
BoE: Kỳ vọng lạm phát của người dân giảm nhẹ trong cuộc khảo sát mới nhất
- Kỳ vọng lạm phát cho năm tới được dự báo ở mức 2.8%, so với mức 3.0% vào tháng 2.
- Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát cho 12 tháng sau đó được dự báo ở mức 2.6% (Trước đó: 2.8%).
- Kỳ vọng lạm phát cho 5 năm tới vẫn không thay đổi ở mức 3.1%.
- Về ý kiến của công chúng đối với lãi suất, 42% cho rằng điều tốt nhất cho nền kinh tế là giảm lãi suất. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 11 năm 2008.
Quan chức ECB Vasle: Tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm hơn tốc độ tăng lãi suất
- Việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra chậm hơn so với tăng lãi suất.
- Lạm phát đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây.
- Tuy nhiên, quá trình suy yếu của lạm phát vẫn tiềm ẩn rủi ro.
- Mức tăng lương cao có thể làm chậm quá trình giảm lạm phát.
- Chi phí dịch vụ và căng thẳng chính trị là những rủi ro khác.
- Các quyết định sẽ được đưa ra từng cuộc họp.
Quan chức này đuợc biết đến với quan điểm "hawkish", vì vậy những bình luận này không có gì ngạc nhiên. Các quan chức ECB nhìn chung đều nhất trí với quan điểm là họ sẽ chờ đợi dữ liệu đến tháng Chín trước khi đưa ra quyết định.
Chứng khoán Pháp suy yếu khi căng thẳng chính trị tiếp tục hiện hữu
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.5%
- Chỉ số DAX Đức giảm 0.12%.
- Chỉ số CAC 40 Pháp giảm 0.9%
- Chỉ só FTSE Anh ở mức tham chiếu
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha giảm 0.1%
- Chỉ số FTSE MIB Italia giảm 0.3%
Tâm lý thị trường dần ảm đạm khi bước vào phiên châu Âu, với HĐTL S&P 500 hiện cũng giảm 0.1% trong ngày, Dow Jones giảm 0.2% trong khi Nasdaq vẫn tăng 0.1%. Ở châu Âu, chỉ số CAC 40 hiện giảm xuống mức đáy kể từ giữa tháng 2.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hayashi: Sẽ tiếp tục theo dõi sát sao thị trường ngoại hối.
- Miễn bình luận về các tác động đến thị trường
- Dự kiến BOJ sẽ điều hành chính sách một cách thích hợp, phối hợp chặt chẽ với chính phủ
Thống đốc BoJ Ueda: Thông báo về quyết định giảm mua trái phiếu ngày hôm nay là một ngoại lệ
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda gọi quyết định thông báo trước về việc giảm lượng mua trái phiếu là "biện pháp đặc biệt", nhằm tránh gây nhầm lẫn và bất ổn cho thị trường trước cuộc họp chính sách vào tháng tới.
Điều này ám chỉ khả năng BOJ sẽ không áp dụng phương pháp tương tự đối với các quyết định lãi suất.
Lịch kinh tế ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Phiên châu Âu hôm nay sẽ khá trầm lắng khi chỉ có một vài thành viên của ECB đưa ra phát biểu. Nhiều khả năng họ sẽ nhấn mạnh quan điểm phụ thuộc dữ liệu và không đưa ra bất kỳ cam kết nào cho đến khi có thêm thông tin trước tháng 9.
Phát biểu của các quan chức NHTW:
- 14h00 - Quan chức ECB De Guindos (Quan điểm trung lập - có quyền biểu quyết)
- 14h00 - Quan chức ECB Lane (Quan điểm trung lập - có quyền biểu quyết)
- 20h30 - Quan chức ECB Schnabel (Quan điểm hawkish - có quyền biểu quyết)
- 00:30 - Chủ tịch ECB Lagarde (Quan điểm trung lập - có quyền biểu quyết)
- 01:00 - Quan chức Fed Goolsbee (Quan điểm trung lập - không có quyền biểu quyết)
Đến phiên Mỹ, dữ liệu đáng chú ý duy nhất là Tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan vào lúc 21h, được dự báo sẽ ở mức 72.0 (Trước đó: 69.1).
So với báo cáo niềm tin tiêu dùng của Conference Board (chú trọng hơn đến thị trường lao động), khảo sát tâm lý người tiêu dùng thiên về tình hình tài chính của người tiêu dùng. Trên thực tế, các nhà phân tích tin rằng đây là chỉ báo dự đoán chi tiêu của người tiêu dùng tốt hơn. Lưu ý rằng dữ liệu này đã tạo ra bất ngờ trong tháng trước, vì vậy một bất ngờ tương tự có thể ảnh hưởng đến tâm lý vốn đã có phần mong manh của thị trường.
Chỉ số CPI của Pháp tăng nhẹ so với tháng trước
- Chỉ số CPI tháng 5 tăng 2.3% so với cùng kỳ (Sơ bộ: 2.2%. Trước đó: 2.2%).
- Chỉ số HICP tăng 2.6% so với cùng kỳ (Sơ bộ: 2.7%. Trước đó: 2.4%)
Một tin tốt là lạm phát cơ bản hàng năm giảm xuống còn 1.7% trong tháng này (Trước đó: 1.9%. Lạm phát dịch vụ cũng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức khá cao là 2.8%.
Thống đốc BOJ Ueda: Sẽ điều chỉnh lãi suất nếu lạm phát cơ bản có khả năng đạt mục tiêu 2%
- Chúng tôi đang liên tục theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái, tính bền vững của những biến động này và tác động của chúng đối với giá cả"
- Chúng tôi sẽ quyết định lãi suất tại cuộc họp tháng 7, đồng thời xem xét việc giảm mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB).
Theo nhận định của giới phân tích, ông Ueda dường như chưa vội vàng tăng lãi suất hơn nữa, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Thống đốc BoJ Ueda: Chúng tôi sẽ bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu ngay sau cuộc họp tháng Bảy
Thống đốc BOJ Ueda phát biểu:
- BoJ sẽ bắt đầu quá trình này ngay sau khi có quyết định tại cuộc họp tới.
- Quy mô cắt giảm sẽ ở mức đáng kể và sẽ được quyết định sau khi tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Điều này đang kìm hãm đà tăng của USD/JPY, khiến cho cặp tiền này có nhịp giảm chớp nhoáng về mức 157.63 trước khi hồi phục trở lại.
Thống đốc BOJ Ueda: Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc giảm lượng mua trái phiếu một cách có cơ sở
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda phát biểu trong cuộc họp báo:
- Việc giảm mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) là điều quan trọng để đảm bảo lợi suất dài hạn không bị rằng buộc bởi nhiều yếu tố
- Nền kinh tế Nhật Bản vẫn tồn tại bất ổn và giá cả vẫn ở mức cao.
- BOJ cần chú ý đến thị trường tài chính và ngoại hối khi thực hiện chính sách tiền tệ.
Trước đó, BOJ thông báo sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để giảm lượng mua vòa trái phiếu vào tháng 7 và Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng NHTW này sẽ công bố kế hoạch ngay trong cuộc họp lần này. Chính vì vậy, động thái ngày hôm nay được cho là "dovish" hơn so với dự đoán, khiến USD/JPY tăng mạnh lên trên mức 158,00.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.4% vào đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức +0.3%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh +0.4%
Phân tích kỹ thuật EUR/USD: Duy trì dưới 1.0750 sau khi break biên dưới của mô hình chữ nhật
EUR/USD tiếp tục giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, giao dịch quanh mức 1.0730 trong phiên Á vào thứ Sáu. Biểu đồ phân tích kỹ thuật hàng ngày cho thấy tín hiệu giảm của cặp tiền này, khi EUR/USD đang chật vật dưới biên dưới của mô hình chữ nhật.
Bên cạnh đó, chỉ báo RSI 14 ngày đang ở dưới mức 50, xác nhận xu hướng giảm của cặp EUR/USD. Hỗ trợ của cặp EUR/USD hiện ở quanh mức 1.0700. Nếu break xuống dưới mức này, cặp tiền này có thể test mức hỗ trợ tại 1.0601.
Ngược lại, nếu phục hồi, EUR/USD có thể test biên dưới của mô hình chữ nhật, gần đường EMA 50 ngày tại 1.0802. Sự phục hồi này có thể củng cố cặp tiền lên mức 1.0900, trùng với biên trên của mô hình chữ nhật, khoảng 1.0905.
Nếu break qua mức trên, cặp tiền này để tiến tới vùng đỉnh của tháng 3 tại 1.0981.
Quyền chọn FX hết hạn vào ngày 14/06 lúc 10 giờ sáng theo giờ New York
Quyền chọn EUR/USD đáo hạn ở mức 1.0800-1.0810, mức này không có nhiều tác động. Đồng EUR bị đè nặng bởi lo lắng chính trị trong tuần trong khi đồng USD ngày càng mạnh hơn. Mức đáo hạn này cũng được xem là vùng kháng cự quan trọng của cặp tiền này.
Quyền chọn USD/CHF đáo hạn ở mức 0.9000. Mặc dù biến động gần đây không cho thấy khả năng USD/CHF chạm tới mức này, nhưng nó trùng với một mức kháng cự quan trọng (trước đây là hỗ trợ) của cặp tiền này.
Quyền chọn USD/CAD đáo hạn ở mức 1.3760. Mức này không mang nhiều ý nghĩa kỹ thuật nhưng có thể giữ USD/CAD dao động quanh vùng này trước phiên Mỹ.
Quyền chọn EUR/GBP đáo hạn ở mức 0.8440. Với việc đồng EUR đang suy yếu, các mức đáo hạn này có thể chỉ đóng vai trò như một lực cản đối với đà tăng của EUR/GBP.
AUD/USD phục hồi phần nào đà giảm trong phiên, hiện giao dịch quanh 0.6630
Đồng AUD giảm nhẹ do đồng USD vẫn mạnh hơn trong bối cảnh lợi suất TPCP Mỹ tăng cao hơn vào thứ Sáu. Tuy nhiên, cặp AUD/USD phục hồi phần nào đà giảm trong phiên sau cuộc thăm dò ý kiến 43 chuyên gia kinh tế của Reuters. Cuộc thăm dò dự đoán rằng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có thể duy trì lãi suất hiện tại trong tháng Sáu. Gần 90% các chuyên gia kinh tế dự đoán lãi suất sẽ ổn định trong quý tới, với khả năng cắt giảm 25bps xuống 4.10% vào cuối năm 2024. 63% các nhà kinh tế dự đoán lãi suất sẽ giảm xuống 4.10% hoặc thấp hơn trong năm nay, 35% còn lại kỳ vọng lãi suất không có thay đổi.
Giá vàng "chật vật" trong bối cảnh đồng USD mạnh hơn
Giá vàng phục hồi nhẹ sau phiên giảm xuống dưới 2,300 USD trong phiên trước đó. Tuy nhiên, xu hướng tăng dường như bị hạn chế do lập trường diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách dự báo chỉ có một lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, do đó, đây được coi là yếu tố chính hỗ trợ USD và gây áp lực lên vàng. Ngoài ra, đồng USD cũng được thúc đẩy khi đồng yên suy yếu sau quyết định chính sách của BoJ.
Trong khi đó, thị trường vẫn đang dự đoán Fed có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 9 trong bối cảnh áp lực lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt. Điều này đã kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ xuống mức đáy kể từ tháng 4, và có thể hạn chế đà tăng của đồng bạc xanh cũng như hỗ trợ giá vàng.
BoJ bất ngờ giữ nguyên hoạt động mua trái phiếu: Bài học đắt giá về độ tin cậy của các báo cáo dự đoán
Quyết định của BoJ hôm nay là một bài học quý giá về các báo cáo dự đoán. Chúng ta đã thấy điều này xảy ra nhiều lần, khi thông tin được rò rỉ ra thị trường về những động thái BoJ dự định thực hiện tại cuộc họp sắp tới, nhưng sau đó BoJ lại không thực hiện hoặc làm điều gì đó khác biệt.
Theo một báo cáo từ Nikkei, một số nhà giao dịch kỳ vọng ngân hàng này sẽ tuyên bố giảm lượng mua trái phiếu hôm nay.
Tuy nhiên, BoJ đã quyết định giữ nguyên hoạt động mua trái phiếu và cho biết sẽ công bố kế hoạch giảm lượng mua TPCP Nhật Bản tại cuộc họp tháng 7.
Vì vậy, có hai bài học được rút ra ở đây. Thứ nhất, hãy thận trọng với các báo cáo dự đoán, đặc biệt là khi chúng liên quan đến BoJ. Thứ hai, luôn dè chừng với BoJ.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng USD cho thấy khả năng phục hồi trong phiên hôm qua, bất chấp dữ liệu PPI yếu hơn. Phiên đấu thầu TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm mạnh mẽ cũng cho thấy dòng vốn của các nhà giao dịch chuyển từ châu Âu sang Mỹ. Diễn biến chính trị ở châu Âu kể từ cuối tuần trước cũng được cho là lý do chính cho điều đó.
Đồng EUR sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý trong những phiên tới khi chịu áp lực từ những bất ổn chính trị. EUR/USD đã thoái lui toàn bộ đà tăng của phiên thứ Tư trong phiên hôm qua và có khả năng sụt giảm hai tuần liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 3. Bên cạnh đó, EUR/GBP cũng tiệm cận mức đáy hai năm ở 0.8420.
Xét đến những rủi ro xung quanh đồng EUR và trái phiếu khu vực, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy và Đức vẫn ở mức cao hơn trong tuần này.
Không có nhiều sự kiện kinh tế quan trọng trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay.
- 06:45 - Chỉ số CPI cuối cùng tháng 5 của Pháp
- 09:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 4 của khu vực đồng Euro
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY tăng vọt sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất và hoạt động mua trái phiếu
Ngoài sự biến động của JPY, phiên Á hôm nay khá trầm lắng. JPY sụt giảm mạnh sau khi BoJ trì hoãn việc giảm lượng mua trái phiếu, trong khi đó, USD tăng mạnh trong phiên, hiện USD/JPY tiệm cận mốc 157.86.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh sau khi BoJ quyết định trì hoãn việc giảm lượng mua trái phiếu. Chỉ số Châu Á Thái Bình Dương của MSCI trượt dốc do sự sụt giảm của chứng khoán Úc và Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên Á sau khi S&P 500 lập kỷ lục phiên thứ tư liên tiếp, dẫn đầu là đà tăng vọt của cổ phiếu công nghệ.
Giá dầu sụt giảm khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt.
Giá vàng đã ổn định quanh 2305 USD/oz.
Trái phiếu trong khu vực tăng cao hơn nhưng biến động không đáng kể, lợi suất trái phiếu phần lớn vẫn ở tiệm cận mức đáy trong phiên.
USDJPY tăng vọt, vượt 157.85 sau tin
USDJPY tăng vọt, vượt 157.85 sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất ở 0.1% đúng như dự kiến nhưng quyết định giữ nguyên lượng mua TPCP Nhật Bản
BoJ giữ nguyên lượng mua TPCP Nhật Bản
- BoJ giữ nguyên lãi suất ở 0.10% đúng như dự kiến
- BoJ giữ nguyên lượng mua TPCP Nhật Bản với tỷ lệ phiếu bầu: 8:1
- Thành viên Hội đồng Thống đốc BoJ Nakamura không đồng tình với quyết định giữ nguyên lượng mua TPCP Nhật Bản. Ông nói rằng ngân hàng nên quyết định giảm lượng mua trái phiếu sau khi đánh giá lại diễn biến trong hoạt động kinh tế và giá cả trong Báo cáo Triển vọng tháng 7 năm 2024. Quyết định cắt giảm lượng mua trái phiếu sẽ cho phép lãi suất dài hạn biến động tự do hơn.
- Sẽ quyết định phương án giảm lượng mua trái phiếu cụ thể trong 1-2 năm tới tại cuộc họp chính sách tiếp theo.
USDJPY giảm xuống 157.10 trước thêm công bố quyết định chính sách tháng 6 của BoJ
Sau khi tăng lên 157.30 trong phiên Á, USDJPY giảm mạnh xuống 156.80 trước khi điều chỉnh trở lại 157.10 tại thời điểm hiện tại
Thị trường chờ đợi công bố quyết định chính sách tháng 6 của BoJ
ANZ kỳ vọng RBNZ sẽ sớm cắt giảm lãi suất
ANZ cho biết:
- Động lực kinh tế cơ bản vẫn còn yếu và phù hợp với tình trạng giảm phát.
- Chính sách tài khóa trong tương lai dự kiến sẽ dẫn tới giảm chi tiêu chính phủ và do đó hỗ trợ chính sách tiền tệ
- Dữ liệu GDP quý 1 sẽ rất quan trọng đối với RBNZ trong việc đánh giá nhu cầu trong nước và rủi ro lạm phát. Tiêu dùng cá nhân và các chỉ số đầu tư và chi tiêu khác nhau sẽ rất quan trọng để đánh giá các điều kiện kinh tế cơ bản.
- Bối cảnh kinh tế yếu kém cho thấy RBNZ có thể sớm cắt giảm lãi suất sớm. Kỳ vọng việc cắt giảm sẽ bắt đầu vào tháng 2 năm 2025.
- GDP dự kiến sẽ tăng 0.2% so với cùng kỳ quý trước trong Quý 1 năm 2024, phù hợp với dự báo tháng 5 của RBNZ và tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự đoán là 0.3%.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương phần lớn giảm vào thứ Sáu trước quyết định lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò kỳ vọng BoJ sẽ duy trì lãi suất ở mức 0% -0.1%. Nikkei đưa tin ngân hàng trung ương đang xem xét giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
BoJ hiện đặt mục tiêu mua khoảng 6 nghìn tỷ Yên (38.5 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng và đã thông báo cho thị trường về kế hoạch mua từ 4.8 nghìn tỷ Yên đến 7 nghìn tỷ Yên trái phiếu mỗi tháng.
- Nikkei 225 đi ngang
- Kospi tăng 0.23%
- S&P/ASX 200 giảm 0.32%. 100% các nhà kinh tế được Reuters khảo sát kỳ vọng RBA giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6
- HangSeng giảm 0.69%