- Doanh số bán lẻ tháng 6 của Mỹ +0.2%, dự kiến +0.5%
- Doanh số không bao gồm ô tô +0.2%
- Nhóm kiểm soát +0.6%
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Mỹ tăng ít hơn mức dự kiến
CPI tháng 6 của Canada tăng ít hơn so với mức dự kiến!
- CPI tháng sáu của Canada +2.8% so với cùng kì năm trước
- Con số không bao gồm xăng +4%
- Thực phẩm +8.3%
- Lạm phát thực phẩm +1.4%
- Lạm phát dịch vụ +4.2%
Tổng hợp thị trường trước phiên Mỹ: JPY mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
- JPY mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
- Chứng khoán châu Âu không có nhiều biến động; Hợp đồng tương lai S&P 500 đi ngang
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 3.7 điểm cơ bản xuống 3.760%
- Vàng quét lên trên $1,972 trước khi quay lại $1,962.65 ở thời điểm hiện tại
- Dầu thô WTI tăng 0.4% lên $74.46
- Bitcoin dao động quanh vùng hỗ trợ $30000
Thị trường chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ được công bố vào 19:30 tối nay
- EUR/USD tăng 0.1% lên 1.1245
- GBP/USD duy trì dưới mốc 1.3100
- USD/CHF tiếp tục kiểm tra vùng dưới 0.8600.
- USD/JPY quay trở lại mốc 138.30 sau khi chạm đáy 138.10 trong phiên.
- AUD/USD ở mức 0.6810 trong khi NZD/USD giảm 0.5% xuống 0.6290.
Vàng quét lên trên $1,972 trước khi quay trở lại dưới $1,965
Vàng vừa quét lên trên $1,967 trước khi quay trở lại $1,964.45
Giá dầu tăng nhẹ khi thị trường chờ đợi dữ liệu kho dự trữ dầu thô của Mỹ
Giá dầu tăng khi giới đầu tư lo ngại nguồn cung dầu thô của Mỹ có thể bị thắt chặt, sau khi giá giảm vào hôm trước do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc yếu hơn dự kiến.
Thị trường đang chờ đợi dữ liệu kho dự trữ dầu thô và hàng tồn kho của Mỹ vào cuối ngày hôm nay. Các nhà phân tích ước tính trung bình tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 2.3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 14/7.
Tâm trạng ảm đạm bao phủ phiên giao dịch Châu Âu
EUR/USD hiện không thay đổi ở mức 1.1235, Đồng yên Nhật tăng nhẹ nhưng không đáng kể, với tỷ giá USD/JPY giảm 0.3% xuống 138.28 nguyên nhân là do trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Điều này xảy ra khi thị trường chứng khoán tiếp tục hoạt động ảm đạm. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ ít thay đổi và các chỉ số của Châu Âu cũng đang đi ngang vào thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đồng yên, NZD cũng đang có dấu hiệu hụt hơi khi NZD/USD giảm 0.5% xuống chỉ còn dưới 0.6300 và AUD/NZD tăng lên 1.0820.
Vàng tăng 0.4% lên 1962 USD nhưng vẫn nằm trong phạm vi của vài phiên gần đây. Và dầu thô WTI ít thay đổi ở mức 74.25 đô la sau khi chứng kiến mức tăng đột biến do tin tức từ Ả Rập đã ngay lập tức biến mất.
Bitcoin giao dịch quanh vùng hỗ trợ $30000
Sau khi lực mua từ ảnh hưởng của vụ kiện XRP kết thúc. Bitcoin đã gặp phải áp lực chốt lời của nhiều nhà đầu tư và quay trở lại mốc hỗ trợ $30000
Nhà kinh tế học Klaas Knot của ECB: Lãi suất có thể tăng sau tháng 7
- Có vẻ như lạm phát cơ bản đã ổn định
- Chúng ta cần tăng lãi suất vào tháng 7
- Rất có khả năng lạm phát sẽ đạt 2% vào năm 2024
- Tuy nhiên vẫn còn nhiều dữ liệu cần được xem xét từ nay đến tháng 9
Chứng khoán Châu Âu yên ắng trong đầu phiên giao dịch
- Eurostoxx không thay đổi
- DAX của Đức -0.1%
- CAC40 của Pháp không thay đổi
- FTSE của Vương quốc Anh không thay đổi
- IBEX của Tây Ban Nha +0.1%
Deutsche Bank hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Trung Quốc xuống 5.3% từ 6.0% trước đó
Sự bi quan liên quan tới triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng.
Hạ Viện Hoa Kỳ hoãn ngày thảo luận về Dự luật tiền điện tử
Ủy ban Hạ viện Mỹ sẽ thảo luận về luật tiền điện tử vào ngày 26 tháng 7 thay vì thứ Tư tuần này
Đầu tháng này, ban quản lý ủy ban đã đưa ra một lịch trình để các thành viên thảo luận về stablecoin và cấu trúc thị trường vào thứ Tư tuần này tuy nhiên nó đã bị hủy vào phút chót
Sự chần chừ này có thể là một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán cũng như các thay đổi vào phút cuối đang được tiến hành.
HĐTL Eurostoxx +0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX: đi ngang
- HĐTL FTSE: đi ngang
Cổ phiếu công nghệ giảm nhẹ mặc dù với hợp đồng tương lai Nasdaq giảm khoảng 0.15%. Hiện tại, tâm trạng chung đang ảm đạm khi mọi sự chú ý đổ dồn vào dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ.
Cập nhật thị trường: NZDUSD đảo chiều giảm nhẹ
NZDUSD hiện đang đảo chiều giảm xuống mức 0.63222.
Cập nhật thị trường: USD suy yếu trên diện rộng, NZD dẫn đầu đà tăng
- USD suy yếu trên diện rộng, DXY hiện đang ở mức 99.715
- NZD mạnh nhất, NZDUSD dao động quanh 0.6342
Trung Quốc công bố một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Có tổng cộng 11 biện pháp được nhà chức trách Trung Quốc đề ra, trong nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình. Các biện pháp sẽ bao gồm khuyến khích các công ty phát triển nền tảng trực tuyến để cung cấp các dịch vụ, khuyến mãi hàng tiêu dùng gia đình và tăng cường hỗ trợ tín dụng cho việc tiêu dùng hàng hóa.
Đây không phải là biện pháp hỗ trợ trực tiếp nhưng vẫn là một hình thức viện trợ và ít nhất là để củng cố các điều kiện nhu cầu trong nước.
Lợi suất TPCP đồng loạt giảm
Lợi suất TPCP đồng loạt giảm, tạo áp lực lên USD suy yếu, hiện DXY đang ở mức 99.737.
Thống đốc RBA Lowe: Thúc đẩy tăng trưởng năng suất là một thách thức lớn
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe phát biểu về lạm phát và năng suất:
- Thực tế mà hầu hết chúng ta phải đối mặt là tăng trưởng năng suất chậm ở hầu hết các nền kinh tế của chúng ta
- Có nghĩa là mức tăng trưởng bền vững thấp hơn và mức tăng sản lượng hạn chế.
- Tăng trưởng năng suất thấp là các vấn đề kinh tế và xã hội
- Đồng ý rằng hậu quả và thách thức trước mắt là giảm lạm phát tuy vậy thách thức lớn hơn lại chính là thúc đẩy tăng trưởng năng suất
Biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA: Lãi suất vẫn có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới
- Hội đồng RBA cân nhắc giữ nguyên lãi suất hoặc tăng 25bp
- Cả hai khả năng đều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng hội đồng cân nhắc đánh giá việc giữ nguyên lãi suất nhiều hơn
- Hội đồng đồng ý rằng có thể cần phải thắt chặt hơn nữa và điều này sẽ được xem xét trong cuộc họp tháng 8
- Lập trường hiện tại của chính sách tiền tệ hiện đã trong phạm vi thắt chặt và có thể sẽ tăng lãi suất cao hơn nữa
- Hội đồng đã thảo luận về các rủi ro kinh tế và tiêu dùng có thể đến chậm hơn dự kiến
- Việc siết chặt tài chính hộ gia đình và rủi ro thất nghiệp có thể tăng cao vượt dự kiến
- Hội đồng lưu ý việc kiểm soát YCC đảo ngược phản ánh rằng: các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn và tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại
- Cân nhắc rủi ro đến từ việc phải chờ đợi quá lâu để lạm phát quay trở lại mục tiêu
- Lạm phát tăng cao ở các quốc gia khác nhau trong khi lãi suất tại Úc vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác
- Thị trường lao động rất chặt chẽ, năng suất lao động thấp kết hợp với chi phí lao động tăng cao
- Trong khi lạm phát toàn phần trong nước đã giảm bớt, nhưng lạm phát dịch vụ kết hợp với giá thuê, năng lượng, thực phẩm vẫn ở mức cao
- Tốc độ tăng trưởng tiền lương hàng năm tăng lên 4% trong quý 3
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại đáng kể, tăng trưởng GDP quý 2 đạt khoảng +0.2% q/q
- Chi tiêu của người tiêu dùng yếu hơn trong quý 2 và thị trường nhà ở đang phục hồi để hỗ trợ tiêu dùng
Cập nhật FX: AUDUSD đã xóa phần lớn mức tăng được hỗ trợ bởi việc PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu thấp hơn để hỗ trợ kinh tế
Khảo sát niềm tin người tiêu tại Úc giảm xuống trong tuần này
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng của ANZ - Roy Morgan được thực hiện hàng tuần.
- Gần đây chỉ số này đang ở mức thấp nhất trong 3 năm qua với 20 lần liên tiếp dưới 80 điểm kể từ tháng 10/2008
Nhận định từ phía ANZ:
- "Dữ liệu này là một trong 05 kết quả tồi tệ nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 và đã ở dưới mức 80 trong 20 tuần liên tiếp.
- Sự sụt giảm trong kết quả mới nhất chủ yếu là do niềm tin yếu hơn vào các điều kiện tài chính hiện tại.
- Trong số các nhóm nhà ở, niềm tin giảm xuống mức thấp kỷ lục đối với những người thuê nhà.
- "Tỷ lệ này được cải thiện đối với những người đã trả hết tiền mua nhà nhưng vẫn dưới 70 tuổi, nhưng lại giảm đối với những người sở hữu nhà hoàn toàn."
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1453
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1740
- Ước tính từ Reuters: 7.1704
- PBOC bơm 15 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.9%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 13 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Scotia: Dự kiến doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ sẽ tăng lên trong tháng 6 năm 2023
Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 6 năm 2023 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào ngày 18 tháng 7 năm 2023
Nhận định từ Scotia:
- Doanh số bán xe tháng 6 tăng 4.2% sự kiến sẽ đóng góp khoảng 0.5 điểm phần trăm vào tăng trưởng doanh số bán lẻ, trong khi tác động về giá dự kiến sẽ không đáng kể và điều quan trọng nhất là doanh số bán ô tô cũ và xăng đã giảm xuống, vượt qua ước tính hàng tháng của các nhà phân tích.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 17.07: Chứng khoán tăng, vàng giảm mạnh sau dữ liệu PMI sản xuất Empire tháng 7 tại Hoa Kỳ.
Chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm trong bối cảnh nhóm cổ phiếu công nghệ nhanh chóng lấy lại sức hút và các nhà đầu tư cân nhắc Fed sắp kết thúc đợt tăng lãi suất, trước những bằng chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc có thể gây ra một số tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ. Kết phiên, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 130 điểm:
- Dow Jones +0.22%
- S&P 500 +0.39%
- Nasdaq +0.93%
Trên thị trường FX, USD gần như đi ngang trong ngày giao dịch thứ Hai đầu tuần, dù có tăng nhẹ đầu phiên Mỹ nhờ báo cáo PMI sản xuất Empire tháng 7 tại Hoa Kỳ bất ngờ tăng (+1.1 so với dự báo -3.5 điểm và Bộ trưởng Tài chính Yellen đã tăng cường thêm một số biện pháp kiểm soát đầu tư vào Trung Quốc. NZD dẫn đầu đà giảm trong số các tiền tệ chính, theo sau là AUD. CHF tăng nhiều nhất so với đồng bạc xanh. CAD tăng trong ngày bất chấp giá dầu giảm.
- Chỉ số DXY -0.08%
- EURUSD +0.11%
- GBPUSD -0.15%
- AUDUSD -0.31%
- NZDUSD -0.72%
- USDJPY -0.05%
- USDCHF -0.24%
- USDCAD -0.13%
Vàng nỗ lực phục hồi sau khi giảm mạnh xuống gần $1945/oz đầu phiên Mỹ do dữ liệu sản xuất Hoa Kỳ. Chốt phiên, vàng giảm $0.52 xuống $1954.28/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt -2.7bp và -2.3bp xuống 4.745% và 3.811%. Dầu thô nhanh chóng thoái lui sau khi tăng vọt lên hơn $76/thùng đầu phiên Âukhi Ả Rập quyết định gia hạn thời giam cắt giảm dầu tự nguyện cho đến cuối tháng 12 năm 2024. Kết phiên, dầu thô giảm $1.27 xuống $74.15/thùng.
Bitcoin lấp mức giảm mạnh xuống 29.6K trong đêm sau khi đi ngang trong phần lớn ngày giao dịch, nhờ xuất hiện các tin tức cho biết đơn xin đăng ký mới ETF Bitcoin của BlackRock đã được chấp thuận. Điều này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư để sở hữu Bitcoin. Kết phiên, BTC giao dịch quanh 30.1K.
Fed: Tỷ lệ từ chối đối với các đơn xin cấp tín dụng của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
Một cuộc khảo sát của Fed được công bố vào thứ Hai cho biết Tỷ lệ từ chối đối với các đơn cấp xin tín dụng của Hoa Kỳ:
- Trong 12 tháng tính đến tháng 6 đạt 21.8% - mức cao nhất trong 05 năm trở lại đây
- Trong cuộc khảo sát trước đó (vào tháng 2 trước khi SVB và các tổ chức cho vay trong khu vực sụp đổ): đạt 17.3%
Nhiều người Mỹ đã bị từ chối cho vay khi các ngân hàng thắt chặt hơn điều kiện tín dụng, trong bối cảnh chi phí đi vay tăng cao hơn. Cuộc khảo sát đã làm gia tăng dự báo về việc số lượng đơn xin thế chấp mới, đơn xin tái cấp vốn thế chấp hoặc đơn xin tăng hạn mức thẻ tín dụng sẽ bị từ chối nhiều hơn nữa.
Morgan Stanley kỳ vọng lợi suất của TPCP Hoa Kỳ sẽ giảm xuống
Nhận định của Morgan Stanley:
- Chúng tôi duy trì quan điểm rằng trái phiếu chính phủ sẽ nhạy cảm với lãi suất và dự đoán lợi suất sẽ có xu hướng giảm xuống.
- Những phát biểu mang tính "diều hâu" của NHTW vẫn là trở ngại lớn nhất đối với xu hướng tăng của thị trường trái phiếu, nhưng có thể mang lại cơ hội mua vào để chuẩn bị cho một đợt đảo chiều chính sách.
Các nhà phân tích Trung Quốc dự đoán PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ nền kinh tế
Một bài báo được đăng trên Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc đã trích dẫn bình luận của các nhà phân tích kinh tế của nước này, cho biết:
- Dự đoán PBOC sẽ cắt giảm Tỷ lệ Dự trữ Bắt buộc (RRR) trong Q3 nhằm tạo động lực cho nền kinh tế.
Tỷ lệ Dự trữ Yêu cầu (RRR) là một công cụ chính sách của ngân hàng trung ương nhằm quy định lượng dự trữ tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải nắm giữ liên quan đến các khoản tiền gửi của họ. Đó là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền gửi mà các ngân hàng được yêu cầu phải giữ trong tay một cách hợp pháp, dưới dạng tiền mặt trong kho tiền của họ hoặc trong tài khoản dự trữ của ngân hàng trung ương.
Bằng cách điều chỉnh RRR, PBOC có thể tác động đến khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại. Ví dụ:
- RRR tăng có nghĩa là các ngân hàng có ít tiền hơn để cho vay vì họ phải tăng lượng dự trữ. Từ đó, làm giảm cung tiền trong nền kinh tế
- Ngược lại, nếu PBOC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay vì chỉ được nắm giữ ít lượng dự trữ hơn. Điều này làm tăng cung tiền và hỗ trợ kích cầu nền kinh tế.
JP Morgan: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ của Mỹ có thể tăng nhẹ nếu lạm phát và lãi suất giảm
Chuyên gia JP Morgan Kolanovic đã đưa ra một số bình luận sau dữ liệu CPI tháng 6 của Hoa Kỳ hôm thứ Hai:
- “Mặc dù dự kiến Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7, nhưng CPI bất ngờ giảm đã làm tăng cơ hội "hạ cánh mềm"
- Vẫn còn hoài nghi về khả năng hạ cánh mềm, trong đó lạm phát quay trở lại vùng an toàn của NHTW mà không có suy thoái.
- Chứng khoán châu Âu phải đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm do ECB thắt chặt
- Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ của Hoa Kỳ có thể tăng nhẹ nếu lạm phát giảm xuống 2.5% và lãi suất bắt đầu giảm.
Quan chức ECB Nagel kỳ vọng lãi suất tăng trong cuộc họp tháng 7
Chủ tịch Ngân hàng Bundesbank (Đức) và thành viên Hội đồng ECB Nagel đã có bài phát biểu hôm thứ Hai, cho biết:
- Nhấn mạnh rất ít có khả năng hạ cánh cứng
- Vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát
- Lạm phát cơ bản ở khu vực đồng euro 'rất dai dẳng'
- Hiện không nhìn thấy rủi ro từ việc thắt chặt quá mức
- “Chúng ta cần tăng lãi suất vào lần tới và tôi kỳ vọng ECB sẽ tăng thêm 25bp trong cuộc họp tháng 7”
- "Quyết định tháng 9 sẽ cần dựa vào dữ liệu sắp tới"
Cuộc họp tháng 7 của ECB diễn ra vào tuần tới: