Bitcoin kéo dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp và giao dịch trên mức 63,000 USD trong phiên hôm nay, động thái này diễn ra sau quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - cắt giảm lãi suất 50bps.
Đà tăng bất ngờ của nickel không chỉ đang thách thức sàn giao dịch kim loại London, mà còn đang dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất xe điện.
Nickel đã tăng gấp đôi chỉ trong 2 ngày, do các trader short buộc phải đóng lệnh trước tình hình chiến sự tại Ukraine đang thổi phồng giá hàng hóa. Sàn LME đã ngừng giao dịch nickel. Điều này sẽ lại tiếp tục thổi phồng lạm phát, đặc biệt là ở mảng xe điện khi đây là kim loại chính dùng trong pin xe.
Open interest trên thị trường HĐTL dầu WTI hôm qua đã giảm khoảng 23.1 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch đã tăng gần 92 nghìn hợp đồng.
Dầu đã thoái lui khỏi đỉnh song hành cùng với đà giảm của open interest, dù vẫn nhận hỗ trợ trước tình hình địa chính trị. Như vậy, dù vẫn tăng phiên thứ Hai, đây có thể là tín hiệu cho thấy dầu sắp điều chỉnh.
Nỗi lo về Ukraine vẫn đang lấn át tâm lý thị trường lúc này, và châu Âu cũng không phải ngoại lệ. Dư âm từ việc đàm phán giữa Nga-Ukraine không có kết quả, sau khi quét qua thị trường Mỹ, thì đến phiên Âu hôm nay tiếp tục gây áp lực lên thị trường châu Âu. Các chỉ số lớn trên lục địa già đều đang giảm mạnh ngay từ đầu phiên:
Chỉ số DAX -1.85%
Chỉ số CAC -0.9%
Chỉ số FTSE -0.6%
Chỉ số IBEX -0.3%
Chỉ số Euro 50 -1.13%
Chỉ số Stoxx 600 -0.7%
Trên thị trường tiền tệ, dù tình hình vẫn đang rất căng thẳng và tâm lý đang nghiêng hoàn toàn về risk-off, các đồng tiền vẫn chưa có nhiều thay đổi, ngoại trừ AUD. Có vẻ như thay vì biến động cùng giá hàng hóa tăng, AUD lại đang quay trở lại với tâm lý thị trường, và hiện là đồng tiền giảm sâu nhất trong ngày:
Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi tại 99.22 điểm
EUR +0.11%
GBP -0.07%
AUD -0.5%
NZD -0.1%
JPY -0.12%
CHF -0.1%
CAD -0.05%
Biểu hiện của tình hình risk-off rõ ràng nhẩt là vàng: Kim loại này hiện tăng 1.13% lên $2,020, và có vẻ đang rất vững chân trên mức 2,000. Dầu Brent cũng đang tăng 1% lên $125.2/thùng.
Lại một phiên nữa chứng khoán châu Âu tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ khi thị trường sa lầy bởi sự không chắc chắn liên quan đến căng thẳng Nga-Ukraine. Tốc độ tăng chóng mặt của giá cả hàng hóa cũng không mang lại nhiều sự thoải mái, đặc biệt nếu giá dầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức này lâu hơn.
DAX có thể đang tìm cách nhắm mục tiêu mức thoái lui 50.0 tại 12,272.92:
Sản xuất công nghiệp tháng Một tại Đức đã tăng 2.7% so với tháng trước, vượt kỳ vọng ban đầu là +0.5%. So với cùng kỳ năm trước sản xuất công nghiệp tăng 1,8%
Sản lượng công nghiệp của Đức đã tăng mạnh vào dịp đầu năm. Nhìn vào chi tiết, sản xuất hàng tiêu dùng tăng 4% và tư liệu sản xuất tăng 1.2%. Sản xuất hàng hóa trung gian tăng 0.3%. Ngoài ngành công nghiệp, sản xuất năng lượng trong tháng 1 giảm 0.1% so với tháng trước và sản xuất trong lĩnh vực xây dựng tăng 10.1%.
Trong 2 phiên gần đây vàng đang mấp mé quanh kháng cự tâm lý $2,000, trước tình hình Ukraine kích cầu tài sản trú ẩn. Nhìn chung, đây là thực tại, và ta sẽ phải đối mặt với điều đó. Trên thị trường, cả các quỹ ETF và các quỹ đầu cơ đều đang rất bullish với vàng, nên không quá khó hiểu khi vàng bứt phá. Nếu đóng cửa ngày trên mốc 2,000, phe mua gần như không có trở ngại nào để hướng tới đỉnh lịch sử 2,075.
Không có nhiều từ để mô tả những gì đang xảy ra trên một số thị trường hàng hóa vào lúc này. Nickel đã kết thúc giao dịch thứ Sáu tuần trước với mức tăng đột biến lên 30.000 đô la. Hôm nay, kim loại này đã đạt 100.000 đô la.
Điều đó đã bất chấp việc LME đặt giới hạn về chênh lệch và thậm chí cung cấp tùy chọn để tránh việc giao hàng một số kim loại:
Tình hình Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm các điều kiện trên thị trường hàng hóa với rất nhiều người bị buộc phải đóng vị thế short trong khi thanh khoản giảm do lo sợ và không chắc chắn. Đây là một đợt siết chưa từng có trong lịch sử.
Tâm lý rủi ro đang ở thế phòng thủ trước phiên giao dịch châu Âu khi thị trường tiếp tục tiêu hóa các thông tin từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.9%.
Tâm lý tiêu cực hơn cũng bắt nguồn từ AUD và NZD, cả hai đều đã giảm giá từ phiên hôm qua. AUD/USD giảm xuống dưới 0.7300 và di chuyển xuống dưới đường trung bình động 200 ngày.
Đồng yên cũng đang giảm do lợi suất trái phiếu tăng cao hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đang tăng 4 bps lên 1.79%, cho thấy tâm lý trên thị trường trái phiếu bình tĩnh hơn so với cổ phiếu.
Trên thị trường hàng hóa, chúng ta đang tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các kim loại: niken lại một lần nữa tăng vọt sau mức tăng đáng kinh ngạc của ngày hôm qua. Làn sóng cắt lỗ vị thế Short đã khiến Niken vọt lên mức $100,000.
Một số thông tin kinh tế vào phiên Âu chiều nay:
Sản xuất công nghiệp tháng Giêng của Đức
Final GDP quý 4 của Eurozone
Chỉ số lạc quan NFIB của doanh nghiệp nhỏ tháng 2 tại Hoa Kỳ
Cổ phiếu tiếp tục giảm từ đầu phiên Á, sau hiệu suất tồi tệ của Phố Wall đêm qua. Các chỉ số châu Âu giảm nghiêm trọng vào ngày hôm qua nhưng xuất hiện lực bắt đáy. Tâm lý rủi ro sẽ thận trọng hơn vào lúc này.
Hầu hết các hợp đồng tương lại chứng khoán châu Âu giảm hơn 1%, chỉ số S&P 500 giảm 0.3%.
Aussie và Kiwi sau nhiều ngày tăng, hiện đều giảm 0.4% so với đồng đô la, giao dịch gần mức thấp nhất trong phiên: 0.7285 và 0.6805.
AUD/USD gặp khó khăn khi giá giảm trở lại dưới đường trung bình động 200 ngày.
Chuyên gia tại UOB bình luận: "Chúng tôi dự đoán EUR sẽ suy yếu vào ngày hôm qua nhưng lưu ý rằng "hỗ trợ tiếp theo nằm tại 1.0805". Đồng EUR suy yếu như dự đoán, nhưng nó đã tăng mạnh trở lại từ mốc 1.0804. Các chỉ báo ở vùng quá bán cho thấy EUR không có khả năng suy yếu thêm. Đối với ngày hôm nay, EUR có nhiều khả năng tích lũy và giao dịch đi ngang trong khoảng từ 1.0805 đến 1.0925.
Ông Biden đã tổ chức một cuộc họp video với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức và Vương quốc Anh vào thứ Hai khi chính quyền của ông tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra nhưng "có khả năng chỉ có Mỹ thực hiện lệnh cấm nếu điều đó xảy ra."
Dầu (và giá hàng hóa khác) một lần nữa trở thành tâm điểm trong phiên. Dầu đã tăng cao hơn (mặc dù không vượt quá mức cao hôm thứ Hai) trước khi điều chỉnh giảm, và sau đó nhận được lực mua và phục hồi trở lại.
Niken giảm nhưng ngay sau đó cũng nhận được lực mua và tăng trở lại. Tin tức về kế hoạch của EU cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga trong 12 tháng tới cũng tác động tới thị trường chung.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc đêm qua, và ảnh hưởng tiếp tục lan sang thị trường Trung Quốc, HK, Nhật Bản.
Trên thị trường FX, các cặp tiền biến động trong phạm vi hẹp.
Không có nhiều tin kinh tế quan trọng trong phiên Á hôm nay. Dữ liệu tiền lương của Nhật Bản cho thấy mức tăng đầu tiên, điều này là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nó sẽ không lay chuyển quan điểm của BoJ.
Ngân hàng Quốc gia Úc đã đưa ra dự báo của họ về việc tăng lãi suất của RBA, lãi suất có thể tăng 0.15% vào tháng 8 và hai lần tăng nữa vào cuối năm 2022.
Thống đốc Lowe phát biểu vào 5h20 ngày 9 tháng 3 và sau đó là Phó Thống đốc Debelle vào lúc 15h.
Ta sẽ lắng nghe cả hai quan chức này, ông Debelle có sức ảnh hưởng trên thị trường tài chính không kém ông Lowe. Hãy cảnh giác với những nhận xét liên quan đến
triển vọng của tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4%
lạm phát đang có xu hướng như thế nào, mức tăng trên 3% có thể sẽ khiến RBA tiến gần hơn đến việc tăng lãi suất
Sau khi dữ liệu cho vay của các ngân hàng Nhật Bản được công bố, quan chức BOJ cho biết, “phải theo dõi những diễn biến ở Ukraine có thể ảnh hưởng như thế nào đến nguồn vốn của các công ty Nhật Bản trong bối cảnh giá dầu tăng”.
Quan điểm rằng crypto sẽ tăng giá nhờ việc phía Nga sử dụng để né tránh trừng phạt và viện trợ Ukraine đã không kéo dài lâu. Quan điểm này trước đó đã đưa Bitcoin vượt $40,000. Các coin khác cũng tăng mạnh thứ Hai và thứ Ba tuần trước.
Hoạt động giao dịch Bitcoin bằng đồng Rúp đã tăng mạnh, nhưng giá coin khi quy ra USD không còn hấp dẫn. Bitcoin đã giảm gần 3% cuối phiên thứ Hai xuống $38,000. ETH cũng chỉ được giao dịch quanh mức $2,500, giảm khoảng 5%. Lại một lần nữa, crypto lại biến động như cổ phiếu công nghệ beta cao, vốn đã giảm rất sâu phiên thứ Hai.
Giám đốc điều hành của Fast Retailing cho biết người dân Nga cần các cửa hàng để tiếp cận sản phẩm thiết yếu.
Theo Nikkei:
Fast Retailing đang hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo giúp Ukraine. Họ đang quyên góp 10 triệu đô la cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Công ty cũng sẽ vận chuyển 200.000 mặt hàng quần áo bao gồm chăn, đồ lót và áo khoác cho những người Ukraine tị nạn ở Ba Lan và các nơi khác thông qua Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Thời hạn 3 tháng lên 2.300 USD, từ 1950 USD trước đó
Thời hạn 6 tháng lên 2.500 USD, từ 2050 USD trước đó
Thời hạn 12 tháng lên 2.500 USD, từ 2150 USD trước đó
Sự gia tăng nhu cầu từ người tiêu dùng, nhà đầu tư và ngân hàng trung ương do bất ổn địa chính trị gia tăng là lý do để Goldman Sachs tăng triển vọng giá vàng.
Nhìn chung, đa phần các chỉ số chứng khoán châu Á đang giảm điểm đầu phiên hôm nay, sau khi đàm phán Ukraine vòng 3 không có nhiều tiến triển. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0.3%, chỉ số SSE giảm 0.7%, chỉ số ASX giảm 0.2%, chỉ số Kospi giảm 0.5%, chỉ số VNIndex giảm 0.31%.
Hiện tại, chỉ số DXY đang điều chỉnh nhẹ đầu phiên, giảm 0.12% xuống 99.1 điểm. Thị trường nhìn chung chưa có gì đáng nói.
Vàng giảm 0.56% xuống 1,986.42. Dầu nhìn chung chưa có nhiều biến động: dầu WTI giảm nhẹ xuống $119, dầu Brent chưa có nhiều thay đổi.
Thủ tướng hôm qua thông báo rằng chính phủ đang đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường khả năng tự lực về năng lượng của nước Anh bằng cách thúc đẩy triển khai điện tái tạo và “sử dụng nhiều hydrocacbon của chính chúng ta hơn” ở Biển Bắc.
Báo hiểu rằng các bộ trưởng đang tìm cách công bố vòng cấp phép thăm dò mới đầu tiên trong khu vực kể từ năm 2019. Họ cũng đang tìm kiếm các cơ quan quản lý để đưa ra "kế hoạch phát triển mỏ" cho tối đa sáu dự án dầu khí ở Biển Bắc.
Đây là tuyên bố từ Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản ông Matsuno. Chánh văn phòng Nội các Matsuno là người đóng vai trò quan trọng trong chính phủ Nhật Bản.
Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) cho rằng thị trường sẽ phải đợi tới quý III năm nay mới thấy RBA tăng lãi suất, và họ cũng dự báo mức tăng khá khiêm tốn, chỉ 15bp. Lý do cho việc này là NAB kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp nửa sau năm 2022 sẽ giảm xuống còn 3.5%. Ngoài ra, NAB cũng dự báo thất nghiệp tháng Hai đạt 4%.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 7/3 chìm trong sắc đỏ sau khi vòng đàm phán thứ 3 giữa Nga và Ukraine tiếp tục không đi đến đâu. Những yêu cầu gắt gao từ phía Nga như thừa nhận Crimea thuộc Nga, đồng thời công nhận độc lập cho các "nước cộng hòa Donetsk và Lugansk" ở miền đông, và yêu cầu Ukraine giữ nguyên trung lập, không tham gia liên minh quốc tế như NATO hay EU đã không được phía Ukraine hưởng ứng và ta lại phải đợi sang vòng đàm phán thứ tư. Thị trường ngay lập tức phản ứng với tin này; các chỉ số chứng khoán đỏ lửa:
Chỉ số Dow Jones -2.37%
Chỉ số S&P 500 -2.95%
Chỉ số Nasdaq nhạy cảm nhất, -3.62%
Trên thị trường tiền tệ, việc đàm phán không đạt kết quả lại một lần nữa kích hoạt tâm lý risk-off trên thị trường, kích cầu cho đồng bạc xanh. Đến cuối phiên, hầu như tất cả các đồng tiền lớn khác đều đang giảm so với USD. Chỉ số DXY tiếp tục lập đỉnh chu kỳ mới, và có vẻ như mốc 100 điểm không còn quá xa vời:
Chỉ số DXY chốt phiên tại 99.23 điểm
EURUSD chốt phiên tại 1.0851 (-0.7%), hiện chưa có nhiều thay đổi
GBPUSD chốt phiên tại 1.3101 (-0.9%), hiện chưa có nhiều thay đổi
AUDUSD chốt phiên tại 0.7314 (-0.8%), hiện +0.2% lên 0.7329
NZDUSD chốt phiên tại 0.6822 (-0.5%), hiện +0.21% lên 0.6837
USDJPY chốt phiên tại 115.25 (+0.45%), hiện +0.2% lên 115.47
USDCHF chốt phiên tại 0.9253 (+0.94%), hiện +0.06% lên 0.9259
USDCAD chốt phiên tại 1.2820 (+0.75%), hiện -0.07% xuống 1.2811
Vàng sau tin đàm phán thất bại cũng đã bật tăng trở lại, dù trước đó có tạo một cây nến rút chân và đóng cửa phiên ở mức 1,997.4, tăng 1.4% trong phiên. Hiện vàng đang giảm 0.3% xuống 1,991.5 đầu phiên Á. Tin đàm phán thất bại cũng đã đưa cả 2 dầu trở lại mốc $120. Dầu WTI chốt phiên tại $120.33/thùng, hiện tăng nhẹ 0.11% lên $120.45. Dầu Brent chốt phiên tại $124.08/thùng, hiện tăng 0.24% lên $124.38.
Cuối cùng, Dubaotiente chúc các chị em độc giả một ngày 8/3 hạnh phúc cùng gia đình, bạn bè. Chúc chị em trader đánh đâu thắng đó, và mãi mãi là người phụ nữ số một trong mắt những người mình yêu quý!
Kế hoạch được trình bày hôm thứ Ba, sẽ đề xuất các bước như: khai thác nguồn cung cấp khí đốt mới và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong năm nay, đồng thời hướng tới mục tiêu độc lập khỏi nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất khu vực trước năm 2030 - sớm hơn những dự báo trước đó.
Để kế hoạch có cơ hội thành công, sẽ cần hành động từ các quốc gia thành viên, nhiều quốc gia vốn đã không thoải mái với khoản đầu tư cần thiếthoặc các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của ủy ban và hiện đang vật lộn để kiềm chế tác động chính trị của việc chi phí năng lượng tăng cao.
Tiền lương thực đã tăng lần đầu tiên trong gần nửa năm qua. Mặc dù cũng có tác động từ sự thay đổi phương pháp tính toán số liệu, tuy nhiên, đây cũng là lời động viên cho chính phủ Nhật Bản và BoJ.
Các công ty này không kỳ vọng sẽ có nguồn cung cấp mới trong thời gian ngắn
Exxon Mobil và Chevron đều đang tăng cường sản xuất dầu tại mỏ Permian Basin khổng lồ ở Tây Texas và New Mexico
Các chiến lược này thực ra đã được cả hai ông lớn dầu mỏ đề ra vào năm ngoái nhưng giờ đây mang tính cấp bách hơn do giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 14 năm.
Giá hàng hóa hôm nay tăng vọt do lo ngại về tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến thị trường lo sợ:
Niken tăng 76% lên gần 51,000 USD/tấn
Dầu thô tăng lên $130 trước khi giảm nhẹ trở lại nhưng vẫn tăng $ 4.20 trong ngày.
Lúa mì đã tăng trần trong ngày thứ 6 liên tiếp và giao dịch ở mức cao nhất trong 14 năm
Lần đầu tiên vàng vượt qua mức 2,000 đô la kể từ tuần ngày 17 tháng 8 năm 2020. Đỉnh lịch sử hiện nay là $2075/oz.
Giá palađi đã lên mức cao mới mọi thời đại.
Tình hình tại Ukraine chưa có biến chuyển tích cực. Mặc dù, châu Âu không thể quá xa rời sự phụ thuộc vào dầu của Nga hiện nay, nhưng họ ngày càng lên tiếng về sự cần thiết phải tách biệt với Nga.
Tác động của các động thái mạnh sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trên toàn cầu và có thể dẫn đến lạm phát đình đốn nếu tăng trưởng chậm lại.
Chứng khoán Mỹ phản ứng tiêu cực khi các chỉ số chính đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên và giảm từ -2.3% xuống -3.6%. Kết phiên:
Dow Jones giảm -797.42 điểm về mức 32,817.39
S&P giảm -127.78 điểm về mức 4,201.10
Nasdaq giảm -482.47 điểm về mức 12,830.97
Russell 2000 giảm -49.57 điểm về mức 1951.32
Tại Châu Âu, chỉ số Dax của Đức, CAC của Pháp, Ibex của Tây Ban Nha và MIB của Ý đều giảm từ -5.01% tới -6.25% trong phiên, nhưng đã phục hồi phần lớn vào cuối ngày.
Trên thị trường nợ Hoa Kỳ ngày hôm nay, tâm điểm quay trở lại mối lo ngại về lạm phát và dòng tiền đổ vào tài sản trú ẩn. Lợi suất kỳ hạn ngắn tăng mạnh nhất: lợi suất 2 năm tăng khoảng 6 điểm cơ bản, ngược lại, lợi suất kỳ hạn 30 năm chỉ tăng 2.9 điểm cơ bản.
Việc lợi suất tăng cao đã giúp đẩy USD lên cao hơn trong ngày hôm nay. Đồng bạc xanh đang đóng cửa với tư cách là đồng tiền mạnh nhất trong khi đồng CHF là đồng bạc yếu nhất. CHF hôm nay suy yếu sau khi SNB ám chỉ khả năng can thiệp sau khi EUR/CHF di chuyển xuống dưới tỷ lệ 1:1. Điều này giúp cặp tiền hồi lên 1.0099, nhưng bên bán đã quay trở lại và đẩy giá về 1.0040 vào lúc đóng cửa.
Sự thay đổi đang diễn ra với trật tự thế giới.
Fed đang trong giai đoạn giữ yên lặng trước quyết định về lãi suất vào ngày 16 tháng 3
Các lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Belarus kể từ khi bắt đầu xung đột được xây dựng dựa trên những biện pháp được đưa ra sau cuộc khủng hoảng chính trị sau bầu cử vào năm 2020
Các biện pháp trừng phạt mới của EU sẽ làm nghiêm trọng hơn các lệnh trừng phạt áp dụng đối với hàng xuất khẩu vào năm 2020
---
Belarus đã liên minh với Nga trong cuộc chiến Ukraine. Đây là nước phụ thuộc khá nhiều vào Nga