Xu hướng việc làm tháng 11 của Hoa Kỳ là 113.05, trước đó là 114.16
Chỉ số này đã có xu hướng giảm đều đặn.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều, chấm dứt chuỗi tăng 6 tuần liên tiếp
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều:
- Chỉ số Dow Jones tăng 61 điểm, tương đương 0.17%, ở mức 36,308 điểm.
- Chỉ số S&P 500 giảm 5.7 điểm, tương đương 0.13%, ở mức 4,598.31 điểm.
- Chỉ số Nasdaq giảm 76 điểm, tương đương 0.53%, ở mức 14,327 điểm.
Hôm nay, tất cả đều tập trung vào phiên đấu giá trái phiếu
Lịch kinh tế Hoa Kỳ hôm nay khá nhẹ nhàng khi thị trường đang đếm ngược đến quyết định của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư. Tiêu điểm chính hôm nay sẽ là việc bán trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 10 năm từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Đầu tiên là đợt bán trái phiếu kỳ hạn 3 năm với kết quả sẽ có ngay sau 23h30. Đây là đợt phát hành mới trị giá 50 tỷ USD và có thể sẽ được bán ra với lợi suất khoảng 3.50%.
Đợt bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm là đợt tái phát hành trái phiếu mới của tháng trước với giá trị 37 tỷ USD. Hiện tại, lợi suất giao dịch là khoảng 4.27%, tăng 2,7 điểm cơ bản trong ngày.
USD/JPY tăng vọt lên trên 146.00 khi BOJ dập tắt hy vọng về một sự thay đổi chính sách sắp xảy ra
- Đồng Yên giảm mạnh sau những bình luận ôn hòa của các quan chức BoJ.
- Kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất giảm dần đang hỗ trợ cho USD.
- USD/JPY có thể sẽ gặp mức kháng cự tại vùng 146.85.
Tổng hợp phiên Âu ngày 11/12: Đồng Yên giảm giá; Thị trường thận trọng theo dõi các sự kiện lớn trong tuần
Các tin chính:
- Giao dịch yên ắng cho đến hiện tại nhưng vẫn còn nhiều điều sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
- USD/JPY đang thu hẹp mức giảm từ thứ Năm tuần trước.
- BOJ được cho là không cần thiết phải vội vàng chấm dứt lãi suất âm trong tháng này.
- Tổng tiền gửi ký quỹ của SNB vào ngày 8 tháng 12 là 471.7 tỷ CHF so với 474.1 tỷ CHF trước đó.
- SNB sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách cho đến ít nhất là quý 3 năm tới - theo cuộc thăm dò của Reuters.
- Goldman Sachs đưa ra dự đoán về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giảm lãi suất vào quý 3 năm tới.
Thị trường:
- GBP dẫn đầu đà tăng, JPY giảm trong ngày.
- Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch trái chiều; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 giảm 0.1%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 2.9 điểm cơ bản lên 4.273%.
- Giá vàng giảm 0.5% xuống 1,994.24 USD.
- Dầu thô WTI giảm 0.2% xuống 71.09 USD.
- Bitcoin giảm 5.2% xuống 42,205 USD.
Thị trường giao dịch ảm đạm khi chờ đợi các sự kiện rủi ro quan trọng trong những ngày tới.
Yên Nhật là đồng tiền biến động mạnh nhất và tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch sáng ở châu Âu, với một báo cáo cho biết BOJ không có ý định vội vàng thực hiện bất kỳ thay đổi nào vào cuối tháng này. USD/JPY tăng từ 145.50 lên 146.40 và hiện đang giao dịch quanh mức này, tăng 1% trong ngày.
Các đồng tiền chính khác ít biến động với đồng đô la giữ mức ổn định. Điều này xảy ra trong bối cảnh tâm lý thị trường thận trọng hơn. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu đang tăng nhẹ nhưng vẫn bị kìm lại sau đà giảm từ cuối tháng 10.
Trên thị trường hàng hóa, vàng cũng đang gặp một chút khó khăn khi giá giảm xuống dưới 2,000 USD trong khi giá dầu ít biến động, chỉ trên 71 USD.
Giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh khi đợt gió mùa ấm áp chuẩn bị tiến vào châu Âu
- Giá khí đốt tự nhiên giảm 6% trong phiên giao dịch châu Âu với kho dự trữ của EU vẫn trên 80%.
- Với tốc độ này, giá khí đốt tự nhiên đang hướng tới mức 2 USD.
- Đồng USD ổn định trước thềm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được công bố và cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed trong năm 2023.
Vàng tiếp tục suy yếu, USD mạnh hơn khi kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đang giảm dần
- Vàng đang chịu áp lực giảm giá ngày càng tăng sau khi phá vỡ mức 2,000 USD.
- Số liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu và USD, gây áp lực lên vàng.
- Các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed.
Chứng khoán Mỹ ảm đạm trước giờ mở phiên
Hầu hết các chỉ số đều đi ngang trước khi phiên giao dịch Bắc Mỹ bắt đầu:
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.1%
- Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.2%
- Hợp đồng tương lai Dow Jones ở mức tham chiếu
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, ở thị trường ngoại hối, đồng đô la đi ngang so với hầu hết các tiền tệ chính, ngoại trừ đồng Yên Nhật có sự biến động đáng kể trong ngày hôm nay. USD/JPY hiện tăng 0.8% lên mức 146.15.
Tất cả đang chuẩn bị cho một phiên giao dịch thận trọng, đặc biệt là khi nhiều sự kiện quan trọng vẫn sẽ diễn ra trong tuần này.
Giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh khi thời tiết tại Châu Âu tiếp tục ôn hòa
- Giá khí đốt tự nhiên giảm 7% khi kho dự trữ của EU vẫn trên 80%.
- Với tốc độ hiện tại, giá khí đốt tự nhiên đang hướng đến mức $2.
- Đồng đô la Mỹ ổn định trước thềm chỉ số CPI của Mỹ và cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed trong năm 2023.
Khí đốt tự nhiên (XNG/USD) tiếp tục đà giảm với mức giảm 7% trong ngày hôm nay. Sự hội tụ của các yếu tố khác nhau đang đẩy giá khí đốt tự nhiên vào một đợt điều chỉnh mạnh. Trung Quốc đang phải vật lộn với giảm phát khi nhu cầu chạm đáy, trong khi châu Âu cũng có thể phải đối mặt với vấn đề tương tự sau khi lạm phát giảm quá nhanh gần đây. Với việc kho dự trữ khí đốt của châu Âu được lấp đầy trên 80% và dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ ôn hòa trong hai tuần tới, khả năng EU hết khí đốt trong mùa đông này gần như không có.
Trong khi đó, đồng USD đang hồi phục khi chỉ số DXY trở lại mức 104.05 trước cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm 2023, sẽ diễn ra vào 2h00 thứ Năm.
Khí đốt tự nhiên đang được giao dịch ở mức 2.389 USD/MMBtu tại thời điểm viết bài này.
SNB có thể giữ nguyên mức lãi suất hiện tại cho đến quý 3/2024
SNB dự kiến sẽ giữ mức lãi suất ổn định trong khoảng thời gian dài hơn so với ECB, theo khảo sát mới nhất của Reuters
Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của ECB được kỳ vọng sẽ diễn ra vào tháng 4/2024. Trong khi đó, thị trường cho rằng SNB sẽ không hành động nhanh chóng như vậy.
Khảo sát mới nhất của Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy 21/31 họ (gần 70%) kỳ vọng SNB sẽ giữ lãi suất ổn định cho đến quý 3 năm 2024 và 13/29 nhà kinh tế được hỏi dự đoán rằng lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ chỉ xảy ra vào tháng 12/2024.
Điều này xảy ra mặc dù tình hình lạm phát của Thụy Sĩ hiện đang tốt hơn nhiều so với khu vực Eurozone, như có thể thấy tại hình dưới đây:
SocGen: Con đường trở lại 1.10 của EUR/USD vẫn còn dài
Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích cặp EUR/USD trước các cuộc họp quan trọng của Fed và ECB:
- Phản ứng "hawkish" từ Fed và ECB về vấn đề cắt giảm lãi suất sớm chủ yếu sẽ tác động mạnh đến lợi suất ngắn hạn từ 2-5 năm của đường cong lợi suất, nhưng không khiến mức lợi suất dài hạn hoàn toàn miễn nhiễm với việc định giá lại lãi suất.
- Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh hơn đồng EUR khi thị trường cho rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn so với Fed trong năm tới. Cho đến khi điều đó thay đổi, việc hồi phục trở lại mức 1.10 sẽ cần nhiều thời gian.
- Câu hỏi đặt ra là liệu ECB có bớt giọng điệu "hawkish" và liệu mức lạm phát dự báo có được hỗ trợ cho mục tiêu 2% vào năm 2025 hay không.
- Chỉ số CPI trước đó được dự báo tăng 3.2% trong năm 2024 và 2.1% trong năm 2025. Các cuộc thảo luận về việc kết thúc Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch vào cuối năm 2024 về mặt lý thuyết có thể giúp lợi suất và đồng Euro tăng giá.
Ba câu hỏi chính sẽ quyết định cách thị trường phản ứng với Fed:
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn có nghĩa gì đối với dự báo lạm phát?
- Liệu việc tăng lãi suất bổ sung có tiếp tục được xem xét?
- Liệu biểu đồ dot-plot của Fed cho năm tới có thêm hai lần cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không?
Quyết định của các NHTW liệu có khiến thị trường thất vọng?
- Tuần giao dịch quan trọng khi kỳ vọng thị trường đối đầu với quyết định của các NHTW
Trong ba tuần qua, thị trường tỏ rõ sự tích cực trong việc định giá khả năng cắt giảm lãi suất của các NHTW lớn. Và cuối cùng thì thời điểm quyết định đã tới khi các nhà hoạch định sẽ quyết định chính sách và quan điểm của họ trong tuần này. Hay nói các khác, liệu các ngân hàng trung ương có phản đối định giá của thị trường hay không?
Fed có lẽ là đối tượng cần được quan tâm ngay lúc này. Có thể nói rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng vấn đề là liệu họ sẽ xoay trục chính sách và cắt giảm lãi suất như thế nào trong thời gian tới? Tuần trước, thị trường đã kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên sau báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu, kỳ vọng đó giảm xuống và hiện ở mức tháng 5/2024, với mức lãi suất cắt giảm 1.08% được định giá cho năm tới, mức giảm khá lớn cho năm 2024.
Hãy xem xét đường cong lợi suất tương lai của Fed:
Vì vậy, có khả năng thị trường đang hy vọng các NHTW sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn và điều này có thể khiến thị trường chung thất vọng khi các nhà hoạch định chính sách chọn giữ nguyên mức lãi suất hiện tại để kết thúc năm 2023.
Lịch kinh tế tuần này: Bận rộn với nhiều dữ liệu quan trọng
Ngoài đà mất giá của đồng Yên Nhật, không có nhiều diễn biến đáng chú ý trên thị trường ngày hôm nay. Điều này cũng dễ hiểu khi nhìn vào những sự kiện sắp diễn ra trong tuần này:
Ngày 12/12:
- Báo cáo thị trường lao động Anh Quốc tháng 11
- Dữ liệu CPI tháng 11 Mỹ
Ngày 13/12:
- Dữ liệu GDP theo tháng Anh Quốc
- Dữ liệu PPI tháng 11 Mỹ
Ngày 14/12:
- Cuộc họp quyết định lãi suất & chính sách của FOMC
- Dữ liệu GDP quý 3 của New Zealand
- Báo cáo thị trường lao động tháng 11 Úc
- Quyết định lãi suất & chính sách của SNB
- Quyết định lãi suất & chính sách của BoE
- Quyết định lãi suất & chính sách của ECB
- Dữ liệu bán lẻ tháng 11 của Mỹ
Ngày 15/12:
- Dữ liệu sản xuất công nghiệp, bán lẻ tháng 11 của Trung Quốc
- Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 12 của Khu vực Eurozone
- Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 12 Anh Quốc
- Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 12 Mỹ
Tổng tiền gửi tại SNB tuần kết thúc ngày 08 tháng 12: 471.7 tỷ CHF so với 474.1 tỷ CHF trước đó
- Tổng tiền gửi tại SNB tuần kết thúc ngày 08 tháng 12: 471.7 tỷ CHF so với 474.1 tỷ CHF trước đó
- Tiền gửi trả ngay trong nước: 463.2 tỷ CHF so với 464.1 tỷ CHF trước đó
Bloomberg: BOJ thấy không cần thiết phải nhanh chóng chấm dứt lãi suất âm trong tháng này
Bloomberg đưa tin:
- Các quan chức BOJ nhận thấy không cần thiết phải nhanh chóng chấm dứt lãi suất âm trong bối cảnh thiếu bằng chứng về việc tăng lương sẽ hỗ trợ lạm phát bền vững. Các nguồn được trích dẫn cũng chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách nhận định chi phí tiềm tàng của việc chờ đợi thêm thông tin để xác nhận mức tăng trưởng tiền lương vững chắc là không cao lắm. Điều đó có nghĩa là cuộc họp chính sách tháng này sẽ là sự nhắc lại quan điểm hiện tại của họ chứ không phải đề xuất một sự thay đổi hoặc chuyển hướng sắp xảy ra.
JPY suy yếu sau thông tin trên. USDJPY tăng lên trên 146.00:
EURUSD duy trì trên 1.0750 trong phiên Âu
EUR/USD tăng 0.08% trong ngày, hiện ở 1.0768 trong bối cảnh USD đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lực kéo tăng giá do các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố vào ngày mai.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn ngày 11 tháng 12 có gì đáng chú ý?
Không có hợp đồng quyền chọn nào đáng chú ý. Do đó, khẩu vị rủi ro ảm đạm và thị trường tiền tệ có thể sẽ không có nhiều biến động trong hôm nay khi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các sự kiện rủi ro chính sẽ xảy ra vào cuối tuần.
HĐTL Eurostoxx đi ngang trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX: +0.1%
- HĐTL FTSE đi ngang
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 16:00 - Tổng số tiền gửi SNB kết thúc ngày 8 tháng 12
Goldman Sachs điều chỉnh dự báo về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed sang quý 3 năm sau
Goldman Sachs lưu ý rằng: "Dữ liệu lạm phát gần đây là một bất ngờ đáng khích lệ ngay cả đối với những kỳ vọng lạc quan và kết quả là con đường dự báo về lạm phát PCE lõi hàng năm đã giảm phần nào. Do đó, chúng tôi đang điều chỉnh lại dự báo đầu tiên của mình chuyển sang quý 3 năm 2024".
Thị trường đã định giá đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 5 năm sau. Nhưng sau báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào tuần trước, các nhà giao dịch đã giảm quy mô cắt giảm lãi suất tổng thể cho năm tới vào khoảng 109 bps vào năm 2024.
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD/JPY tăng trên 145.50
USD/JPY tiếp tục tăng trong phiên. Báo cáo từ thứ Sáu cho rằng những bình luận của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda khiến đồng yên tăng vọt vào thứ Năm đã bị hiểu sai, cắt giảm một số hỗ trợ từ JPY.
AUD, NZD, CAD và GBP yếu hơn. EUR/USD đi ngang.
Đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá. Cuối tuần qua, dữ liệu lạm phát tháng 11 của Trung Quốc cho thấy giảm phát CPI giảm mạnh đáng kinh ngạc. Mối lo ngại nhen nhóm về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Phản ứng với điều này là hy vọng sẽ có thêm nhiều biện pháp kích thích nhưng điều này không hỗ trợ hoạt động giao dịch của Trung Quốc ngày nay.
Bên cạnh đó, BTC/USD đã giảm từ khoảng 42,500 đô la Mỹ xuống dưới 40,750 sau đó lại hồi lên mức 42,500 trong khoảng một giờ sau đó.
BoA cảnh báo về việc nhà đầu tư quá lạc quan về dự đoán cắt giảm lãi suất
Một lưu ý từ bộ phận chiến lược của Bank of America về Fed như sau
Thị trường đã đi trước kỳ vọng về 5 lần cắt giảm lãi suất vào năm tới từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và thậm chí nhiều hơn (6) từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu. BoA cho rằng những kỳ vọng cần phải được giảm bớt do:
- Lạm phát lõi vẫn ở mức cao
- Và nguy cơ lạm phát cao hơn vào đầu năm 2024 khi các tác động cơ bản từ giá năng lượng mờ dần.
Ở Châu Âu:
- Giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức hiện tại có thể hỗ trợ việc cắt giảm lãi suất bắt đầu vào tháng 3
Thống đốc RBA Bullock sẽ có bài phát biểu vào sáng sớm mai
Thống đốc RBA Bullock sẽ có phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Mạng lười thanh toán Úc năm 2023:
- 05:20 giờ VN hay 09:20 giờ Sydney vào thứ Ba (12/12)
- 17:20 giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào thứ Tư (12/12)
vào Thứ Ba, ngày 12 tháng 12 năm 2023 lúc 9:20 sáng giờ Sydney: 2220 GMT và 1720 giờ Miền Đông Hoa Kỳ (vào Thứ Hai, ngày 11 tháng 12 năm 2023)
Trợ lý Thống đốc RBA Brad Jones sẽ có bài phát biểu tại Hội nghị Tài chính và Ngân hàng Úc vào thứ Tư (13/12):
- 11:30 giờ Sydney
- 07:30 (giờ VN) hay 19:30 giờ Miền Đông Hoa Kỳ
Dữ liệu CPI và PPI yếu kém phản ánh áp lực giảm phát tại Trung Quốc
Nhịp độ giảm phát ở Trung Quốc phản ánh nhu cầu tiêu dùng yếu, bên cạnh các yếu tố như giá năng lượng toàn cầu giảm, sự bùng nổ du lịch sau mở cửa giảm bớt, nguồn cung dư thừa, nợ chính quyền địa phương gia tăng và sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản.
Vẫn còn hy vọng nhiều biện pháp kích thích hơn từ Trung Quốc. Sự kiện tiếp theo mà các nhà giao dịch cần chú ý sẽ là "Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương" thường niên vào cuối tháng 12 do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức.
Giảm phát ở Trung Quốc đang là một trở ngại đối với các hoạt động thương mại, đây sẽ là một trong số các nguyên nhân khiến AUD trượt giá trong năm nay.