- GDP Qúy hai của châu Âu +0.1%
- Chi tiêu hộ gia đình ít biến động
- Chi tiêu chính phủ +0.1%
- Tổng vốn cố định +0.1%
- Cân đối bên ngoài -0.4%
- Thay đổi hàng tồn kho +0.4%
GDP Quý hai của châu Âu có gì đáng chú ý?
Phân tích kỹ thuật Dow Jones: Theo dõi các mức kháng cự quan trọng này
Hôm qua, PMI Dịch vụ Mỹ vượt mức kì vọng đã gây ra đợt bán tháo trên Dow Jones. Định giá thị trường đối với lãi suất trở nên hawkish hơn một chút với 50% khả năng xả ra một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 11 và ít có những đợt giảm lãi suất vào 2024. Tuần trước, chúng ta đã nhận được phản ứng kiểu “trong cái rủi có cái may”, trong khi ngày hôm qua thì hoàn toàn ngược lại với điều này. Có vẻ như thị trường vẫn đang giao dịch dựa trên kỳ vọng về lãi suất.
Trên khung ngày, chỉ số Dow Jones đã phục hồi hoàn toàn trở lại mức hỗ trợ quanh 35,000 (trước đó vốn là kháng cự) và bị bán tháo khi phe bán đổ xô vào và hướng tới mục tiêu 33,805. Xu hướng vẫn là giảm do các đường MA vẫn cắt xuống.
Trên khung 4 giờ, Dow Jones đã chạm gần như chạm mức Fibonacci thoái lui 61.8% trước khi giảm, sau đó kéo dài đợt bán tháo khi các đường trung bình động cắt xuống nhằm xác nhận tâm lý giảm giá. Hiện tại chúng ta có thể đón chờ một đợt pullback khi giá đang ở quanh các mức đáy trước đó (vốn đóng vai trò hỗ trợ)
Trên khung 1 giờ, có thể thấy rằng chúng ta có một thiết lập giảm giá ở đây. Trên thực tế, từ góc độ quản lý rủi ro, tốt hơn hết là phe bán nên chờ đợi sự thoái lui về mức kháng cự 34700 (trước đó là hỗ trợ), tại đây cũng xuất hiện điểm hợp lưu giữa thoái lui Fibonacci 61.8%, trendline và đường đường MA 4 giờ (màu đỏ).
Đây là nơi phe bán nên chấp nhận rủi ro xác định phía trên đường xu hướng để nhắm mục tiêu tới 33,805. Mặt khác, phe mua sẽ muốn thấy giá vượt lên trên đường xu hướng để vô hiệu hóa thiết lập giảm giá và tạo vị thế cho một đợt tăng.
Dự trữ ngoại hối tháng 8 của Trung Quốc giảm khoảng $44 tỷ
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm khoảng $44.2 tỷ xuống còn $3.16K tỷ trong tháng 8/2023 (trước đó: $3.204K tỷ).
Rõ ràng Trung Quốc đã không sử dụng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ NDT. Điều này cho thấy Bắc Kinh hiện đang có các biện pháp thay thế để duy trì và kiểm soát dòng tiền cũng như hành động của các ngân hàng quốc doanh lớn. Tại mức dự trữ $3.16K tỷ trong tháng 8, họ vẫn là quốc gia có khối dự trữ hàng đầu thế giới và gấp 3 lần Nhật Bản là đất nước hiện đang nắm vị trí thứ 2.
Các doanh nghiệp Anh kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong năm tới
Dữ liệu về kỳ vọng lạm phát của các doanh nghiệp Anh trong tháng 8/2023:
- Kỳ vọng lạm phát 1 năm: 4.8% (trước đó: 5.4%)
- Kỳ vọng lạm phát 3 năm: 3.2% (trước đó: 3.3%)
- Nhận thấy CPI hiện ở mức 7.8% (trước đó: 8.4%)
Đây ít nhất vẫn là một tin tốt với BoE nhưng cho đến khi đạt được điều tương tự với kỳ vọng lạm phát tiêu dùng, NHTW này vẫn có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách. Tuy nhiên, BoE có thể sẽ tạm dừng nếu một số báo cáo lạm phát tiếp theo phản ánh xu hướng hạ nhiệt.
Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm nhẹ trong phiên thứ Năm
Hôm nay, các nhà đàu tư đang hướng sự chú ý đến đến thị trường trái phiếu để có thêm manh mối, trong khi chứng khoán không ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi hôm nay. HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.26% và đang khiến tâm lý thị trường kém lạc quan hơn một chút.
Phân tích kỹ thuật vàng - Chờ đợi xúc tác từ dữ liệu lao động Hoa Kỳ tối nay
Các dữ liệu gây thất vọng trong vài tuần qua đã hỗ trợ vàng lấy lại vị thế vì tài sản này nhạy cảm với kỳ vọng về lãi suất. Trên thực tế, kỳ vọng thị trường đã trở nên ôn hòa hơn khi dự kiến sẽ không có thểm đợt tăng lãi suất nào sắp tới và Fed sẽ tiến hành cắt giảm sau tháng 6/2024. Tuy nhiên, báo cáo PMI dịch vụ ISM tháng 8 tại Hoa Kỳ tăng vượt kỳ vọng đã làm đảo ngược tình thế, phe diều hâu đã nhìn thấy cơ hội 50/50 sẽ có thêm một tăng lãi suất khác vào tháng 11 và ít cơ hội cắt giảm vào năm 2024 hơn. Các dữ liệu kinh tế hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thị trường tỏ ra hoang mang trước triển vọng tăng lãi suất lên cao hơn hoặc suy thoái kinh tế.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, vàng hiện đang kiểm tra đường MA 21 màu đỏ. Giá đã thu hẹp đà tăng và phe mua sẽ thiết lập các vị thế tại đường MA để chuẩn bị cho một đợt phục hồi mạnh mẽ lên kháng cự $1,984/oz nếu dữ liệu tối nay kém kỳ vọng. Trái lại, mục tiêu của phe bán sẽ là đường hỗ trợ tại $1,893/oz.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, vàng đã giao dịch trong một kênh giá tăng dần khi dữ liệu tại Mỹ kém kỳ vọng, nhưng sau đó đã đảo chiều giảm ngay khi phá vỡ kháng cự $1,934/oz. Trên thực tế, giá không thể tăng từ vùng hỗ trợ (trước đó là kháng cự) có vùng hợp lưu được hình thành bởi các mức Fibo 50% và đường MA 21 màu đỏ. Nếu giá phá vỡ vùng kỹ thuật này, xu hướng tăng sẽ được hình thành.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, sự xuất hiện của phân kỳ MACD ngay sau khi vàng phá vỡ kháng cự tại $1,934 là tín hiệu của việc đà tăng đã suy yếu. Xu hướng đảo chiều giảm đã được xác nhận sau khi giá phá vỡ mức hỗ trợ $1,934.30 và phe bán đã tăng cường thiết lập các vị thế giao dịch để đẩy giá xuống hỗ trợ $1,893. Phân kỳ MACD mới được hình thành sau đợt bán tháo hôm qua hiện đang đẩy giá kiểm tra đường xu hướng giảm và mức thoái lui Fibo 38.2%.
Tại đây, phe bán đang dồn sức để giá có thể giảm sâu hơn và đà giảm sẽ tiếp tục được mở rộng nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng màu đen. Phe mua sẽ cần giá phá lên trên đường xu hướng chính để ngăn đà giảm và lấy lại quyền kiểm soát với các mục tiêu cao hơn, đặc biệt là khi dữ liệu Hoa Kỳ kém kỳ vọng.
Sự kiện sắp tới:
Dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng tại Hoa Kỳ là báo cáo Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ được công bố tối nay. Hôm qua, vàng đã phản ứng tiêu cực với dữ liệu PMI dịch vụ ISM mạnh mẽ do con số ghi nhận làm gia tăng khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên cao hơn. Vì vậy, nếu dữ liệu tăng vượt dự kiến, giá vàng sẽ giảm sâu hơn, trong khi dữ liệu kém kỳ vọng sẽ hỗ trợ kim loại quý hồi nhẹ.
USD tăng nhẹ trong giờ mở cửa phiên Âu
USD sẽ sớm lấy lại vị thế dẫn đầu trong bối cảnh chứng khoán châu Âu mở cửa giảm nhẹ (hiện HĐTL chỉ số S&P 500 đang giảm hơn 10 điểm, tương đương -0.25% trong ngày. Thị trường trái phiếu vẫn giao dịch tương đối nhạt nhòa (lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm duy trì ở quanh mức 4.29%), tuy nhiên USD vẫn đang hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng NDT Trung Quốc lúc này.
Trên khung D1, GBP/USD hiện đã -0.3% xuống mức đáy trong 3 tháng qua, tại 1.2467 và mục tiêu tiếp theo là đường MA 200 ngày (đường màu xanh) tại 1.2423. Tại khu vực đồng Euro, EUR/USD hiện đang giảm nhẹ 0.15% xuống 1.0711, trong khi USD/JPY biến động trong biên độ hẹp, giảm khoảng 0.12% xuống 147.48.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire: Nền kinh tế Pháp vẫn vững chắc
Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maira đã có một vài bình luận về sự vững chắc của nền kinh tế quốc gia, bất chấp dữ liệu PMI sản xuất và dịch vụ tháng 8 đang tiến sau hơn và phạm vi thu hẹp.
Thâm hụt cán cân thương mại của Pháp tăng mạnh trong tháng 7 năm 2023
- Đạt -8.09 tỷ EUR (trước đó: -6.71 tỷ EUR nhưng đã được điều chỉnh tăng lên -6.80 tỷ EUR)
Thâm hụt cán cân thương mại của Pháp đang ngày càng sâu sắc và điều này được phản ánh cụ thể thông qua dữ liệu tháng 7. Trong khi xuất khẩu tăng 1% thì nhập khẩu còn tăng mạnh hơn, lên đến 3.1% trong tháng.
Phân tích kỹ thuật S&P 500: Phe bán đã giành lại quyền kiểm soát
Báo cáo PMI dịch vụ ISM tháng 8 tại Hoa Kỳ tăng vượt kỳ vọng đã gây ra một đợt bán tháo đối với S&P 500. Kỳ vọng thị trường đối với triển vọng chính sách đã diều hâu hơn một chút với 50/50 cơ hội sẽ có thêm một tăng lãi suất khác vào tháng 11 và ít cơ hội cắt giảm vào năm 2024 hơn. Tuần trước, thị trường đã nhận được tín hiệu về cơ bản "dữ liệu kém kỳ vọng là tin tốt", nhưng sau diễn biến ngày hôm qua thì tình thế đã đảo ngược. Có vẻ thị trường vẫn đang giao dịch dựa trên kỳ vọng về lãi suất.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, S&P 500 đã không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 4,494 do giá đảo chiều và liên tục mở rộng đà giảm sau dữ liệu gây bất ngờ tại Hoa Kỳ. Chỉ số hiện đang kiểm tra đường MA 21 (màu đỏ) và phe mua sẽ tập trung thiết lập các vị thế để đẩy giá tăng trở lại. Tuy nhiên, phe bán vẫn đang nắm quyền kiểm soát chính và giá sẽ cần vượt lên kháng cự nói trên để xác nhận xu hướng giảm giá.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, giá đã phá vỡ hỗ trợ cứng tại 4,494 và vùng hợp lưu có các mức Fibo 38.2%. Đây là tín hiệu cho thấy đà giảm vẫn còn mạnh và sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới. Mục tiêu tiếp theo của phe bán sẽ là mức hỗ trợ 4,324.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, phân kỳ MACD xuất hiện ngay sau khi giá vá vỡ các vùng kháng cự là tín hiệu của đà tăng đang suy yếu và giá sẽ sớm đảo chiều giảm. Pha thoái lui đáng lẽ sẽ dừng lại khi giá phá vỡ và tái kiểm tra đường hỗ trợ 4,494, nhưng tín hiệu đảo chiều đã được xác nhận do giá vượt ra khỏi hỗ trợ đó và giảm sâu hơn.
Từ góc độ quản lý rủi ro, phe bán có thể muốn đợi giá quay trở lại đường xu hướng giảm, nơi có sự hợp lưu của các đường kháng cự (trước đó là hỗ trợ) và đường MA 21 (đường màu đỏ). Mặt khác, phe mua sẽ muốn thấy giá phá vỡ đường xu hướng giảm và mức 4,494 để ngăn chặn xu hướng giảm và hình thành một đợt tăng giá khác.
Sự kiện sắp tới:
Dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng tại Hoa Kỳ là báo cáo Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ được công bố tối nay. Hôm qua, thị trường đã phản ứng tiêu cực với dữ liệu PMI dịch vụ ISM mạnh mẽ do con số ghi nhận làm gia tăng khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên cao hơn và dẫn đến một cuộc suy thoái nặng nề, Vì vậy, nếu dữ liệu tăng vượt dự kiến, S&P 500 sẽ giảm sâu hơn, trong khi dữ liệu kém kỳ vọng sẽ hỗ trợ chỉ số này hồi nhẹ. Dù vậy, bằng cách nào thì thị trường cũng sẽ sớm phản ứng tiêu cực với các dữ liệu xấu.
Quan chức BoJ Nakagawa: Không thể loại trừ khả năng điều chỉnh thêm YCC
- Điều kiện cần là các cuộc đàm phán về lương vào năm tới sẽ mang lại các kết quả tốt đẹp, nhưng vẫn chưa đủ để cân nhắc việc chấm dứt chính sách lãi suất âm.
- Muốn xem xét các yếu tố khác ngoài tiền lương để quyết định những thay đổi chính sách trong tương lai
- Không thể loại trừ khả năng điều chỉnh thêm YCC nhưng đây không phải vấn đề cấp bách cần quan tâm
Về cơ bản, BoJ muốn ra tín hiệu về việc linh hoạt trong các quyết định chính sách nhưng vẫn phải trong điều kiện thích hợp. Bất chấp những diễn biến rất tích cực về tiền lương trong tháng 3 vừa qua vẫn không đủ để thuyết phục NHTW này điều chỉnh chính sách quá nhiều, có lẽ chúng ta thực sự phải đợi đến mùa xuân năm sau để thấy BoJ có động thái mạnh mẽ hơn.
Sản xuất công nghiệp tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Sản xuất công nghiệp tháng 7 của Đức: -0.8% m/m
- Dự kiến: -0.5% m/m
- Trước đó: -1.5% m/m; điều chỉnh thành -1.4% m/m
Giá nhà tại Halifax tháng 8 ở Anh giảm so với dự kiến
- Giá nhà ở Halifax tháng 8 ở Anh: -1.9% m/m, -4.6% y/y
- Dự kiến: -0.3% m/m
- Trước đó: -0.3% m/m; sửa đổi thành -0.4% m/m, -2.4% y/y; sửa đổi thành -2.5% y/y
Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa tháng 8 của Thụy Sĩ có gì đáng chú ý?
- Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa tháng 8 của Thụy Sĩ: 2.1%
- Dự kiến: 2.1%
- Trước đó: 2.1%
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ tiếp tục giữ ổn định mặc dù số người thất nghiệp được cho là đã tăng từ 87,601 trong tháng 7 lên 89,881 trong tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp chưa được điều chỉnh được dự đoán sẽ tăng cao hơn từ 1.9% trong tháng 7 lên 2.0% trong tháng 8.
Chỉ báo dẫn dắt tháng 7 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
- Chỉ báo dẫn dắt tháng 7 của Nhật Bản: 107.6
- Trước đó: 108.8
- Chỉ số trùng khớp: 114.5
- Trước đó: 115.6
Thị trường định giá như thế nào về quyết định chính sách tiếp theo của Fed?
Một dữ liệu chính trong giao dịch ngày hôm qua: ISM dịch vụ tháng 8 của Hoa Kỳ 54.5 (dự báo 52.7) và điều đó một lần nữa đang làm thay đổi giá trong triển vọng của Fed.
Trên thực tế, mức định giá cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào đầu tháng 8 ban đầu là vào tháng 3 năm 2024 nhưng hiện tại đã bị đẩy lùi sang tháng 6 năm 2024. Đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đã tự tin hơn về việc Fed có thể hạ cánh mềm và giữ vững quan điểm mức giá cao hơn trong thời gian dài hơn như dự định.
Nếu điều đó có thể tiếp tục được thực hiệnvà đi kèm với lợi suất cao hơn, cổ phiếu có thể sẽ chịu nhiều tổn thất vì chính sách xoay trục được chờ đợi từ lâu của Fed có thể bị gián đoạn cho đến khi nền kinh tế thực sự trở nên tồi tệ hoặc lạm phát quay trở lại mục tiêu 2%.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese xác nhận sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay
Thủ tướng Australia Anthony Albanese xác nhận ông sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay
- "Tôi sẽ nhận lời và đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay vào thời điểm hai bên đồng ý"
Albanese đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á ở Indonesia trước đó. Ông cho biết một loạt vấn đề song phương và các vấn đề quan trọng khác đã được nêu ra, bao gồm những trở ngại thương mại còn tồn tại, các vụ kiện lãnh sự và nhân quyền. Albanese hoan nghênh những tiến bộ đang diễn ra trong việc ổn định mối quan hệ với Trung Quốc.
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 8
USD/JPY giao dịch trên 147.85, mức cao nhất trong 10 tháng trước khi quay trở lại dưới mức 147.60.
Bên cạnh đó là bài phát biểu của thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Nakagawa và không cho thấy dấu hiệu nào về việc mong muốn từ bỏ chính sách nới lỏng.
Dữ liệu từ Úc hôm nay cho thấy xuất khẩu giảm trong tháng 7 so với tháng 6 trong khi nhập khẩu tăng. Thặng dư thương mại thấp hơn dự kiến.
Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy một hoạt động thương mại kém trong tháng 8. Tính theo USD, cả xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng đều sụt giảm trở lại và cũng giảm so với đầu năm. Nếu có một điểm sáng trong số liệu tháng 8 thì đó là xuất khẩu và nhập khẩu không giảm nhiều như kỳ vọng. PBOC nỗ lực để hỗ trợ đồng nhân dân tệ.
Các cặp tiền tệ chính được giao dịch trong phạm vi hẹp ngày hôm nay.
Cập nhật thị trường phiên Á: JPY mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
USD tăng nhẹ. JPY mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính:
- DXY hiện ở 104.84
- USDJPY đi ngang quanh 147.63 sau khi chính phủ Nhật Bản nhiều khả năng công bố gói kích thích kinh tế mới vào tháng 10, quan chức BOJ Nakagawa bày tỏ quan điểm bồ câu.
- AUDUSD giảm 0.11% trong ngày xuống 0.6372 trong khi NZDUSD giảm 0.08%, hiện ở 0.5868
Vàng tăng 0.18% trong ngày, tiến sát $1,920
Bitcoin tăng 0.14%, hiện ở $25,795
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á:
- ASX 200: -1.13%
- Nikkei 225: -0.11%
- Kospi: -0.75%
- HangSeng: -1.09%
- Shanghai Composite: -0.68%
Dữ liệu thương mại tháng 8 của Trung Quốc có gì đáng chú ý?
Dữ liệu thương mại tháng 8 của Trung Quốc cho thấy:
- Xuất khẩu: -3.2% y/y so với -9.2% y/y trước đó
- Nhập khẩu: -1.6% y/y so với -6.9% y/y trước đó
- Thâm hụt 488.0 tỷ CNY
Thống đốc RBA: Nếu lạm phát trở nên khó kiểm soát thì chính sách tiền tệ cần phải tiếp tục thắt chặt
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe trong bài phát biểu công khai cuối cùng trên cương vị Thống đốc cho biết:
- Trọng tâm gần đây là rủi ro tiền lương vượt quá tỷ lệ phù hợp với mục tiêu lạm phát
- Nếu rủi ro này trở thành hiện thực và lạm phát trở nên khó kiểm soát thì chính sách tiền tệ phải thắt chặt hơn.
- Lạm phát có thể sẽ biến động nhiều hơn quanh mức mục tiêu
- Úc đang làm tốt nhờ mục tiêu lạm phát linh hoạt
- Có khả năng Úc có thể duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới mức được duy trì trong 40 năm qua
- Lãi suất ảnh hưởng đến giá nhà đất, nhưng không phải là lý do khiến Úc có giá nhà cao nhất thế giới
- RBA đã thắt chặt quá tay trong thời kỳ đại dịch
Một số ngân hàng Trung Quốc hạ lãi suất thế chấp
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc vừa công bố hạ lãi suất đối với một số khoản thế chấp căn nhà đầu tiên hiện có. Đây được xem như là động thái hưởng ứng sau các quyết định hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của chính quyền Trung Quốc được công bố vào tuần trước.
Thống đốc BoC Tiff Macklem có bài phát biểu đáng chú ý sau quyết định chính sách của BoC
Thống đốc Ngân hàng Canada Tiff Macklem phát biểu vào lúc 22:30 tối nay. Bài phát biểu diễn ra trong bối cảnh BoC công bố quyết định tăng lãi suất 25 bps lên 5.0% đúng như dự kiến vào tối qua.
Các quan chức Fed nào sẽ có bài phát biểu hôm nay?
- 20:00 Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker phát biểu
- 22:45: Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee phát biểu
- 2:00 rạng sáng mai: Chủ tịch Fed New York John Williams phát biểu tại diễn đàn thị trường Bloomberg
- 2:45 rạng sáng mai: Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic phát biểu về triển vọng kinh tế
- 3:55 rạng sáng mai: Thành viên FOMC Bowman phát biểu
- 6:00 sáng mai: Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic phát biểu
- 6:05 sáng mai: Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan phát biểu về nền kinh tế và chính sách tiền tệ
Quan chức BOJ Nakagawa: Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời điểm hiện tại là phù hợp
Thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản Nakagawa:
- Thích hợp để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời điểm hiện tại
- Vẫn chưa đến giai đoạn có thể nói Nhật Bản đã đạt được mục tiêu giá của BOJ một cách ổn định và bền vững
- Nới lỏng tiền tệ có nhiều tác dụng phụ
- BOJ sẽ tiến hành vận hành thị trường linh hoạt khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm dao động trong phạm vi 0.5-1.0%.
- Vốn đầu tư của Nhật Bản, tiêu dùng tăng vừa phải
- Kinh tế Nhật Bản có khả năng tiếp tục phục hồi vừa phải
- Kịch bản cơ bản của chúng tôi là lạm phát tiêu dùng sẽ dần dần tăng tốc trở lại sau một thời gian chững lại
- Có khả năng lạm phát có thể tăng nhanh hơn dự kiến
- Thị trường việc làm thắt chặt nhưng triển vọng tiền lương cũng phụ thuộc vào thu nhập doanh nghiệp
- Giá dịch vụ cũng tăng chủ yếu do phí lưu trú
- Phải cảnh giác trước nguy cơ tăng trưởng toàn cầu chậm lại
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1986
- Giá đóng cửa trước đó: 7.3184
- PBOC bơm 330 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 209 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 101 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Dữ liệu cán cân thương mại Úc tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Dữ liệu cán cân thương mại Úc tháng 7: thặng dư 8,039 triệu
- Dự kiến: thặng dư 10,000 triệu
- Trước đó: 11,321 triệu
- Nhập khẩu: +3% m/m so với -4% m/m trước đó
- Xuất khẩu: -2% m/m đúng như trước đó
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06.09: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD tăng sau khi PMI dịch vụ ISM được công bố vượt xa dự kiến
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong bối cảnh mối lo ngại về việc liệu Fed có tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay hay không bùng lên sau khi PMI dịch vụ ISM được công bố cao hơn dự kiến. Cổ phiếu công nghệ là cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả nhất, với Nasdaq giảm 1.06% và ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp khi cổ phiếu của hai ông lớn công nghệ: Apple và Nvidia đều giảm 3%.
- S&P500 -0.57%
- Dow Jones -0.7%
- Nasdaq: -1.06%
Trên thị trường FX, USD bật tăng mạnh mẽ sau dữ liệu PMI dịch vụ ISM trước khi quay đầu giảm nhẹ vào cuối ngày. DXY kết phiên ở 104.83. EUR kết phiên với tư cách là đồng tiền mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EURUSD tăng 0.05% lên 1.0727. USDCAD giảm 0.05%, kết phiên ở 1.3642 trong bối cảnh BoC đã có lập trường cứng rắn hơn dự kiến, làm nổi bật khó khăn kiềm chế lạm phát lõi. Ở chiều ngược lại, Thống đốc BoE Bailey và các thành viên MPC khác lại ít lo lắng hơn về lạm phát khi có bài phát biểu trước Quốc hội Anh. GBPUSD giảm 0.45% xuống 1.2508. USD/JPY vẫn mạnh bất chấp can thiệp của các quan chức Nhật Bản. Cặp tiền kết phiên ở 147.61.
- Chỉ số DXY +0.05%
- EURUSD +0.05%
- GBPUSD -0.45%
- AUDUSD +0.02%
- NZDUSD -0.16%
- USDJPY -0.05%
- USDCHF +0.19%
- USDCAD -0.05%
Vàng giảm $9, kết phiên ở $1916. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 3.1 điểm cơ bản lên 4.30%. Dầu thô có ngày tăng thứ 9 liên tiếp khi dầu thô WTI tăng 0.99 USD lên 87.68 USD và dầu thô Brent vượt mức 90 USD.
Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị công bố gói kích thích kinh tế mới vào tháng 10
Truyền thông Nhật Bản (hãng thông tấn Kyodo) đưa tin:
- Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị công bố gói kích thích kinh tế mới vào tháng 10
- Nhằm mục đích hỗ trợ các công ty tăng lương và giảm chi phí năng lượng
- Sẽ sử dụng ngân sách bổ sung để tài trợ cho các biện pháp