- Các thành viên đồng tình rằng chính sách đang ảnh hưởng tới các điều kiện tài chính trên diện rộng bao gồm lãi suất cho vay ngân hàng, dòng tiền và tín dụng
- Tuy nhiên, sự suy giảm trong hoạt động kinh tế ít đáng kể hơn so với dự đoán về tác động của chính sách tiền tệ trong thời gian qua
- Các thành viên nhất trí rằng đảm bảo việc thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi suất
- Các thành viên nhìn chung đồng tình rằng nhìn chung diễn biến lạm phát phù hợp với dự báo hồi tháng sáu
- Các thành viên nhất trí rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn rất không chắc chắn
- Câu hỏi về mức độ suy giảm triển vọng tăng trưởng ngắn hạn có liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ của ECB được đặt ra trong cuộc họp.
ECB: Các thành viên đồng tình rằng chính sách đang ảnh hưởng tới các điều kiện tài chính trên diện rộng
Chỉ số cắt giảm việc làm Challenger của Mỹ tháng tám có gì đáng chú ý?
- Chỉ số cắt giảm việc làm Challenger của Mỹ tháng tám là 75.15 nghìn
- Con số trước đó là 23.7 nghìn
Phân tích kỹ thuật EUR/USD: Coi chừng phe gấu!
Trên biểu đồ ngày, EUR/USD ngày hôm qua đã breakout trendline giảm nhưng lại xuất hiện lực bán mạnh quanh MA 21 (màu đỏ). Giá hiện đang giảm xuống dưới trendline, phe mua sẽ cần thêm một lần break out khác để giúp cặp tiền thoát khỏi đà giảm.
Trên biểu đồ 4 giờ, giá đã phân kì với MACD trong một khoảng thời gian. Cặp tiền đã vượt lên trên trendline, điều này sẽ dẫn đến một đợt thoái lui lớn hơn về mức 1.1033. Hiện tại, giá đang kiểm tra đường MA 21 (màu đỏ). Phe mua có thể xuất hiện vào mức này, nhưng nếu giá tiếp tục giảm thì phe bán sẽ tiếp tục kiểm soát và đẩy giá xuống sâu hơn.
Trên khung 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có vùng hỗ trợ ở mức đáy cao hơn, nơi cũng đồng thời xuất hiện Fibonacci thoái lui 50% cho điểm hợp lưu. Nếu giá vượt qua đó, nó sẽ tạo ra một mức đáy mới thấp hơn và chuyển cặp tiền sang xu hướng giảm. Phe bán sẽ muốn thấy giá tiếp tục giảm xuống và mở rộng đà bán tháo
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 tại châu Âu có gì đáng chú ý?
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 tại châu Âu ở mức 6.4%, bằng với mức trước đó
Quan chức ECB: Dữ liệu lạm phát tháng 8 là bài toán hóc búa đối với ECB
Quan chức ECB, Holzmann cho biết:
- Số liệu cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng
- Chúng tôi chưa ở đỉnh lãi suất
- Vẫn có thể tăng lãi suất một hoặc hai lần nữa
Các ngân hàng quốc doanh lớn tại Trung Quốc tiếp tục bán USD để hỗ trợ nhân dân tệ
Nguồn tin từ Reuters:
- Các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đã bán USD trên thị trường giao ngay ngày hôm nay để mua vào nhân dân tệ.
- Điều này đã diễn ra trong suốt phiên giao dịch tháng 8 và không quá ngạc nhiên khi thấy PBOC định hướng các ngân hàng trong nước can thiệp ngoại hồi trở lại.
Báo cáo CPI sơ bộ tháng 8 tại Eurozone tăng vượt dự kiến
- CPI toàn phần: +5.3% y/y (dự kiến: +5.1%, trước đó +5.3%)
- CPI lõi: +5.3% y/y (dự kiến: +5.3%, trước đó +5.5%)
Cập nhật EURUSD: không có phản ứng gì mạnh mẽ
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tăng lên trong tháng 8 năm 2023
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức tăng nhẹ hơn dự kiến trong tháng 8 năm 2023, trong đó Số người thất nghiệp +18K lên 2.63 triệu.
- Số lượng người thất nghiệp: +18K (dự kiến: +10K, trước đó: -4K)
- Tỷ lệ thất nghiệp: như kỳ vọng là 5.7% (trước đó: 5.6%)
Phân tích kỹ thuật Dow Jones - Chú ý các ngưỡng kỹ thuật gần nhất
Nửa đầu tuần đã trôi qua với loạt dữ liệu kinh tế gây thất vọng tại Hoa Kỳ như báo cáo Cơ hôi việc làm JOLTS, báo cáo Niềm tin tiêu dùng và dữ liệu Thay đổi việc làm ADP. Thị trường lao động bắt đầu suy yếu là những tín hiệu đầu tiên cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Trên thực tế, thị trường có thể tin chắc rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 và 11, đồng thời dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đến sớm hơn. Tuy nhiên, bất cháp các số liệu đáng lo ngại, chỉ số Dow Jones vẫn tăng mạnh như không có chuyện gì xấu xảy ra. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, như là việc các nhà đầu tư thả lỏng tâm lý do kỳ vọng chính sách ôn hòa và lợi suất giảm mạnh. Đôi khi các nhà giao dịch cũng đánh giá rằng thị trường lao động nới lỏng sẽ là tin tốt cho lạm phát trong tương lai. Cho đến khi có thêm nhiều dữ liệu hơn được công bố, phân tích kỹ thuật sẽ giúp các traders quản lý rủi ro và xác định các xu hướng biến động giá khả thi nhất.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, nỗ lực phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của Dow Jones đã biến hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự mới dù không được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế nào. Nguyên nhân có thể là do đây đơn giản là một động thái kỹ thuật và xu hướng giảm giá sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, giá hiện đang giao động trong vùng kháng cự có đường MA 21 (đường màu đỏ). Đây là vị trí mà phe bán sẽ hướng đến và mục tiêu sau đó là mức hỗ trợ 33,805.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, sự xuất hiện của phân kỳ MACD trước đó đã báo hiệu việc giá đảo chiều tăng. Thực tế, giá đã tăng trở lại lên vùng kháng cự gần nhất nếu nó tiếp tục phục hồi thì sẽ xác nhận mạnh mẽ xu hướng tăng giá. Đồng thời, phe mua sẽ nhắm lên mức cao nhất mọi thời đại.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, phân kỳ MACD đã xuất hiện ngay kháng cự gần nhất, báo hiệu một đợt giá đảo chiều giảm sắp diễn ra. Nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng, phe bán sẽ mua vào mạnh hơn nữa vì khả năng giá sẽ giảm sâu hơn. Đồng thời, phe bán sẽ lấy lại được quyền kiểm soát sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ quanh mức 34,700.
Sự kiện sắp tới
Tâm điểm chú ý trong tuần này là loạt báo cáo về thị trường lao động tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, hôm nay thị trường sẽ hướng sự tập trung vào Báo cáo trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu PCE Hoa Kỳ trong phiên Mỹ tối nay. Đến ngày mai, tuần giao dịch sẽ kết thúc với báo cáo PMI sản xuất ISM và dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp NFP. Thật khó để thấy Dow Jones tăng ngay cả khi dữ liệu kém kỳ vọng phản ánh tín hiệu suy thoái đang ngày càng rõ ràng. Dù vậy, thị trường chứng khoán sẽ luôn gây bất ngờ ngay cả khi phải đổi mặt với các triển vọng kinh tế kém lạc quan.
Chứng khoán châu Âu tăng trở lại sau khi mở cửa trái chiều
Chứng khoán châu Âu ban đầu mở cửa trái chiều là do đã có một số thay đổi trong kỳ vọng lạm phát của ECB. Bất chấp báo cáo lạm phát sơ bộ nóng hơn dự kiến tại Pháp trong tháng 8, thị trường định giá xác suất tăng lãi suất đã giảm từ 58% trước đó trong ngày xuống còn 51%. EUR cũng đã suy yếu trong phiên Âu, và thậm chí các thị trường sẽ còn biến động nhiều hơn nữa sau loạt dữ liệu lạm phát Eurozone sau đó.
Quan chức ECB Schnabel: Không thể dự đoán trước mức đỉnh lãi suất
- Không thể đoán trước về mức đỉnh lãi suất trong chu kỳ thắt chặt của ECB
- Đồng thời cũng không thể dự đoán lãi suất sẽ phải duy trì ở mức cao trong bao lâu
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt vừa đủ
- Lạm phát vẫn ở mức cao
- Chúng ta phải thận trọng, kiên nhẫn và kiên quyết với mục tiêu lạm phát
- Chính sách sẽ đủ thắt chặt để đưa lạm phát trở lại 2% trong khoảng thời gian phù hợp
- Tôi không ủng hộ việc sớm nới lỏng chính sách
- Nếu lạm phát bất ngờ tăng cao, lãi suất sẽ cần phải tăng hơn nữa
Đặt cược vào việc ECB tăng lãi suất giảm xuống khi mở cửa phiên Âu
Xác suất ECB tăng lãi suất theo kỳ vọng thị trường đã tăng lên 60% sau báo cáo lạm phát sơ bộ tại Pháp , nhưng đã nhanh chóng giảm xuốn. Bình luận trung lập từ quan chức ECB Schnabel cũng không củng cố niềm tin về một đợt tăng khác. EUR/USD đã chịu áp lực khi giảm khoảng 0.20% xuống 1.09 vào đầu phiên Âu.
Tại Pháp, giá năng lượng cao hơn đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, các danh mục khác như lạm phát giá thực phẩm và lạm phát dịch vụ đã có dấu hiệu giảm bớt.
Các nhà giao dịch vẫn đang cân nhắc về quyết định chính sách của ECB vào tháng tới và có vẻ cuộc giằng co vẫn sẽ tiếp tục ngay cả sau khi báo cáo CPI sơ bộ tại Eurozone được công bố chiều nay.
Quan chức BOE Pill: Không nên tự mãn với tình hình lạm phát hiện tại
- Chúng ta cần đánh giá các công việc còn lại cần làm thông qua số liệu lạm phát
- Đồng thời đảm bảo sẽ thắt chặt chính sách đủ để kiềm soát lạm phát
- Có khả năng lãi suất sẽ tăng cao hơn mức cần thiết một chút trong cuộc chiến chống lạm phát
- Chính sách cần đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài
Vấn đề hiện tại mà BoE phải đối mặt là việc cảnh giác về tác động vòng hai của lạm phát, đặc biệt là khi tiền lương đang tăng cao trong vài tháng qua. Rủi ro lạm phát đình trệ đang gia tăng và điều này sẽ khiến BOE gặp khó khăn trong việc cố gắng giúp nền kinh tế hạ cánh mềm.
EUR/USD sẽ là tâm điểm chú ý trước thềm công bố báo cáo lạm phát Eurozone và các dữ liệu Hoa Kỳ
Trong tuần này, EURUSD đã phục hồi khá tốt sau khi bật lên khỏi vùng hỗ trợ tại 1.08 và đường MA 200 ngày (đường màu xanh lam). Phe mua hiện đang cố gắng lấy lại ưu thế khi tiến đến kiểm tra đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) tại 1.0924.
Giá vẫn sẽ tiếp tục giằng co phía dưới các đường MA quan trọng trên khung D1, nhưng nếu có thể phá vỡ các mức kỹ thuật này, lực mua sẽ tăng mạnh trở lại và đẩy giá lên mục tiêu tiếp theo là 1.10.
Cả EUR và USD đều là tâm điểm chú ý ngày hôm nay, đồng nghĩa với việc EUR/USD sẽ cần được tích cực theo dõi trong những ngày tới.
- EUR sẽ bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát của Eurozone do các nhà giao dịch vẫn đang cân nhắc xem liệu ECB có tăng lãi suất trong tháng tới hay không. Hiện kỳ vọng thị trường đang ở khoảng 58%, dữ liệu mạnh mẽ hơn có thể thúc đẩy lãi suất tăng và củng cố vị thế của EUR.
- Biến động của USD sẽ chủ yếu dựa trên các dữ liệu của Hoa Kỳ trong tuần này .
Phân tích kỹ thuật Russell 2000: Chú ý các ngưỡng khác cự quan trọng
Nửa đầu tuần đã trôi qua với loạt dữ liệu kinh tế gây thất vọng tại Hoa Kỳ như báo cáo Cơ hôi việc làm JOLTS, báo cáo Niềm tin tiêu dùng và dữ liệu Thay đổi việc làm ADP. Thị trường lao động bắt đầu suy yếu là những tín hiệu đầu tiên cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Trên thực tế, thị trường có thể tin chắc rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 và 11, đồng thời dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đến sớm hơn. Tuy nhiên, bất cháp các số liệu đáng lo ngại, chỉ số Russell 2000 vẫn tăng mạnh như không có chuyện gì xấu xảy ra. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, như là việc các nhà đầu tư thả lỏng tâm lý do kỳ vọng chính sách ôn hòa và lợi suất giảm mạnh. Đôi khi các nhà giao dịch cũng đánh giá rằng thị trường lao động nới lỏng sẽ là tin tốt cho lạm phát trong tương lai. Cho đến khi có thêm nhiều dữ liệu hơn được công bố, phân tích kỹ thuật sẽ giúp các traders quản lý rủi ro và xác định các xu hướng biến động giá khả thi nhất.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, chỉ số Russell 2000 đã bật lên trên vùng hỗ trợ 1820 và phục hồi trở lại lên kháng cự cứng tại 1920. Vùng hợp lưu được hình thành từ đường MA 21 (màu đỏ) và các mức Fibo sẽ là ngưỡng kháng cự mà phe bán muốn giá bật xuống trở lại để phá vỡ mức hỗ trợ 1820. Trái lại, phe mua sẽ muốn thấy giá kéo dài đà phục hồi lên trên vùng kháng cự tại 2030.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, sau khi bật lên vùng hỗ trợ, giá đã phá vỡ đường xu hướng giảm và mở rộng đà tăng lên vùng kháng cự cứng phía trên. Để có thể phá vỡ mức kỳ thuật này sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ phe mua và nếu thành công, một đợt tăng giá mạnh có thể được hình thành.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, sự xuất hiện của phân kỳ MACD ngay tại vùng kháng cự là dấu hiệu giá đảo chiều giảm. Khi đó, khả năng giá thoái lui trong ngắn hạn là rất cao, do đó sẽ có một đợt tăng đột biến cuối cùng trước khi giảm mạnh. Nếu phe bán phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng thì sẽ là tín hiệu xác nhận sự hình thành của một xu hướng giảm mới.
Sự kiện sắp tới:
Tâm điểm chú ý trong tuần này là loạt báo cáo về thị trường lao động tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, hôm nay thị trường sẽ hướng sự tập trung vào Báo cáo trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu PCE Hoa Kỳ trong phiên Mỹ tối nay. Đến ngày mai, tuần giao dịch sẽ kết thúc với báo cáo PMI sản xuất ISM và dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp NFP. Thật khó để thấy Russell 2000 tăng giá ngay cả khi dữ liệu kém kỳ vọng phản ánh tín hiệu suy thoái đang ngày càng rõ ràng. Dù vậy, thị trường chứng khoán sẽ luôn gây bất ngờ ngay cả khi phải đổi mặt với các triển vọng kinh tế kém lạc quan.
Báo cáo CPI sơ bộ của Pháp tăng vượt dự kiến trong tháng 8 năm 2023
- + 4.8% (dự báo: +4.6%, trước đó: +4.3%)
Chỉ số HICP:
- +5.7% (dự kiến +5.4%, trước đó: +5.1%)
Lạm phát ở Pháp đang tỏ ra cứng đầu hơn dự đoán. Dữ liệu sơ bộ vượt dự kiến sẽ khiến đặt cược vào việc ECB tăng lãi suất trong tháng 9 tăng cao hơn.
Cập nhật EUR/USD: EUR nhanh chóng quay đầu giảm sau khi tăng nhẹ hơn 6pip
Hợp đồng tương lai Eurostoxx +0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX: +0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE: +0.1%
Bên cạnh đó, hợp đồng tương lai của Mỹ, hợp đồng tương lai chỉ số Dow tăng 0.2%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq tương lai không thay đổi vào thời điểm hiện tại. Nhìn chung, tâm lý thị trường ổn định hơn trước khi bắt đầu phiên giao dịch ở châu Âu.
Doanh số bán lẻ tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 7 của Đức: -0.8% m/m, 2.2% y/y
- Dự kiến: +0.3% m/m, -1.0% y/y
- Trước đó: -0.8% m/m, -1.6% y/y
Quan chức BOJ Nakamura: Chính sách tiền tệ không nhắm đến mục tiêu FX
- Ngoại hối có tác động lớn đến giá cả
- BOJ theo dõi chặt chẽ tác động đồng Yên đối với nền kinh tế, giá cả
- Đồng Yên yếu có lợi cho xuất khẩu, du lịch nhưng lại gây bất lợi cho các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong nước
- Quyết định khi nào chấm dứt lãi suất âm phụ thuộc vào diễn biến kinh tế
- Nếu Nhật Bản đạt được sự phục hồi kinh tế bền vững, chúng ta sẽ không cần YCC
- Nhưng đáng tiếc là tư duy giảm phát vẫn chưa được xóa bỏ
- Vì vậy bây giờ không phải là lúc để loại bỏ YCC
Cập nhật thị trường: GBPUSD đảo chiều giảm nhẹ
GBPUSD hiện đang giao dịch ở mức 1.27180.
Cập nhật thị trường: USD phục hồi nhẹ trong phiên Á
DXY tăng nhẹ trong phiên, hiện đang ở mức 103.182.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 13:00 - Doanh số bán lẻ tháng 7 của Đức
- 13:45 - Số liệu GDP chính thức trong quý 2 của Pháp
- 13:45 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 8 của Pháp
- 14:55 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 của Đức
- 16:00 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 của Eurozone
- 16:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 8 của Eurozone
- 18:30 - Chỉ số cắt giảm việc làm Challenger tháng 8 tại Mỹ
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: PMI sản xuất tháng 8 của Trung Quốc vượt trội
Trọng tâm của phiên là dữ liệu PMI chính thức của tháng 8 từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). PMI sản xuất được cải thiện so với tháng 7 và cũng vượt kỳ vọng trong khi chỉ số phi sản xuất giảm nhẹ và không đạt ước tính.
USD/JPY giảm trong phiên. Dữ liệu từ Nhật Bản hôm nay cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 7 kém hiệu quả. Các ước tính cho tháng 8 và tháng 9 là có sự cải thiện. Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức đánh giá về lĩnh vực này. Người phát ngôn của chính phủ cho biết nhu cầu chậm lại cả trong nước lẫn toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Á:
-
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản: +0.6%
-
Shanghai Composite của Trung Quốc: -0.4%
-
Hang Seng của Hồng Kông: 0%
-
KOSPI của Hàn Quốc: -0.4%
-
S&P/ASX 200 của Úc: 0%
Quan chức ECB nào có bài phát biểu hôm nay?
- Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Isabel Schnabel phát biểu khai mạc tại hội nghị "Lạm phát: Động lực và Động lực" do Trung tâm Nghiên cứu Lạm phát tại Fed Cleveland và Ngân hàng Trung ương Châu Âu tổ chức vào lúc 23:00 tối nay
- Sau đó là phát biểu của Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos và phần hỏi đáp tại hội thảo
Cập nhật thị trường phiên Á: JPY mạnh nhất, CAD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
USD suy yếu nhẹ:
- DXY hiện ở 103.13
- USDJPY giảm 0.27% xuống 145.82. Doanh số bán lẻ tháng 7 của Nhật Bản được công bố cao hơn dự kiến. Thành viên Hội đồng chính sách BoJ Toyoaki Nakamura gây chú ý khi dấy lên khả năng BoJ trở nên hawkish, ông cho biết "Nền kinh tế Nhật Bản không còn rơi vào tình trạng giảm phát nhưng tư duy giảm phát vẫn chưa bị xóa bỏ".
- AUDUSD tăng 0.21% lên 0.6488 khi dữ liệu đầu tư tài sản cố định Capex quý 2 của Úc tăng mạnh và PMI sản xuất của Trung Quốc cao hơn dự kiến
- NZDUSD tăng 0.1% trong ngày, hiện ở 0.5962 khi niềm tin người tiêu dùng New Zealand đạt mức cao nhất trong 2 năm dù vẫn ở mức âm
Vàng hiện giao dịch quanh $1,945.50
Bitcoin đi ngang ở $27,200
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều:
- ASX 200: -0.04%
- Nikkei 225: +0.57%
- Kospi: -0.27%
- HangSeng: -0.03%
- Shanghai Composite: -0.48%
Quan chức BoE nào có bài phát biểu hôm nay?
Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Anh Huw Pill phát biểu tại Hội nghị hai năm một lần của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi với chủ đề chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến vào lúc 14:15 chiều nay
Chính quyền địa phương Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ vay để đầu tư cơ sở hạ tầng
Bloomberg đưa tin rằng chính quyền địa phương Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tất nhiên làm tăng gánh nặng nợ của Trung Quốc, một động thái có thể gây áp lực lên thị trường tài chính.
- Báo cáo cho biết chính quyền các tỉnh đã bán số lượng trái phiếu cao nhất trong hơn một năm vào tháng 8.
Đầu tư tài sản cố định Capex quý 2 của Úc tăng mạnh so với dự kiến
- Đầu tư tài sản cố định Capex quý 2 của Úc tăng 2.8% so với 1.2% dự kiến
- Tòa nhà và công trình kiến trúc: +3.5%
- Thiết bị, nhà xưởng, máy móc: +1.9%
- Ước tính lần 3 cho năm 2023-24 là 157.8 tỷ USD. Con số này tăng 14.5% so với ước tính lần 2