Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất rất mạnh trong cuộc họp sắp tới
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ 4.1% lên 4.3%
Một câu nói quan trọng của chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Tư là:
"Nếu thị trường lao động suy yếu bất ngờ hoặc lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó".
Hôm nay, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ 4.1% lên 4.3% và mức tăng trưởng bảng lương phi nông nghiệp là 114,000, thấp hơn nhiều so với dự báo 175,000.
Sau đây là những gì được định giá vào lúc này.
Thị trường định giá khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 bps lãi suất vào tháng 9 là 67%, tăng từ 28% trước khi có dữ liệu. Nhìn về cuối năm, thị trường kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm tổng cộng 109 bps. Sau một năm, thị trường dự báo ngân hàng này sẽ cắt giảm 202 bps lãi suất.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm 21 bps xuống còn 3.95%.
USD, lợi suất TPCP Mỹ giảm sau khi dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ yếu hơn dự báo
USD giảm mạnh xuống 103.659 sau tin.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm 28 bps. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 18 bps.
Cổ phiếu tiếp tục đà giảm. Chỉ số S&P giảm 101 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 575 điểm. Chỉ số NASDAQ giảm 476 điểm.
Thị trường hiện đang định giá Fed sẽ cắt giảm 108 bps lãi suất trong năm nay. Hiện tại, có 73% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự báo
Chi tiết báo cáo việc làm tháng 7/2024:
- Tỷ lệ thất nghiệp 4.3%, cao hơn so với dự kiến 4,1%
- Tỷ lệ thất nghiệp trước đó 4.1%
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 62.7%, cao hơn so với mức 62.6% trước đó
- Tỷ lệ thiếu việc làm 7.8%, cao hơn so với 7.4% trước đó
- Thu nhập trung bình theo giờ +0.2%, thấp hơn so với dự kiến +0.3%
- Thu nhập trung bình theo giờ +3,6% y/y
- Số giờ làm việc trung bình hàng tuần 34.2 giờ, thấp hơn so với dự kiến 34.3
- Thay đổi trong bảng lương tư nhân +97K
- Thay đổi trong bảng lương sản xuất +1K
- Việc làm của chính phủ +17K so với +70K trước đó
Thị trường định giá Fed sẽ cắt giảm 32 bps lãi suất tại cuộc họp tháng 9 và 89 bps vào cuối năm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ đang giao dịch ở mức 4.11% và USD/JPY đang giao dịch ở mức 149.00.
Độ khó mạng Bitcoin đạt mức đỉnh mọi thời đại
Độ khó để tạo một khối mới trên blockchain Bitcoin đã tăng hơn 10.5% vào ngày 1 tháng 8, gây áp lực lên chi phí vận hành các hoạt động khai thác Bitcoin. Mặc dù độ khó mạng cao hơn đòi hỏi sức mạnh tính toán cao hơn để xử lý các giao dịch Bitcoin, nhưng nó bảo vệ mạng một cách hiệu quả trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Trong thời gian trước từ 09/05 đến ngày 30/07, độ khó mạng của Bitcoin đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Do hashrate thấp hơn kết hợp với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, một số công ty khai thác Bitcoin - bao gồm Bitfarms - đã ghi nhận thu nhập hàng tháng cao hơn trong tháng 7 so với những tháng trước.
Tuy nhiên, độ khó đã tăng vọt vào ngày 31/07 và cuối cùng đạt mức cao nhất mọi thời đại mới vào ngày 01/08 ở mức 90.66 nghìn tỷ. Độ khó đã tăng 14%, điều này được cho là sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập của các công ty khai thác trong tương lai gần.
Độ khó mạng Bitcoin (Nguồn: Blockchain.com)
Mặt khác, mạng Bitcoin cũng đã duy trì số liệu hashrate của nó trong gần 6 tháng ở mức 630* exahash mỗi giây (EH/s). Hashrate là một số liệu bảo mật được xác định bởi tổng số khối được khai thác và độ khó mạng tương đối.
Tổng Hashrate của mạng lưới Bitcoin (Nguồn: Blockchain.com)
Trong bối cảnh áp lực tài chính ngày càng tăng, các công ty khai thác Bitcoin hiện đang tiếp tục nắm giữ phần thưởng BTC với thu được lợi nhuận lớn hơn khi bán nó trong tương lai gần.
Salman Khan, giám đốc tài chính của Marathon, cho biết: “Có những động lực thị trường mà bạn phải xem xét. Trong ngắn hạn, giá Bitcoin có thể biến động và quyết định của bạn có thể bị ảnh hưởng do đó.” Marathon hiện đang nắm giữ 18,536 Bitcoin, trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 48% so với mức 12,538 của năm 2023.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Tài sản rủi ro tiếp tục bị bán tháo trước thềm báo cáo NFP Hoa Kỳ
Tin tức chính:
- Dữ liệu NFP tối nay có gì đáng chú ý?
- Thị trường chứng khoán chịu áp lực trong phiên châu Âu
- Một vài xu hướng cần lưu ý trên thị trường trong tháng tới
- FSO: CPI tháng 7 tại Thụy Sĩ khớp với dự báo
- Procure: Lĩnh vực sản xuất tại Thụy Sĩ tiếp tục chìm trong suy thoái vào tháng 7
Thị trường:
- EUR dẫn đầu đà tăng, USD suy yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm điểm; HĐTL S&P 500 giảm 1.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 3.933%
- Vàng tăng 0.7% lên $2,461
- Dầu thô WTI tăng 0.2% lên $76.44
- Bitcoin tăng 0.2% lên $64,767
Có vẻ như đây sẽ là một ngày khó khăn nữa đối với thị trường chứng khoán, ít nhất là cho đến hiện tại. Trong phiên Mỹ sẽ có báo cáo NFP và đó sẽ là một yếu tố thúc đẩy tâm lý thị trường trước khi cuối tuần đến.
Nhưng hiện tại, áp lực bán kể từ ngày hôm qua vẫn chưa thực sự giảm bớt. Tại Nhật Bản, Nikkei đã giảm gần 6%, ghi nhận mức giảm tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid. Điều đó đã tạo nên âm hưởng khi các nhà giao dịch châu Âu bắt đầu làm việc vào buổi sáng. Đợt bán tháo không chỉ giới hạn ở cổ phiếu công nghệ mà cổ phiếu ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ở châu Âu, hầu hết các chỉ số chính đều giảm hơn 1% khi tâm lý tiêu cực vẫn tồn tại. HĐTL của Hoa Kỳ cũng giảm nhẹ trong phiên, với S&P 500 hiện giảm 1.2% trong khi Nasdaq giảm 1,7%. HĐTL Dow Jones giảm 09% và HĐTL Russell 2000 giảm 2.3%.
Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY đang giảm khi đồng USD cũng suy yếu trong ngày. EUR/USD hiện tăng lên 1.0830, USD/CHF giảm xuống 0.8700 Các đồng tiền hàng hóa thay đổi nhẹ so với đồng bạc xanh trong bối cảnh tâm lý trở nên thận trọng hơn.
Lợi suất tiếp tục giảm với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống dưới 4%. Dòng vốn tìm đến các tài sản trú ẩn đang hỗ trợ cho vàng, hiện tăng 0.7% lên trên $2,461.
Các ETF Ethereum tiếp tục được mua ròng mặc dù dòng tiền chảy ra khỏi Grayscale vượt 2 tỷ USD
Vào ngày 1 tháng 8, các ETF Ether đã khối lượng mua ròng 26.7 triệu USD, trong đó dẫn đầu là iShares Ethereum Trust (ETHA) của BlackRock được mua ròng 89 triệu USD, theo dữ liệu của Farside Investors.
Dòng tiền của các quỹ ETH Ethereum ngày 01/08 (Nguồn: Farside)
Trong khi đó, Grayscale Ethereum Trust tiếp tục bị bán ròng 78 triệu USD, nâng số tiền chảy ra khỏi quỹ này ở mức 2 tỷ USD kể từ khi chuyển đổi thành ETF giao ngay.
Không giống như tám ETF Ether giao ngay khác chỉ mới được ra mắt ngày 23 tháng 7, ETHE trước đó là một quỹ tín thác cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức khả năng tiếp cận với Ether. Trước khi chuyển đổi, ETHE nắm giữ 9 tỷ USD Ether trong sổ sách. Và Dòng tiền bán ra hiện đã vượt 22% so với AUM ban đầu tính đến ngày 1 tháng 8.
Nhà phân tích cấp cao của Steno Research, Mads Eberhardt, trước đây cho biết “có khả năng” dòng tiền chảy ra khỏi ETHE của Grayscale sẽ bắt đầu suy yếu vào cuối tuần, đồng thời điều đó sẽ là chất xúc tác cho sự hồi phục của ETH.
So sánh dòng tiền của quỹ ETF Bitcoin và Ethereum (Nguồn: Steno Research)
ETH hiện đang ở mức $3,158 tại thời điểm xuất bản, giảm 8.5% kể từ khi ETF ra mắt, theo dữ liệu của TradingView.
Thị trường chứng khoán chịu áp lực trong phiên châu Âu
Cập nhật tình các chỉ số:
- Chỉ số Eurostoxx giảm 1.6%
- Chỉ số DAX của Đức giảm 1.5%
- CAC 40 của Pháp giảm 0.9%
- FTSE của Anh giảm 0.6%
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 1.1%
- HĐTL Nasdaq giảm 1.8%
- HĐTL Dow giảm 0.8%
- HĐTL Russell 2000 -2.2%
Như có thể thấy ở trên, hoạt động bán tháo diễn ra trên diện rộng, không chỉ giới hạn ở cổ phiếu công nghệ.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD giảm nhẹ so với các đồng tiền khác trong ngày hôm nay. EUR/USD tăng 27 pip, giữ vững đường MA 100 ngày ở mức 1.0792. USD/JPY giảm xuống 148.90 khi phe bán tiếp tục kiểm soát thị trường.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào cuối ngày để xem liệu điều đó có thể thay đổi tâm lý thị trường trước cuối tuần hay không.
Một vài xu hướng cần lưu ý trên thị trường trong tháng tới
AUD/USD:
Theo dữ liệu quá khứ, tháng 8 là tháng tồi tệ nhất đối với AUD/USD và nhìn chung là đồng AUD. Trong 20 năm qua, cặp tiền này đã giảm 16 lần vào tháng 8, trái ngược hoàn toàn với những diễn ra vào tháng 2 .
Điều đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tháng 8 thường là một trong những tháng tồi tệ nhất đối với các giao dịch rủi ro nói chung. Ngoài ra, thời điểm đó là một trong những tháng tồi tệ nhất đối với các chỉ số chứng khoán ở châu Âu. Đối với DAX, tháng 8 là tháng có hiệu suất kém nhất, trong khi đối với CAC 40, đó là tháng kém thứ hai (chỉ sau tháng 6).
Hoặc nếu tính tới đồng JPY, tháng 8 cũng là tháng tồi tệ thứ hai đối với Nikkei (chỉ sau tháng 1).
USD/JPY:
Đối với USD/JPY, tháng 8 cũng thường là tháng có hiệu suất kém. Nhưng trong 4 năm gần đây, một mô hình hơi khác đã xuất hiện: Cặp tiền này tăng vào tháng 6, sau đó giảm vào tháng 7 trước khi tăng trở lại vào tháng 8. Trong năm nay xu hướng đó cũng đã xảy ra.
Liệu cặp tiền này có thể phục hồi vào tháng 8 hay không? Tất nhiên, tình hình hiện tại khá khác biệt khi BoJ vừa tăng lãi suất điều hành và Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường vào tháng trước.
Đồng:
Tháng 8 thường là tháng tồi tệ nhất đối với đồng. Nhưng trước đó, mặc dù tháng 7 trong quá khứ cũng là một tháng mạnh đối với đồng, nhưng kim loại này đã giảm gần 4%. Giá đồng hiện đang giao dịch quanh đường MA 200 tuần ở mức $4.01 USD, vì vậy đó cũng sẽ là một mức kỹ thuật quan trọng cần lưu ý.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ:
Trong 10 năm qua, tháng 8 được đánh dấu là một trong những tháng tích cực đối với trái phiếu kho bạc 10 năm, tức là lợi suất thường giảm tương đối trong thời điểm đó. Vì vậy, đó cũng là dữ liệu thuận lợi liên quan đến đồng JPY. Và xu hướng của lợi suất đã sớm xuất hiện khi nó phát vỡ mốc 4% sau khi Fed công bố quyết định lãi suất trong tuần này.
Dữ liệu NFP tối nay có gì đáng chú ý
Thị trường đang đổ dồn sự chú ý vào dữ liệu NFP tháng 7, dự kiến sẽ được công bố vào 19h30 tối nay.
Dữ liệu này sẽ mang đến manh mối về khả năng Fed có thể cắt giảm lãi suất trên 2 lần trước khi kết thúc năm, khi khả năng cắt giảm vào tháng 9 gần như đã được xác định. Đồng đô la Mỹ (USD) được dự đoán sẽ biến động mạnh khi dữ liệu được công bố.
Dữ liệu NFP hiện được dự báo ở mức 175,000 trong tháng 7. (Trước đó: 206,000). Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo giữ nguyên ở mức 4.1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thu nhập trung bình hàng giờ, được dự đoán sẽ tăng 3.7% so với cùng kỳ, giảm so với mức tăng 3.9% vào tháng 6.
Báo cáo thị trường lao động Hoa Kỳ lần này sẽ có ảnh hưởng hơn, đặc biệt là sau khi Fed đề cập trong tuyên bố của mình rằng họ "chú ý đến những rủi ro cho cả hai mặt của nhiệm vụ kép", thay vì trước đây chỉ lưu ý đến rủi ro lạm phát. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết "chúng tôi cảm thấy nền kinh tế đang tiến gần hơn đến thời điểm thích hợp cắt giảm lãi suất". Về mặt việc làm, ông Powell cho biết các chỉ số cho thấy thị trường việc làm đã bình thường trở lại. Mặc dù ông đã cố gắng thận trọng với thông điệp của mình, nhưng quan điểm của ông về lạm phát và việc làm chỉ khiến thị trường tin rằng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất khác trong năm nay sau tháng 9.
Các nhà phân tích của TD Securities cho biết: “Chúng tôi dự đoán dữ liệu NFP sẽ ở mức 200,000, trong khi tỷ lệ thất nghiệp có khả năng giữ nguyên ở mức 4.1%, trong khi mức tăng trưởng tiền lương sẽ giảm xuống 0.2% so với tháng trước và xuống 3.6% so với cùng kỳ ”.
Cập nhật phiên Âu: Cổ phiếu công nghệ và tài chính trong phiên Âu chịu áp lực bán tháo
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào đầu phiên thứ Sáu trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái toàn cầu sau dữ liệu kinh tế yếu kém của Hoa Kỳ. Các đợt bán tháo cổ phiếu diễn ra trên diện rộng không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn châu Á.
Cổ phiếu lĩnh vực dịch vụ tài chính lao dốc và dẫn đầu đà giảm sau khi BoE cắt giảm lãi suất từ đỉnh 16 năm. Cổ phiếu công nghệ chạm đáy hơn 6 tháng trong bối cảnh bán tháo cổ phiếu toàn cầu và các nhà đầu tư rút khỏi cổ phiếu bán dẫn sau báo cáo lợi nhuận gây thất vọng từ Intel.
Tại Thụy Sĩ, lạm phát tiêu dùng trong tháng 7 khớp với dự báo và nằm trong phạm vi mục tiêu từ 1-2% của SNB, trong khi hoạt động sản xuất tiếp tục chìm trong suy thoái. USD/CHF không có phản ứng đáng kể với dữ liệu này, nhưng hiện vẫn đang giảm ngày thứ 4 liên tiếp xuống 0.8708.
USD giảm so với hầu hết các đồng tiền chính, ngoại trừ với EUR, AUD và CAD. Đồng bạc xanh giảm trở lại sau dữ liệu vĩ mô đáng thất vọng của Hoa Kỳ vào thứ Năm. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 7 vào thứ Sáu, trong đó sẽ có số liệu về Bảng lương phi nông nghiệp (NFP), Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tiền lương.
Tại các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.80% lên 2,465 USD/oz
- Dầu WTI tăng 0.45% lên 76.67 USD/thùng
- BTC giảm 1.30% xuống 64,500 USD
UOB: EUR/USD hướng tới mốc 1.0820
Các nhà phân tích của UOB Group cho biết:
"Quan điểm của chúng tôi rằng EUR/USD sẽ dao động ngang hôm qua là không chính xác. Thay vì đi ngang, cặp tiền đã giảm xuống 1.0775 trước khi đóng cửa tại mức 1.0791 (-0.31%). Động lượng giảm đã tăng lên, mặc dù không nhiều. Hôm nay, EUR/USD cần kiểm tra hỗ trợ quan trọng tại 1.0760 trước khi kỳ vọng tỷ giá phục hồi. Mức hỗ trợ tiếp theo tại 1.0745 cũng không có khả năng bị đe dọa. Trong đó, các mức kháng cự chính cần chú ý là 1.0805 và 1.0820."
Vàng tăng tốc lên trên 2,460 USD/oz trước thềm báo cáo NFP Mỹ
XAU/USD tăng cao hơn trong phiên Âu trước thềm dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ cho tháng 7, dự kiến sẽ sẽ được công bố lúc 19:30 tối nay (theo giờ VN).
Trên khung D1, vàng giao dịch trong mô hình Kênh giá tăng, nhưng nhìn chung đi ngang trong hơn 3 tháng. Chỉ báo RSI tiệm cận mức 60, nếu vượt mốc này đà tăng sẽ diễn ra nhanh hơn. Nếu vượt qua đỉnh mọi thời đại là 2,483 USD, xu hướng tăng mới sẽ xuất hiện và đẩy giá vàng lên các mức đỉnh mới chưa từng thấy.
Trái lại, hỗ trợ gần nhất là đường EMA 50 ngày gần 2,370 USD. Phá qua vùng giá này, đà giảm sẽ mở rộng về khu vực đường xu hướng tăng ở khoảng 2,225 USD, với mục tiêu tiếp theo là đáy ngày 6/10 gần 1,810 USD. Đây được coi là hỗ trợ quan trọng trong dài hạn để thiết lập lại xu hướng giảm.
Chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ vào đầu phiên thứ Sáu
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào đầu phiên thứ Sáu trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái toàn cầu sau dữ liệu kinh tế yếu kém của Hoa Kỳ. Các đợt bán tháo cổ phiếu diễn ra trên diện rộng không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn châu Á. Cổ phiếu lĩnh vực dịch vụ tài chính lao dốc và dẫn đầu đà giảm sau khi BoE cắt giảm lãi suất từ đỉnh 16 năm.
Procure: Lĩnh vực sản xuất tại Thụy Sĩ tiếp tục chìm trong suy thoái vào tháng 7
Dữ liệu PMI sản xuất tháng 7 tại Thụy Sĩ:
- 43.5 (dự báo: 43.8, trước đó: 43.9)
Điều kiện sản xuất của Thụy Sĩ tiếp tục suy yếu vào tháng 7. Điều này chỉ ra một số điểm yếu trong nền kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ cũng dưới 50 vào tháng 7. Sau đây là phân tích chi tiết về các dữ liệu thành phần trong báo cáo sản xuất:
Dự kiến lượng việc làm mới tại Hoa Kỳ mới sẽ giảm mạnh trong tháng 7
Báo cáo NFP Hoa Kỳ ước tính sẽ ghi nhận thêm 175,000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với mức 206,000 được ghi nhận trong tháng 6 và Tỷ lệ thất nghiệp không đổi ở mức 4.1%. Thu nhập trung bình giờ hàng năm giảm tốc từ 3.9% xuống 3.7%, trong khi đó số liệu hàng tháng giữ nguyên ở mức 0.3%. Fed hiện đang rất quan tâm đến thị trường lao động do lo ngại suy thoái nhanh chóng.
Trước đó, Fed dự báo Tỷ lệ thất nghiệp khi kết thúc năm ở mức 4%, và Ngân hàng sẽ không hài lòng nếu tỷ lệ này tăng lên 4.2%. Thị trường lãi suất đang gia tăng kỳ vọng với khả năng hạ lãi suất 50bp vào tháng 9. Dựa trên dữ liệu lao động mới nhất, thị trường lao động đang tái cân bằng thông qua việc giảm tuyển dụng thay vì sa thải nhiều hơn, trong đó tỷ lệ sa thải và tỷ lệ tuyển dụng cùng giảm xuống.
Báo cáo NFP tháng 6 yếu hơn một chút so với dự kiến, nhưng không hẳn quá xấu. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ban đầu bị đánh giá là tin xấu, nhưng nhìn vào dữ liệu thành phần thì điều này không hẳn là quá tệ. Trên thực tế, sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp nửa đầu năm 2024 chủ yếu đến từ những người mới và tái gia nhập thị trường lao động, thay vì đến từ hoạt động sa thải nhân sự.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Thị trường sẽ tập trung mọi sự chú ý vào báo cáo NFP Hoa Kỳ tối nay. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ sau báo cáo PMI sản xuất ISM tiêu cực hôm qua, và nếu dữ liệu NFP cũng phản ánh sự suy yếu của thị trường lao động, tâm lý e ngại rủi ro sẽ lan rộng lên nhiều thị trường khác. Các nhà đầu tư hiện đang định giá đầy đủ về 3 lần hạ lãi suất vào cuối năm, với khả năng cắt giảm 50bp vào tháng 9 tăng dần qua từng ngày.
FSO: CPI tháng 7 tại Thụy Sĩ khớp với dự báo
- CPI toàn phần: +1.3% so với cùng kỳ (dự báo: 1.3%, trước đó: 1.3%)
- CPI cơ bản: +1.1% so với cùng kỳ (trước đó: 1.1%)
Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm 1.0% đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức -0.8%
- Hợp đồng tương lai CAC 40 của Pháp -0.8%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh -0.4%
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.8% và hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 1.4%.
Chứng khoán châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm sau động thái cắt giảm lãi suất của BoE
Chỉ số DAX của Đức dự kiến mở cửa giảm 104 điểm xuống mức 17,984, chỉ số CAC 40 của Pháp mất 40 điểm còn 7,325, chỉ số FTSE 100 của Anh dự kiến mở cửa cao hơn một chút, theo dữ liệu của IG,
Chỉ số Stoxx 600 vào thứ năm đã trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 6, bị kéo xuống bởi các cổ phiếu tài chính khi ngân hàng Pháp Societe Generale hạ triển vọng và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020.
Báo cáo NFP của Hoa Kỳ: Việc làm dự kiến tăng 175K vào tháng 7
Dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) sẽ được Cục Thống kê Lao động (BLS) công bố, dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng thêm 175,000 việc làm vào tháng 7, sau đà tăng tốt hơn dự kiến là 206,000 vào tháng 6.
Tỷ lệ thất nghiệp có khả năng sẽ không đổi ở mức 4.1% trong cùng kỳ. Trong khi đó, thu nhập trung bình theo giờ, được dự báo sẽ tăng 3.7% trong năm tính đến tháng 7 sau khi tăng 3.9% vào tháng 6.
Báo cáo về thị trường lao động Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm này, đặc biệt là sau khi Fed điều chỉnh tuyên bố chính sách tháng 7, Fed cho biết họ "chú ý đến rủi ro ở cả hai phía trong nhiệm vụ kép của mình", thay vì chỉ quan tâm đến rủi ro lạm phát như trước đây.
Quyền chọn FX đáo hạn vào ngày 2/8 lúc 10 giờ sáng theo giờ New York
Đợt đáo hạn đối với USD/CAD nằm ở mức 1.3900, trùng với ngưỡng kháng cự chính quanh mức đỉnh năm 2022 và 2023, vì vậy đợt đáo hạn có thể giúp hạn chế biến động quá mức, ít nhất cho đến phiên Mỹ.
Đợt đáo hạn đối với EUR/GBP nằm ở mức 0.8460. Mức này không có nhiều ý nghĩa về mặt phân tích kỹ thuật. Do đó, các đợt hết hạn có thể không ảnh hưởng nhiều đến phiên giao dịch sắp tới.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên Âu, tâm lý giao dịch sẽ khá thận trọng. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư sẽ chờ báo cáo việc làm của Hoa Kỳ và đánh giá lại mọi thứ trước phiên Mỹ.
- 13:30 - Số liệu CPI tháng 7 của Thụy Sĩ
- 14:30 - PMI sản xuất tháng 7 của Thụy Sĩ
Thị trường vẫn thận trọng với báo cáo việc làm của Hoa Kỳ
Đợt bán tháo lớn diễn ra khá bất ngờ trong phiên Mỹ ngày hôm qua và điều đó cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường phiên hôm nay. Tại châu Á, cổ phiếu Nhật Bản đang phải đối mặt với áp lực bán mạnh khi Nikkei giảm 4.5% và Topix bốc hơi 4.7%. Chỉ số Hang Seng cũng lao dốc 2%.
Đối với thị trường tương lai của Hoa Kỳ, cổ phiếu công nghệ tiếp tục là lực cản chính sau đà lao dốc ngày hôm qua. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.7%, hợp đồng tương lai Nasdaq bay 1.2% và hợp đồng tương lai Dow mất 0.4%. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng đã giảm xuống dưới 4% khi giá thầu tiếp tục tăng.
Phát biểu ôn hoà của Fed và Chủ tịch Powell hôm thứ Tư đã khiến đồng USD và giá vàng biến động khó lường. Mặc dù vậy, thị trường dường như đã phản ánh hết thông tin này, nên hiện tại giá có thể đang đối mặt với một ngưỡng kháng cự tạm thời. Hoặc có thể thị trường đang thực sự lo ngại về một triển vọng kinh tế xấu hơn.
Để hiểu rõ hơn về tình hình, báo cáo việc làm của Mỹ sắp tới sẽ là một yếu tố quan trọng. Nó có thể giúp xác định tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
USD/CAD duy trì quanh mức 1.3860 sau khi điều chỉnh từ mức đỉnh trong 8 tháng
USD/CAD giảm nhẹ xuống dưới 1.3860 trong Á vào thứ sáu. Tuy nhiên, cặp USD/CAD vẫn duy trì vị thế gần mức đỉnh trong 8 tháng tại 1.3889 - đạt được vào thứ năm. Đồng CAD duy trì mức tăng nhẹ do giá dầu thô tăng nhẹ bởi Canada là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất sang Hoa Kỳ.
Giá dầu thô WTI tăng nhẹ lên gần 76.50 USD/thùng. Giá dầu thô có thể được hỗ trợ từ rủi ro nguồn cung phát sinh từ căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông, bất chấp những lo ngại toàn cầu đang diễn ra về nhu cầu dầu.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á lao dốc sau đợt bán tháo trên Phố Wall, đồng USD duy trì sức mạnh
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á sau đợt bán tháo trên Phố Wall qua đêm do lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái.
- Nikkei đã kéo dài đà trượt dốc 2.62% vào thứ Năm để dẫn đầu mức lỗ trong khu vực và đạt mức đáy kể từ tháng 2. Nikkei 225 giảm 4.89% và Topix giảm 4.36%. Cổ phiếu Softbank Group đã giảm hơn 5%. Cổ phiếu các công ty Mitsui và Marubeni đã giảm lần lượt là hơn 8% và 6%. Cổ phiếu công ty bán dẫn Tokyo Electron đã giảm hơn 9%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 1% và chạm đáy kể từ ngày 20 tháng 6.
- Kospi giảm 3.20%, trong khi Kosdaq giảm 2.86%. Tuy nhiên, cổ phiếu các công ty K-pop lại là điểm sáng cho thị trường. Cổ phiếu của cả bốn công ty K-pop niêm yết tăng vào thứ Sáu, dẫn đầu là Hybe sau khi công ty công bố chiến lược kinh doanh mới vào thứ Năm sau giờ giao dịch. Số liệu lạm phát của Hàn Quốc trong tháng 7 cao hơn một chút so với dự kiến, với chỉ số CPI tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2.5% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến.
- S&P/ASX 200 giảm 2.27%
- HangSeng giảm 2.14%. Shanghai Composite giảm 0.62%
USD/JPY chạm mức đáy trong phiên tại 148.88 nhưng sau đó đã phục hồi, hiện USD/JPY đang giao dịch quanh mức 149.50. Biến động của các đồng tiền chính khác tương đối trầm lắng.
Vàng đã tăng trở lại lên mức 2455 USD. Bitcoin biến động mạnh trong phiên, tăng lên mức trên 65,000 USD, sau đó trở lại mức dưới 64,000 USD, hiện bitcoin đang giao dịch quanh 64,400 USD.
Giá dầu tăng nhẹ, giá dầu WTI tăng lên 77.4 USD/thùng, giá dầu Brent cũng ổn định tiệm cận mức 80.0 USD/thùng.
Không có nhiều tin tức đáng chú ý trong phiên ngoại trừ sự chỉ trích dữ dội từ các quan chức Nhật Bản.
Một cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã kêu gọi những biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn.
Vàng tăng lên $2,457 trong phiên Á
Vàng tăng lên $2,457 trong phiên Á khi DXY đi ngang ở 104.35
Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu thị trường lao động sắp tới của Hoa Kỳ, bao gồm dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp và Thu nhập trung bình theo giờ cho tháng 7.
Bộ trưởng Công nghiệp Saito nỗ lực can thiệp bằng ngôn từ với thị trường chứng khoán Nhật Bản
Bộ trưởng Công nghiệp Saito nỗ lực can thiệp bằng ngôn từ với thị trường chứng khoán Nhật Bản:
- Cho biết nền tảng kinh tế không tệ khi được hỏi về sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán
- Các động thái mạnh mẽ được thấy trong đầu tư và tăng lương vẫn tiếp tục được duy trì
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á, cổ phiếu Nhật Bản "lao dốc không phanh"
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á sau đợt bán tháo trên Phố Wall qua đêm do lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái.
- Nikkei đã kéo dài đà trượt dốc 2.62% vào thứ Năm để dẫn đầu mức lỗ trong khu vực và đạt mức đáy kể từ tháng 2. Nikkei 225 giảm 4.89% và Topix giảm 4.36%. Cổ phiếu Softbank Group đã giảm hơn 5%. Cổ phiếu các công ty Mitsui và Marubeni đã giảm lần lượt là hơn 8% và 6%. Cổ phiếu công ty bán dẫn Tokyo Electron đã giảm hơn 9%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 1% và chạm đáy kể từ ngày 20 tháng 6.
- Kospi giảm 3.20%, trong khi Kosdaq giảm 2.86%. Tuy nhiên, cổ phiếu các công ty K-pop lại là điểm sáng cho thị trường. Cổ phiếu của cả bốn công ty K-pop niêm yết tăng vào thứ Sáu, dẫn đầu là Hybe sau khi công ty công bố chiến lược kinh doanh mới vào thứ Năm sau giờ giao dịch. Số liệu lạm phát của Hàn Quốc trong tháng 7 cao hơn một chút so với dự kiến, với chỉ số CPI tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2.5% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến.
- S&P/ASX 200 giảm 2.27%
- HangSeng giảm 2.14%. Shanghai Composite giảm 0.62%
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường chứng khoán với tâm thế cấp bách
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Sẽ phân tích tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế và có phản ứng phù hợp
- Sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ biến động tỷ giá hối đoái
- Giá cổ phiếu được xác định trên thị trường dựa trên nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến cổ phiếu với tâm thế cấp bách
- Mong muốn thị trường tiền tệ biến động theo hướng ổn định phản ánh các yếu tố cơ bản
- Quan trọng là duy trì quản lý nợ hợp lý thông qua đối thoại chặt chẽ với thị trường
- Việc BoJ giảm mua TPCP Nhật Bản sẽ làm tăng nhu cầu mua TPCP của các tổ chức tài chính, nâng cao tầm quan trọng của việc đối thoại với thị trường
- Việc điều chỉnh đồng Yên yếu có thể đẩy giá nhập khẩu xuống, kiềm chế giá tiêu dùng
- Cần có niềm tin rằng Nhật Bản sẽ không quay lại tình trạng giảm phát trước khi tuyên bố thoát khỏi hoàn toàn tình trạng giảm phát
Chắc chắn rằng các nhà chức trách Nhật Bản không mong đợi một sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán. Các quan chức chấp nhận rằng đồng Yên tăng giá sẽ làm giảm bớt sức mạnh của cổ phiếu nhưng có vẻ như mọi thứ đang diễn ra hơn những gì được dự kiến. Chính quyền đang cố gắng khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Cố vấn PBOC Huang Yiping kêu gọi kích thích tài khóa nhiều hơn và thúc đẩy tiêu dùng
Cố vấn PBOC Huang Yiping đã phá vỡ giọng điệu thường thấy ở các cấp cao của chính quyền Trung Quốc với lời kêu gọi kích thích mạnh mẽ hơn và mục tiêu lạm phát thấp hơn:
- Kêu gọi kích thích tài khóa nhiều hơn và thúc đẩy tiêu dùng
- Cảnh báo về rủi ro "bẫy lạm phát thấp" đối với nền kinh tế Trung Quốc
- Đề xuất hạ mục tiêu CPI xuống 2%-3% từ mức 3% hiện tại
- Chỉ trích công khai về các chính sách kinh tế bảo thủ của Bắc Kinh
Huang lập luận:
- Để có sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận chính sách kinh tế của Trung Quốc, chính phủ cần tăng cường kích thích tài khóa và tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy tiêu dùng để tránh "bẫy lạm phát thấp".
Những điểm chính:
- Các chính sách hiện tại quá tập trung vào đầu tư, bỏ bê tiêu dùng
- Đề xuất chuyển tiền mặt trực tiếp cho người dân để thúc đẩy chi tiêu
- Kêu gọi nới lỏng các hạn chế đối với người lao động nhập cư định cư tại các thành phố
- Khuyến nghị hạ mục tiêu lạm phát từ 3% xuống 2%-3%
Những bình luận này được đưa ra khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn để duy trì đà tăng trưởng, với dữ liệu gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mức tồi tệ nhất trong năm quý. Giá tiêu dùng đang ở mức gần với giảm phát, làm nổi bật những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt.
Lời chỉ trích công khai của Huang đáng chú ý vì bản chất ngày càng nhạy cảm của các cuộc thảo luận về kinh tế ở Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ và cổ phiếu Trung Quốc sẽ là những yếu tố cần theo dõi khi thị trường tiếp thu những bình luận này và đánh giá khả năng Bắc Kinh thay đổi chính sách.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1376
- Dự kiến: 7.2437
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2460
- PBOC bơm 1 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.7%
- 358 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 357 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
PPI Úc tăng trong quý 2
- PPI Úc quý 2: tăng 1.0% so với cùng kỳ quý trước, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 0.9% so với cùng kỳ quý trước, tăng 4.3% so với cùng kỳ năm trước
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Giá cổ phiếu được xác định dựa trên nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế và hoạt động của công ty
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
- Giá cổ phiếu được xác định trên thị trường dựa trên nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế và hoạt động của công ty
- Sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường với cảm giác cấp bách
- Quan trọng là tỷ giá hối đoái phải biến động theo cách ổn định, phản ánh các yếu tố cơ bản
- Theo dõi chặt chẽ các biến động của tỷ giá hối đoái
- Sẽ không bình luận về mức xảy ra can thiệp
RBA được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp sắp tới bất chấp lạm phát giảm dần
Kết quả uộc khảo sát của Reuters về cuộc họp tháng 8 của RBA:
- Không nhận thấy đợt cắt giảm lãi suất lần đầu cho đến quý 1 năm 2025 mặc dù lạm phát đã giả
- 32/33 nhà kinh tế dự đoán sẽ không có thay đổi nào tại cuộc họp vào tháng 8
- Dự báo lạm phát: 3.4% vào năm 2024, 2.8% vào năm 2025
Thị trường định giá 55% khả năng RBA sẽ cắt giảm vào cuối năm 2024
Cuộc thăm dò cho thấy RBA sẽ duy trì lập trường "hawkish", giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% cho đến hết năm 2024 mặc dù dữ liệu lạm phát gần đây có phần giảm nhẹ.
Cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của Reuters cho thấy lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ không diễn ra cho đến quý 1 năm 2025, với lãi suất dự kiến sẽ kết thúc năm 2025 ở mức 3.60%.
Các số liệu lạm phát gần đây có sự trái chiều, với mức tăng bất ngờ lên 4.0% vào tháng 5, sau đó giảm xuống 3.8% vào tháng 6. Sự biến động này, cùng với lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2-3% của RBA, có khả năng khiến các nhà hoạch định chính sách thận trọng.
Định giá thị trường cho thấy triển vọng ôn hòa hơn so với các nhà kinh tế. Tuy nhiên, RBA dự kiến sẽ tụt hậu so với các ngân hàng trung ương lớn khác như Fed trong chu kỳ nới lỏng của mình.
Cuộc họp sắp tới vào ngày 6 tháng 8 được dự đoán là sẽ không có thay đổi nào, chỉ có một nhà kinh tế trong số 33 nhà kinh tế dự đoán ngược lại. Con đường dự kiến của RBA là cách tiếp cận "chậm chạp" đối với bình thường hóa, với khả năng cắt giảm tới ba lần 25 bps vào cuối năm 2025.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01.08: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD tăng nhẹ khi ngành sản xuất Hoa Kỳ suy giảm trong tháng thứ tư liên tiếp
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi PMI sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự kiến, PMI sản xuất S&P Global của Mỹ giảm xuống vùng thu hẹp. Ngành sản xuất đã suy giảm vào tháng 7 trong tháng thứ tư liên tiếp và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt vào tuần trước, làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có thể rơi vào suy thoái. Dow Jones giảm gần 500 điểm, tương đương 1.2%. S&P500 giảm gần 1.4%, trong khi Nasdaq Composite giảm 2.3%. Đợt bán tháo vào thứ Năm cho thấy thị trường hiện đang "tự hỏi liệu Fed có quá muộn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ hay không", Quincy Krosby, chiến lược gia toàn cầu tại LPL Financial cho biết. Đợt tăng gần đây của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng có thể bị đe dọa khi các nhà đầu tư ngày càng lo lắng về triển vọng kinh tế nói chung. Thật vậy, Russell 2000 giảm 3% vào thứ Năm, ghi nhận phiên giao dịch tệ nhất kể từ tháng 2.
- Dow Jones: -1.21%
- S&P 500: -1.37%
- Nasdaq: -2.30%
Trên thị trường FX, USD hồi phục. DXY tăng 0.32% lên 104.35. CAD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. GBP/USD sụt mạnh hơn 130 pips, đóng cửa ở 1.2735 sau khi BoE cắt giảm lãi suất. USD/CAD test mức đỉnh 1.3900. USDJPY giảm 500 pip khi bước vào ngày thứ Năm và các lệnh bán khống đã tạm dừng sau khi chạm mức 148.50 tại Châu Á. Cặp tiền sau đó được điều chỉnh tăng trở lại và đóng cửa ở 149.35. EUR/USD đã giảm xuống mức đáy trong một tháng ở 1.0780.
- DXY: +0.32%
- EURUSD -0.32%
- GBPUSD -0.92%
- AUDUSD -0.62%
- NZDUSD -0.03%
- USDJPY -0.42%
- USDCHF -0.57%
- USDCAD +0.49%
Vàng giảm $5 xuống $2,442. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $65,300. Lợi suất TPCP Mỹ giảm khi loạt dữ liệu kinh tế củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 12.9 bps xuống 3.97%. Giá dầu thô giảm mạnh vào thứ Năm khi nỗi lo về nền kinh tế Hoa Kỳ lấn át căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Dầu thô WTI giảm $1.02 xuống $76.88/ thùng.
Cập nhật phiên Mỹ: Lợi suât TPCP Mỹ giảm mạnh sau hàng loạt dữ liệu củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Những dữ liệu đáng chú ý trong tối nay:
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn nhiều so với dự báo
- PMI sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái
Lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 4.00%:
Cổ phiếu Mỹ chìm trong sắc đỏ khi khẩu vị rủi ro ảm đạm:
- Dow Jones giảm 1.03% xuống 40421
- S&P 500 giảm 0.79% xuống 5479
- Nasdaq giảm 1.1% xuống 17398
- Russell 2000 giảm hơn 2% xuống 2205
Chỉ số DXY giảm sau dữ liệu PMI sản xuất ISM tuy nhiên đã tăng trở lại mức 104.35.
Giá vàng có thời điểm vượt mốc 2,460 USD/oz trong phiên, tuy nhiên đã trở lại dưới mức 2,450 USD/oz.
Giá dầu WTI giảm 1.60% xuống mức 77.90 USD/thùng.
Bitcoin giảm 1.35% xuống gần mức 63,700 USD.
USD tiếp tục giảm sau dữ liệu PMI sản xuất ISM
Lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh và thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn trong năm nay. Thị trường hiện định giá 16% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Họ kỳ vọng đến tháng 6/2025, Fed sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng 168 điểm cơ bản.
Quay lại với trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống dưới 4%.
PMI sản xuất ISM của Mỹ hôm nay đã giảm xuống 46.8 từ mức 48.5 trước đó. Thành phần việc làm cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 ngay trước báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào ngày mai.
USD ban đầu giảm sau báo cáo nhưng sau đó đã phục hồi khi khẩu vị rủi ro giảm. S&P 500 hiện đi ngang trong ngày, giảm 40 điểm so với mức đỉnh.
Chi tiêu xây dựng của Mỹ trong tháng 6 tiếp tục giảm
Chi tiêu xây dựng trong tháng 6 -0.3%, các nhà kinh tế đã dự đoán chỉ số này tăng 0.2%
Tổng xây dựng:
- Chi tiêu xây dựng tháng 6 năm 2024: 2,148 tỷ USD
- So với tháng 5 năm 2024: -0.3%
- So với tháng 6/2023: +6.2%
- Chi tiêu sáu tháng đầu năm 2024: 1,034.8 tỷ USD
- Tăng so với sáu tháng đầu năm 2023: 8.6%.
Xây dựng tư nhân:
- Chi tiêu xây dựng tư nhân (tháng 6/2024): 1,664.6 tỷ USD
- So với tháng 5/2024: -0.3%
- Chi tiêu xây dựng nhà ở (tháng 6/2024): 928.0 tỷ USD
- So với tháng 5/2024: -0.3%
- Chi tiêu xây dựng phi nhà ở (tháng 6/2024): 736.6 tỷ USD
- So với tháng 5/2024: -0.1%
Xây dựng công cộng:
- Chi tiêu xây dựng công cộng (tháng 6/2024): 483.9 tỷ USD
- So với tháng 5/2024: -0.4%
- Chi tiêu xây dựng giáo dục (tháng 6/2024): 101.9 tỷ USD
- So với tháng 5 năm 2024: -0.9%
- Chi tiêu xây dựng đường cao tốc (tháng 6/2024): 143.5 tỷ USD
- So với tháng 5/2024: -0.4%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang giao dịch dưới mức 4.0% (3.978%). Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 2/2. Mức thấp nhất trong năm đạt được vào ngày 1/2 ở mức 3.817% trước khi tăng lên mức cao vào ngày 25/4 là 4.739%.
PMI sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự kiến
PMI sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ: 46.8, thấp hơn nhiều so với dự kiến là 48.8
- Giá phải trả: 52.9
- Việc làm: 43.4
- Đơn đặt hàng mới: 47.4
- Sản xuất: 45,9
Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2023
PMI sản xuất S&P Global của Mỹ giảm xuống vùng thu hẹp
- Trong tháng 7, PMI sản xuất S&P Global của Mỹ đạt mức 49.6
- Trong tháng 6, chỉ số này là 51.6
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
- “Sự phục hồi của ngành sản xuất đã chững lại vào tháng 7, mặc dù có sự hạ nhiệt đáng kể của lạm phát trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa."
- “Điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ hơn vào tháng 7 khi lần đầu tiên đơn đặt hàng mới giảm kể từ tháng 4 khiến sản xuất gần như đình trệ. Hoạt động mua hàng đang giảm và việc tuyển dụng chậm lại trong bối cảnh lo ngại về doanh số bán hàng yếu hơn dự kiến."
- “Nhiều công ty đang kỳ vọng sự suy yếu này chỉ là tạm thời, liên quan đến việc tạm dừng chi tiêu và đầu tư trước thềm Bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, kỳ vọng của các công ty về sản lượng trong một năm vẫn thấp hơn so với các tiêu chuẩn trong quá khứ, phản ánh thêm những lo ngại về tác động của lãi suất cao hơn và lạm phát dai dẳng. Trong khi các đơn đặt hàng cho hàng hóa đầu tư như nhà máy và máy móc giảm mạnh đặc biệt vào tháng 7, nhấn mạnh sự sụt giảm gần đây trong chi tiêu vốn, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng báo cáo nhu cầu giảm nhẹ."
- “Có tin tốt hơn về mặt lạm phát. Lạm phát chi phí đầu vào đã hạ nhiệt trong tháng thứ hai sau khi tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng vào tháng 5. Việc này đã giúp hạ nhiệt thêm cho lạm phát giá đầu ra, vốn đã giảm mạnh vào tháng 7 xuống mức thấp nhất trong một năm. Sự đình trệ của lạm phát giá sản xuất này sẽ dẫn đến lạm phát giá tiêu dùng thấp hơn trong những tháng tới.”