Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Đầu tiên là NZD/USD với mức giảm gần 0.3% vì sự phá vỡ hỗ trợ quan trọng. Ngoài ra, cặp tiền này còn được hỗ trợ bởi AUD/NZD khi tỷ giá đã tăng mạnh với hơn 1% trong 2 phiên giao dịch.
Ngược lại đồng Dollar đang giao dịch trái chiều khi Euro tăng nhẹ, được hưởng lợi từ các chỉ số PMI lạc quan nhưng tâm lý chung về EUR/USD vẫn rất ủng hộ người bán. Trong khi đó, USD/JPY được giao dịch ở mức 114.825 gần như không đổi so với ngày hôm qua.
Ở những nơi khác, USD đang giao dịch tăng 20 pips so với đồng bảng Anh lên khoảng 1.3375 trong khi USD/CAD tăng 0.2% lên 1.2720-30. Cặp AUD/USD đang tăng nhẹ với 0.1%, phần lớn giữ quanh mức 0.7220-30.
Nhìn chung, điều này chỉ cho thấy sự giảm nhẹ trong xu hướng tăng giá của đồng Dollar vì chưa có bất kỳ điều gì cho thấy sự đảo chiều.
Không có nhiều dấu hiệu cho thấy OPEC+ sẽ phản ứng với việc dự kiến phát hành SPR (Kho dự trữ dầu mỏ khẩn cấp) của Mỹ và các đồng minh.
Trước đó, đã có tin đồn rằng OPEC+ có thể xem xét lại chính sách sản lượng của họ trong cuộc họp vào tuần tới nhưng nhà báo, Amena Bakr – người có uy tín về những thông tin dầu mỏ, đã nói rằng chưa có bất kỳ thông báo nào cho thấy tổ chức đang có kế hoạch "thay đổi" chính sách sản lượng.
"Tăng trưởng toàn quốc trong năm nay phải trên 6%", người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ngân hàng Trung ương Ý Fabrizio Balassone phát biểu trước quốc hội vào thứ Ba tuần này.
Trong lời khai về ngân sách năm 2022 của chính phủ, ông Balassone nói thêm rằng hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong Q4 mặc dù với tốc độ chậm hơn so với hai quý trước đó. Điều đáng chú ý là tỷ lệ GDP của Ý đã tăng 2.6% trong quý 3 năm 2021.
Trong tháng Mười Một, PMI Flash ngành dịch vụ tại Anh giảm từ 59.1 xuống 58.6, cao hơn kỳ vọng 58.5. PMI ngành sản xuất tăng lên 58.2 từ 57.8 điểm, trong khi đó kỳ vọng là giảm xuống 57.3.
Nhìn chung, tại châu Âu, các quốc gia đều ghi nhận PMI tương đối tốt, đặc biệt là ở ngành sản xuất.
Sau báo cáo PMI của Pháp và Đức, đến lượt PMI Flash toàn châu Âu được công bố. Trong tháng Mười Một:
Trong tháng Mười Một:
Cũng giống như Pháp, các số liệu tại Đức đều cũng đang khá tốt, ít nhất là trên giấy tờ.
Trong tháng Mười Một, chỉ số PMI Flash ngành dịch vụ tại Pháp đạt 58.2 điểm, vượt kỳ vọng ban đầu là 55.5 điểm. PMI ngành sản xuất đạt 54.6, cũng cao hơn kỳ vọng là 52.8 điểm.
Pháp là quốc gia đầu tiên tại châu Âu công bố số liệu PMI.
Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đã khiến tâm lý risk-off bao phủ phiên chiều nay, và các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đang mở cửa giảm điểm:
Trên thị trường tiền tệ, sau khi phiên hôm trước tăng mạnh nhờ việc chủ tịch Powell tái đắc cử, đồng đô la hiện đang tạm nghỉ khi vẫn chưa có nhiều thay đổi ở mức 96.5 điểm. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi thêm xúc tác để có thể xác định rõ hơn hướng đi:
Sau phiên hôm trước giảm mạnh, vàng hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,806. Dầu WTI giảm 0.5% xuống $76.1/thùng. Bitcoin tiếp tục suy yếu xuống vùng $55,000.
Theo Moody's:
Một số trái chủ nước ngoài vẫn chưa nhận được tiền của công ty bất động sản Trung Quốc Kaisa đã tìm đến ngân hàng Moelis & Co. để tư vấn về cách xử lý vấn đề này. Kaisa hiện tại đang có khoản nợ coupon trị giá 59 triệu USD đến hạn ngày 11 và 12/11, và một đợt trái phiếu khác trị giá 400 triệu USD đáo hạn vào đầu tháng sau.
Kaisa có lẽ là cái tên lớn thứ 2 sau Evergrande trong khủng hoảng mảng bất động sản tại Trung Quốc.
Theo ông Jens Spahn, tình hình dịch bệnh tại Đức hiện tại đang cực kỳ căng thẳng, và ông sẽ không loại trừ phương án nào để hạn chế lây lan dịch bệnh, kể cả phong tỏa.
Hàng xóm của Đức là Áo đã là nước châu Âu đầu tiên tiến hành phong tỏa, và có vẻ như chính quyền địa phương đang rất khó khăn trong việc đối phó với đợt dịch này.
Đồng USD tiếp tục đà tăng không thể cản phá của mình khi chỉ số DXY tăng 0.1% lên 96.6 phiên Á sáng nay
Goldman Sachs đưa ra bình luận:
Lạm phát của Đức có thể tăng vọt thậm chí cao hơn so với dự báo trước đó, chỉ dưới 6%, Khoảng 1.5 điểm phần trăm trong số đó sẽ phản ánh việc cắt giảm tạm thời thuế VAT và giá dịch vụ du lịch thấp vào năm 2020. Lạm phát của Đức đạt mức cao nhất trong ba thập kỷ là 4.6% vào tháng 10.
Một đợt bán tháo cuối phiên đối với cổ phiếu công nghệ đã khiến chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp, trong khi giá TPCP giảm sau khi Tổng thống Joe Biden đề cử ông Jerome Powell làm lãnh đạo Fed nhiệm kỳ thứ hai.
Sự bổ nhiệm ông Powell đã chi phối tâm lý thị trường trong phần lớn thời gian trong phiên trước khi xảy ra đà giảm mạnh trên thị trường chứng khoán.
Giá dầu tiếp tục tăng lên $76.5/thùng khi thị trường dự đoán rằng OPEC và các đồng minh có thể điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng nếu Hoa Kỳ giải phóng dự trữ dầu thô với sự phối hợp của các quốc gia khác.
Giá vàng giảm mạnh xuống mốc $1803/oz sau khi ông Powell được bổ nhiệm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình. Chỉ số DXY tăng lên mốc 96.50.
Một đại biểu của OPEC+ nói rằng: OPEC+ có thể phải điều chỉnh kế hoạch nếu dự trữ dầu của các quốc gia được giải phóng.
Giá dầu trong tuần qua liên tục giảm khi các nước đang rục rịch giải phóng kho dự trữ xăng dầu của mình. OPEC+ đã tăng sản lượng với tốc độ 400 nghìn BDP để bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng do đại dịch, và họ nói rằng: "Đừng làm xáo trộn kế hoạch của chúng tôi".
Khảo sát niềm tin của người tiêu dùng Eurozone giảm -6.8 so với ước tính là -5.5.
Cùng với sự kiện Powell tái đắc cử chủ tịch Fed, EUR/USD đã giảm xuống mức thấp mới trong năm về 1.12354.
Phố Wall đạt mức cao nhất thời đại mới cho thấy sự lạc quan trước những kỳ vọng về chính sách kinh tế sắp tới khi Powell tái đắc cử. Chỉ số S&P đang dẫn đầu, nhưng Dow và NASDAQ cũng không kém xa đầu phiên mở cửa.
Ngược lại, thị trường hàng hóa đang có những diễn biến trái chiều sau quyết định từ nhà Trắng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ bật tăng mạnh, lợi suất kỳ hạn 5 năm tăng 8.2 điểm cơ bản lên 1.2855%.
AUD và USD đang là những đồng tiền mạnh nhất khi tăng lần lượt là 3.13% và 2.44%. JPY tiếp tục đứng cuối bảng giảm -2.35%, đứng trước là đồng NZD giảm -1.61%.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Latvia ông Martins Kazaks cho biết, dù áp lực lạm phát chỉ là tạm thời do các cú sốc từ phía cung, chính sách tiền tệ nên xem xét kỹ lưỡng.
Kazaks cảnh báo rằng nếu áp lực từ phía cung bắt đầu gây áp lực lên tiền lương, chúng ta nên hành động và cần phải rất cẩn thận trong phân tích của mình.
Vàng tiếp tục giảm trong đầu phiên giao dịch Mỹ xuống mức thấp nhất trong hai tuần, tiệm cận 1830USD. Kỳ vọng diều hâu của Fed, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ tăng tạo động lực mạnh mẽ cho đồng USD.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm, vốn rất nhạy cảm với kỳ vọng lãi suất, được giữ ổn định ở gần mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020 cũng là yếu tố khiến dòng tiền rời bỏ vàng.
Nhà Trắng đã đề cử Jerome Powell cho nhiệm kỳ thứ hai, còn bà Lael Brainard sẽ được đề cử làm phó chủ tịch thế chỗ Richard Clarida.
Điều này gây khá nhiều bất ngờ khi bà được giao vai trò phó chủ tịch giám sát nếu không phải là chủ tịch.
Chỉ số hoạt động Quốc gia của Fed Chicago (CFNAI) tháng 10 đã tăng lên 0.76 từ -0.18 vào tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022.
Cùng với sự lạc quan được thấy trong các cuộc khảo sát tâm lý tháng 10 mới đây của Hoa Kỳ đang cho thấy điều kiện kinh tế dần được cải thiện. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc vào cuối năm nay khi số ca nhiễm Covid đã giảm mạnh vào cuối quý 3 và đầu quý 4.
Theo báo cáo dữ liệu các cặp tiền của CFTC, các vị thế giao dịch đồng USD không thay đổi nhiều mặc cho sự mạnh lên của USD kể từ đầu tháng 11.
Vị thế giao dịch của USD so với các đồng G10 (loại trừ NOK và SEK) không thay đổi trong các tuần cuối cùng của tháng 10 và tuần đầu tiên của tháng 11, sau đó nhích xuống thấp hơn vào ngày 16.11.
Theo Punchbowl, hôm nay chính quyền Biden sẽ thông báo liệu họ có từ bỏ Chủ tịch Fed hiện tại Jerome Powell trong nhiệm kỳ tiếp theo hay không.
Đây là tin tức đáng được chú ý nhất trong thời gian vừa qua khi sự thay đổi này đồng nghĩa với việc các chính sách kinh tế cũng có thể đi theo chiều hướng khác.
Cặp tiền này đang tiếp tục kẹt trong biên độ hẹp dưới vùng 1.3450 khi các trader tiếp tục chờ đợi xúc tác. Về phía Mỹ, biên bản cuộc họp tháng Mười Một của Fed sẽ rất được trông đợi, và thị trường cũng sẽ chờ đợi tổng thống Mỹ công bố ai sẽ là giám đốc mới của Fed. Với Anh, số liệu PMI và các bình luận từ quan chức BoE sẽ được mong đợi. Thanh khoản thị trường sẽ thấp hơn vào cuối tuần, khi các trader Mỹ nghỉ lễ Tạ ơn.
Nhật Bản có thể xả kho trữ dầu chiến lược của mình sau khi cho rằng mình có thể làm vậy một cách hợp pháp. Một công bố chính thức cùng với Mỹ có thể được đưa ra trong tuần này. Dù những câu chuyện can thiệp đã đẩy giá dầu xuống thấp, những hành động thực tế lại có thể hỗ trợ đà tăng, theo RBC, cho rằng thị trường đã quá mệt mỏi với sự bóng gió của các chính trị gia.
Theo bà Angela Merkel, tình hình Covid tại Đức đang xấu chưa từng có. Bà cũng nói thêm rằng cần có những biện pháp cứng rắn hơn để hạn chế tốc độ lây lan của dịch.
Hiện tại thị trường chưa có phản ứng mạnh với tin này, chỉ số DAX giảm nhẹ 0.05% và EURUSD cũng giảm nhẹ 0.06%.
Công ty bất động sản này đã bị Moody's hạ tín nhiệm lần thứ hai trong tháng này, sau lần hạ từ B1 xuống B2 hồi đầu tháng. Đồng thời, Fitch cũng đã hạ tín nhiệm của Aoyuan từ tuần trước. Lần hạ tín nhiệm này phản ảnh "rủi ro thanh khoản thấp và tái cấp vốn với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế và lượng trái phiếu đến hạn rất nhiều trong 6-12 tháng tới.
Theo báo cáo mới nhất từ Bundesbank, lạm phát tháng Mười Một tại Đức đã lên tới gần 6%:
Theo ông Jens Spahn:
Có vẻ như ông Spahn đang rất thận trọng với lời nói của mình, và tránh nhắc đến từ phong tỏa. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại Đức tiếp tục xấu đi và nước này đã ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục trong ngày.
Theo Goldman Sachs, đợt giảm của dầu thô gần đây là hơi quá đà, và các yếu tố cơ bản sẽ đưa dầu tăng trở lại:
Hiện tại dầu WTI đang được giao dịch quanh mức $76.2/thùng, tăng 0.77% trong ngày.
SNB vừa công bố số liệu tổng tiền gửi không kỳ hạn vào ngày 19/11/2021 là 719.3 tỷ Francs gần như không đổi so với cùng kỳ là 719.2 tỷ.
Dữ liệu mới nhất do SNB phát hành - ngày 22/11/2021 cho thấy Tiền gửi thanh toán nội địa đạt 646.7 tỷ CHF so với 644.1 tỷ CHF vào tuần trước
Điều đáng ngạc nhiên là không có sự gia tăng mạnh trong tiền gửi, ngay cả khi tỷ giá EUR/CHF đã vượt qua mức đáy kể từ năm 2015 vào thứ Sáu tuần trước. Có lẽ SNB đang chờ đợi để tham gia nhưng người ta nên nghĩ rằng họ có thể sẽ can thiệp khi đồng Franc có được mức bứt phá cao hơn.
Giá dầu đang trên đà giảm nhưng đang tiến gần đến các mức hỗ trợ quan trọng
WTI giảm 0.2% xuống 75.80 Dollar trong phiên hôm nay với mức thấp nhất tại 74.76 Dollar. Mặc dù sự hồi phục “mong manh” có thể nhận thấy trong biểu đồ khung 1 ngày, nhưng người mua phần lớn vẫn đang gặp khó khăn trong bối cảnh sụt giảm nghiêm trọng trong hai tuần qua.
Trước đây dầu WTI đã có những dấu hiệu cạn kiệt và đỉnh điểm là xu hướng đi xuống gần đây. Ngoài ra, WTI cũng không được hỗ trợ nhiều bởi việc xả kho dự trữ trên toàn cầu.
Thứ 2 tuần này là một khởi đầu tích cực cho phiên giao dịch đối với các chỉ số của thị trường Châu Âu:
• Chỉ số Eurostoxx tăng nhẹ + 0.2%
• Chỉ số DAX + 0,2%
• Chỉ số CAC 40, FTSE đều tăng ở mức 0.3%
• Chỉ số IBEX tăng mạnh nhất với + 0.4%
Động thái tích cực tương tự đang được nhìn thấy ở hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ, tăng khoảng 0.3% đến 0.4%.
Trên thị trường tiền tệ:
• JPY/USD ở mức 114.18, giảm 0,1%
• EUR giảm 0.2% tại 1.1269 USD
• Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.09%
Giá dầu thô hồi phục lên mức 76.64 USD/thùng, tăng 1.33% so với phiên hôm qua.
Vàng không thay đổi, giao động quanh mốc 1,845.9 Dollar/oz.
Tỷ giá NZD/USD đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư sau khi giảm xuống gần vùng 0.6985-80 vào thứ Hai. Cặp tiền này đã đảo ngược mức sụt giảm trong ngày, mặc dù không có bất kỳ sự kiện quan trọng nào, và hiện đang dao động quanh mốc quan trọng 0.7000.
Những kỳ vọng của Fed theo chủ nghĩa “Diều Hâu” tiếp tục củng cố đồng USD và giới hạn mức tăng. Trên thực tế, chỉ số USD Index đang ở gần mức đỉnh kể từ tháng 7/2020 và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ thị trường đối với việc Fed sớm thắt chặt chính sách.
Các nhà đầu tư dường như bị thuyết phục rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ buộc phải áp dụng chính sách tích cực hơn để kiềm chế lạm phát cao.
Thêm nữa, tỷ giá NZDUSD vẫn cần phải tập trung vào cuộc họp chính sách RBNZ vào thứ Tư sắp tới.
Đồng NZD vẫn nên được “tín nhiệm” hơn vào cuộc họp RBNZ trong tuần này với lãi suất qua đêm của OiS (hợp đồng hoán đổi cơ bản) chắc chắn sẽ nâng thêm 25 điểm cơ bản lên 0.75%. Hơn nữa, một số chuyên gia nghĩ rằng RBNZ có thể gây bất ngờ với tốc độ tăng 50 điểm cơ bản.
Lạm phát tăng nóng
Lạm phát quý 3 của New Zealand đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 10 năm với tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đã tăng lên 4.9% từ 3.3% trong quý 2. Thứ Năm tuần trước, lạm phát kỳ vọng 2 năm của New Zealand đã tăng lên 2.96% cho Q4 so với 2.27% trước đó.
Kết thúc phong tỏa
NZD đã được hỗ trợ khi có thông tin rằng New Zealand đang có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế về phong tỏa vào cuối tháng 11.
Số liệu việc làm tốt
Tỷ lệ thất nghiệp xuống gần mức thấp kỷ lục ở mức 3.4% và số liệu việc làm tăng 2% và tỷ lệ tham gia cũng cao hơn so với trước đó.
RBNZ “Diều Hâu”
Vào thứ Năm tuần trước, RBNZ cho biết kỳ vọng của Tỷ lệ tiền mặt chính thức (OCR) tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi tăng tốc độ 0.5% như ngân hàng ASB chẳng hạn, hiện đang thấy khả năng tăng 50 điểm cơ bản.
Liu Shijin, cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Hai cảnh báo, nền kinh tế Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ lạm phát kèm theo suy thoái.
Những quan điểm mà ông Liu đã chia sẻ:
“Nền kinh tế Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ với tốc độ tăng trưởng tương đối chậm và giá sản xuất cao quá mức.”
“Một kịch bản như vậy rất “dễ xảy ra”nếu nhu cầu vẫn yếu, giá sản xuất ở mức cao, lợi nhuận doanh nghiệp bị siết chặt và những rủi ro hiện hữu trong nền kinh tế xảy ra liên tiếp”.
"Cần được chú ý bởi nếu xảy ra, thời kỳ này sẽ kéo dài đến hết 2022."
Các nhà lập pháp Đức đang xem xét vấn đề này 1 cách nghiêm túc.
Sự việc này diễn ra trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng liên tục trên khắp đất nước, và dường như vượt quá tầm kiểm soát tại thời điểm này. Tính đến ngày hôm nay, Đức có hơn 637,000 trường hợp COVID-19 đang hoạt động - gần gấp đôi đỉnh của đợt tháng 11-12/2020.
Chính phủ Đức được cho là đang tranh luận về việc liệu có nên bắt buộc công dân tiêm chủng để ngăn chặn khả năng y tế bị quá tải hay không.
Tính đến ngày 18/11, bệnh nhân COVID-19 của Đức cần được chăm sóc đặc biệt (số lượng người phải điều trị ICU) đã tăng lên 3,376 (con số này là 3,431 tính đến ngày 19/11). Số lượng ca mắc không lớn như giai đoạn trước nhưng cần phải đề phòng trước khi lan ra diện rộng.