Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Việc đóng cửa một phần cảng container đông đúc thứ ba trên thế giới đang làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn khác của Trung Quốc, khi các tàu chuyển hướng khỏi Ninh Ba trong bối cảnh không chắc chắn về các biện pháp kiểm soát vi rút trong thành phố sẽ kéo dài bao lâu.
Tại Thượng Hải gần đó và ở Hồng Kông, sự tắc nghẽn một lần nữa gia tăng do cảng Yantian ở Thâm Quyến mở cửa trở lại, đóng cửa vào tháng 5 do một đợt bùng phát riêng biệt. Số lượng tàu container neo đậu ngoài khơi Xiamen trên bờ biển phía đông nam của Trung Quốc đã tăng lên 24 chiếc từ 6 chiếc vào đầu tháng, theo dữ liệu vận chuyển do Bloomberg tổng hợp
Giá dầu hiện đã giảm rất mạnh từ mức đỉnh trong năm tại 76.8 USD/thùng xuống chỉ còn 66.87 USD/thùng.
Với một lệnh phong tỏa mới trên toàn quốc được công bố, RBNZ sẽ bị coi là hành động không thận trọng nếu thông báo tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày mai. Điều này bổ sung vào dự báo trước đó của Westpac, do đó có lẽ các tổ chức cũng sẽ sớm điều chỉnh các dự báo của họ.
New Zealand bắt đầu lệnh phong tỏa mới từ đêm nay
New Zealand sẽ bị phong tỏa trong 3 ngày
Auckland sẽ bị phoang tỏa trong 7 ngày
Westpac sửa đổi dự báo của họ trước cuộc họp chính sách RBNZ vào ngày mai
Ngân hàng nói rằng dựa trên trường hợp lây nhiễm cộng đồng COVID-19 mới ở Auckland, RBNZ sẽ không tăng lãi suất OCR vào ngày mai.
Và tất cả những điều này đang được phản ánh trong hành động giá của kiwi, với NZD/USD sụt giảm tới 1.54% trong ngày xuống 0.6912.
Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy hôm thứ Ba, tỷ lệ thất nghiệp của Vương quốc Anh bất ngờ khi đạt mức 4,7% vào tháng 6 so với 4.8% trước đó và 4.8% dự kiến.
Số người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã giảm 7.8 nghìn trong tháng 7 so với -114.8 nghìn được thấy trước đó.
Thu nhập trung bình hàng tuần của Vương quốc Anh, không bao gồm tiền thưởng, đạt 7.4% vào tháng 6 so với 6.6% trước đó và 7.4% dự kiến
Sau các cuộc phản đối, kiện tụng và chỉ trích từ các tổ chức đa phương toàn cầu, các kế hoạch Bitcoin của Tổng thống Nayib Bukele hiện đang đối mặt với sự “khinh miệt” của các cơ quan tín dụng hàng đầu thế giới.
Trước những lo ngại của Moody vào đầu tháng này, Fitch Ratings hôm nay cũng cảnh báo về những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn của việc El Salvador áp dụng Bitcoin cho các tổ chức tài chính và lĩnh vực bảo hiểm của mình.
Theo Fitch, luật Bitcoin của El Salvador về cơ bản sẽ khiến các tổ chức này có hai lựa chọn thay thế để tồn tại. Một là giữ Bitcoin của họ hoặc điều chỉnh toàn bộ cơ sở hạ tầng. Hai là bán BTC ngay khi họ nhận được.
Đồng tiền của Afghanistan giảm xuống mức thấp kỷ lục trong bối cảnh khủng hoảng chính trị diễn ra nhanh chóng khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô và thống đốc ngân hàng trung ương rời khỏi đất nước.
Đồng Afghanistan giảm 1.7% hôm thứ Ba xuống 83.50 AFN/USD, ngày giảm thứ tư liên tục theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Ngân hàng trung ương đã có thể kiềm chế biến động của tiền tệ cho đến thứ Năm tuần trước, nhưng sau đó thì mọi thứ đã tệ hơn rất nhiều vì nguồn cung USD khan hiếm. Tính từ đầu năm thì đồng AFN mất giá khoảng 8.44%.
Bank of America đã bắt tay thực hiện nghiên cứu về Coinbase Global Inc, đặc biệt là cổ phiếu COIN của sàn giao dịch được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 4. Jason Kupferberg, nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu cấp cao tại Bank of America Merrill Lynch, vừa xếp hạng COIN ở mức trung lập và mục tiêu giá là 273 USD.
JPMorgan và Goldman Sachs đã bắt đầu chú ý đến Coinbase vào tháng 5. Goldman xếp hạng mua và mục tiêu giá là 306 USD cho COIN. JPMorgan lại ưu ái hơn cho COIN do vị trí quan trọng của công ty trong không gian tiền mã hóa đang phát triển. Công ty đặt giá mục tiêu cho COIN là 371 USD.
NZD/USD giảm hơn 50 pips sau khi các nhà chức trách New Zealand thông báo một ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Auckland.
New Zealand đã thành công tương đối trong việc chống lại sự lây lan của covid-19 khi so sánh với phần còn lại của thế giới. Do đó, báo cáo dường như đã dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng về việc tăng lãi suất RBNZ 50 bps vào thứ Tư, đè nặng lên đồng Kiwi.
NZD/USD hiện đã giảm 0.85% trong ngày, chạm mức thấp nhất trong hai tuần là 0.6961.
Cuộc thăm dò mới nhất của 32 nhà kinh tế của Reuters cho thấy, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) dự kiến sẽ tăng lãi suất khi nhóm họp vào thứ Tư, khởi động chu kỳ thắt chặt đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19
“Mong rằng Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ tăng tỷ giá tiền mặt chính thức (OCR) thêm 25 bps từ mức thấp kỷ lục lên 0.50% tại cuộc họp chính sách vào thứ Tư.”
"Ít nhất một nhà kinh tế dự kiến sẽ tăng 50 bps trong tuần này."
“Hầu hết đều đồng ý rằng sắp tới RBNZ sẽ có nhiều thắt chặt hơn và OCR sẽ đạt 1% vào cuối năm và 1.5% vào cuối năm sau.”
Sau rất nhiều ngày không có dịch, sáng nay tại New Zealand đã phát hiện một ca nhiễm COVID-19 do biến thể Delta trong cộng đồng. NZD/USD ngay lập tức giảm 0.46% xuống 0.6985.
BIên bản cuộc họp của RBA đã được công bố. Ngoài thông tin liên quan đến chính sách tiền tệ chúng ta đã biết, biên bản này cho biết thêm:
Một quan điểm khá dovish được RBA đưa ra, AUD/USD giảm mạnh 0.32% xuống 0.7311, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.
Ngày hôm nay, bang lớn nhất nước Úc này ghi nhận thêm 450 ca nhiễm COVID-19 mới, con số cao nhất trong đợt dịch này và bỏ xa con số 390 ca của ngày hôm qua. Chỉ có 23.7% người dân Úc đã được tiêm chủng hoàn toàn, và sẽ rất khó để đạt được mục tiêu 70% của chính phủ vào tháng 11.
AUD tiếp tục là đồng tiền yếu nhất trong nhóm G-7 hiện tại, hiện giảm 0.15% xuống 0.7325.
Joe Biden bảo vệ quyết định khi rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan, trong khi nước này bị Taliban tái kiểm soát. Rất nhiều chỉ trích hướng về ông nhưng ông kiên quyết ủng hộ quyết định của mình trong một phát biểu trước toàn dân tại Nhà Trắng. Tổng thống chỉ trích cho quân đội Afghanistan, nói rằng họ thiếu ý chí chiến đấu, không có sứ mệnh "xây dựng đất nước" mà chỉ là chống khủng bố.
Các chỉ số chính chứng khoán Mỹ thêm một lần nữa tăng lên mức đỉnh cao mọi thời đại, bất chấp tâm lý risk-off chi phối thị trường đã khiến chúng chịu áp lực vào đầu phiên, nhưng lực đỡ đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp chỉ số S&P 500 tăng 0.26% lên 4,480 điểm, chính thức xác nhận đà tăng gấp đôi kể từ mức đáy tháng 3/2020. Dow Jones tăng 0.31% còn Nasdaq giảm 0.20%.
Tâm lý risk-off được biểu hiện rõ trên thị trường FX, trước thềm bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Powell. Dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7 là đồng tiền trú ẩn JPY, tỷ giá USD/JPY giảm 0.36% xuống 109.20, còn đồng tiền giảm mạnh nhất là AUD, giảm 0.46% xuống 0.7335. Các đồng tiền hàng hóa khác là NZD và CAD cũng giảm mạnh. DXY tăng 0.10% lên 92.61.
Lợi suất 10 năm của Mỹ giảm xuống 1.27% đã giúp giá vàng tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên $1,771/oz. Giá dầu giảm xuống $67.29/thùng khi triển vọng nhu cầu bị ảnh hưởng.
Tất cả các chỉ số lớn tại châu Âu đều đang ghi nhận giảm điểm:
Theo Reuters, khối OPEC+ hiện tại không có nhu cầu để tăng sản lượng dầu vào thị trường, bất chấp việc Mỹ muốn OPEC bơm thêm dầu để hỗ trợ nhu cầu.
Dầu có vẻ đang hồi phục sau tin này, lên mức $67.35/thùng, nhưng vẫn giảm gần 1% trong ngày.
Nasdaq đang là chỉ số giảm sâu nhất tại Mỹ (-1.22%), nhưng điều đáng chú ý hơn là chỉ số này đã đánh mất hỗ trợ tại đường MA 200 giờ lần đầu tiên kể từ tháng Bảy. Trước đó, vào ngày 3/8, chỉ số đã kiểm tra hỗ trợ tại đây, nhưng phe mua đã vào cuộc và đẩy Nasdaq trở lại. Tuy nhiên, với một phiên risk-off, Nasdaq đã giảm rất sâu xuống dưới đường trung bình này, và khả năng hồi phục đang nhỏ dần.
Sau đầu phiên hôm nay có phần bấp bênh khi giảm xuống 1,770, vàng đã tìm thêm động lực tăng khi bước vào phiên Mỹ, tâm lý risk-off bao trùm cả thị trường. Hiện kim loại này đang tăng 0.5% lên 1,788. Việc lợi suất trái phiếu giảm xuống 1.23% đang giúp vàng củng cố sức mạnh. Mục tiêu tiếp theo, và cũng là mục tiêu khó khăn nhất lúc này, là mức $1,800 đã mất sau dữ liệu NFP.
Cặp tiền này chạm đáy ngày tại 0.73188, gần vùng swing ngày 28/7 tại 0.73163 và đáy của tuần trước tại 0.73155, đủ gần để coi là hai đáy. Việc xuống thấp hơn dưới các mức này sẽ giúp phe bán chi phối.
Hiện tại, AUDUSD đã hồi phục lên mức 0.7333, nhưng vẫn đang giảm 0.5% trong ngày.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang khởi đầu không mấy thuận lợi: Chỉ số Dow Jones hiện đang giảm 0.62%, mạnh nhất trong ba chỉ số lớn. Hai chỉ số còn lại là S&P 500 và Nasdaq cũng đều giảm quanh mức 0.4%. Tại châu Âu, viễn cảnh tương tự cũng đang diễn ra. Hai chỉ số giảm mạnh nhất lúc này là FTSE 100 (-1.12%) và CAC (-1.02%).
Hôm nay là ngày tâm lý risk-off đang thống trị trên thị trường tiền tệ. Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi ở mức 92.57 điểm. Hai đồng tiền mạnh nhất phiên đang là JPY (+0.4%) và CHF (+0.35%). EUR hiện đang giảm 0.14%, GBP giảm 0.1%. NZD giảm 0.17%. Hai đồng tiền yếu nhất trong phiên đang là CAD (-0.4%) và AUD (-0.6%).
Vàng hiện tăng 0.23% lên mức $1,784/oz. Dầu WTI giảm sâu 2.62% xuống $66.1/thùng.
Với việc số liệu này đang biến động mạnh gần đây, số liệu cho tháng Tám (18.3 so với kỳ vọng 28.5) cũng nằm trong vấn đề này. Dù vẫn cao hơn tháng Sáu, 18.3 vẫn thấp hơn mức trung bình sáu tháng gần đây. Phần giá phải trả giảm từ 76.8 xuống 76.1, dù phần giá phải nhận tăng từ 39.4 lên 46 - mức kỷ lục mới.
Dù báo cáo biến động mạnh như vậy có vẻ không đáng quan tâm, nhưng sau dữ liệu đáng thất vọng từ đại học Michigan tuần trước, thị trường vẫn sẽ cần thêm thông tin cho rằng kinh tế đang chậm lại. Báo cáo bán lẻ ngày mai do vậy sẽ rất được chờ đợi.
Dầu Brent đang giảm 2% sau khi không thể giữ được mức $70/thùng trong tuần trước, còn dầu WTI cũng đã giảm 2.1% trong phiên hôm nay. Việc kinh tế Trung Quốc chậm lại nhiều hơn dự báo được cho là đã ảnh hưởng mạnh nhất tới giá dầu thô. Ngoài ra, nhu cầu giảm do chủng Delta lan rộng cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại.
Dầu giảm cũng kéo theo sự suy yếu của CAD. USDCAD đang tăng 0.35% lên mức 1.2556.
Chỉ số sản xuất của Fed Empire tháng 8 là 18.3, thấp hơn nhiều so với ước tính 28,9
Tuy vậy dữ liệu này đã biến động trong hai tháng qua. Tháng trước, báo cáo cho thấy mức tăng mạnh lên 43.0 so với 18.0 dự kiến.
Các thành phố lớn nhất thế giới đang nhắm vào những người giàu có bằng cách đánh thuế vào những căn nhà trống, nhưng các chuyên gia kinh tế cho biết các yếu tố như lãi suất thấp kỷ lục, sự gia tăng dân số, mất cân bằng cung cầu và thiếu xây dựng nhà ở giá rẻ có tác động lớn hơn so với động thái trên.
Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 đang xuống mức thấp nhất trong ngày trong khi hợp đồng tương lai của chỉ số Nasdaq và Dow Jones cũng giảm. Điều đó cũng đang khiến cho các đồng trú ẩn như JPY và CHF bật tăng. Tỷ giá USD/JPY đang ở mức thấp nhất trong phiên tại 109.27.
CNBC cũng đưa tin đang có nhiều chuyên gia dự báo khả năng Fed thông báo thu hẹp QE vào tháng 9.
Bên cạnh đó tình hình ở Afghanistan cũng đang khá phức tạp, tuy nhiên đó không phải là tin quá tiêu cực đối với thị trường.
NHK đưa tin Nhật Bản chuẩn bị gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 12 tháng 9
Họ cũng cho biết Nhật Bản cũng sẽ mở rộng tình trạng khẩn cấp với 7 tỉnh khác. Dưới đây là biểu đồ tình hình COVID tại Nhật.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Mỹ giảm và đồng đô la tăng trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và nhà đầu tư lo lắng trước thềm hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối tháng 8.
Vàng ít thay đổi, giao dịch tại $1,775/oz trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm nhẹ 5 bps xuống 1.277%.
Dầu thô cũng yếu đi đáng kể, mất 1% còn 67.78 USD/thùng do những lo ngại về biến thể Delta làm xấu đi triển vọng nhu cầu.
Trên thị trường FX, tâm lý risk-off được thể hiện rất rõ ràng khi các đồng tiền trú ẩn như JPY, CHF và USD đều tăng mạnh còn những đồng tiền hàng hóa thì chịu cảnh bán tháo. Việc Úc tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa càng đè nặng lên đồng AUD, khiến Aussie giảm 0.5% xuống 0.7335.
Tiền gửi nội địa 639.3 tỷ CHF so với 635.9 tỷ CHF trước đó
Tổng tiền gửi nhìn chung đã tăng lên đáng kể vì có vẻ như SNB đang bắt đầu quay trở lại can thiệp ngoại hối sau khi chứng kiến tỷ giá EUR/CHF giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào đầu tháng 8.
Không có gì đáng chú ý trong ngày, vì vậy hành động giá phần lớn sẽ phụ thuộc vào tâm lý rủi ro và các yếu tố kỹ thuật.
Tâm lý rủi ro đang suy yếu tương đối đầu phiên Âu sau những số liệu tại Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại và thị trường chờ đợi biên bản FOMC vào thứ tư tuần này.
Một phát ngôn viên của ECB vào cuối tuần đã xác nhận rằng chủ tịch ECB, Christine Lagarde, sẽ không tham dự hội nghị chuyên đề Jackson Hole trong khi các báo cáo ở Anh cho biết thống đốc BOE, Andrew Bailey, cũng sẽ bỏ lỡ sự kiện này.
Đầu ngày thứ Hai, dựa trên các báo cáo hàng ngày Sankei Shimbun, cho biết: “Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài lệnh hạn chế và duy trì tình trạng khẩn cấp "ở các khu vực bao gồm cả Tokyo đến giữa tháng 9.
Reuters cho biết thêm: “Tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 8, nhưng sự gia tăng liên tục các trường hợp nhiễm vi-rút đã thúc đẩy quyêt định gia hạn”.
Điều đáng chú ý là Kyodo News đã trích dẫn tỷ lệ nhiễm vi rút cao kỷ lục trong bản cập nhật mới nhất của mình trong khi cho biết, “Số lượng bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng trên khắp Nhật Bản tính đến thứ Bảy là 1,563, tăng 42 so với ngày trước đó và đạt mức cao kỷ lục thứ ba liên tiếp"
Sản xuất công nghiệp cuối tháng 6 của Nhật Bản đạt 6.5% so với mức 6.2% tháng trước
Mức tăng nhẹ so với ước tính ban đầu vì nó cho thấy sự cải thiện khiêm tốn trong sản lượng của các nhà máy Nhật Bản trong tháng 6, mặc dù hoạt động trong tháng 7 và tháng 8 có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình vi rút ngày càng tồi tệ và tình trạng các biện pháp khẩn cấp.
Chứng khoán và hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ giảm hôm thứ Hai do lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế từ đại dịch đang chậm lại do chủng vi rút delta lây lan nhanh cản trở việc mở cửa trở lại. Chứng khoán Nhật Bản giảm do số ca nhiễm Covid-19 leo thang, trong khi đồng yên tăng nhờ vai trò là một đồng tiền trú ẩn. Chứng khoán Hồng Kông giảm trong khi chứng khoán Trung Quốc biến động lớn - khi doanh số bán lẻ và dữ liệu sản lượng công nghiệp cho thấy hoạt động kinh tế chậm lại hơn dự kiến trong tháng Bảy, với sự bùng phát virus gây thêm rủi ro mới cho sự phục hồi. Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 1.8% trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0.7%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã tăng 0.4%.
Giá Dầu giảm trong ngày thứ ba liên tiếp khi sự lây lan của biến thể delta làm ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu toàn cầu. Hiện giá dầu WTI của Hoa Kỳ đang giảm 0.42% hiện đang giao dịch tại 67.65 USD/thùng, dầu Brent đã giảm 0.58% xuống 69.81 USD/thùng.
Trên thị trường FX, Tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index tăng 0.1% sau khi giảm 0.5% vào thứ Sáu do lợi suất của Mỹ giảm. EUR/USD giảm xuống dao động dưới 1.18 trong khi EUR/JPY giảm xuống để kiểm tra vùng hỗ trợ xung quanh DMA-200. GBP/USD giảm xuống thấp hơn khi nó tiếp tục tích luỹ giữa DMA-100 và 200 ngày . AUD/USD giảm tới 0.5% khi các quỹ nước ngoài sử dụng đòn bẩy bán đồng đô la Úc sử dụng USD và JPY trong bối cảnh chứng khoán và dầu.
Một quốc gia khác từ khu vực Latinh cũng vừa công khai quan tâm đến Bitcoin là Colombia. Đặc biệt hơn, quan điểm này đến từ Cố vấn của Tổng thống Colombia là Jehudi Castro Sierra. Người đã tạo dựng được tên tuổi của mình trong cộng đồng tiền mã hóa sau khi đả kích nhân vật có “thù hằn” với Bitcoin nổi tiếng Peter Schiff.
Trong cuộc phỏng vấn, Castro Sierra giải thích rằng ông không phải là một chính trị gia mà là một người đam mê tiếp cận tiền mã hóa “chính hiệu” từ góc độ cá nhân. Con đường sự nghiệp của ông có mối liên hệ sâu sắc với ngành điện tử, nơi đã đưa ông đến với Bitcoin nhiều năm trước. Trên thực tế, ông gọi tiền mã hóa là “phần mềm tuyệt vời nhất từ trước đến nay”.
Để chứng minh lập luận của mình, Castro Sierra đã đề cập đến các quy trình điều chỉnh khai thác gần đây. Sau khi Trung Quốc đàn áp các công ty khai thác BTC và yêu cầu họ đóng cửa, hashrate đã giảm mạnh hơn 50% trong một tháng.